Giáo án Lớp 2 - Tuần 18 - Năm học 2016-2017

Giáo án Lớp 2 - Tuần 18 - Năm học 2016-2017

Tiết 3

Tập đọc

Ôn tập cuối học kì I (Tiết 1)

I. Mục đích, yêu cầu:

1. Kiểm tra lấy điểm tập đọc:

- Chủ yếu kiểm tra kĩ năng đọc thành tiếng: HS đọc thông các bài tập đọc đã học suốt học kì I (phát âm rõ, tốc độ đọc tối thiểu 45 chữ / phút, biết ngừng nghỉ sau các dấu câu, giữa các cụm từ dài).

- Kết hợp kiểm tra kĩ năng đọc - hiểu: HS trả lời được 1, 2 câu hỏi về nội dung bài đọc.

2. Ôn luyện về từ chỉ sự vật.

3. Ôn luyện, củng cố cách viết tự thuật.

II. Đồ dùng dạy học:

- Các tờ phiếu ghi tên từng bài tập đọc trong sách TV2.

- Bảng phụ viết câu văn của BT2.

III. Các hoạt động dạy học:

1. GTB:

- GV giới thiệu nội dung học tập của tuần 18.

- Giới thiệu MĐYC của tiết học.

2. Kiểm tra Tập đọc:

- Giáo viên đưa phiếu - HS từ 7- 8 em lần lượt lên bảng bốc thăm chọn bài tập đọc. Sau đó HS đọc 1đoạn hoặc cả bài theo y/c trong phiếu.

- GV nêu câu hỏi về đoạn vừa đọc, HS lắng nghe, trả lời.

- GV theo dõi, chỉnh sửa lỗi sai, đánh giá.

3. Tìm các từ chỉ sự vật trong câu đã cho

- HS nêu yêu cầu của bài, cả lớp đọc thầm lại.

- 1 HS lên bảng làm bài, lớp làm bài vào vở bài tập.

- Cả lớp và GV nhận xét, chốt lại lời giải đúng.

* Củng cố cách tìm các từ chỉ sự vật

4. Viết bản tự thuật:

- HS nêu yêu cầu của bài.

- HS làm bài vào VBT.

- Nhiều HS nối tiếp nhau đọc bản tự thuật.

- GV nhận xét, khen ngợi những HS làm bài tốt.

* Củng cố kĩ năng viết tự thuật

5. Củng cố, dặn dò:

- GV nhận xét giờ học.

- Sáng kiến của bé Hà.

- Bưu thiếp

- Bà cháu

- Cây xoài của ông em

- Sự tích cây vú sữa

- Mẹ

- Bông hoa niềm vui

* Bài 1: Tìm các từ chỉ sự vật trong câu sau:

 Dưới ô cửa máy bay hiện ra nhà cửa, ruộng đồng, làng xóm, núi non.

* Bài 2: Viết bản tự thuật theo mẫu đã học:

Tự thuật

Họ và tên:.

Nam, nữ:.

Ngày sinh:.

Nơi sinh:.

Quê quán:.

Nơi ở hiện nay:.

Học sinh lớp:.

Trường:.

 ., ngày.tháng.năm.

 Người tự thuật

 .

.

 

