Giáo án Tiếng Việt Lớp 2 (Sách Chân trời sáng tạo) - Tuần 25, Bài 1: Quê mình đẹp nhất - Tiết 1+2: Tập đọc ''Quê mình đẹp nhất''

Giáo án Tiếng Việt Lớp 2 (Sách Chân trời sáng tạo) - Tuần 25, Bài 1: Quê mình đẹp nhất - Tiết 1+2: Tập đọc ''Quê mình đẹp nhất''

I. MỤC TIÊU: Sau bài học, học sinh:

1.Kiến thức:

- Đọc trôi chảy bài đọc, ngắt nghỉ đúng dấu câu, đúng logic ngữ nghĩa; phân biệt được lượt lời của các nhân vật, lời người dẫn chuyện.

- Hiểu nội dung bài đọc: Tình yêu quê hương của hai bạn nhỏ; biết liên hệ bản thân: Yêu quý quê hương; biết đóng vai nhân vật để nói và đáp lời cảm ơn phù hợp.

2. Kĩ năng:

- Rèn đọc đúng, rõ ràng, rành mạch.

- Nói với bạn về cảnh đẹp nơi em sống; nêu được phỏng đoán của bản thân về nội dung bài đọc qua tên bài và tranh minh hoạ.

3.Thái độ:

-Yêu thích môn học, biết dùng và giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt; chia sẻ với bạn cảm xúc của em đối với quê hương.

4.Năng lực: Hình thành năng lực hợp tác qua việc thực hiện các hoạt động nhóm, năng lực tự học, tự giải quyết vấn đề, năng lực sáng tạo qua các hoạt động đọc, viết.

 

