Giáo án Tiếng Việt Lớp 2 (Sách Chân trời sáng tạo) - Tuần 15, Bài 4: Bạn mới (Tiết 5+6)

Giáo án Tiếng Việt Lớp 2 (Sách Chân trời sáng tạo) - Tuần 15, Bài 4: Bạn mới (Tiết 5+6)

I. MỤC TIÊU:

Sau bài học, học sinh:

1.Kiến thức:

Giúp HS:

 Nói với bạn những điều em thấy thú vị ở một bạn trong lớp; nêu được phỏng đoán của bản thân về nội dung bài qua tên bài và tranh minh hoạ.

 Đọc trôi chảy bài đọc, ngắt nghỉ đúng dấu câu, đúng logic ngữ nghĩa; hiểu nội dung bài đọc: Những điều thú vị khi được làm quen với những người bạn mới; biết liên hệ bản thân: quý mến, tôn trọng bạn bè.

 Nghe – viết đúng đoạn thơ; phân biệt g/gh; ay/ây, an/ang.

2.Kĩ năng:

 - Rèn đọc đúng, rõ ràng, rành mạch.

 - Hiểu nội dung bài đọc: Những điều thú vị khi được làm quen với những người bạn mới; biết liên hệ bản thân: quý mến, tôn trọng bạn bè.

 - Nghe – viết đúng đoạn thơ; phân biệt g/gh; ay/ây, an/ang.

 3.Thái độ: Yêu thích môn học, biết dùng và giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt; 4.Năng lực: Hình thành năng lực hợp tác qua việc thực hiện các hoạt động nhóm, năng lực tự học, tự giải quyết vấn đề, năng lực sáng tạo qua các hoạt động đọc, viết.

5.Phẩm chất: Rèn luyện phẩm chất chăm chỉ qua hoạt động viết, rèn luyện phẩm chất trung thực qua việc thực hiện các nội dung kiểm tra, đánh giá.

 