doc 66 trang Hà Duy Kiên 28/05/2022 1660
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Lớp 2 - Tuần 18 - Năm học 2016-2017", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 18
Thứ hai ngày 02 tháng 01 năm 2017
Tiết 1: HĐTT
Chào cờ
Tiết 2: 
Toán
Ôn tập về giải toán
I. Mục tiêu:
Giúp HS củng cố về:
- Quy trình giải bài toán có lời văn (dạng toán đơn về cộng, trừ).
- Cách trình bày bài giải của bài toán có lời văn.
II. Đồ dùng dạy học:
- 2 bảng phụ ghi nội dung BT4.
III. Các hoạt động dạy học:
1. GTB: GV nêu mục tiêu của giờ học.
2. Hướng dẫn HS làm bài tập:
- HS đọc bài toán.
? Bài toán cho biết gì?
? Bài toán hỏi gì?
- GV kết hợp tóm tắt lên bảng.
- HS nhìn tóm tắt đọc lại bài toán.
? Bài toán thuộc dạng toán nào?
- 1 HS lên bảng giải bài toán, lớp làm vào vở
- Chữa bài:
+ Nhận xét Đ - S
+ Nêu câu trả lời khác.
+ 1 HS dưới lớp đọc lại bài giải, cả lớp theo dõi.
GV: Củng cố cách giải bài toán đơn liên quan đến phép cộng
- HS đọcbài toán.
? Bài toán cho biết gì?
? Bài toán hỏi gì?
- GV kết hợp tóm tắt lên bảng.
- HS nhìn tóm tắt đọc lại bài toán.
? Bài toán thuộc dạng toán nào?
- 1 HS lên bảng giải bài toán, lớp làm vào vở
- Chữa bài:
+ Nhận xét Đ - S
+ Nêu câu trả lời khác.
+ 1 HS dưới lớp đọc lại bài giải, cả lớp theo dõi.
GV: Củng cố cách giải bài toán về ít hơn.
- HS đọc bài toán.
? Bài toán cho biết gì?
? Bài toán hỏi gì?
- GV kết hợp tóm tắt lên bảng.
- HS nhìn tóm tắt đọc lại bài toán.
- 1 HS lên bảng giải bài toán, lớp làm vào vở
- Chữa bài:
+ Nhận xét Đ - S
? Đây thuộc dạng toán gì đã học
+ Nêu câu trả lời khác.
+ 1 HS dưới lớp đọc lại bài giải, cả lớp theo dõi.
* Củng cố cách giải bài toán nhiều hơn
- HS nêu y/c của bài
- GV treo 2 bảng phụ ghi nội dung BT4.
- GV chia lớp thành 2 đội, mỗi đội cử 1 em lên tham gia trò chơi “Ai nhanh, ai đúng”
- HS chơi, cả lớp cổ vũ.
- Cả lớp và GV nhận xét, phân thắng thua.
? Để điền đúng bài này chúng ta cần dựa vào đâu
* Củng cố cách điền số theo quy luật
3. Củng cố, dặn dò:
? Bài học hôm nay giúp chúng ta củng cố cách giải những dạng toán nào?
- GV nhận xét giờ học.
Bài 1(SGK - 88)
Tóm tắt
Buổi sáng bán : 48 l dầu
Buổi chiều bán : 37 l dầu
Cả hai buổi bán : ... l dầu ?
Bài giải
Cả hai buổi cửa hàng bán được số dầu là:
48 + 37 = 85 (l)
 Đáp số: 85 l dầu
Bài 2(SGK - 88)
Tóm tắt
 32kg
Bình: 
An : 6kg
 ? kg
Bài giải
 An cân nặng là:
 32 - 6 = 26 (kg)
 Đáp số: 26 kg
Bài 3(SGK - 88)
Tóm tắt
 24 bông 
Lan hái: 16 bông 
Liên hái: 
 ? bông 
Bài giải
 Số bông hoa Liên hái được là:
 24 + 16 = 40 (bông hoa)
 Đáp số: 40 bông hoa
Bài 4(SGK - 88) Viết số thích hợp vào các ô màu xanh
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11
12
13
14
.....................................................................
Tiết 3 
Tập đọc
Ôn tập cuối học kì I (Tiết 1)
