Giáo án Tiếng Việt Lớp 2 (Sách Chân trời sáng tạo) - Tuần 20, Bài 4: Bên cửa sổ (Tiết 5)
I. MỤC TIÊU:
Sau bài học, học sinh:
1. Kiến thức, kĩ năng:
- Chia sẻ với bạn những cảnh vật em nhìn thấy qua khung cửa nhà mình; nêu được phỏng đoán của bản thân về nội dung bài đọc qua tên bài và tranh minh hoạ.
Đọc trôi chảy bài đọc, ngắt nghỉ đúng dấu câu, đúng logic ngữ nghĩa; hiểu nội dung bài đọc: Bên khung cửa sổ nhà mì̀nh, Hà thấy được nhiều âm thanh và cả̉nh đẹp. Đây cũng là nơi bà thường đọc truyệ̣n cho Hà nghe; biết liên hệ bản thân: Yêu thương, giữ gì̀n từ̀ng góc nhỏ thân quen của ngôi nhà mì̀nh ở.
- Nghe – viết đúng đoạn văn; viết hoa tên địa lí; phân biệt ch/tr, ong/ông.
2. Năng lực:
* Năng lực chung:
+ Năng lực giao tiếp, hợp tác: Trao đổi, thảo luận để thực hiện các nhiệm vụ học tập.
+ Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Sử dụng các kiến thức đã học ứng dụng vào thực tế, tìm tòi, phát hiện giải quyết các nhiệm vụ trong cuộc sống.
* Năng lực riêng:
+ Lắng nghe và nhận xét bạn.
+ Liên hệ đến bản thân điều thú vị và học được trong bài.
+ Chia sẻ với bạn những gì em biết qua bài học.
3. Phẩm chất:
- Rèn luyện phẩm chất chăm chỉ, trung thực qua các hoạt động học tập.
- Bồi dưỡng phẩm chất trách nhiệm gìn giữ ngôi nhà mình ở.
II. PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC:
1. Giáo viên:
- Ti vi/ máy chiếu/ tranh ảnh minh họa, thẻ từ, bảng viết các câu dài để hướng dẫn HS luyện đọc.
2. Học sinh: SGK, vở chính tả, bảng, phấn, VBT
Ngày soạn: Ngày dạy: Tuần: 20 CHỦ ĐIỂM 9: NƠI CHỐN THÂN QUEN BÀI 4: BÊN CỬA SỔ (TIẾT 5) I. MỤC TIÊU: Sau bài học, học sinh: 1. Kiến thức, kĩ năng: - Chia sẻ với bạn những cảnh vật em nhìn thấy qua khung cửa nhà mình; nêu được phỏng đoán của bản thân về nội dung bài đọc qua tên bài và tranh minh hoạ. Đọc trôi chảy bài đọc, ngắt nghỉ đúng dấu câu, đúng logic ngữ nghĩa; hiểu nội dung bài đọc: Bên khung cửa sổ nhà mì̀nh, Hà thấy được nhiều âm thanh và cả̉nh đẹp. Đây cũng là nơi bà thường đọc truyệ̣n cho Hà nghe; biết liên hệ bản thân: Yêu thương, giữ gì̀n từ̀ng góc nhỏ thân quen của ngôi nhà mì̀nh ở. - Nghe – viết đúng đoạn văn; viết hoa tên địa lí; phân biệt ch/tr, ong/ông. 2. Năng lực: * Năng lực chung: + Năng lực giao tiếp, hợp tác: Trao đổi, thảo luận để thực hiện các nhiệm vụ học tập. + Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Sử dụng các kiến thức đã học ứng dụng vào thực tế, tìm tòi, phát hiện giải quyết các nhiệm vụ trong cuộc sống. * Năng lực riêng: + Lắng nghe và nhận xét bạn. + Liên hệ đến bản thân điều thú vị và học được trong bài. + Chia sẻ với bạn những gì em biết qua bài học. 3. Phẩm chất: - Rèn luyện phẩm chất chăm chỉ, trung thực qua các hoạt động học tập. - Bồi dưỡng phẩm