Giáo án Tiếng Việt Lớp 2 (Sách Chân trời sáng tạo) - Tuần 3, Bài 2: Thời gian biểu (Tiết 7+8)

Giáo án Tiếng Việt Lớp 2 (Sách Chân trời sáng tạo) - Tuần 3, Bài 2: Thời gian biểu (Tiết 7+8)

I. MỤC TIÊU:

Sau bài học, học sinh:

1. Kiến thức: MRVT về bạn bè (từ ngữ chỉ bạn bè và hoạt động của bạn bè với nhau); lựa chọn từ ngữ phù hợp để điền vào chỗ đánh dấu sao ; đặt câu nói về việc mà em thích làm trong ngày nghỉ cuối tuần . Bày tỏ cảm xúc trước món quà mà em nhận ; nói và đáp lời cảm ơn.

2.Kĩ năng: Tìm được từ ngữ chỉ bạn bè và hoạt động của bạn bè với nhau ; biết lựa chọn từ ngữ phù hợp để điền vào chỗ đánh dấu sao ; biết đặt câu nói về việc mà em thích làm trong ngày nghỉ cuối tuần; Biết nói lời bày tỏ cảm xúc trước món quà mà em nhận; nói và đáp lời cảm ơn.

3.Thái độ: Yêu thích môn học, biết dùng và giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt; Bày tỏ cảm xúc trước món quà mà em nhận; nói và đáp lời cảm ơn.

4.Năng lực: Hình thành năng lực hợp tác qua việc thực hiện các hoạt động nhóm, năng lực tự học, tự giải quyết vấn đề, năng lực sáng tạo qua các hoạt động đọc, viết.

5.Phẩm chất: Rèn luyện phẩm chất chăm chỉ qua hoạt động viết, rèn luyện phẩm chất trung thực qua việc thực hiện các nội dung kiểm tra, đánh giá.

II. PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC:

1.Giáo viên: SHS, VTV, VBT, SGV.

+ Ti vi/ máy chiếu/ bảng tương tác, tranh ảnh SHS phóng to (nếu được).

2.Học sinh: Sách, vở, vở bài tập, bảng con,

III. PHƯƠNG PHÁP VÀ HÌNH THỨC DẠY HỌC:

1.Phương pháp dạy học: Đàm thoại, trực quan,vấn đáp, trò chơi,

2.Hình thức dạy học:Cá nhân, nhóm, lớp

 