I. Mục đích, yêu cầu:
1. Kiểm tra lấy điểm tập đọc:
- Chủ yếu kiểm tra kĩ năng đọc thành tiếng: HS đọc thông các bài tập đọc đã học suốt học kì I (phát âm rõ, tốc độ đọc tối thiểu 45 chữ / phút, biết ngừng nghỉ sau các dấu câu, giữa các cụm từ dài).
- Kết hợp kiểm tra kĩ năng đọc - hiểu: HS trả lời được 1, 2 câu hỏi về nội dung bài đọc.
2. Ôn luyện về từ chỉ sự vật.
3. Ôn luyện, củng cố cách viết tự thuật.
II. Đồ dùng dạy học:
- Các tờ phiếu ghi tên từng bài tập đọc trong sách TV2.
- Bảng phụ viết câu văn của BT2.
III. Các hoạt động dạy học:
1. GTB:
- GV giới thiệu nội dung học tập của tuần 18.
- Giới thiệu MĐYC của tiết học.
2. Kiểm tra Tập đọc:
- Giáo viên đưa phiếu - HS từ 7- 8 em lần lượt lên bảng bốc thăm chọn bài tập đọc. Sau đó HS đọc 1đoạn hoặc cả bài theo y/c trong phiếu.
- GV nêu câu hỏi về đoạn vừa đọc, HS lắng nghe, trả lời.
- GV theo dõi, chỉnh sửa lỗi sai, đánh giá.
3. Tìm các từ chỉ sự vật trong câu đã cho
- HS nêu yêu cầu của bài, cả lớp đọc thầm lại.
- 1 HS lên bảng làm bài, lớp làm bài vào vở bài tập.
- Cả lớp và GV nhận xét, chốt lại lời giải đúng.
* Củng cố cách tìm các từ chỉ sự vật
4. Viết bản tự thuật:
- HS nêu yêu cầu của bài.
- HS làm bài vào VBT.
- Nhiều HS nối tiếp nhau đọc bản tự thuật.
- GV nhận xét, khen ngợi những HS làm bài tốt.
* Củng cố kĩ năng viết tự thuật
5. Củng cố, dặn dò:
- GV nhận xét giờ học.
- Sáng kiến của bé Hà.
- Bưu thiếp
- Bà cháu
- Cây xoài của ông em
- Sự tích cây vú sữa
- Mẹ
- Bông hoa niềm vui
................................
* Bài 1: Tìm các từ chỉ sự vật trong câu sau:
 Dưới ô cửa máy bay hiện ra nhà cửa, ruộng đồng, làng xóm, núi non.
* Bài 2: Viết bản tự thuật theo mẫu đã học:
Tự thuật
Họ và tên:..............................................
Nam, nữ:................................................
Ngày sinh:..............................................
Nơi sinh:................................................
Quê quán:..............................................
Nơi ở hiện nay:......................................
Học sinh lớp:.........................................
Trường:..................................................
 ..........., ngày.....tháng.......năm.....
 Người tự thuật
 .....................................
......................................................................
Tiết 4: 
Tập đọc
Ôn tập cuối học kì I (Tiết 2)
I. Mục đích, yêu cầu:
1. Tiếp tục kiểm tra lấy điểm tập đọc.
2. Ôn luyện về cách tự giới thiệu.
3. Ôn luyện về dấu chấm.
II. Đồ dùng dạy học:
- Phiếu viết tên các bài tập đọc.
- Tranh minh hoạ BT2 trong SGK.
- Bảng phụ viết đoạn văn ở BT3.
III. Các hoạt động dạy học:
1. GTB: GV nêu MĐYC của tiết học.
2. Kiểm tra đọc:
- Giáo viên đưa phiếu - HS từ 7- 8 em lần lượt lên bảng bốc thăm chọn bài tập đọc. Sau đó HS đọc 1đoạn hoặc cả bài theo y/c trong phiếu.