chất trách nhiệm gìn giữ ngôi nhà mình ở. II. PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC: 1. Giáo viên: - Ti vi/ máy chiếu/ tranh ảnh minh họa, thẻ từ, bảng viết các câu dài để hướng dẫn HS luyện đọc. 2. Học sinh: SGK, vở chính tả, bảng, phấn, VBT III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC: HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH 1. Khởi động: * Mục tiêu: Tạo bầu khí vui tươi và giúp HS ôn lại kiến thức đã học và dẫn dắt vào bài mới. * Phương pháp, hình thức tổ chức: Trò chơi, vấn đáp., thảo luận. * Cách tiến hành: - GV tổ chức cho HS chơi trò chơi: Ô số may mắn – HS chọn 1 ô số (trong đó có 1 ô số may mắn) và thực hiện theo yêu cầu trong ô số đó. + Ô số 1: Em hãy đọc thuộc 2 khổ thơ đầu của bài: Con đường làng và trả lời câu hỏi: Vào buổi sáng sớm và buổi trưa, con đường làng có gì đẹp? + Ô số 2: Em hãy đọc thuộc 2 khổ thơ cuối và trả lời câu hỏi: Câu thơ nào thể hiện tình cảm của tác giả đối với con đường làng? - Ô số 3: Em hãy đọc thuộc bài thơ và nói về nội dung chính của bài thơ. * Nhận xét – Tuyên dương. - GV dẫn dắt vào bài mới: - GV yêu cầu HS hoạt động nhóm đôi chia sẻ với bạn về những cảnh vật em nhìn thấy qua khung cửa nhà mình: bầu trời, cây cối, - GV giới thiệu tranh của bài Tập đọc và hỏi: Em có nhận xét gì về cảnh vật trong tranh? Em hãy nêu những phán đoán của mình về nội dung của bài đọc? Để biết được bên khung cửa sổ bạn nhỏ thấy được những âm thanh nào và tình cảm của bạn nhỏ đối với cảnh vật xung quanh như thế nào chúng ta cùng tìm hiểu bài Tập đọc Bên cửa sổ nhé! 2. Khám phá và luyện tập * Hoạt động 1: Luyện đọc thành tiếng * Mục tiêu: Đọc trôi chảy bài đọc, ngắt nghỉ đúng dấu câu, đúng logic ngữ nghĩa, hiểu nghĩa từ trong bài. Hiểu nội dung bài đọc: Bên khung cửa sổ nhà mình, Hà thấy được nhiều âm thanh và cảnh đẹp. Đây cũng là nơi bà thường đọc truyện cho Hà nghe. Biết liên hệ bản thân: Yêu thương, giữ gìn từng góc nhỏ thân quen của ngôi nhà mình ở. * Phương pháp, hình thức tổ chức: Trực quan, Vấn đáp * Cách tiến hành: + Hướng dẫn luyện đọc từ khó. - GV đọc mẫu toàn bài. (Lưu ý: đọc giọng nhẹ nhàng, nhấn giọng ở những từ ngữ chỉ màu sắc, âm thanh, hoạt động) - GV yêu cầu nhóm đôi đọc bài theo hình thức nối tiếp, mỗi em đọc 1 câu, đọc từ đầu cho đến hết bài. Kết hợp chỉnh sửa lỗi phát âm cho bạn. - HS đọc xong, GV mời 1 số nhóm báo cáo phần đọc trong nhóm. - GV mời 1 số nhóm đọc bài trước lớp theo yêu cầu của GV. GV theo dõi HS đọc bài để phát hiện lỗi phát âm của HS. - GV hướng dẫn HS sửa lỗi phát âm các từ khó trong bài tập đọc. Đọc các từ khó. - GV yêu cầu HS nối tiếp từng câu trước lớp. GV nhận xét chung. - Yêu cầu nhóm đôi hỏi đáp về các từ chú giải trong bài tập đọc: thoảng, rọi. + Luyện