docx 7 trang Hà Duy Kiên 28/05/2022 1960
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Tiếng Việt Lớp 2 (Sách Chân trời sáng tạo) - Tuần 3, Bài 2: Thời gian biểu (Tiết 7+8)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: / /20 . Ngày dạy: ./ /20 .
Kế hoạch bài dạy môn Tiếng Việt lớp 2 tuần 3
CHỦ ĐIỂM 1: MỖI NGƯỜI MỘT VẺ
BÀI 2: THỜI GIAN BIỂU (tiết 7 - 8, SHS, tr.31 - 32)
I. MỤC TIÊU: 
Sau bài học, học sinh:
1. Kiến thức: MRVT về bạn bè (từ ngữ chỉ bạn bè và hoạt động của bạn bè với nhau); lựa chọn từ ngữ phù hợp để điền vào chỗ đánh dấu sao ; đặt câu nói về việc mà em thích làm trong ngày nghỉ cuối tuần . Bày tỏ cảm xúc trước món quà mà em nhận ; nói và đáp lời cảm ơn.
2.Kĩ năng: Tìm được từ ngữ chỉ bạn bè và hoạt động của bạn bè với nhau ; biết lựa chọn từ ngữ phù hợp để điền vào chỗ đánh dấu sao ; biết đặt câu nói về việc mà em thích làm trong ngày nghỉ cuối tuần; Biết nói lời bày tỏ cảm xúc trước món quà mà em nhận; nói và đáp lời cảm ơn.
3.Thái độ: Yêu thích môn học, biết dùng và giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt; Bày tỏ cảm xúc trước món quà mà em nhận; nói và đáp lời cảm ơn. 
4.Năng lực: Hình thành năng lực hợp tác qua việc thực hiện các hoạt động nhóm, năng lực tự học, tự giải quyết vấn đề, năng lực sáng tạo qua các hoạt động đọc, viết.
5.Phẩm chất: Rèn luyện phẩm chất chăm chỉ qua hoạt động viết, rèn luyện phẩm chất trung thực qua việc thực hiện các nội dung kiểm tra, đánh giá.
II. PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC:
1.Giáo viên: SHS, VTV, VBT, SGV.
+ Ti vi/ máy chiếu/ bảng tương tác, tranh ảnh SHS phóng to (nếu được).
2.Học sinh: Sách, vở, vở bài tập, bảng con, 
III. PHƯƠNG PHÁP VÀ HÌNH THỨC DẠY HỌC:
1.Phương pháp dạy học: Đàm thoại, trực quan,vấn đáp, trò chơi, 
2.Hình thức dạy học:Cá nhân, nhóm, lớp
IV.HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
TIẾT 7: MỞ RỘNG VỐN TỪ: B ẠN B È
TG
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Hoạt động 1: Tìm từ ngữ không cùng nhóm trong mỗi dòng sau. 
Mục tiêu: Giúp học sinh biết từ ngữ chỉ bạn bè và hoạt động giữa bạn bè với nhau .
Phương pháp, hình thức tổ chức: Thực hành, đàm thoại, thảo luận tìm từ ngữ theo kĩ thuật khăn trải bàn.
Cách tiến hành:	
Giáo viên hướng dẫn học sinh đọc yêu cầu bài, tìm từ ngữ không cùng nhóm.
Bài tập 3/31: Tìm từ ngữ không cùng nhóm trong mỗi dòng sau:
a. bạn học, bạn bè, kết bạn, bạn thân
b. chạy bộ, bơi lội, tốt bụng, múa hát
Hoạt động 2: Thực hiện các yêu cầu dưới đây:
Mục tiêu: Giúp học sinh biết lựa chọn từ ngữ phù hợp để điền vào chỗ đánh dấu sao; biết đặt câu nói về việc mà em thích làm trong ngày nghỉ cuối tuần.
Phương pháp, hình thức tổ chức: Thực hành, đàm thoại, thảo luận nhóm đôi.
Cách tiến hành:	
Giáo viên hướng dẫn học sinh đọc yêu cầu bài, lựa chọn từ ngữ phù hợp ở bài tập 3 để điền vào chỗ đánh dấu sao; đặt câu nói về việc mà em thích làm trong ngày nghỉ cuối tuần.
Bài tập 4/31: Thực hiện các yêu cầu dưới đây.
 An và Bích là đôi bạn thân. Cuối tuần, hai bạn thường chạy bộ quanh công viên. Mùa hè, hai bạn thường tham gia câu lạc bộ bơi lội.
VD: -Vào dịp cuối tuần, em và Nam đi đá bóng
 -Vào các ngày thứ bảy, Minh và Lan tham giai câu lạc bộ Tiếng Anh.