docx 8 trang Hà Duy Kiên 28/05/2022 6480
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Tiếng Việt Lớp 2 (Sách Chân trời sáng tạo) - Tuần 15, Bài 4: Bạn mới (Tiết 5+6)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: / /20 . Ngày dạy: ./ /20 .
Kế hoạch bài dạy môn Tiếng Việt lớp 2 tuần 15
CHỦ ĐIỂM 7: BẠN THÂN Ở TRƯỜNG
BÀI 4: BẠN MỚI (tiết 5, 6, SHS, tr.101 - 102)
I. MỤC TIÊU: 
Sau bài học, học sinh:
1.Kiến thức: 
Giúp HS:
Nói với bạn những điều em thấy thú vị ở một bạn trong lớp; nêu được phỏng đoán của bản thân về nội dung bài qua tên bài và tranh minh hoạ.
Đọc trôi chảy bài đọc, ngắt nghỉ đúng dấu câu, đúng logic ngữ nghĩa; hiểu nội dung bài đọc: Những điều thú vị khi được làm quen với những người bạn mới; biết liên hệ bản thân: quý mến, tôn trọng bạn bè.
Nghe – viết đúng đoạn thơ; phân biệt g/gh; ay/ây, an/ang.
2.Kĩ năng:
 - Rèn đọc đúng, rõ ràng, rành mạch.
- Hiểu nội dung bài đọc: Những điều thú vị khi được làm quen với những người bạn mới; biết liên hệ bản thân: quý mến, tôn trọng bạn bè.
 - Nghe – viết đúng đoạn thơ; phân biệt g/gh; ay/ây, an/ang.
3.Thái độ: Yêu thích môn học, biết dùng và giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt; 4.Năng lực: Hình thành năng lực hợp tác qua việc thực hiện các hoạt động nhóm, năng lực tự học, tự giải quyết vấn đề, năng lực sáng tạo qua các hoạt động đọc, viết.
5.Phẩm chất: Rèn luyện phẩm chất chăm chỉ qua hoạt động viết, rèn luyện phẩm chất trung thực qua việc thực hiện các nội dung kiểm tra, đánh giá.
II. PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC:
1.Giáo viên: SHS, VBT, SGV.
2.Học sinh: Sách, vở bài tập, bảng con, 
III. PHƯƠNG PHÁP VÀ HÌNH THỨC DẠY HỌC:
1.Phương pháp dạy học: Đàm thoại, trực quan,vấn đáp, trò chơi, 
2.Hình thức dạy học:Cá nhân, nhóm, lớp
IV.HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
Tiết 5 (TĐ): BẠN MỚI (trang 101 và 102)
TG
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1.Khởi động (4 – 5 phút):
Mục tiêu: GV giới thiệu tên chủ điểm và nêu cách hiểu hoặc suy nghĩ của em về tên bài học: Bạn mới
Phương pháp, hình thức tổ chức: Đàm thoại, trực quan, vấn đáp, thảo luận nhóm đôi.
Cách tiến hành:
– HS hoạt động nhóm đôi hoặc nhóm nhỏ, nói với bạn về những điều em thấy thú vị
một bạn trong lớp.
– HS đọc tên bài kết hợp với quan sát tranh minh hoạ để phán đoán nội dung bài đọc: nhân vật, trang phục dân tộc, điểm thú vị của nhân vật, 
– HS nghe GV giới thiệu bài mới, quan sát GV ghi tên bài đọc mới Bạn mới.
– HS hoạt động nhóm đôi hoặc nhóm nhỏ, nói với bạn về những điều em thấy thú vị
một bạn trong lớp.
– HS đọc tên bài kết hợp với quan sát tranh minh hoạ để phán đoán nội dung bài đọc: nhân vật, trang phục dân tộc, điểm thú vị của nhân vật, 
– HS nghe GV giới thiệu bài mới, quan sát GV ghi tên bài đọc mới Bạn mới.
2.Khám phá và luyện tập:
Hoạt động 1: Luyện đọc thành tiếng
Mục tiêu: Giúp học sinh đọc đúng, lưu loát từ ngữ,câu, đoạn, bài.
Phương pháp, hình thức tổ chức: đọc cá nhân (từ khó, câu) , nhóm (đoạn) . 
Cách tiến hành: 
Hướng dẫn luyện đọc từ khó:
-Giáo viên đọc mẫu lần 1
-GV yêu cầu học sinh đọc nối tiếp nhau.
-Nghe và chỉnh sửa lỗi các em phát âm sai.
- Yêu cầu HS tìm từ khó có trong bài.
-Gạch dưới những âm vần dễ lẫn
-Cho HS đọc từ khó
Luyện đọc : 
-Gv hướng dẫn cách đọc.
- Lắng nghe và chỉnh sửa lỗi phát âm giúp học sinh. 
Thi đọc:
 -Các nhóm thi đọc .
-GV lắng nghe và nhận xét.
 – HS nghe GV đọc mẫu (Gợi ý: giọng thong thả, nhấn giọng ở một số từ ngữ chỉ đặc điểm hình dáng, trang phục của bạn Sa Li và bạn Vừ). 
 – HS nghe GV hướng dẫn đọc và luyện đọc một số từ khó: làn da, dày rợp, xếch, hàng khuy, ; hướng dẫn cách ngắt nghỉ và luyện đọc một số câu dài: Bạn mặc chiếc áo dài màu hồng phấn,/ nhưng không xẻ tà / như áo dài của cô giáo. //; Sa Li nói / chiếc áo dài này / là trang phục truyền thống của dân tộc Chăm. //; 
– HS đọc thành tiếng câu, đoạn, bài đọc trong nhóm nhỏ và trước lớp.
Hoạt động 2: Luyện đọc hiểu
Mục tiêu: Giúp học sinh trả lời được các câu hỏi có trong nội dung bài.
Phương pháp,hình thức tổ chức: thực hành, vấn đáp, 
Cách tiến hành:
Giáo viên đặt câu hỏi: 
- Theo em đâu là hai người bạn mới của lớp Kim? 
