Giáo án Tiếng Việt Lớp 2 (Sách Chân trời sáng tạo) - Tuần 19, Bài: Khu vườn tuổi thơ - Tiết 3+4: Viết chữ hoa Q. Từ chỉ người, từ chỉ hoạt động. Dấu chấm than
I. Mục tiêu:Giúp HS:
1.Kiến thức:
- Viết đúng kiểu chữ hoa Q và câu ứng dụng; Tìm đượctừ ngữ chỉ người và hoạt động tương ứng, nhận diện được và bước đầu biết sử dụng câu đề nghị, dấu chấm than.
2. Kĩ năng:
- Viết đúng độ cao, dòng kẻ quy định, trình bày sạch đẹp chữ hoa Q và câu ứng dụng; thực hành được bài tập tìm từ chỉ người, hoạt động và dấu chấm than.
- Thực hiện được trò chơi: Đôi bàn tay và chiếc mũ kì diệu.
3. Thái độ:
-Yêu thích môn học, biết dùng và giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt;
4. Năng lực: Hình thành năng lực hợp tác qua việc thực hiện các hoạt động nhóm, năng lực tự học, tự giải quyết vấn đề, năng lực sáng tạo qua các hoạt động đọc, viết.
5.Phẩm chất: Rèn luyện phẩm chất chăm chỉ qua hoạt động viết, tính kiên nhẫn và cẩn thận.
II. PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC:
1.Giáo viên : Mẫu chữ Q hoa. Bảng phụ : Quê hương tươi đẹp.
Ti vi( máy chiếu nếu có)
2.Học sinh : Vở tập viết, bảng con. Mỗi HS mang 1 loại quả để thực hiện trò chơi.
TUẦN 19 TIẾNG VIỆT. Bài : KHU VƯỜN TUỔI THƠ TIẾT 3.4: Viết: Chữ hoa Q. Từ chỉ người, từ chỉ hoạt động. Dấu chấm than! I. Mục tiêu:Giúp HS: 1.Kiến thức: - Viết đúng kiểu chữ hoa Q và câu ứng dụng; Tìm đượctừ ngữ chỉ người và hoạt động tương ứng, nhận diện được và bước đầu biết sử dụng câu đề nghị, dấu chấm than. 2. Kĩ năng: - Viết đúng độ cao, dòng kẻ quy định, trình bày sạch đẹp chữ hoa Q và câu ứng dụng; thực hành được bài tập tìm từ chỉ người, hoạt động và dấu chấm than. - Thực hiện được trò chơi: Đôi bàn tay và chiếc mũ kì diệu. 3. Thái độ: -Yêu thích môn học, biết dùng và giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt; 4. Năng lực: Hình thành năng lực hợp tác qua việc thực hiện các hoạt động nhóm, năng lực tự học, tự giải quyết vấn đề, năng lực sáng tạo qua các hoạt động đọc, viết. 5.Phẩm chất: Rèn luyện phẩm chất chăm chỉ qua hoạt động viết, tính kiên nhẫn và cẩn thận. II. PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC: 1.Giáo viên : Mẫu chữ Q hoa. Bảng phụ : Quê hương tươi đẹp. Ti vi( máy chiếu nếu có) 2.Học sinh : Vở tập viết, bảng con. Mỗi HS mang 1 loại quả để thực hiện trò chơi. III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC Tiết 3: VIẾT CHỮ HOA: Q Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh A.Hoạt động khởi động ( 3-5 phút) - GV cho HS bắt bài hát - Thi đua viết tên bạn bắt đầu bằng âm: L. M, N, P. - GV nhận xét chữ viết của HS. 1.Hoạt động 1: Luyện viết chữ hoa Q( 9-10 phút) Mục tiêu: Giúp học sinh viết đúng chữ Q hoa Phương pháp, hình thức tổ chức: Quan sát, viết mẫu, thực hành, đàm thoại, trực quan, vấn đáp, thảo luận. Cách