- GV nêu câu hỏi về đoạn vừa đọc, HS lắng nghe, trả lời.
- GV theo dõi, chỉnh sửa lỗi sai, đánh giá
3. Tự giới thiệu:
- 3 HS đọc y/c của bài (mỗi em đọc một tình huống), cả lớp đọc thầm lại.
- 1 HS khá làm mẫu, tự giới thiệu về mình trong tình huống 1.
- HS làm bài vào VBT.
- GV nhắc HS cần nói lời tự giới thiệu với thái độ vừa lễ phép với người trên vừa chững chạc, tự tin.
- HS nói lời giới thiệu của mình.
- HSNX - GVNX.
* Ôn luyện về cách tự giới thiệu.
4. Dùng dấu chấm ngắt đoạn văn
- GV nêu y/c của bài.
- GV phát phiếu cho 3, 4 HS làm bài. Cả lớp làm bài vào VBT.
- HS làm bài vào giấy khổ to dán kết quả lên bảng.
- Cả lớp và GV nhận xét, sửa chữa, chốt lại lời giải đúng.
* Củng cố cách dùng dấu chấm sau mỗi câu. Sau dấu chấm viết hoa
5. Củng cố, dặn dò:
- GV nhận xét giờ học.
- Nhắc HS về nhà ôn lại các bài tập đọc.
- Sáng kiến của bé Hà.
- Bưu thiếp
- Bà cháu
- Cây xoài của ông em
- Sự tích cây vú sữa
- Mẹ
- Bông hoa niềm vui
................................
* Bài 2: Em hãy đặt câu:
+ TH1: Tự giới thiệu về em với mẹ của bạn khi em đến nhà bạn lần đầu.
Ví dụ:
Cháu chào bác ạ! Cháu là Mai, học cùng lớp với bạn Ngọc. Thưa bác Ngọc có nhà không ạ?
+ TH2: Tự giới thiệu về em với bác hàng xóm khi bố bảo em sang mượn cho bố cái kìm.
Ví dụ: 
 Cháu chào bác ạ! Cháu là Sơn con bố Tùng ở bên cạnh nhà Bác . Bác làm ơn cho bố cháu mượn cái kìm ạ!
+ TH3: Tự giới thiệu về em khi em lên phòng cô hiệu trưởng mượn lọ hoa cho lớp.
Ví dụ:
 Thưa cô, em là Minh Hoà, học sinh lớp 2B. Cô Hiền xin cố cho lớp em mượn lọ hoa ạ!
* Bài 3: Dùng dấu chấm ngắt đoạn văn sau thành 5 câu rồi viết lại cho đúng chính tả:
 Đầu năm học mới, Huệ nhận được quà của bố. Đó là một chiếc cặp rất xinh. Cặp có quai đeo. Hôm khai giảng, ai cũng phải nhìn Huệ với chiếc cặp mới. Huệ thầm hứa học chăm, học giỏi cho bố vui lòng.
......................................................................
Tiết 5: 
Thể dục
Trò chơi : “Vòng tròn” và “ Nhanh lên bạn ơi”
I. Mục tiêu:
- Ôn 2 trò chơi “Vòng tròn” và “Nhanh lên bạn ơi”. Yêu cầu biết và tham gia trò chơi tương đối chủ động.
II. Đồ dùng dạy học
- Địa điểm: Vệ sinh an toàn nơi tập.
- Phương tiện: 1 chiếc còi, 4 lá cờ nhỏ, kẻ vạch xuất phát và vòng tròn.
III. Các hoạt động dạy học:
1. Phần mở đầu: (5 phút)
- GV nhận lớp, phổ biến nội dung, y/c giờ học.
- Chạy nhẹ nhàng trên địa hình tự nhiên theo một hàng dọc: 70 - 80m.
- Đi thường theo vòng tròn và hít thở sâu.
- Ôn bài thể dục phát triển chung: 1 lần, mỗi động tác 2 x8 nhịp.
- Trò chơi: “Diệt các con vật có hại”
2. Phần cơ bản: (25 phút)
a) Ôn trò chơi “Vòng tròn”:
- GV nhắc lại cách chơi, cho HS điểm số theo chu kì 1 - 2, sau đó cho HS chơi có kết hợp vần điệu. Sau 2 - 3 phút, GV tổ chức cho các em chơi dưới hình thức thi giữa các tổ.
