Giáo án Tiếng Việt Lớp 2 (Sách Chân trời Sáng tạo) - Tuần 1, Bài 1: Bé Mai đã lớn - Năm học 2021-2022
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:
1. Phẩm chất :
- Chăm chỉ: Chăm chỉ làm việc nhà, yêu quý cuộc sống.
- Trung thực: Thật thà trong việc đánh giá bản thân và đánh giá bạn
- Trách nhiệm: Có ý thức tự giác trong học tập, có trách nhiệm với bản thân
2. Năng lực
2.1.Năng lực chung:
- Năng lực tự chủ và tự học : Tích cực tham gia đọc bài
- Năng lực giao tiếp, hợp tác: Trao đổi, thảo luận để thực hiện các nhiệm vụ học tập.
- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Sử dụng các kiến thức đã học ứng dụng vào thực tế, tìm tòi, phát hiện giải quyết các nhiệm vụ trong cuộc sống.
2.2.Năng lực đặc thù:
- Đọc:
+ Đọc trôi chảy bài đọc, ngắt nghỉ đúng dấu câu, đúng lôgic ngữ nghĩa; phân biệt được lời của các nhân vật và lời người dẫn chuyện; hiểu nội dung bài đọc: Những việc nhà Mai đã làm giúp em lớn hơn trong mắt bố mẹ.
- Viết :
+ Viết đúng chữ A hoa, chữ Anh và câu ứng dụng.
- Nói và nghe:
+ Bước đầu làm quen với các khái niệm từ ngữ và câu; tìm và đặt được câu với từ ngữ chỉ sự vật, hoạt động.
+ Nói được với bạn một việc nhà mà em đã làm; Biết liên hệ bản thân: tham gia làm việc nhà; Kể tên một số việc em đã làm ở nhà và ở trường.
+ Chia sẻ được với bạn cảm xúc của em sau khi làm việc nhà.
Trường TH Nguyễn Trãi LỚP BDTX: lớp 3 GV: KẾ HOẠCH BÀI DẠY CHỦ ĐỀ 1: EM ĐÃ LỚN HƠN TUẦN: 1 - BÀI 1: BÉ MAI ĐÃ LỚN Tiếng Việt lớp 2 (bộ sách Chân trời Sáng tạo) Dự kiến thời gian (04 tiết) Thời gian thực hiện: / /2021 đến ngày / /2021 (Dự kiến) I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT: 1. Phẩm chất : - Chăm chỉ: Chăm chỉ làm việc nhà, yêu quý cuộc sống. - Trung thực: Thật thà trong việc đánh giá bản thân và đánh giá bạn - Trách nhiệm: Có ý thức tự giác trong học tập, có trách nhiệm với bản thân 2. Năng lực 2.1.Năng lực chung: - Năng lực tự chủ và tự học : Tích cực tham gia đọc bài - Năng lực giao tiếp, hợp tác: Trao đổi, thảo luận để thực hiện các nhiệm vụ học tập. - Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Sử dụng các kiến thức đã học ứng dụng vào thực tế, tìm tòi, phát hiện giải quyết các nhiệm vụ trong cuộc sống. 2.2.Năng lực đặc thù: - Đọc: + Đọc trôi chảy bài đọc, ngắt nghỉ đúng dấu câu, đúng lôgic ngữ nghĩa; phân biệt được lời của các nhân vật và lời người dẫn chuyện; hiểu nội dung bài đọc: Những việc nhà Mai đã làm giúp em lớn hơn trong mắt bố mẹ. - Viết : + Viết đúng chữ A hoa, chữ Anh và câu ứng dụng. - Nói và nghe: + Bước đầu làm quen với các khái niệm từ ngữ và câu; tìm và đặt được câu với từ ngữ chỉ sự vật, hoạt động. + Nói được với bạn một việc nhà mà em đã làm; Biết liên hệ bản thân: tham gia làm việc nhà; Kể tên một số việc em đã làm ở nhà và ở trường. + Chia sẻ được với bạn cảm xúc của em sau khi làm việc nhà. II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC 1/ Đối với giáo viên: - Mẫu chữ viết A hoa. - Slide trình chiếu, tranh ảnh, video clip HS giúp đở bố mẹ làm việc nhà ( nếu có). - Thẻ từ ghi sẵn các chữ cái, tên các chữ cái ở Bài tập 3 để tổ chức cho HS chơi trò chơi. - Bảng tên chữ cái hoàn thiện. 2/ Đối với học sinh : - Đọc trước bài Bé Mai đã lớn, SGK, VBT, VTV. III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC Hoạt động : Đọc thành tiếng bài : Bé Mai đã lớn (Văn bản truyện) Ngữ liệu: Hình ảnh bài tập đọc Tên, thời lượng mục tiêu hoạt động Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh Phương án đánh giá 1. Khởi động (5 phút) a. Mục tiêu: giúp học sinh trao đổi với bạn về những việc mình giúp ba mẹ làm việc nhà. b. Cách thức tiến hành: - Phương pháp: DH hợp tác, chia sẻ nhóm đôi, quan sát. - Kĩ thuât DH : chia sẻ nhóm đôi. - GV hướng dẫn thảo luận nhóm đôi và trả lời câu hỏi: - Các nhóm thảo luận (2 phút). + Nói với bạn về một việc nhà mà em làm ở nhà để phụ giúp gia đình. - GV yêu cầu HS chia sẻ những việc em làm ở nhà để phụ giúp gia đình qua các câu hỏi gợi ý chia sẻ: + Khi ở nhà em làm việc gì để giúp gia đình? + Em làm việc đó khi nào? + Em cảm thấy