Giáo án Tiếng Việt Lớp 2 (Sách Chân trời sáng tạo) - Tuần 20, Bài 4: Bên cửa sổ (Tiết 3)

Giáo án Tiếng Việt Lớp 2 (Sách Chân trời sáng tạo) - Tuần 20, Bài 4: Bên cửa sổ (Tiết 3)

I. MỤC TIÊU: Giúp HS hình thành và phát triển:

1. Năng lực

1.1 Năng lực đặc thù: Hình thành cho HS năng lực ngôn ngữ:

- Mở rộng vốn từ về nơi thân quen (từ ngữ chỉ tình cảm với nơi thân quen); dấu chấm, dấu phẩy; đặt và trả lời câu hỏi Khi nào?Lúc nào? Bao giờ?.

 - Đọc - kể được truyện Khu vườn tuổi thơ đã đọc.

 1.2. Năng lực chung:

 - Tự chủ và tự học: Tự giác học tập, tham gia vào các hoạt động.

 - Giao tiếp và hợp tác: Có thói quen trao đổi, giúp đỡ nhau trong học tập; biết. cùng nhau hoàn thành nhiệm vụ học tập theo sự hướng dẫn của thầy cô.

 - Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Qua hoạt động đọc, viết, thực hiện các bài tập.

 2. Phẩm chất:

 - Rèn luyện phẩm chất chăm chỉ qua hoạt động tập viết.

 - Rèn luyện phẩm chất trung thực qua việc thực hiện các nội dung kiểm tra, đánh giá.

 - Bồi dưỡng phẩm chất trách nhiệm gìn giữ ngôi nhà mình ở.

 II. PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC

a. Đối với giáo viên: Sách GV; một số tranh ảnh dùng minh họa các hoạt động.

b. Đối với học sinh: SGK, VBT, bảng, phấn, thẻ tự đánh giá.

 

