Giáo án Tiếng Việt Lớp 2 (Sách Chân trời sáng tạo) - Tuần 14, Bài 1: Chuyện của chiếc thước kẻ (Tiết 1 đến 4)

Giáo án Tiếng Việt Lớp 2 (Sách Chân trời sáng tạo) - Tuần 14, Bài 1: Chuyện của chiếc thước kẻ (Tiết 1 đến 4)

I. MỤC TIÊU: Sau bài học, học sinh:

1. Kiến thức, kĩ năng:

 - Giới thiệu với bạn về một đồ dùng học tập mà em thích; nêu được phỏng đoán của bản thân về nội dung bài qua tên bài và tranh minh hoạ.

 - Đọc trôi chảy bài đọc, ngắt nghỉ đúng dấu câu, đúng logic ngữ nghĩa; phân biệt được lời của các nhân vật và lời người dẫn chuyện; hiểu nội dung bài đọc: Mỗi đồ vật đều có ích, không nên kiêu căng, chỉ nghĩ đến ích lợi của bản thân, coi thường người khác.

 - Biết đọc phân vai cùng với bạn.

- Biết liên hệ bản thân: không kiêu căng, tự phụ, biết quan tâm người khác. Biết đọc phân vai cùng với bạn.

II. PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC:

1. Giáo viên: Sách, tranh ảnh.

 2. Học sinh: Sách học sinh Tiếng Việt, bút chì màu.

 