docx 14 trang Hà Duy Kiên 28/05/2022 18170
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Tiếng Việt Lớp 2 (Sách Chân trời sáng tạo) - Tuần 25, Bài 1: Quê mình đẹp nhất - Tiết 1+2: Tập đọc ''Quê mình đẹp nhất''", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: / /20 . Ngày dạy: ./ /20 .
Kế hoạch bài dạy môn Tiếng Việt lớp 2 tuần 25
CHỦ ĐIỂM 12: SẮC MÀU QUÊ HƯƠNG
BÀI 1: QUÊ MÌNH ĐẸP NHẤT
Tiết 1, 2 (TĐ): QUÊ MÌNH ĐẸP NHẤT (SHS, tr.58 - 59)
I. MỤC TIÊU: Sau bài học, học sinh:
1.Kiến thức: 
- Đọc trôi chảy bài đọc, ngắt nghỉ đúng dấu câu, đúng logic ngữ nghĩa; phân biệt được lượt lời của các nhân vật, lời người dẫn chuyện.
- Hiểu nội dung bài đọc: Tình yêu quê hương của hai bạn nhỏ; biết liên hệ bản thân: Yêu quý quê hương; biết đóng vai nhân vật để nói và đáp lời cảm ơn phù hợp.
2. Kĩ năng: 
- Rèn đọc đúng, rõ ràng, rành mạch.
- Nói với bạn về cảnh đẹp nơi em sống; nêu được phỏng đoán của bản thân về nội dung bài đọc qua tên bài và tranh minh hoạ. 
3.Thái độ: 
-Yêu thích môn học, biết dùng và giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt; chia sẻ với bạn cảm xúc của em đối với quê hương.
4.Năng lực: Hình thành năng lực hợp tác qua việc thực hiện các hoạt động nhóm, năng lực tự học, tự giải quyết vấn đề, năng lực sáng tạo qua các hoạt động đọc, viết.
5.Phẩm chất: 
Bồi dưỡng phẩm chất yêu nước, trách nhiệm
Bước đầu thể hiện tình yêu quê hương nơi mình sống bằng việc làm cụ thể (kính trọng, biết ơn người lao động,tham gia các hoạt động phù hợp với lứa tuổi ).
II. PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC:
Giáo viên: SHS, VBT, SGV.
+ Ti vi/ máy chiếu/ bảng tương tác, tranh ảnh SHS phóng to (nếu được).
+ Tranh ảnh, video clip HS giúp bố mẹ làm việc nhà (nếu có).
+ Bảng phụ ghi đoạn từ Cả hai reo lên . bữa cơm chiều mẹ nấu quá.
+ Thẻ từ ghi sẵn các từ ngữ ở BT 3 để tổ chức cho HS chơi trò chơi.
Học sinh: Sách, vở bài tập, bảng con, 
III. PHƯƠNG PHÁP VÀ HÌNH THỨC DẠY HỌC:
1.Phương pháp dạy học: Đàm thoại, trực quan, vấn đáp, trò chơi, 
2.Hình thức dạy học: Cá nhân, nhóm, lớp
IV.HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
TG
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
5’
1.Khởi động (4 – 5 phút):
Mục tiêu: GV giới thiệu tên chủ điểm và nêu cách hiểu hoặc suy nghĩ của em về tên chủ điểm Sắc màu quê hương.
Phương pháp, hình thức tổ chức: Đàm thoại, trực quan, vấn đáp, thảo luận nhóm đôi.
Cách tiến hành:
GV giới thiệu tên chủ điểm: Sắc màu quê hương.
Yêu cầu HS nêu cách hiểu hoặc suy nghĩ của mình về tên chủ điểm Sắc màu quê hương.
Yêu cầu HS hoạt động nhóm đôi để chia sẻ cho nhau nghe về cảnh đẹp mình sống (đó là cảnh gì, cảnh có gì đẹp, cảm xúc )
 GV giới thiệu bài mới và ghi tên bài đọc mới Quê mình đẹp nhất. 
HS lắng nghe 
HS nêu suy nghĩ
HS chia sẻ trong nhóm
HS lắng nghe, nhắc lại tên bài.
30’
2.Khám phá và luyện tập:
Hoạt động 1: Luyện đọc thành tiếng
Mục tiêu: Giúp học sinh đọc đúng, lưu loát từ ngữ, câu, đoạn, bài.
Phương pháp, hình thức tổ chức: đọc cá nhân (từ khó, câu), nhóm (đoạn). 
Cách tiến hành: 
Hướng dẫn luyện đọc từ khó:
-Giáo viên đọc mẫu lần 1
-GV yêu cầu học sinh đọc nối tiếp nhau từng câu.
-Nghe và chỉnh sửa lỗi các em phát âm sai.