docx 4 trang Hà Duy Kiên 28/05/2022 15630
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Tiếng Việt Lớp 2 (Sách Chân trời sáng tạo) - Tuần 20, Bài 4: Bên cửa sổ (Tiết 3)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
MÔN: TIẾNG VIỆT - TUẦN 20
 CHỦ ĐIỂM 9: NƠI CHỐN THÂN QUEN 
BÀI 4: BÊN CỬA SỔ (Tiết 3)
I. MỤC TIÊU: Giúp HS hình thành và phát triển:
1. Năng lực
1.1 Năng lực đặc thù: Hình thành cho HS năng lực ngôn ngữ:
- Mở rộng vốn từ về nơi thân quen (từ ngữ chỉ tình cảm với nơi thân quen); dấu chấm, dấu phẩy; đặt và trả lời câu hỏi Khi nào?Lúc nào? Bao giờ?.
	- Đọc - kể được truyện Khu vườn tuổi thơ đã đọc.
	1.2. Năng lực chung: 
	- Tự chủ và tự học: Tự giác học tập, tham gia vào các hoạt động.
	- Giao tiếp và hợp tác: Có thói quen trao đổi, giúp đỡ nhau trong học tập; biết. cùng nhau hoàn thành nhiệm vụ học tập theo sự hướng dẫn của thầy cô.
	- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Qua hoạt động đọc, viết, thực hiện các bài tập.
 	2. Phẩm chất: 
	- Rèn luyện phẩm chất chăm chỉ qua hoạt động tập viết. 
 	- Rèn luyện phẩm chất trung thực qua việc thực hiện các nội dung kiểm tra, đánh giá.
	- Bồi dưỡng phẩm chất trách nhiệm gìn giữ ngôi nhà mình ở.
	II. PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC
a. Đối với giáo viên: Sách GV; một số tranh ảnh dùng minh họa các hoạt động.
b. Đối với học sinh: SGK, VBT, bảng, phấn, thẻ tự đánh giá.
	III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
TIẾT 3
TG
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
5’
1. Ổn định lớp và kiểm tra bài cũ 
* Mục tiêu: HS ôn lại kiến thức đã học
* Phương pháp: Thực hành, vấn đáp.
* Cách tiến hành:
GV cho HS hát múa bài: Ba ngọn nến lung linh.
GV đặt các câu hỏi cho HS trả lời:
Bài hát này có những ai?
Ba mẹ, con cái cùng sống bên nhau gọi là gì?
Con hãy nói 1 câu về gia đình con?
GV nhận xét, khen ngợi
HS cùng tham gia hát 
HS nêu cá nhân:
Ba, mẹ, con
Gia đình
Cả nhà con rất thương nhau.
27’
2. Khám phá và luyện tập:
10’
Hoạt động 3: Luyện từ
* Mục tiêu: Mở rộng vốn từ về nơi thân quen (từ ngữ chỉ tình cảm với nơi thân quen).
* Phương pháp: Đàm thoại, trực quan, vấn đáp, sơ đồ tư duy
* Cách tiến hành:
Yêu cầu HS đọc yêu cầu Bài 3. STV trang 23
- GV đưa hình ảnh minh họa như trong sách: Các con đếm xem trong cành cây này có bao nhiêu chiếc lá có chứa các tiếng?
- GV cho HS cùng đọc trong nhóm 2 các tiếng này.
- GV mời vài nhóm đọc to trước lớp.
- GV hướng dẫn HS mẫu: Cách ghép tiếng thân với các tiếng khác như sau:
+ Các em hãy quan sát: Cô có tiếng “tha”, bây giờ cô sẽ lần lượt ghép tiếng “tha” với các tiếng còn lại trong bài tập, sau đó cô sẽ chọn các từ ngữ chỉ tình cảm gia đình trong các từ vừa ghép nhé! Vậy cô đã ghép được các từ sau: thiết tha, tha thiết.
GV tổ chức cho HS ghép các tiếng còn lại trong bài tập theo hình thức: tổ chức cho HS thảo luận nhóm 6, viết vào sơ đồ tư duy các từ vừa ghép được. 2 nhím nào nhanh nhất sẽ treo bảng lớp, các nhóm còn lại treo xung quanh lớp. Thời gian: 2 phút
GV nhận xét, tuyên dương
GV hướng dẫn HS giải nghĩa các từ vừa tìm được, kết hợp đặt câu với vài từ vừa tìm.
Hình thức tổ chức: GV cho HS lựa chọn từ mình biết để giải thích, đặt câu. Từ nào HS không giải thích được, GV sẽ giải thích cho HS.
GV nhận xét, tuyên dương HS.
Yêu cầu bài 3: Ghép các tiếng sau thành từ ngữ chỉ tình cảm với nơi thân quen
Có 6 chiếc lá có chứa tiếng
HS đọc trong nhóm 2: thân, tha, quen, thương, thiết, thuộc...