tiến hành: –Cho HS quan sát mẫu chữ Q hoa, xác định chiều cao, độ rộng, cấu tạo nét chữ của con chữ Q hoa. – GV viết mẫu và nêu quy trình viết chữ Q hoa. - Nét 1: Cong kín: Đặt bút cao 2.5 ô. Giữa ĐK 3 và 4, đưa bút sang trái để viết nét cong kín phần cuối nét lượn vào trong bụng chữ, đến giữa ĐK2 và ĐK3 thì lượn lên một chút rồi dừng bút ở ĐK3. - Nét 2: Lượn ngang: Từ điểm dừng bút của nét 1, lia bút xuống khoảng giữa ĐK 1 và ĐK2 bên trong nét cong thứ nhất viết nét lượn ngang từ trong lòng chữ ra ngoài dừng bút ở giữa ĐK 1 và ĐK2. – HD HS viết chữ Q hoa vào bảng con. –HD HS tô và viết chữ Q hoa vào VTV. 2.Hoạt động 2: Luyện viết câu ứng dụng ( 9-10 phút) Mục tiêu: Giúp học sinh viết đúng câu ứng dụng “ Quê hương tươi đẹp” Phương pháp, hình thức tổ chức: Quan sát, viết mẫu, thực hành, đàm thoại, trực quan, vấn đáp, thảo luận. Cách tiến hành: – HS đọc và tìm hiểu nghĩa của câu ứng dụng “ Quê hương tươi đẹp” – HS nghe GV nhắc lại quy trình viết chữ Q hoa và cách nối từ chữ Q hoa sang chữ u. – HS quan sát cách GV viết chữ Quê. – HS viết chữ Quê và câu ứng dụng “ Quê hương tươi đẹp” vào VTV. 3.Hoạt động 3: Luyện viết thêm(4- 5 phút) *Mục tiêu: Giúp học sinh viết đúng câu ứng dụng đọc, viết và hiểu nội dung câu viết: “ Quê hương tươi đẹp” . *Phương pháp, hình thức tổ chức: Quan sát, viết mẫu, thực hành, đàm thoại, trực quan, vấn đáp, thảo luận. *Cách tiến hành: – HS đọc và tìm hiểu nghĩa của câu thơ: “ Quê hương tươi đẹp” – HS viết chữ Quê và câu thơ vào VTV 4.Hoạt động 4: Đánh giá bài viết (4- 5 phút) Mục tiêu: Giúp học sinh biết đánh giá bài viết của bản thân và của bạn bè. Phương pháp, hình thức tổ chức: Quan sát, trực quan, vấn đáp. Cách tiến hành: – GV yêu cầu HS tự đánh giá phần viết của mình và của bạn. – GV nhận xét một số bài viết. – Giáo viên nhận xét,tuyên dương bài viết của học sinh. Hs hát - HS viết bảng con. - HS nhân xét nhóm đôi bạn về chữ của các bạn. - HS lắng nghe - HS nhắc lại độ cao chữ Q. – HS quan sát mẫu – HS quan sát GV viết mẫu – HS quan sát GV viết mẫu và nêu quy trình viết chữ Q hoa. – HS viết vào bảng con, VTV - Nhóm đôi bạn nêu nội dung câu thơ: Nói về vẻ đẹp của quê hương . - HS viết vở. – Đôi bạn đổi vở nhận xét chữ viết của bạn. – HS nghe GV nhận xét một số bài viết. -HS tự đánh giá phần viết của mình và của bạn. - HS nghe GV nhận xét một số bài viết. Tiết 4 : TỪ VÀ CÂU Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh 1. Hoạt động 1: Luyện từ (Bài tập 3)(10 phút) *Mục tiêu: Giúp HS xác định yêu cầu của BT 3; HS quan sát tranh, đọc từ và chọn từ phù hợp với từng tranh; chia sẻ kết quả trong nhóm đôi/ nhóm nhỏ. *Phương pháp, hình thức tổ chức: Quan sát, trực quan, vấn đáp, thảo luận nhóm 4 *Cách tiến hành: – HS xác định yêu cầu của BT 3/a ( Tìm trong đoạn 1 của truyện: khu vườn tuổi thơ từ ngữ: chỉ người và chỉ hoạt động?) - HS đọc thầm lại đoạn 1. - Đôi bạn thảo luận tìm từ chỉ người và từ chỉ hoạt động. - Đại diện nhóm báo cáo. - HS nhận xét bài nhóm bạn. GV nhận xét các nhóm. - HS trả lời: * Từ chỉ người: bố, tôi * Từ chỉ hoạt động: trồng, dẫn, tưới. – HS xác định yêu cầu của BT 3/b. - HS thực hiện trò chơi tiếp sức: Nhóm đôi bạn: 1 bạn nêu từ chỉ người + 1 bạn nêu từ chỉ họat động. - Sau đó thi đua các nhóm lên trình bày. VD: chị - nhặt rau; mẹ - nhổ cỏ ; ông- cuốc đất 2.Hoạt động 2: Luyện câu (Bài tập 4):10 phút) *Mục tiêu: Giúp HS biết nhận diện câu đề nghị và biết sử dụng dấu chấm than. *Phương pháp, hình thức tổ chức: Quan sát, trực quan, vấn đáp, thảo luận nhóm đôi. *Cách tiến hành: 2.1 Nhận diện câu đề nghị : - HS xác định yêu cầu của BT 4.a - GV hướng dẫn HS cách tìm câu đề nghị: Thế nào là câu đề nghị? HS trả lời: Câu đề nghị là câu có mục đích nói để người nghe thực hiện một hoạt động : VD: Em làm bài tập này nhé! - Một vài em nêu một số câu ví dụ. - Đôi bạn thảo luận chọn đáp án đúng.( câu cuối) Con hãy nhắm mắt lại! - Đại diện nhóm trình bày trước lớp. Nhận xét bài làm của HS. Đáp án đúng là : Con hãy nhắm mắt lại! 2.2 Dấu chấm than: HS xác định yêu cầu bài tập 4.b ( Điền dấu câu phù hợp với mỗi ô trống) - Cá nhân thực hiện vào vở BT- đôi bạn đổi vở kiểm tra bài. Đại diện nhóm trình bày trước lớp. Câu a: dấu chấm than Câu b: dấu chấm hỏi Câu c: dấu chấm Câu d: dấu chấm than. - Nhận xét bài làm của HS. 2.3 Luyện tập đặt câu đề nghị: - Xác định yêu cầu bài tập 4C . ( Đặt 2- 3 câu đề nghị bạn cùng thực hiện một hoạt động học tập) - Nhóm đôi bạn đặt câu đề nghị theo yêu cầu trong bài tập. Nhận xét bài làm của bạn. - HS viết vào vở bài tập 2 đến 3 câu đề nghị. - HS tự đánh giá bài làm của mình và của bạn. 3. Hoạt động 3: Vận dụng * Mục tiêu: Giúp HS xác định yêu cầu của hoạt động: đoán tên hoa quả , qua trò chơi: “Đôi bàn tay và chiếc mũi Kỳ Diệu” *Phương pháp, hình thức tổ chức: thực hành nhóm đôi. *Cách tiến hành: – HS cầm hoa hoặc quả( đã chuẩn bị ) trên tay. – Đôi bạn cùng nhắm mắt và đố bạn: quả( hoa ) gì? - Nêu thêm đặc điểm về loại hoa( quả) mà bạn đoán được? - Nhận xét phần thực hành của HS. 4.Hoạt động củng cố và nối tiếp:4’ (?) Nêu lại nội dung bài - Nhận xét, đánh giá. - Về học bài, chuẩn bị bài sau. - Nhóm đôi bạn đọc lại đoạn 1. - Nhóm đôi bạn thảo luận- trả lời. - Nhóm đôi bạn thảo luận. - Trình bày trước lớp. - HS trả lời: - HS trả lời – HS đọc yêu cầu bài tập. – HS làm bài vào vở. – Đôi bạn trao đổi chấm bài cho nhau. – Nhận xét bài làm của bạn. – HS đọc yêu cầu. - Đôi bạn nói cho nhau nghe. – HS viết vở. - Đổi vở nhận xét bài làm của HS. – Đôi bạn thực hành – Nhận xét phần đoán tên hoa9 quả) của bạn.
Tài liệu đính kèm:
- giao_an_tieng_viet_lop_2_sach_chan_troi_sang_tao_tuan_19_bai.doc