đọc đoạn: - GV hướng dẫn HS chia đoạn: Bài văn có thể chia làm mấy đoạn? Phân chia các đoạn như thế nào? - GV yêu cầu HS luyện đọc từng đoạn trong nhóm và tìm xem: Trong các đoạn, có câu nào dài cần phải ngắt, nghỉ cho phù hợp. - GV mời 1 số nhóm báo cáo việc đọc từng đoạn trong nhóm. Kiểm tra 1 số nhóm. + Hướng dẫn ngắt giọng: - HS nêu các câu văn dài – GV ghi bảng và hướng dẫn cách đọc. + Lát sau,/ đàn chim chao cánh bay đi/ nhưng tiếng hót như đọng mãi/ giữa bầu trời ngoài cửa sổ.// + Còn về đêm,/ trăng thì như những chiếc thuyền vàng trôi trong mây,/ trên bầu trời ngoài cửa sổ,/ lúc thì như chiếc đèn lồng/ thả ánh sáng xuống đầy sân.// - GV yêu cầu 1 số nhóm đọc nối tiếp theo đoạn trước lớp. GV và cả lớp theo dõi để nhận xét. + Thi đọc: - Tổ chức thi đua đọc bài giữa các nhóm – Bình chọn nhóm đọc hay, tuyên dương * Hoạt động 2: Luyện đọc hiểu * Mục tiêu: Giúp học sinh trả lời được các câu hỏi có trong nội dung bài. * Phương pháp, hình thức tổ chức: Đàm thoại, trực quan, thảo luận, vấn đáp * Cách tiến hành: - GV yêu cầu HS đọc cả bài và trả lời các câu hỏi: - Hình dáng của chim vàng anh đẹp như thế nào? – Kết hợp giảng từ: dát vàng (gắn thêm từng mảnh vàng trên bề mặt, thường để trang trí) - Tiếng hót của chim vàng anh được tả bằng những từ ngữ nào? – Kết hợp giảng từ: chuỗi (tập hợp gồm nhiều vật nhỏ cùng loại, có hình dạng gần giống nhau, xâu thành dây), chao cánh (nghiêng nhanh từ bên này sang bên kia và ngược lại) - Về đêm, trăng được so sánh với gì? - Những câu văn nào thể hiện tình cảm của Hà với khung cửa sổ? - Vì sao Hà thích ngồi bên cửa sổ nhà mình? - Nội dung bài đọc nói về điều gì? - HS liên hệ bản thân: Yêu thương, giữ gìn từng góc nhỏ thân quen của ngôi nhà mình ở. * Hoạt động 3: Luyện đọc lại * Mục tiêu: Giúp học sinh đọc diễn cảm bài tập đọc * Phương pháp, hình thức tổ chức: Quan sát, thực hành, đàm thoại, trực quan, vấn đáp, thảo luận. * Cách tiến hành: - Giáo viên mời HS đọc toàn bài. - HS nêu cách hiểu của em về nội dung bài. Từ đó, bước đầu xác định được giọng đọc toàn bài và một số từ ngữ cần nhấn giọng. - HS nghe GV đọc lại đoạn từ: Còn về đêm đến hết. - HS luyện đọc trong nhóm đôi và đọc trước lớp đoạn từ Còn về đêm đến hết. 3. Hoạt động tiếp nối: * Mục tiêu: Động viên, khuyến khích HS có tiến bộ. * Phương pháp, hình thức tổ chức: Thực hành * Cách tiến hành: - Cho HS chọn biểu tượng đánh giá phù hợp với kết quả học tập của mình. - Chuẩn bị: Nghe-viết: Bên cửa sổ. - HS tham gia trò chơi: Ô số may mắn để đọc bài và trả lời câu hỏi của bài tập đọc: Con đường làng. - Cá nhân HS đọc và trả lời câu hỏi - Cá nhân HS đọc và trả lời câu hỏi - Cá nhân HS đọc bài và nêu nội dung chính của bài. - Nhóm đôi HS chia sẻ với nhau