docx 8 trang Hà Duy Kiên 28/05/2022 18270
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Tiếng Việt Lớp 2 (Sách Chân trời sáng tạo) - Tuần 14, Bài 1: Chuyện của chiếc thước kẻ (Tiết 1 đến 4)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Kế hoạch bài dạy môn Tiếng Việt lớp 2
CHỦ ĐỀ 7: BẠN THÂN Ở TRƯỜNG
Bài 1: CHUYỆN CỦA CHIẾC THƯỚC KẺ
Tiết 1-2: Đọc Chuyện của thước kẻ
Sách học sinh tập 1, trang 114- 115
I. MỤC TIÊU: Sau bài học, học sinh:
1. Kiến thức, kĩ năng: 
	- Giới thiệu với bạn về một đồ dùng học tập mà em thích; nêu được phỏng đoán của bản thân về nội dung bài qua tên bài và tranh minh hoạ.
	- Đọc trôi chảy bài đọc, ngắt nghỉ đúng dấu câu, đúng logic ngữ nghĩa; phân biệt được lời của các nhân vật và lời người dẫn chuyện; hiểu nội dung bài đọc: Mỗi đồ vật đều có ích, không nên kiêu căng, chỉ nghĩ đến ích lợi của bản thân, coi thường người khác.
	- Biết đọc phân vai cùng với bạn.
- Biết liên hệ bản thân: không kiêu căng, tự phụ, biết quan tâm người khác. Biết đọc phân vai cùng với bạn.
II. PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC:
1. Giáo viên: Sách, tranh ảnh.
	2. Học sinh: Sách học sinh Tiếng Việt, bút chì màu.
III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
TIẾT 1
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
A. KHỞI ĐỘNG (8 phút):
* Mục tiêu: Giúp học sinh nắm tên chủ đề bài học, biết kể các đặc điểm của đồ dùng học tập.
* Phương pháp, hình thức tổ chức: Đàm thoại, trực quan, vấn đáp; thảo luận nhóm. 
* Cách tiến hành: 
- Giáo viên giới thiệu tên chủ điểm.
- HS hoạt động nhóm đôi, giới thiệu với bạn về một đồ dùng học tập mình thích: tên đồ dùng, hình dáng, công dụng, 
- HS kể: Cây thước màu hồng, dài, dùng để kẻ đường thẳng, . 
- Gv giới thiệu nội dung tranh liên quan đến bài học:
- GV giới thiệu bài mới, ghi tên bài: Chuyện của thước kẻ.
B. KHÁM PHÁ VÀ LUYỆN TẬP (ĐỌC):
* Mục tiêu: Học sinh đọc trơn bài đọc, bước đầu biết cách ngắt nhịp, ngắt nghỉ đúng chỗ có dấu câu, đúng logic ngữ nghĩa; phân biệt được lời của các nhân vật và lời người dẫn chuyện; hiểu nội dung bài đọc.
* Phương pháp, hình thức tổ chức: Đàm thoại, trực quan, vấn đáp; thảo luận nhóm.
* Cách tiến hành: 
1. Luyện đọc thành tiếng (20 phút)
- GV đọc mẫu.
- GV cho HS đọc nối tiếp từng câu.
- Yêu cầu HS đọc từ khó phát âm.
- GV hướng dẫn chia đoạn.
+ Đoạn 1: Từ đầu đến cả ba.
+ Đoạn 2: Từng Nhưng ít lâu sau đến ven đường.
+ Đoạn 3: Còn lại.
- Mời 3 Hs đọc từng đoạn.
- Hướng dẫn đọc câu dài: 
+ Mỗi hình vẽ đẹp,/mỗi đường kẻ thẳng tắp/là niềm vui chung của cả ba,// 
+ Nhưng ít lâu sau,/thước kẻ nghĩ/bút mực và bút chì/phải nhờ đến mình mới làm được việc.//
- HS đọc nối tiếp đoạn trong nhóm
- Các nhóm thi đua đọc trước lớp.
- GV nhận xét.
- HS suy nghĩ về nội dung tranh: trong tranh có sách vở, bút mực, bút chì, thước, cây thước đang soi gương .
- HS lắng nghe.
- HS đọc từ khó: cặp sách, ưỡn, uốn 
- HS đọc trong nhóm và thi đọc trước lớp.
- HS các nhóm theo dõi và nhận xét.
2. Luyện đọc hiểu (12 phút)
- GV giải nghĩa một số từ khó:
+ ưỡn: làm cho ngực hay bụng nhô ra phía trước bằng cách hơi ngửa người về đằng sau.
+ uốn: làm cho một vật từ thằng thành cong hoặc ngược lại.
+ thẳng tắp: thẳng thành một được dài.
+ 
- Yêu cầu HS thảo luận nhóm 4, đọc thầm lại bài và trả lời câu hỏi trong SGK trang 115.
- Yêu cầu HS nêu nội dung bài đọc.
- Yêu cầu HS liên hệ bản thân.