- Bạn Sa Li mặc trang phục như thế nào?
-Tìm từ ngữ tả hình dáng của bạn Vừ?
- Vì sao Kim thích trò chuyện với hai người bạn mới?
– HS đọc thầm lại bài đọc và thảo luận theo cặp/ nhóm nhỏ để trả lời câu hỏi trong SHS.
 – HS nêu nội dung bài đọc: Những điều thú vị khi được làm quen với những người bạn mới.
– HS liên hệ bản thân: quý mến, tôn trọng bạn bè.
-GDKNS: Những điều thú vị khi được làm quen với những người bạn mới, quý mến, tôn trọng bạn bè.
– HS giải thích nghĩa của một số từ khó, VD: dày rợp (nhiều đến mức phủ xuống), truyền thống (thói quen hình thành đã lâu đời trong lối sống và nếp nghĩ, được truyền lại từ thế hệ này sang thế hệ khác), xếch (không ngay ngắn, có một bên như bị kéo ngược lên), màu chàm (màu lam sẫm, giữa màu tím và màu lam), khuy (cúc áo), 
– HS đọc thầm lại bài đọc và thảo luận theo cặp/ nhóm nhỏ để trả lời câu hỏi trong SHS.
 – HS nêu nội dung bài đọc: Những điều thú vị khi được làm quen với những người bạn mới.
– HS liên hệ bản thân: quý mến, tôn trọng bạn bè.
.
Hoạt động 3: Luyện đọc lại
Mục tiêu: Giúp học sinh đọc trôi chảy bài đọc 
Phương pháp, hình thức tổ chức: Quan sát, viết mẫu, thực hành, đàm thoại, trực quan, vấn đáp, thảo luận.
Cách tiến hành:
-Giáo viên đọc mẫu lại.
-Hướng dẫn học sinh đọc đúng.
 -Chỉnh sửa lỗi phát âm của học sinh.
– HS nêu cách hiểu của các em về nội dung bài. Từ đó xác định được giọng đọc và một số từ ngữ cần nhấn giọng.
­ HS nghe GV đọc lại đoạn từ Bạn thứ hai đến hàng khuy vải xinh xinh.
– HS luyện đọc trong nhóm, trước lớp.
– HS khá, giỏi đọc cả bài.
TIẾT 6: NGHE – VIẾT CHÍNH TẢ: MỖI NGƯỜI MỘT VẺ
 PHÂN BIỆT G/GH, AY/ÂY, AN/ANG
TG
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Hoạt động 1: Nghe – viết chính tả
Mục tiêu: HS nghe đọc lại đoạn thơ và trả lời câu hỏi về nội dung của bài thơ.
Phương pháp, hình thức tổ chức: Đọc mẫu thực hành, đàm thoại, quan sát, vấn đáp, thảo luận nhóm đôi.
Cách tiến hành: Giáo viên đọc mẫu đoạn văn.
-Nhận xét, tuyên dương học sinh viết bảng đẹp.	
-Giáo viên hướng dẫn học sinh mở sách, để vở, cách cầm bút, tư thế ngồi viết .
-Giáo viên đọc mẫu lần 2.
-Giáo viên đọc từng từ ngữ,học sinh viết 
-Giáo viên đọc mẫu lần 3.
-Hướng dẫn học sinh kiểm tra lỗi.
-Tổng kết lỗi – nhận xét, tuyên dương học sinh viết chữ rõ ràng, trình bày sạch đẹp, viết đúng chính tả. Động viên những em có chữ viết chưa đẹp, sai nhiều lỗi.
– HS nghe đọc bài thơ, trả lời câu hỏi về nội dung của bài thơ.
 – HS đánh vần một số tiếng/ từ khó đọc, dễ viết sai do cấu tạo hoặc do ảnh hưởng của phương ngữ, VD: răng khểnh, lúm, rạng rỡ, lung la lung linh, ; do ngữ nghĩa, VD: dịu
- HS nghe GV đọc từng cụm từ ngữ và viết bài thơ vào VBT. (GV hướng dẫn HS: lùi vào 4 ô khi bắt đầu viết mỗi dòng thơ. Không bắt buộc HS viết những chữ hoa chưa học).
– HS đổi bài viết cho bạn bên cạnh, giúp bạn soát lỗi.
– HS nghe bạn nhận xét bài viết.
– HS nghe GV nhận xét một số bài viết.
.
Hoạt động 2: Bài tập chính tả
Mục tiêu: Giúp học sinh tìm lời giải đố trong nhóm nhỏ, viết vào VBT.
Phương pháp, hình thức tổ chức: Đàm thoại, quan sát, vấn đáp, thực hành, thảo luận nhóm đôi.
Cách tiến hành: Giáo viên yêu cầu học sinh đọc yêu cầu bài.
-Thực hành bài tập 2b: HS đọc thầm câu đố, tìm lời giải đố trong nhóm nhỏ (ghế, gương), viết vào VBT.
 - HS nêu kết quả trong nhóm đôi và trước lớp.
 - Giáo viên nhận xét, 
 - GV yêu cầu học sinh thực hành bài tập 2c: Chọn vần ay/ây ; an/ang. 
– HS đọc đoạn thơ, điền ay/ây (bay, cây, đầy)/ điền an/ ang (dàng, lang, tràn).
– HS chia sẻ kết quả trong nhóm nhỏ và trước lớp.
– HS nghe bạn và GV nhận xét.
Bài 2b/102: Giải các câu đố sau, biết rằng lời giải đố chứa tiếng bắt đầu bằng chữ g hoặc gh
– HS xác định yêu cầu của BT 2b.
– HS đọc thầm câu đố, tìm lời giải đố trong nhóm nhỏ (ghế, gương), viết vào VBT.
– HS nêu kết quả trong nhóm đôi và trước lớp.
– HS nghe GV nhận xét.
– HS xác định yêu cầu của BT 2(c).
– HS đọc đoạn thơ, điền ay/ây (bay, cây, đầy)/ điền an/ ang (dàng, lang, tràn).
– HS chia sẻ kết quả trong nhóm nhỏ và trước lớp.
– HS nghe bạn và GV nhận xét.
V. RÚT KINH NGHIỆM, ĐIỀU CHỈNH, BỔ SUNG:

Tài liệu đính kèm:

  • docxgiao_an_tieng_viet_lop_2_sach_chan_troi_sang_tao_tuan_15_bai.docx