về những cảnh vật các em nhìn thấy qua khung cửa nhà mình. - HS quan sát tranh và trả lời câu hỏi theo yêu cầu của GV - HS lắng nghe GV đọc bài - Nhóm đôi đọc nối tiếp từng câu và chỉnh sửa lỗi phát âm cho bạn. - 3 nhóm báo cáo - 3 nhóm đọc bài theo yêu cầu của GV - HS đọc các từ khó - HS đọc nối tiếp từng câu trước lớp. - Nhóm đôi hỏi đáp về từ chú giải: + thoảng: thoáng qua một cách nhẹ nhàng + rọi: ánh sáng chiếu thẳng vào - HS nêu ý kiến - HS luyện đọc từng đoạn trong nhóm 4 - 3 nhóm báo cáo - HS nêu các câu dài mà các em tìm được - HS đánh dấu vào SGK - HS luyện đọc các câu văn dài theo sự hướng dẫn của GV. - 2 nhóm đọc trước lớp - Thi đua 2 dãy đọc đoạn 2 - 1 HS đọc toàn bài, lớp đọc thầm - HS quan sát tranh và trả lời câu hỏi - Thào luận đôi bạn để trả lời câu hỏi - HS quan sát tranh để hiểu các từ ngữ: chuỗi, chao cánh - HS quan sát tranh và trả lời câu hỏi - Thảo luận đôi bạn để trả lời câu hỏi - Nhiều HS nêu ý kiến cá nhân - Thảo luận nhóm 4 để rút ra nội dung bài tập đọc - HS liên hệ bản thân - 1 HS đọc toàn bài - Nhiều HS nối tiếp nêu - HS lắng nghe GV đọc - Nhóm đôi luyện đọc - HS thực hiện tự đánh giá kết quả học tập của mình. Ngày soạn: Ngày dạy: Tuần: 20 CHỦ ĐIỂM 9: NƠI CHỐN THÂN QUEN BÀI 4: BÊN CỬA SỔ (TIẾT 6) I. MỤC TIÊU: Sau bài học, học sinh: - Nắm được nội dung bài viết chính tả. - Nghe – viết đúng đoạn văn; viết hoa tên địa lí; phân biệt ch/tr, ong/ông. 2. Năng lực: * Năng lực chung: + Năng lực giao tiếp, hợp tác: Trao đổi, thảo luận để thực hiện các nhiệm vụ học tập. + Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Sử dụng các kiến thức đã học ứng dụng vào thực tế, tìm tòi, phát hiện giải quyết các nhiệm vụ trong cuộc sống. * Năng lực riêng: + Lắng nghe và nhận xét bạn. + Liên hệ đến bản thân điều thú vị và học được trong bài. + Chia sẻ với bạn những gì em biết qua bài học. 3. Phẩm chất: - Rèn luyện phẩm chất chăm chỉ, trung thực qua các hoạt động học tập. - Bồi dưỡng phẩm chất trách nhiệm gìn giữ ngôi nhà mình ở. II. PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC: 1. Giáo viên: - Ti vi/ máy chiếu/ tranh ảnh minh họa, thẻ từ, bảng viết các câu dài để hướng dẫn HS luyện đọc. 2. Học sinh: SGK, vở chính tả, bảng, phấn, VBT III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC: HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH 1. Ổn định lớp: * Mục tiêu: Tạo hứng thú cho HS trước khi bắt đầu tiết học. * Phương pháp, hình thức tổ chức: Trò chơi, thực hành. * Cách tiến hành: - Tổ chức cho HS hát, múa bài: Mở cửa ra 2. Khám phá và luyện tập: * Hoạt động 1: Nghe – viết chính tả * Mục tiêu: Giúp học sinh nghe – viết đúng đoạn văn của bài chính tả. * Phương pháp, hình thức tổ chức: Đọc mẫu thực hành, đàm