- HS lắng nghe.
- Câu 1: Ban đầu, thước kẻ chung sống với các bạn rất vui vẻ.
- Câu 2: Vì thước kẻ cứ ưỡn ngực mãi.
- Câu 3: Thước kẻ quay về xin lỗi bút mực và bút chì. Vì thước kẻ biết bản thân bị sai.
- Câu 4: Khuyên chúng ta không được kiêu căng.
- Mỗi đồ vật đều có ích, không nên kiêu căng, chỉ nghĩ đến ích lợi của bản thân, coi thường người khác.
- Không kiêu căng, phải biết quan tâm người khác.
TIẾT 2
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
3. Luyện đọc lại (18 phút)
- Yêu cầu HS nhắc lại nội dung bài. Từ đó, bước đầu xác định được giọng đọc của từng nhân vật và một số từ ngữ cần nhấn giọng.
- GV đọc lại đoạn 2.
- GV hướng dẫn HS đọc câu nói cao ngạo của thước kẻ.
- GV hướng dẫn HS đọc câu nói của bút chì, bút mực.
- Mời 3-4 HS đọc câu nói của thước kẻ.
- GV nhận xét.
- Yêu cầu HS luyện đọc lại đoạn 2 theo nhóm.
- Mời 1, 2 nhóm đọc đoạn trước lớp.
- Mời HS nhận xét.
- 1 HS đọc lại cả bài.
- HS nhắc lại nội dung bài và xác định câu nói của nhân vật.
- HS lắng nghe.
- HS đọc.
- HS đọc trong nhóm.
- Các nhóm đọc trước lớp.
- Các nhóm còn lại theo dõi và nhận xét.
- 1 HS đọc lại cả bài.
 4. Luyện tập mở rộng (18 phút)
- Hướng dẫn HS xác định yêu cầu của hoạt động Cùng sáng tạo – Gọi ải giọng ai.
- Cho HS đọc phân vai theo nhóm nhỏ (HS luân phiên đổi vai đọc).
- Cho một vài nhóm đọc phân vai trước lớp.
- GV nhận xét.
C. ĐÁNH GIÁ TIẾT HỌC (4 phút)
- Yêu cầu HS tự đánh giá tiết học.
- GV nhận xét, khích lệ, khuyến khích HS hòa đồng đoàn kết với bạn bè
- HS đọc trong nhóm.
- Các nhóm đọc phân vai trước lớp.
- HS theo dõi và bình chọn nhóm đọc hay.
- HS đánh giá tiết học.
Kế hoạch bài dạy môn Tiếng Việt lớp 2
CHỦ ĐỀ 7: BẠN THÂN Ở TRƯỜNG
Bài 1: CHUYỆN CỦA CHIẾC THƯỚC KẺ
Tiết 3-4: Viết chữ hoa N
Từ chỉ sự vật. Câu kiểu Ai thế nào?
(Sách học sinh tập 1, trang 115- 116)
I. MỤC TIÊU: Sau bài học, học sinh:
1. Kiến thức, kĩ năng: 
- Viết đúng chữ N và câu ứng dụng.
- Giải được câu đố, tìm được từ ngữ chỉ đồ vật và màu sắc của nó; đặt và trả lời được câu hỏi Ai thế nào? theo mẫu.
- Vẽ được đồ dùng học tập, đặt được tên bức vẽ và giới thiệu về bức vẽ với người thân.
2. Thái độ: Yêu thích môn học; biết giữ gìn những đồ dùng học tập quen thuộc; biết tôn trọng, quan tâm, chia sẻ với bạn bè.
3. Năng lực: Phát triển năng lực hợp tác qua hoạt động nhóm; phát triển năng lực giải quyết vấn đề.
4. Phẩm chất: Nhân ái, chăm chỉ, trách nhiệm: nhận ra được ích lợi, yêu quým biết giữ gìn những đồ dùng học tập quen thuộc; biết tôn trọng, quan tâm, chia sẻ với bạn bè.
II. PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC:
1. Giáo viên: Sách, tranh ảnh.
	2. Học sinh: Sách học sinh Tiếng Việt, bút chì màu.
III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
TIẾT 3
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
A. KHỞI ĐỘNG (5 phút):
* Mục tiêu: Giúp học sinh nắm tên chủ đề bài học.
* Phương pháp, hình thức tổ chức: Đàm thoại, trực quan, vấn đáp; thảo luận nhóm. 
* Cách tiến hành: 
- HS nhắc lại chủ điểm đang học.
B. KHÁM PHÁ VÀ LUYỆN TẬP (VIẾT):
* Mục tiêu: Giúp học sinh nắm được cấu tạo chữ N, viết được chữ N và câu ứng dụng.
* Phương pháp, hình thức tổ chức: Đàm thoại, trực quan, vấn đáp; thảo luận nhóm. 
* Cách tiến hành: 
1. Luyện viết chữ N hoa (10 phút)
- GV cho HS quan sát chữ N, yêu cầu HS thảo luận nhóm đôi về: chiều cao, độ rộng, cấu tạo nét chữ của N.