- GV quan sát, phân thắng thua.
b) Ôn trò chơi: “Nhanh lên bạn ơi”:
- GV nhắc lại cách chơi.
- GV cho một nhóm lên chơi thử.
- Cả lớp chơi thật.
- GV quan sát, phân thắng thua.
3. Phần kết thúc: (5 phút)
 - Cúi người thả lỏng: 8 - 10 lần.
- Nhảy thả lỏng: 8 - 10 lần.
- Đứng vỗ tay, hát.
- GV cùng HS hệ thống lại bài.
- GV nhận xét, giao bài tập về nhà.
GV
* * * 
* * * 
* * * 
* * * 
GV
GV
 * * * * *
 * * * * *
 * * * * *
..............................................................................................................................
Thứ ba ngày 03 tháng 01 năm 2017
Tiết 1: Âm nhạc (Đ/C Hương dạy)
Tiết 2: 
Luyện từ và câu
Ôn tập cuối học kì I (tiết 3)
I. Mục đích yêu cầu:
- Ôn luyện tập đọc và học thuộc lòng.
- Ôn luyện về kỹ năng sử dụng mục lục sách. 
- Rèn kỹ năng viết chính tả.
II. Đồ dùngdạy học
- Phiếu viết tên các bài tập đọc và học thuộc lòng đã học.
- 4 lá cờ.
III. Các hoạt động dạy học:
1. Giới thiệu bài:
- GV nêu mục tiêu và ghi đầu bài lên bảng. 
2. Ôn luyện tập đọc và học thuộc lòng:
- Giáo viên đưa phiếu - HS từ 7- 8 em lần lượt lên bảng bốc thăm chọn bài tập đọc. Sau đó HS đọc 1đoạn hoặc cả bài theo y/c trong phiếu.
- GV nêu câu hỏi về đoạn vừa đọc, HS lắng nghe, trả lời.
- GV theo dõi, chỉnh sửa lỗi sai, đánh giá.
3. Ôn luyện về kỹ năng sử dụng mục lục sách:
- HS đọc y/c bài.
- GV tổ chức cho HS thi tìm Mục lục sách.
- GV chia lớp thành 4 đội theo 4 tổ, phát cho mỗi đội 1 lá cờ và cử ra 2 thư ký. Nêu cách chơi: Mỗi lần cô sẽ đọc tên 1 bài tập đọc nào đó, các em hãy xem mục lục và tìm số trang của bài này. Đội nào tìm ra trước thì phất cờ xin trả lời. Nếu sai các đội khác được trả lời. Thư ký ghi lại kết quả của các đội.
- HS chơi thử. GV hô to: “Người mẹ hiền”.
- HS chơi thật nghiêm túc.
- GV nhận xét và tính điểm thi đua.
* Củng cố cách xem mục lục sách
4. Viết chính tả:
- HS đọc y/c bài.
- GV đọc đoạn văn.
- 2 HS đọc lại.
? Đoạn văn có mấy câu?
? Những chữ nào phải viết hoa? Vì sao?
? Cuối mỗi câu có dấu gì?
- HS viết bảng con từ dễ viết sai:
- GV nhận xét.
- GV đọc bài, mỗi cụm từ đọc 3 lần - HS nghe viết đúng chính tả.
- GV đọc lại bài - HS soát lỗi.
- GV chấm nhận xét một số bài
5. Củng cố, dặn dò:
? Bài học hôm nay ôn luyện cho các em những gì? 
- Giáo viên nhận xét giờ học.
- Nhắn tin.
- Con chó nhà hàng xóm.
- Thời gian biểu.
- Tìm ngọc.
- Gà “tỉ tê” với gà.
Bài 2: Thi tìm nhanh một số bài tập đọc trong sách Tiếng Việt 2, tập một theo mục lục
- Động tác phất cờ và hô: Trang 63.
Bông hoa niềm vui trang 104
- Câu chuyện bó đũa trang 112
- Tìm ngọc trang 138 ..
Bài 3: Viết chính tả: Nghe - viết
- 4 câu.
- Chữ Bắc phải viết hoa vì đó là tên riêng. Các chữ: Đầu, Ơ, Chỉ phải viết hoa vì là chữ đầu câu.
- Cuối mỗi câu có dấu chấm.
+ đầu năm, trở thành, giảng lại.