- Yêu cầu HS tìm từ khó có trong bài. VD: nghĩ, cõng, song vỗ, sụt sùi 
-Gạch dưới những âm vần dễ lẫn
-Cho HS đọc từ khó
Luyện đọc đoạn : 
GV hướng dẫn cách đọc
 Lắng nghe và chỉnh sửa lỗi phát âm giúp học sinh. 
Hướng dẫn ngắt giọng : 
-GV đọc mẫu câu dài, câu cần ngắt giọng, yêu cầu học sinh lắng nghe và đọc ngắt giọng lại.
Trong giấc mơ,/ Nguyên thấy mình và Thảo/tình cờ gặp đám mây đang nằm ngủ/ trên đỉnh núi.// Hai bạn nhẹ nhàng leo lên/ và nghĩ rằng đám mây sẽ cõng mình/ lên trời.// , 
-Hướng dẫn học sinh rút ra từ cần giải nghĩa
-Yêu cầu học sinh luyện đọc trong nhóm.
- Hướng dẫn học sinh nhận xét bạn đọc.
Thi đọc:
 -Mời các nhóm thi đọc.
-GV lắng nghe và nhận xét.
HS lắng nghe
- HS đọc thành tiếng câu (đọc nối tiếp)
- HS tìm từ khó.
- HS đọc từ khó.
HS đọc đoạn, bài đọc trong nhóm nhỏ và trước lớp.
 HS đọc.
-HS tìm từ khó hiểu và giải nghĩa từ.
-HS luyện đọc theo nhóm.
-Các nhóm tham gia thi đọc, các em khác nhận xét.
15’
Tiết 2:
Hoạt động 2: Luyện đọc hiểu
Mục tiêu: Giúp học sinh trả lời được các câu hỏi có trong nội dung bài.
Phương pháp,hình thức tổ chức: thực hành, vấn đáp, 
Cách tiến hành:
Giáo viên đặt câu hỏi: 
- Trong giấc mơ, Nguyên và Thảo được đám mây đưa đi đâu?
- Lúc đầu, hai bạn cảm thấy thế nào?
- Sau đó hai bạn lại mong muốn đều gì? Vì sao?
- Sau chuyến đi, hai bạn nhận ra điều gì?
-Nhận xét phần trả lời câu hỏi của học sinh.
GDKNS: GD HS yêu quê hương nơi mình sống bằng việc làm cụ thể (kính trọng, biết ơn người lao động, tham gia các hoạt động phù hợp với lứa tuổi ).
-HS đọc thầm lại bài đọc và thảo luận theo cặp/ nhóm nhỏ để trả lời câu hỏi trong SHS.
- Trong giấc mơ, Nguyên và Thảo được đám mây đưa đi lên tận trời xanh.
- Lúc đầu, hai bạn cảm thấy rất thích thú với cảnh vật xung quanh.
- Sau đó hai bạn lại mong muốn được về nhà, vì cảm thấy trên trời không thú vị, cảnh vật không đẹp như dưới mặt đất và hai bạn bị đói bụng.
- Hai bạn nhận ra rằng chỉ có quê mình là đẹp nhất. 
-HS rút ra nội dung bài (Tình yêu quê hương của hai bạn nhỏ.) và liên hệ bản thân: biết yêu quê hương, tự hào, giữ gìn vệ sinh chung 
10’
Hoạt động 3: Luyện đọc lại
Mục tiêu: Giúp học sinh diễn cảm bài đọc 
Phương pháp, hình thức tổ chức: Quan sát, thực hành, đàm thoại, trực quan, vấn đáp, thảo luận.
Cách tiến hành:
Yêu cầu HS nêu cách hiểu của các em về nội dung bài. Từ đó, bước đầu xác định được giọng
đọc của nhân vật và một số từ ngữ cần nhấn giọng.
 GV đọc lại đoạn từ Cả hai reo lên . bữa cơm chiều mẹ nấu quá. 
HD HS luyện đọc trong nhóm, trước lớp đoạn từ Cả hai reo lên . bữa cơm chiều mẹ nấu quá.
Yêu cầu HS khá, giỏi đọc cả bài
HS nhắc lại nội dung bài
HS nghe GV đọc 
HS luyện đọc 
HS khá, giỏi đọc cả bài
10’
Hoạt động 4: Luyện tập mở rộng
Mục tiêu: HS biết nói lời cảm ơn, biết đáp lời cảm ơn.
Phương pháp, hình thức tổ chức: Quan sát, thực hành, đàm thoại, trực quan, vấn đáp, thảo luận.
Cách tiến hành:
Yêu cầu HS xác định yêu cầu của hoạt động Cùng sáng tạo – Lời hay ý đẹp 
Yêu cầu HS chia nhóm, đóng vai nhân vật Nguyên và Thảo nói lời cảm ơn; chị gió và đại bàng đáp lời cảm ơn. 
Yêu cầu 1 vài nhóm lên đóng vai.
GV nhận xét, tuyên dương.
HS xác định yêu cầu 
HS đọc phân vai trong nhóm 4.