thoại, quan sát, vấn đáp, thảo luận nhóm đôi. * Cách tiến hành: - GV đọc mẫu đoạn viết. - GV yêu cầu HS đọc lại. - Đây là đoạn nào trong bài? + Tiếng hót của chim vàng anh được tả bằng những từ ngữ nào? * Hướng dẫn HS viết từ khó: - GV cho HS nêu các từ khó, dễ nhầm lẫn khi viết. - GV ghi bảng, gọi HS đọc các từ khó. - GV lưu ý HS cách viết hoa tên riêng, những âm hoặc vần dễ nhầm lẫn khi viết. - GV đọc cho HS viết từ khó vào bảng con. * Hướng dẫn trình bày: + Nêu cách trình bày đoạn văn xuôi? - GV gọi HS nhắc lại tư thế ngồi viết và cách cầm bút. * GV đọc cho HS viết chính tả: - GV đọc mẫu cả đoạn viết. - GV đọc từng câu, từng cụm từ cho HS viết. - GV đọc cả đoạn cho HS dò bài. * Chấm, sửa bài: - GV cho HS đổi vở sửa bài, dùng bút chì gạch dưới lỗi sai. - GV cho HS thống kê lỗi. - GV thu vở chấm, nhận xét một số bài. - GV tuyên dương HS viết đúng, trình bày sạch đẹp và những HS viết có tiến bộ. Động viên những em có chữ viết chưa đẹp, còn sai nhiều lỗi. * Hoạt động 2: Nghe – viết chính tả * Luyện tập viết tên riêng địa lý: + Bài 2b/22: Viết 2,3 đường phố hoặc làng xã mà em biết. - GV yêu cầu HS đọc yêu cầu bài 2b/22. - GV tổ chức cho HS trao đổi nhóm đôi nội dung trên. - GV lắng nghe và nhận xét. - GV yêu cầu HS viết tên 2,3 đường phố hoặc làng xã vào VBT. + Luyện tập chính tả - Phân biệt ch/tr, ong/ông: + Bài 2c/22: Tìm 2-3 từ ngữ có chứa tiếng: . Bắt đầu bằng ch hoặc tr có nghĩa: + Chỉ người trong gia đình, dòng họ. (Mẫu: chị) + Chỉ cây cối. (Mẫu: tre) . Có vần ong hoặc ông, có nghĩa: + Chỉ đồ vật. (Mẫu: cái vòng) + Chỉ con vật. (Mẫu: con công) - HS đọc yêu cầu bài 2c/22. - GV tổ chức cho HS thảo luận nhóm 4 nội dung bài 2c. - GV cho các nhóm xung phong trình bày. - GV nhận xét – Tuyên dương các nhóm thực hiện tốt bài tập. 3. Hoạt động tiếp nối: + Mục tiêu: Động viên, khuyến khích HS có tiến bộ. + Phương pháp, hình thức tổ chức: Thực hành. + Cách tiến hành: - Cho HS chọn biểu tượng đánh giá phù hợp với kết quả học tập của mình. - Chuẩn bị: Mở rộng vốn từ Nơi thân quen (tt). (Tiết 7, 8) - HS hát, múa, vận động theo nhạc - HS lắng nghe - HS đọc + Đoạn “ Từ đầu đến với Hà” - HS trả lời câu hỏi - HS nêu (Lan, dát vàng, chuỗi, lọc nắng,...) - HS đọc các từ khó - HS viết bảng con - HS nêu - HS nhắc - HS lắng nghe - HS lắng nghe và viết vào vở - HS theo dõi - HS sửa bài - HS thống kê lỗi - HS theo dõi - HS nêu yêu cầu - HS trao đổi cùng bạn - HS trình bày - HS làm bài vào VBT - HS đọc yêu cầu bài tập - HS thảo luận và làm bài tập theo yêu cầu. - Đại diện các nhóm trình bày – Nhóm khác lắng nghe, bổ sung. - HS lắng nghe. - HS thực hiện tự đánh giá kết quả học tập của mình.
Tài liệu đính kèm:
- giao_an_tieng_viet_lop_2_sach_chan_troi_sang_tao_tuan_20_bai.doc