..................................................................................
 Tiết 3: 
Đạo đức
Thực hành kĩ năng cuối học kì I
I. Mục tiêu
 - Ôn tập củng cố để HS nắm chắc các hành vi đã học từ bài 1 đến bài 8.
- Giúp HS biết thực hiện các hành vi đúng, tôn trọng, yêu quý những người xung quanh khi họ thực hiện đúng các hành vi đạo đức.
- Biết phê phán các hành vi không đúng.
II. Đồ dùng dạy học
- GV: chuẩn bị hệ thống câu hỏi
III. Các hoạt động dạy học:
1. GTB: Trực tiếp
2. Tổ chức trò chơi: “ Hái hoa dân chủ”
* Mục tiêu:
- Ôn tập củng cố để HS nắm chắc các hành vi đã học từ bài 1 đến bài 8.
- Giúp HS biết thực hiện các hành vi đúng, tôn trọng, yêu quý những người xung quanh khi họ thực hiện đúng các hành vi đạo đức.
- Biết phê phán các hành vi không đúng.
* Cách tiến hành:
- GV chuẩn bị hoa câu hỏi. 
- GV chia lớp thành 2 đội, tổ chức thi giữa 2 đội xem đội nào trả lời được những câu hỏi đúng.
? Em đã thực hiện việc học tập, SH đúng giờ ntn? Kể về thời gian biểu buối tối của mình?
? Tại sao cần nhận lỗi khi mắc lỗi?
? Em đã tự nhận lỗi và sửa lỗi ntn?
? Sống gọn gàng, ngăn nắp có lợi gì? Em sắp xếp góc học tập của mình ntn?
? ở nhà em đã làm được những việc gì để giúp bố mẹ? Tại sao em lại làm những công việc đó?
? Thế nào là chăm chỉ học tập? Chăm chỉ học tập có lợi gì?
? Em đã làm gì để giúp đỡ bạn? Tại sao em lại giúp đỡ bạn?
? Để giữ gìn trường lớp sạch đẹp chúng ta phải làm gì?
? Cần làm gì, tránh làm gì để giữ trật tự vs nơi công cộng?
KL: Mọi người đều phải giữ trật tự vs nơi công cộng. Đó là nếp sống văn minh giúp cho công việc của mỗi người được thuận lợi cho sức khỏe.
3. Củng cố, dặn dò:
- Nhận xét tiết học.
- Thực hiện học tập, SH đúng giờ theo thời gian biểu. 
- Nhận lỗi khi mắc lỗi là tự thấy được sai lầm của mình, giúp mình dễ sửa sai, mau tiến bộ.
- Sống gọn gàng, ngăn nắp làm cho nhà cửa thêm sạch, đẹp và khi cần sử dụng thì không phải mất công tìm kiếm. Người sống gọn gàng, ngăn nắp luôn được mọi người yêu mến.
- Chăm chỉ học tập giúp cho việc học tập đạt kết quả tốt hơn; được thầy cô, bạn bè yêu mến; thực hiện tốt quyền được học tập; bố mẹ hài lòng.
- Để giữ gìn trường lớp sạch đẹp, chúng ta nên làm trực nhật hằng ngày; không bôi bẩn, vẽ bậy lên bàn ghế; không vứt rác bừa bãi; đi vệ sinh đúng nơi quy định...
.....................................................................................
Tiết 4: 
Toán
Luyện tập chung
I. Mục tiêu: 
 Giúp HS củng cố về:
- Cộng, trừ nhẩm và viết (có nhớ một lần).
- Tìm một thành phần chưa biết của phép cộng, phép trừ.
- Giải bài toán và vẽ hình.
II.Đồ dùng dạy học
- SGK, vở ô ly
III. Các hoạt động dạy học:
A. Kiểm tra bài cũ
- GV kiểm tra HS đọc thuộc lòng bảng công ,bảng trừ .
- GV + HS NX 
B. Bài mới
1. GTB: GV nêu mục tiêu của giờ học.