thế nào khi làm việc ấy? - GV quan sát, khuyến khích HS chia sẻ. - Đại diện một số nhóm lên chia sẻ. - GV: Các em đã làm rất nhiều việc ở nhà để phụ giúp bố mẹ, điều đó chứng tỏ em đã lớn lên rồi. Thế còn bé Mai trong tranh vẽ thì sao nào? Cô mời các em xem hai tranh và cho cô biết mỗi người trong tranh đang làm gì? - GV dẫn dắt vào bài học: Ở tranh 1 vẽ ba và mẹ bé Mai đang ngồi trên ghế nhìn bé Mai, còn bé Mai thì tay đeo túi xách, chân mang đôi giày màu xanh to hơn kích cỡ chân của mình đi lại trong nhà. Ở tranh 2 thì bé Mai đang cầm chổi quét nhà. Theo các em thì việc làm trong tranh 1 và tranh 2 của bé Mai tranh nào chứng tỏ bé Mai đã lớn. Bây giờ cô và các em cùng đọc và tìm hiểu qua bài 1: “ Bé mai đã lớn”. 2 1 -HS lắng nghe, quan sát và trả lời. 2. Khám phá - Luyện tập (25 phút) a. Mục tiêu: b. Cách thức tiến hành Học sinh nhận biết được các đoạn của bài đọc. HS đọc bài Bé Mai đã lớn SHS trang 10 với giọng đọc : phân biệt giọng các nhân vật. * Đọc mẫu - Phương pháp: DH hợp tác, quan sát, rèn luyện theo mẫu, học theo nhóm. - KTDH : Đặt câu hỏi. - GV đọc mẫu toàn bài: - HS lắng nghe. + Đọc phân biệt giọng nhân vật: giọng người dẫn chuyện với giọng kể thông thả, nhấn giọng ở những từ ngữ chỉ hoạt động của Mai; giọng ba vui vẻ, thể hiện sự ngạc nhiên; giọng mẹ: thể hiện niềm vui, tự hào. + Lưu ý: Khi đọc gặp dấu phẩy chúng ta phải ngắt hơi, dấu chấm thì nghỉ hơi. Đối với câu văn dài, chúng ta sẽ ngắt hơi theo cụm từ để tránh bị hụt hơi. Bây giờ các em hãy lắng nghe cô đọc nhé. - GV chuyển ý qua phần luyện đọc từ khó. * Đọc một số từ khó: - Cho HS đọc toàn bài. - 1HS đọc lại toàn bài, cả lớp đọc thầm. - GV cho HS tìm số từ khó đọc (GV cho HS tìm với cảm nhận của các em). - GV đọc mẫu: đi giày, quét nhà, ngạc nhiên, nhặt rau, bát đũa. - HS đọc (cá nhân, đồng thanh). - GV chuyển ý qua phần luyện đọc câu. * Đọc Câu: + Trong bài các em vừa đọc có bao nhiêu câu? + Trong bài đọc có 17 câu. - GV: Trong 17 câu có câu 4 là câu văn dài, các em cần ngắt hơi theo cụm từ như sau: - HS lắng nghe. + Bé lại còn đeo túi xách/ và đồng hồ nữa//. + Nhưng/ bố mẹ đều nói rằng/ em đã lớn//. - GV gọi HS đọc lại những câu văn dài. - HS đọc (cá nhân). - GV nhận xét và chuyển ý qua phần luyện đọc đoạn. * Chia đoạn: - GV cho HS quan sát bài trên bảng chiếu và hỏi: + Bài có thể chia làm mấy đoạn? - Bài chia làm 4 đoạn: + Đoạn 1: Từ đầu đến “nhìn bé và cười”. + Đoạn 2: Từ “Sau đó” đến “y như mẹ quét vậy”. + Đoạn 3: “ Khi mẹ chuẩn bị nấu cơm’ đến “ đã lớn thật rồi”. + Đoạn 4: Đoạn còn lại. * Đọc đoạn: - GV cho HS chia nhóm 3, luyện đọc theo đoạn (3 phút) - HS chia nhóm, luyện đọc. - GV mời đại diện nhóm đọc đoạn. - Các nhóm cử đại diện đọc đoạn. - Cho HS luyện đọc nối tiếp từng đoạn lần 1. - Cho HS luyện đọc theo nhóm lần 2. - GV quan sát, giúp đỡ các nhóm. - Cho các nhóm thi đọc trước lớp. - GV nhận xét và chuyển ý qua phần luyện đọc cả bài. * Đọc toàn bài: - GV gọi HS đọc lại toàn bài. - HS đọc (cá nhân, đồng thanh). - GV mời đại diện hai đội thi đọc toàn bài. - Đại diện hai đội thi đọc toàn bài trước lớp. - HS lắng nghe - GV nhận xét các đội. IV. ĐIỀU CHỈNH BỔ SUNG SAU TIẾT DẠY: ........................................................................................................................................................................................................... ...................................................................................................................................................................................................... ........................................................................................................................................................................................................... ......................................................................................................................................................................................................
Tài liệu đính kèm:
- giao_an_tieng_viet_lop_2_sach_chan_troi_sang_tao_tuan_1_bai.docx