Giáo án Tiếng Việt Lớp 2 (Sách Chân trời sáng tạo) - Tuần 2, Bài 3: Ngày hôm qua đâu rồi (Tiết 3+4)

Giáo án Tiếng Việt Lớp 2 (Sách Chân trời sáng tạo) - Tuần 2, Bài 3: Ngày hôm qua đâu rồi (Tiết 3+4)

I. MỤC TIÊU: Sau bài học, học sinh:

1.Kiến thức:

- Viết đúng kiểu chữ hoa Ă, và câu ứng dụng; Bước đầu làm quen với các khái niệm từ ngữ và câu ; tìm và đặt câu giới thiệu – mẫu câu Ai là gì?

2. Kĩ năng:

- Viết đúng độ cao, dòng kẻ quy định, trình bày sạch đẹp chữ hoa Ă, và câu ứng dụng; thực hành được bài tập tìm từ ngữ,xác định và đặt câu giới thiệu – mẫu câu Ai là gì?

3.Thái độ:

-Yêu thích môn học, biết dùng và giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt;

4.Năng lực: Hình thành năng lực hợp tác qua việc thực hiện các hoạt động nhóm, năng lực tự học, tự giải quyết vấn đề, năng lực sáng tạo qua các hoạt động đọc, viết.

5.Phẩm chất: Rèn luyện phẩm chất chăm chỉ qua hoạt động viết, rèn luyện phẩm chất trung thực qua việc thực hiện các nội dung kiểm tra, đánh giá.

II. PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC:

1.Giáo viên : Mẫu chữ Ă, hoa. Bảng phụ : Ăn chậm nhai kĩ, .

2.Học sinh : Vở tập viết, bảng con.

III. PHƯƠNG PHÁP VÀ HÌNH THỨC DẠY HỌC:

1.Phương pháp dạy học: Đàm thoại, trực quan,vấn đáp, trò chơi,

2.Hình thức dạy học:Cá nhân, nhóm, lớp

 