 - Bình và Tuấn thường đi công viên vào các ngày nghỉ .
TIẾT 8: NÓI VÀ ĐÁP CHÚC MỪNG, LỜI KHEN NGỢI
Hoạt động 1: Giúp học sinh biết nói và đáp l ại lời khen ngợi. 
Mục tiêu: Giúp học sinh biết nói và đáp lại lời khen ngợi, lời chúc mừng. 
Phương pháp, hình thức tổ chức: Quan sát, đàm thoại, thảo luận nhóm đôi.
Cách tiến hành: Giáo viên cho học sinh quan sát tranh, đặt câu hỏi gởi ý để học sinh trả lời.
Gợi ý câu a
+ Trong tranh 1 và 2, bạn Lam nhận lời khen từ mẹ và thầy giáo về mái tóc của bạn đẹp và tiết mục nhảy của bạn ấn tượng thì bạn ấy có cảm xúc gì ? Vì sao em biết bạn có cảm xúc như vậy?
+ Nếu em là Lam, em cần nói lời gì để đáp lại lời khen ngợi ?
+ Khi nhận được lời khen ngợi, em cần đáp với thái độ như thế nào ? Vì sao ?
+ Khi nói và đáp lời khen ngợi, cần chú ý điều gì ? (giọng, nét mặt, ánh mắt, cử chỉ, điệu bộ, )
Gợi ý câu b
+ Bạn Minh đến gặp Hồng vào dịp nào?
+ Bạn Minh đã nói gì với Hồng? Bạn ấy có hành động gì với Hồng?
+ Bạn Hồng đã đáp lại như thế nào trước lời nói và hành động của Hùng ?
-Giáo viên nhận xét –GD:
Khi các con nhận được lời chúc mừng, các con phải biết nói lời cảm ơn. Khi các con nhận quà thì các con phải biết bày tỏ cảm xúc về món quà mà các con nhận bên cạnh lời cảm ơn nhé.
Bài tập 5/32: Nói và nghe
a. Nói lại lời đáp của bạn Lam trong trường hợp sau:
 -Khi nhận lời khen ngợi của mẹ và thầy, bạn nhỏ cảm thấy rất vui. Em biết như vậy vì em thấy đôi má của bạn ửng hồng rạng rỡ.
-Nếu em là Lam, em sẽ nói lời cảm ơn để đáp lại lời khen ngợi của mẹ và thầy giáo.
-Khi nhận lời khen ngợi, em cần đáp với thái độ lịch sự. 
b. Cùng bạn nói và đáp lời khen về món quà.
- Bạn Minh đến gặp Hồng vào dịp sinh nhật của bạn Hồng.
- Bạn Minh nói: “Chúc mừng sinh nhật Hồng,chúc Hồng luôn hạnh phúc”. Bạn ấy gửi Hồng một chú gấu bông làm quà.
- Bạn Hồng khen gấu bông do bạn Minh đẹp và nói lời cảm ơn bạn Minh. Bạn Hồng nói: “A, chú gấu bông đẹp quá! Mình cảm ơn Minh nhé!”.
Hoạt động 2: Giúp học sinh biết nói và viết được lời cảm ơn. 
Mục tiêu: Giúp học sinh biết nói lời cảm ơn khi nhận lời chúc mừng, khi được tặng quà hoặc được sự giúp đỡ từ một ai đó. 
Phương pháp, hình thức tổ chức: Quan sát, đàm thoại, thảo luận nhóm, sắm vai.
Cách tiến hành: 
-Giáo viên cho học sinh thảo luận, phân vai, sắm vai trước lớp.
-Giáo viên nhận xét –GD: Khi nhận lời chúc mừng hoặc được sự giúp đỡ từ một ai đó thì các con phải biết nói lời cảm ơn . Không những vậy, khi các con nhận quà thì các con phải bày tỏ cảm xúc về món quà mà các con nhận bên cạnh lời cảm ơn nhé.
a. Đọc lời các nhân vật trong tranh.
-Nói và đáp lời theo lời nhân vật trong tranh.
b. Cùng bạn đóng vai, nói và đáp lời cảm ơn trong từng trường hợp sau:
-Bạn cho em mượn bút.
-Bà tặng em một quyển truyện tranh rất đẹp.
-Học sinh thảo luận nhóm đôi, phân vai bạn, bà, để nói và đáp lời cảm ơn phù hợp với mỗi tình huống.
-Học sinh nói và đáp theo tình huống b trước lớp.
-Nghe bạn và giáo viên nhận xét.
c. Viết lời cảm ơn em vừa nói ở bài tập b
VD:- Mình cảm ơn Tuấn đã cho mình mượn bút nhé!
 - Ôi, quyển truyện tranh này đẹp quá! Cháu cảm ơn bà nhé !
V. RÚT KINH NGHIỆM, ĐIỀU CHỈNH, BỔ SUNG:

Tài liệu đính kèm:

  • docxgiao_an_tieng_viet_lop_2_sach_chan_troi_sang_tao_tuan_3_2_th.docx