1 vài nhóm lên đóng vai.
V. RÚT KINH NGHIỆM, ĐIỀU CHỈNH, BỔ SUNG:
 .
	Ngày soạn: / /20 . Ngày dạy: ./ /20 .
Kế hoạch bài dạy môn Tiếng Việt lớp 2 tuần 25
CHỦ ĐIỂM 12: SẮC MÀU QUÊ HƯƠNG
BÀI 1: QUÊ MÌNH ĐẸP NHẤT (TIẾT 3, 4/SGK trang 58, 59)
I. MỤC TIÊU: Sau bài học, học sinh:
1.Kiến thức: 
- Viết đúng kiểu chữ hoa X và câu ứng dụng.
- Tìm được từ ngữ chỉ hoạt động; câu bày tỏ sự ngạc nhiên, vui mừng.
- Nói về một bức tranh vẽ cảnh đẹp thiên nhiên.
2. Kĩ năng: 
- Viết đúng độ cao, dòng kẻ quy định, trình bày sạch đẹp chữ hoa X và câu ứng dụng; thực hành được bài tập tìm từ ngữ và đặt câu với từ ngữ chỉ sự vật, hoạt động. 
3.Thái độ: 
-Yêu thích môn học, biết dùng và giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt; 
4.Năng lực: Hình thành năng lực hợp tác qua việc thực hiện các hoạt động nhóm, năng lực tự học, tự giải quyết vấn đề, năng lực sáng tạo qua các hoạt động đọc, viết.
5.Phẩm chất: 
Rèn luyện phẩm chất chăm chỉ qua hoạt động viết, rèn luyện phẩm chất trung thực qua việc thực hiện các nội dung kiểm tra, đánh giá.
Bồi dưỡng phẩm chất yêu nước, trách nhiệm
II. PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC:
1.Giáo viên: Mẫu chữ X hoa. Bảng phụ: Xuân về hoa nở.
2.Học sinh: Vở tập viết, bảng con, tranh vẽ cảnh đẹp quê hương.
III. PHƯƠNG PHÁP VÀ HÌNH THỨC DẠY HỌC:
1.Phương pháp dạy học: Đàm thoại, trực quan,vấn đáp, trò chơi, 
2.Hình thức dạy học:Cá nhân, nhóm, lớp
IV. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
Tiết 3: VIẾT CHỮ HOA: X
TG
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
10’
Hoạt động 1: Luyện viết chữ hoa X
Mục tiêu: Giúp học sinh viết đúng chữ X hoa
Phương pháp, hình thức tổ chức: Quan sát, viết mẫu, thực hành, đàm thoại, trực quan, vấn đáp, thảo luận.
Cách tiến hành:
-Giáo viên hướng dẫn học sinh quan sát chữ mẫu, nêu quy trình viết chữ hoa X. 
-Giáo viên lưu ý cách cầm bút, tư thế ngồi viết.
-Giáo viên quan sát, chỉnh sửa chữ viết học sinh.
– HS quan sát mẫu chữ X hoa, xác định chiều cao, độ rộng, cấu tạo nét chữ của con chữ X hoa.
Cấu tạo: Chữ X hoa gồm 2 nét: nét cong phải và nét cong trái. 
Cách viết: Đặt bút dưới ĐK ngang 3, cách bên trái ĐK dọc 2 một li, viết nét cong trái nhỏ liền mạch với nét cong phải lớn; không nhấc bút, viết tiếp nét cong trái lớn liền mạch với nét cong phải nhỏ, dừng bút giữa 2 ĐK ngang 1 và 2, sau ĐK dọc 2.
Lưu ý: ĐK dọc 2 là trục đối xứng của chữ X.
– HS quan sát GV viết mẫu và nêu quy trình viết chữ X hoa.
– HS viết chữ X hoa vào bảng con.
– HS tô và viết chữ X hoa vào VTV.
10’
Hoạt động 2: Luyện viết câu ứng dụng
Mục tiêu: Giúp học sinh viết đúng chữ X hoa, câu ứng dụng “Xuân về hoa nở” 
Phương pháp, hình thức tổ chức: Quan sát, viết mẫu, thực hành, đàm thoại, trực quan, vấn đáp, thảo luận.
Cách tiến hành:
-Giáo viên hướng dẫn học sinh quan sát chữ mẫu, lưu ý cách cầm bút, tư thế ngồi viết.
-Giáo viên quan sát, chỉnh sửa chữ viết học sinh.
-Học sinh quan sát chữ mẫu, nêu quy trình viết.
-Học sinh luyện viết bảng con chữ “X” hoa; chữ “Xuân về hoa nở”;
-HS viết chữ X hoa, chữ Xuân và câu ứng dụng vào VTV: “Xuân về hoa nở”
10’
Hoạt động 3: Luyện viết thêm
Mục tiêu: Giúp học sinh viết đúng chữ x hoa, đọc, viết và hiểu câu thơ: 