docx 9 trang Hà Duy Kiên 28/05/2022 8991
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Tiếng Việt Lớp 2 (Sách Chân trời sáng tạo) - Tuần 2, Bài 3: Ngày hôm qua đâu rồi (Tiết 3+4)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: / /20 . Ngày dạy: ./ /20 .
Kế hoạch bài dạy môn Tiếng Việt lớp 2 tuần 2
CHỦ ĐIỂM 1: EM ĐÃ LỚN HƠN
BÀI 3: NGÀY HÔM QUA ĐÂU RỒI (TIẾT 3,4/SGK trang 19,20)
I. MỤC TIÊU: Sau bài học, học sinh:
1.Kiến thức: 
- Viết đúng kiểu chữ hoa Ă, và câu ứng dụng; Bước đầu làm quen với các khái niệm từ ngữ và câu ; tìm và đặt câu giới thiệu – mẫu câu Ai là gì?
2. Kĩ năng: 
- Viết đúng độ cao, dòng kẻ quy định, trình bày sạch đẹp chữ hoa Ă, và câu ứng dụng; thực hành được bài tập tìm từ ngữ,xác định và đặt câu giới thiệu – mẫu câu Ai là gì?
3.Thái độ: 
-Yêu thích môn học, biết dùng và giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt; 
4.Năng lực: Hình thành năng lực hợp tác qua việc thực hiện các hoạt động nhóm, năng lực tự học, tự giải quyết vấn đề, năng lực sáng tạo qua các hoạt động đọc, viết.
5.Phẩm chất: Rèn luyện phẩm chất chăm chỉ qua hoạt động viết, rèn luyện phẩm chất trung thực qua việc thực hiện các nội dung kiểm tra, đánh giá.
II. PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC:
1.Giáo viên : Mẫu chữ Ă, hoa. Bảng phụ : Ăn chậm nhai kĩ, ...
2.Học sinh : Vở tập viết, bảng con.
III. PHƯƠNG PHÁP VÀ HÌNH THỨC DẠY HỌC:
1.Phương pháp dạy học: Đàm thoại, trực quan,vấn đáp, trò chơi, 
2.Hình thức dạy học:Cá nhân, nhóm, lớp
IV.HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
Tiết 3: VIẾT CHỮ HOA: Ă,Â
TG
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
10’
Hoạt động 1: Luyện viết chữ hoa Ă,Â
Mục tiêu: Giúp học sinh viết đúng chữ Ă, hoa
Phương pháp, hình thức tổ chức: Quan sát, viết mẫu, thực hành, đàm thoại, trực quan, vấn đáp, thảo
Cách tiến hành:
- Giáo viên hướng dẫn học sinh quan sát chữ mẫu, nêu quy trình viết chữ hoa Ă,Â. 
- Giáo viên lưu ý cách cầm bút, tư thế ngồi viết.
-Giáo viên quan sát, chỉnh sửa chữ viết học sinh.
– HS quan sát mẫu chữ Ă, hoa, xác định chiều cao, độ rộng, cấu tạo nét chữ của con chữ Ă, hoa.
Cấu tạo: Chữ Ă hoa gồm 4 nét: gồm nét móc ngược trái, nét móc ngược phải, nét lượn và dấu mũ ngược.
Cách viết: Đặt bút trên đường kẻ (ĐK) ngang 2 viết một nét móc ngược trái, hơi lượn vòng khi đến điểm dừng trên ĐK dọc 3.Không nhấc bút, viết tiếp nét móc ngược phải và dừng bút dưới ĐK ngang 2 và trước ĐK dọc 4.
- Lia bút đến ĐK ngang 4, viết nét lượn võng và dừng bút bên phải ĐK dọc 3.
Cấu tạo: Chữ Â hoa gồm 4 nét: gồm nét móc ngược trái, nét móc ngược phải, nét lượn và dấu mũ.
Cách viết: Đặt bút trên đường kẻ (ĐK) ngang 2 viết một nét móc ngược trái, hơi lượn vòng khi đến điểm dừng trên ĐK dọc 3.Không nhấc bút, viết tiếp nét móc ngược phải và dừng bút dưới ĐK ngang 2 và trước ĐK dọc 4.
- Lia bút đến dưới ĐK ngang 4, viết nét xiên phải, không nhấc bút viết liền mạch nét xiên trái và dừng bút dưới ĐK ngang 4, bên phải ĐK dọc 3.
– HS quan sát GV viết mẫu và nêu quy trình viết chữ Ă, hoa.
– HS viết chữ Ă, hoa vào bảng con.
– HS tô và viết chữ Ă, hoa vào VTV.
10’
Hoạt động 2: Luyện viết câu ứng dụng
Mục tiêu: Giúp học sinh viết đúng chữ Ă, hoa, câu ứng dụng “ Ăn chậm nhai kĩ ” 
Phương pháp, hình thức tổ chức: Quan sát, viết mẫu, thực hành, đàm thoại, trực quan, vấn đáp, thảo luận.
Cách tiến hành:
Giáo viên hướng dẫn học sinh quan sát chữ mẫu, lưu ý cách cầm bút, tư thế ngồi viết.
Giáo viên quan sát, chỉnh sửa chữ viết học sinh.
-Học sinh quan sát chữ mẫu, nêu quy trình viết.
-Học sinh luyện viết bảng con chữ “Ă,” hoa; chữ “Ăn chậm nhai kĩ ”;
-HS viết chữ Ă, hoa, chữ Ăn và câu ứng dụng vào VTV:
 “Ăn chậm nhai kĩ”
10’
Hoạt động 3: Luyện viết thêm
Mục tiêu: Giúp học sinh viết đúng chữ Ă, hoa, đọc, viết và hiểu câu ca dao : 
 “Ăn quả nhớ kẻ trồng cây
 Ăn khoai nhớ kẻ cho dây mà trồng.”
Phương pháp, hình thức tổ chức: Quan sát, viết mẫu, thực hành, đàm thoại, trực quan, vấn đáp, thảo luận.
Cách tiến hành:
Giáo viên hướng dẫn học sinh quan sát chữ mẫu, lưu ý cách cầm bút, tư thế ngồi viết.
Giáo viên quan sát, chỉnh sửa chữ viết học sinh.
Giáo viên hướng dẫn HS đọc và tìm hiểu nghĩa của câu ca dao:
“Ăn quả nhớ kẻ trồng cây
 Ăn khoai nhớ kẻ cho dây mà trồng.”
HS viết chữ Ă, hoa, chữ Ăn và câu ca dao vào VTV:
 “Ăn quả nhớ kẻ trồng cây
 Ăn khoai nhớ kẻ cho dây mà trồng.”