- GV viết mẫu và nêu quy trình viết chữ N:
+ Đặt bút giữa đường kẻ (ĐK) ngang 1 và 2 viết một nét móc ngược trái, hơi lượn vòng khi đến điểm dừng trên ĐK dọc 2 và 3.
+ Không nhấc bút, viết tiếp nét thẳng đứng kéo xuống đụng ĐK 1
Không nhấc bút, viết tiếp nét móc ngược phải và dừng bút dưới đường kẻ ngang 2 và trước ĐK dọc 4.
- Yêu cầu HS viết chữ N hoa vào bảng con.
- GV nhận xét, sửa lỗi.
- Cho HS tô và viết chữ N hoa vào vở tập viết.
- Hs nhắc lại.
- HS thảo luận và nêu: 
+ Chiều cao: 2,5 ô li.
+ Độ rộng: 3 ô li.
+ Cấu tạo: Chữ N hoa gồm nét móc ngược trái, nét thẳng đứng và nét móc ngược phải .
- HS quan sát.
- HS viết bảng con
- HS viết vào vở.
2. Luyện viết câu ứng dụng (10 phút)
- Mời 2 HS đọc câu ứng dụng “Nói hay làm tốt”.
- GV hướng dẫn HS tìm hiểu nghĩa của câu.
- GV nhắc lại quy trình viết chữ N hoa và hướng dẫn cách nối từ chữa N hoa sang chữ o.
- Yêu cầu HS viết vào VTV.
3. Luyện viết thêm (10 phút)
- Mời 2 HS đọc câu ca dao:
Nhiễu điều phủ lấy giá gương
Người trong một nước phải thương nhau cùng. 
 Ca dao
- GV hướng dẫn HS tìm hiểu nghĩa của câu ca dao.
- Yêu cầu HS viết vào VTV.
4. Đánh giá bài viết (5phút)
- HS tự đánh giá phần viết của mình và của bạn.
- HS nghe GV nhận xét một số bài viết.
- 2 HS đọc.
- HS tìm hiểu.
- HS quan sát cách GV viết chữ Nói.
- HS viết vào VTV.
- 2 HS đọc.
- HS tìm hiểu.
- HS viết vào VTV.
- HS tự đánh giá.
- HS lắng nghe.
TIẾT 4
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
A. KHỞI ĐỘNG (5 phút):
* Mục tiêu: Giúp học sinh nắm tên chủ đề bài học.
* Phương pháp, hình thức tổ chức: Đàm thoại, trực quan, vấn đáp; thảo luận nhóm. 
* Cách tiến hành: 
- HS nhắc lại chủ điểm đang học.
B. KHÁM PHÁ VÀ LUYỆN TẬP 
* Mục tiêu: Giải được câu đố, tìm được từ ngữ chỉ đồ vật và màu sắc của nó; đặt và trả lời được câu hỏi Ai thế nào? theo mẫu; Vẽ được đồ dùng học tập, đặt được tên bức vẽ và giới thiệu về bức vẽ với người thân.
* Phương pháp, hình thức tổ chức: Đàm thoại, trực quan, vấn đáp; thảo luận nhóm, trò chơi.
* Cách tiến hành: 
1. Luyện từ (15 phút)
- Mời 1 HS đọc yêu cầu bài tập 3.
- Mời 1,2 hs trả lời
- Cho các nhóm thi tìm từ: tên và chất liệu đồ vật.
- Mời đại diện nhóm trình bày kết quả.
- GV nhận xét kết quả.
- Giải câu đố và tìm 3 - 4 từ ngữ chỉ đồ vật và màu sắc của đồ vật đó.
- Bảng - đen/ xanh/ trắng
- Viên phấn - trắng/ xanh/ đỏ/ vàng
- Bút - xanh/ đen, giá sách - hồng/ xám/ nâu,...
- HS thi đua theo nhóm.
- HS lắng nghe.
2. Luyện câu (10 phút)
- Yêu cầu 1 HS đọc yêu cầu BT4a: Đặt 2 – 3 câu có từ ngữ tìm được ở bài tập 3. 
- HS hoạt động nhóm đôi.
- Gv theo dõi, hướng dẫn HS.
- Yêu cầu 1 HS đọc yêu cầu BT4b.
- Hướng dẫn câu mẫu
- Yêu cầu HS viết câu của mình vào vở.
- GV nhận xét.
C. VẬN DỤNG (5 phút)
- Tổ chức trò chơi: “Hoạ sĩ nhí”
- Yêu cầu HS vẽ tên đồ vật mà em yêu thích theo nhóm đôi và đặt tên đồ vật
- Mời 2-3 HS chia sẻ trước lớp.
- GV khen ngợi, khích lệ HS.
D. ĐÁNH GIÁ TIẾT HỌC (5 phút)
- Yêu cầu HS tự đánh giá tiết học.
- GV nhận xét, khen thưởng những HS đã học tốt 
- Dặn học sinh về nhà chia sẻ bức vẽ với gia đình.
- HS đọc.
- Vỏ cây bút chì màu cam./ Hộp bút xanh tươi 
- HS đọc.
- Hs đặt câu: Cái bàn học màu nâu.
- HS hoạt động nhóm và vẽ.
- HS chia sẻ.
- HS đánh giá.
- HS lắng nghe.

Tài liệu đính kèm:

  • docxgiao_an_tieng_viet_lop_2_sach_chan_troi_sang_tao_tuan_14_bai.docx