 “Xuân về cánh én lượn bay
Trăm hoa đua nở ngất ngây lòng người.”
 Đỗ Lan 
Phương pháp, hình thức tổ chức: Quan sát, viết mẫu, thực hành, đàm thoại, trực quan, vấn đáp, thảo luận.
Cách tiến hành:
-Giáo viên hướng dẫn học sinh quan sát chữ mẫu, lưu ý cách cầm bút, tư thế ngồi viết.
-Giáo viên quan sát, chỉnh sửa chữ viết học sinh.
-Giáo viên hướng dẫn HS đọc và tìm hiểu nghĩa của câu thơ:
“Xuân về cánh én lượn bay
Trăm hoa đua nở ngất ngây lòng người.”
 Đỗ Lan 
HS quan sát.
HS viết chữ X hoa, chữ Xuân và câu thơ vào VTV.
- HS đọc và tìm hiểu nghĩa của câu thơ.
5’
Hoạt động 4: Đánh giá bài viết
Mục tiêu: Giúp học sinh biết đánh giá bài viết của bản thân và của bạn bè.
Phương pháp, hình thức tổ chức: Quan sát, trực quan, vấn đáp.
Cách tiến hành:
GV yêu cầu HS trao đổi vở chéo cho nhau và tự đánh giá phần viết của mình và của bạn. 
GV nhận xét một số bài viết.
- HS tự đánh giá phần viết của mình và của bạn.
- HS nghe GV nhận xét một số bài viết.
Tiết 4 : TỪ CHỈ HOẠT ĐỘNG. DẤU CHẤM THAN
TG
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
14’
Hoạt động 1: Luyện từ (Bài tập 3)
Mục tiêu: Giúp HS tìm được các từ ngữ chỉ con vật và hoạt động tương ứng trong đoạn văn.
Phương pháp, hình thức tổ chức: vấn đáp, thảo luận nhóm đôi, trò chơi.
Cách tiến hành:
Yêu cầu HS xác định yêu cầu của BT 3 và đọc đoạn văn.
Yêu cầu HS thảo luận nhóm đôi BT3.
 GV chia lớp làm 2 đội tổ chức trò chơi tiếp sức tìm các từ ngữ chỉ con vật và hoạt động tương ứng trong đoạn văn.
GV nhận xét 2 đội chơi.
 Yêu cầu HS tìm câu bày tỏ cảm xúc ngạc nhiên, vui mừng trong đoạn văn.
GV nhận xét.
Yêu cầu HS tìm thêm một số từ chỉ người, vật và từ chỉ hoạt động của người, vật.
GV nhận xét.
HS xác định yêu cầu và đọc đoạn văn.
HS thảo luận nhóm đôi. 
HS chơi tiếp sức
HS trả lời, các em khác nhận xét.
-HS trả lời, các em khác nhận xét, bổ sung.
13’
Hoạt động 2: Luyện câu (Bài tập 4)
Mục tiêu: Giúp HS biết đặt câu bày tỏ cảm xúc ngạc nhiên, vui mừng.
Phương pháp, hình thức tổ chức: Quan sát, trực quan, vấn đáp, thảo luận nhóm đôi.
Cách tiến hành:
Yêu cầu HS xác định yêu cầu của BT 4.
GV lần lượt đưa ra 2 tình huống và yêu cầu HS nói câu bày tỏ cảm xúc ngạc nhiên, vui mừng.
GV nhận xét, khen thưởng, chỉnh sửa các câu nói của HS.
Yêu cầu HS viết câu vừa nói vào VBT.
HS xác định yêu cầu của BT 4.
HS đặt câu.
HS viết vào VBT.
9’
Hoạt động 3: Vận dụng
Mục tiêu: Giúp HS xác định yêu cầu của hoạt động: Chia sẻ với bạn cảm xúc của em sau khi làm việc nhà.
Phương pháp, hình thức tổ chức: Thảo luận nhóm đôi
Cách tiến hành:
 Yêu cầu HS xác định yêu cầu của hoạt động: Chọn một bức tranh về cảnh đẹp thiên nhiên và nói về bức tranh đó.
Yêu cầu HS chia sẻ tranh mà mình đã chuẩn bị và nói về bức tranh đó theo nhóm 4.
GV mời một số em lên chia sẻ bức tranh của mình trước cả lớp.
GV nhận xét, khen thưởng.
GDKNS: GD HS yêu quê hương, tự hào về quê hương mình, có trách nhiệm giữ gìn vệ sinh nơi công cộng 
HS xác định yêu cầu.
HS thực hiện hoạt động theo nhóm 4.
HS chia sẻ trước cả lớp.
HS lắng nghe.
V. RÚT KINH NGHIỆM, ĐIỀU CHỈNH, BỔ SUNG:

Tài liệu đính kèm:

  • docxgiao_an_tieng_viet_lop_2_sach_chan_troi_sang_tao_tuan_25_bai.docx