5’
Hoạt động 4: Đánh giá bài viết
Mục tiêu: Giúp học sinh biết đánh giá bài viết của bản thân và của bạn bè.
Phương pháp, hình thức tổ chức: Quan sát, trực quan, vấn đáp.
Cách tiến hành:
- Giáo viên lắng nghe học sinh nhận xét bài viết của bạn bên cạnh.
- Giáo viên nhận xét,tuyên dương bài viết của học sinh. 
HS tự đánh giá phần viết của mình và của bạn.
HS nghe GV nhận xét một số bài viết.
Tiết 4 : TỪ VÀ CÂU
TG
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
14’
Hoạt động 1: Luyện từ (Bài tập 3)
Mục tiêu: Giúp HS xác định yêu cầu của BT 3; HS quan sát tranh, đọc từ và chọn từ phù hợp với từng tranh; chia sẻ kết quả trong nhóm đôi/ nhóm nhỏ.
Phương pháp, hình thức tổ chức: Quan sát, trực quan, vấn đáp, thảo luận nhóm đôi
Cách tiến hành:
- Giáo viên hướng dẫn học sinh mở sách, đọc yêu cầu bài cá nhân, nhóm 2.
- Cho HS quan sát tranh, đọc mẫu, thảo luận nhóm nhỏ để tìm từ ngữ phù hợp với từng tranh. Chia sẻ kết quả trước lớp. Mỗi tranh HS có thể nói các từ ngữ khác nhau
- Giáo viên có thể tổ chức cho học sinh thi đua 2 đội tiếp sức viết từ ngữ phù hợp dưới mỗi tranh.
- Giáo viên yêu cầu học sinh tìm thêm một số từ ngữ chỉ người, vật.
- GV chốt –nhận xét:
Bài tập 3/20: Tìm từ ngữ chỉ sự vật ( người, đồ vật,con vật, cây cối, ) phù hợp với từng tranh.
-Học sinh đọc yêu cầu bài, xác định yêu cầu bài, thảo luận nhóm đôi tìm từ ngữ phù hợp với tranh. 
-Đại diện các nhóm trình bày.
1.cô giáo, giáo viên
2.đôi bạn, bạn trai và bạn gái, 
3.quyển sách, sách Tiếng việt, 
4.bút máy, cây bút mực, .
5.con mèo, mèo tam thể,..
6.con trâu, trâu
7.cây dừa, dừa xiêm, 
8.cây cam
-Học sinh nhận xét.
13’
Hoạt động 2: Luyện câu (Bài tập 4)
Mục tiêu: Giúp HS biết đặt câu theo mẫu ai thế nào - mẫu câu giới thiệu ở BT 3; 
Phương pháp, hình thức tổ chức: Quan sát, trực quan, vấn đáp, thảo luận.
Cách tiến hành:
Giaó viên yêu cầu HS xác định yêu cầu của BT 4a, quan sát các đáp án (GV có thể giải thích thêm: Câu giới thiệu là câu được dùng để cho biết một vài điều cần thiết, như họ tên, nghề nghiệp, chức vụ, quan hệ, của bản thân hoặc một người nào đó). 
– GV cho HS thảo luận nhóm đôi, chọn đáp án đúng (Em là học sinh lớp Hai). 
– HS nêu và giải thích lí do chọn đáp án thứ nhất.
- Giáo viên yêu cầu học sinh đọc câu mẫu. 
Mẫu: Bạn Ánh là tổ trưởng tổ em.
– Giáo viên hướng dẫn HS đặt câu theo yêu cầu BT trong nhóm nhỏ. 
– HS chơi trò chơi Truyền tin để nói miệng câu vừa đặt.
- Giáo viên yêu cầu học sinh đọc câu vừa đặt ở bài tập 4.
- HS xác định yêu cầu của BT 4, quan sát câu mẫu giới thiệu.
- HS chọn câu giới thiệu trong 3 câu cho sẵn.
- HS giải thích lí do vì các câu còn lại không phải câu giới thiệu.
-HS đọc câu mẫu: 
Mẫu: Bạn Ánh là tổ trưởng tổ em.
- HS đặt câu theo yêu cầu BT trong nhóm nhỏ.
- HS chơi trò chơi Truyền tin để nói miệng câu vừa đặt.
- HS nghe bạn và GV nhận xét câu.
- HS viết vào VBT/10 1 – 2 câu giới thiệu bạn cùng lớp ở BT 3.
- HS tự đánh giá bài làm của mình và của bạn.
9’
Hoạt động 3: Vận dụng
Mục tiêu: Giúp HS xác định yêu cầu của hoạt động: Trao đổi với bạn hoặc người thân những việc em cần làm để không lãng phí thời gian cuối tuần.
Phương pháp, hình thức tổ chức: Thảo luận nhóm đôi
Cách tiến hành:
– Yêu cầu HS xác định yêu cầu của hoạt động: Trao đổi với bạn hoặc người thân những việc em cần làm để không lãng phí thời gian cuối tuần. 
- GV hướng dẫn những nội dung có thể trao đổi với bạn bè hoặc người thân: 
+ Những việc em thường làm vào cuối tuần và thời gian em làm mỗi việc. 
+ Những khoảng thời gian trống
 + Những việc em nên làm vào những khoảng thời gian trống. 
+ 
– GV có thể tổ chức cho HS thực hiện hoạt động theo nhóm nhỏ ở lớp hoặc trao đổi với người thân ở nhà.
 – HS nói trước lớp. 
– HS nghe bạn và GV nhận xét cách em sử dụng thời gian cuối tuần.
 - Giáo dục kĩ năng sống: Tuổi nhỏ làm việc nhỏ tùy theo sức của mình. Các em hãy giúp đỡ người thân, bạn bè tùy theo sức của mình nhé !
- 1 – 2 HS nói trước lớp cảm xúc sau khi làm một việc nhà để bạn và GV nhận xét, định 
hướng cho hoạt động nhóm.
- HS thực hiện hoạt động theo nhóm đôi.
- HS nói trước lớp và chia sẻ suy nghĩ, cảm xúc về những việc nhà mình đã làm, được người thân khen ngợi, cảm nghĩ khi được khen ngợi.
V. RÚT KINH NGHIỆM, ĐIỀU CHỈNH, BỔ SUNG:

Tài liệu đính kèm:

  • docxgiao_an_tieng_viet_lop_2_sach_chan_troi_sang_tao_bai_3_ngay.docx