HS đọc to trước lớp.
HS cùng quan sát, lắng nghe
HS đọc lại các từ vừa ghép được: thiết tha, tha thiết
HS thảo luận nhóm 6.
HS viết vào sơ đồ tư duy: quen thuộc, thiết tha, tha thiết, thân quen, quen thân, thân thiết, thân thuộc, thân thương...
2 nhóm HS trình bày – Các nhóm khác nhận xét.
HS có thể giải thích, đặt câu theo cảm nhận của các em. Ví dụ: 
+ quen thuộc: quen tới mức biết rất rõ. 
Đặt câu: Ngôi nhà rất quen thuộc với em.
+ thiết tha, tha thiết: có tình cảm thắm thiết, luôn nghĩ đến nhau. Đặt câu: Tình bạn giữa chúng em rất tha thiết.
HS lắng nghe bạn, nhận xét và bổ sung.
17’
Hoạt động 4: Luyện câu
* Mục tiêu: Hiểu và biết sử dụng dấu chấm, dấu phẩy; đặt và trả lời câu hỏi Khi nào? Lúc nào? Bao giờ?.
* Phương pháp: Đàm thoại, trực quan, vấn đáp, thực hành
* Cách tiến hành:
a. Dấu chấm, dấu phẩy
Yêu cầu HS đọc yêu cầu Bài 4a./ STV trang 23
- GV cho HS xem đọc văn, yêu cầu HS đọc thầm đoạn văn này.
GV hỏi: Hãy kể tên các dấu câu em đã được học? 
- Khi viết, lúc nào em dùng dấu chấm? - Sau dấu chấm, ta viết thế nào?
- Khi viết, lúc nào em dùng dấu phẩy?
GV cho HS điền dấu vào bài tập 3a trong Vở BTTV 
GV tổ chức cho HS trò chơi: Thi tiếp sức 2 đội để tổ chức sửa bài.
Hình thức: Mỗi đội cử 5 bạn lần lượt tiếp sức điền dấu, đội nào nhanh và đúng sẽ chiến thắng.
GV nhận xét, tuyên dương.
b. Đặt và trả lời câu hỏi Khi nào? Lúc nào? Bao giờ?
Yêu cầu HS đọc yêu cầu Bài 4b./ STV trang 23.
GV hướng dẫn câu mẫu: Sáng sớm, đường phố bắt đầu nhộn nhịp.
Trong câu này, từ nào được in đậm?
Sáng sớm là từ chỉ gì?
Để đặt câu hỏi cho các từ ngữ in đậm chỉ thời gian trong câu, ta có thể dùng từ ngữ khi nào, lúc nào, bao giờ.
GV đưa các câu hỏi đã đặt – cho HS đọc lại. 
GV lưu ý HS khi đặt câu hỏi với các từ ngữ khi nào, lúc nào, bao giờ, ta có thể viết đầu câu hay cuối câu.
GV tổ chức cho HS cùng đặt câu hỏi trong nhóm đôi.
GV cho các nhóm cùng trình bày
GV nhận xét, tuyên dương.
GV cho HS làm các câu trong bài tập.
GV lưu ý HS đầu câu viết hoa, cuối câu hỏi có dấu chấm hỏi.
GV quan sát HS làm bài – Nhận xét 
HS đọc yêu cầu: Chọn dấu câu phù hợp với mỗi ô trống. Viết hoa chữ cái đầu câu.
HS đọc thầm đoạn văn.
HS nêu: Dấu phẩy, dấu chấm...
Dấu chấm: Kết thúc câu kể, giúp người đọc biết câu chuyện chuyển sáng một vấn đề khác. Sau dấu chấm, phải viết hoa chữ cái đầu câu tiếp theo. 
Dấu phẩy: tách các từ cùng chức năng trong câu.
HS làm bài HS chia sẻ kết quả trong nhóm 4.
HS thi tiếp sức 2 đội – Mỗi đội 5 bạn. HS còn lại cổ vũ, nhận xét bạn.
HS đọc lại đoạn văn đã điền dấu câu: Cò, vạc, diệc xám rủ nhau về đây làm tổ. Chúng gọi nhau, trêu ghẹo nhau váng cả một vùng sông nước.
HS đọc yêu cầu: Dùng từ ngữ khi nào, lúc nào, bao giờ đặt câu hỏi cho các từ ngữ in đậm.
Sáng sớm
Chỉ thời gian
HS đọc lại các câu hỏi này.
Khi nào đường phồ bắt dầu nhộn nhịp?
Đường phố bắt đầu nhộn nhịp khi nào?
2 HS cùng đặt câu hỏi với nhau.
Các nhóm HS trình bày trước lớp.
HS nhận xét bạn.
HS làm bài cá nhân
3’
* Hoạt động tiếp nối:
+ Mục tiêu: Động viên, khuyến khích HS có tiến bộ.
+ Phương pháp: Thực hành.
+ Cách tiến hành:
- Cho HS chọn biểu tượng đánh giá phù hợp với kết quả học tập của mình.
- GV nhận xét phần tự đánh giá của HS.
Nhận xét tiết học
Dặn dò HS về nhà ôn lại bài, tập đặt câu hỏi theo nội dung bài học.
- Chuẩn bị: Tiết 4
- HS thực hiện tự đánh giá kết quả học tập của mình.
HS lắng nghe.

Tài liệu đính kèm:

  • docxgiao_an_tieng_viet_lop_2_sach_chan_troi_sang_tao_tuan_20_bai.docx