2. Luyện tập:
- HS nêu y/c bài.
- 2 HS lên bảng làm - lớp làm vào vở
- Chữa bài :
+ HS nhận xét Đ - S.
? Dựa vào đâu em có thể tính nhẩm được các phép tính này?
? BT củng cố kiến thức gì?
GV: Phép cộng và phép trừ có nhớ 1 lần.
- HS nêu yêu cầu bài.
- 2 HS làm bài trên bảng, lớp làm vào vở
- Chữa bài :
+ Nhận xét Đ - S.
? Nêu cách đặt tính và tính.
+ Đổi chéo vở kiểm tra - GV kiểm tra xác suất.
? BT rèn cho các em kỹ năng gì?
GV: Đặt tính và tính cộng, trừ các số có 2 chữ số cho số có 2 c/s có nhớ 1 lần.
 - HS đọc y/c bài.
- 3HS làm bài trên bảng, lớp làm vào vở
- Chữa bài :
+ Nhận xét Đ - S.
+ Nêu tên gọi các thành phần trong từng phép tính?
? Nêu cách tìm số hạng, số bị trừ, số trừ chưa biết? 
GV: Củng cố cách tìm số hạng, số bị trừ, số trừ
- 2HS đọc bài toán.
? Bài cho biết gì ?
? Bài hỏi gì?
- 1 HS lên bảng tóm tắt - Lớp nhận xét.
? Nhìn tóm tắt nêu lại bài toán.
- 1 HS chữa bài trên bảng, lớp làm vào vở
- Chữa bài :
+ Nhận xét Đ - S.
? Đây là dạng toán gì?
+ Nêu câu lời giải khác?
GV: Củng cố cách giải bài toán về ít hơn.
- HS đọc y/c bài.
- HS làm bài vào vở.
- Chữa bài :
+ Nhận xét Đ/S
+ Đổi vở k.tra chéo - nhận xét bài bạn..
? Hình chữ nhật gồm mấy cạnh?
? Hình tứ giác gồm mấy cạnh?
? Phân biệt hình chữ nhật và hình tứ giác
GV: Củng cố cách nhận diện hình chữ nhật, hình tứ giác.
4. Củng cố, dặn dò:
? Hôm nay các em luyện những kiến thức gì? 
- GV nhận xét giờ học.
Bài 1(SGK - 88): Tính nhẩm:
12 - 4 = 8
15 - 7 = 8
13 - 5 = 8
11 - 5 = 6
 4 + 9 = 13
 16 - 7 = 9
9 + 5 = 14
 7 + 7 = 14
 6 + 8 = 14
20 - 8 = 12
20 - 5 = 15
20 - 4 = 16
Bài 2( SGK - 88: Đặt tính rồi tính:
 28 + 19 73 - 35 53 + 47 90 - 42
 28 73 53 90
 + - + -
 19 35 47 42
 47 38 100 48
Bài 3(SGK - 88): Tìm x:
a. x + 18 = 62 b. x - 27 = 37
 x = 62 - 18 x = 37 + 27
 x = 44 x = 64
 c. 40 - x = 8
 x = 40 - 8
 x = 32
Bài 4(SGK- 88): Bài toán. 
 Tóm tắt
 92kg
Con lợn to:
Con lợn bé: 16kg
 ?kg
 Bài giải:
 Con lợn bé cân nặng là:
92 - 16 = 76 (kg)
 Đáp số : 76 kg 
Bài 5(SGK - 88) : Dùng thước và bút nối các điểm để có :
a, Hình chữ nhật
b. Hình tứ giác
.................................................................................................................................
Thứ tư ngày 04 tháng 01 năm 2017
Tiết 1:
Tập đọc
Kiểm tra cuối học kỡ 1
...............................................................................
Tiết 2: 
Chính tả ( Tập chép)
Kiểm tra cuối học kỡ 1
.................................................................................
Tiết 3:
Toán
Kiểm tra cuối học kỡ 1
.......................................................................
Tiết 4:
Tự nhiên và xã hội
 Thực hành: Giữ gìn trường học sạch đẹp
I. Mục tiêu:
- Nhận biết được thế nào là lớp học sạch sẽ.
- Biết tác dụng của việc giữ cho trường học luôn sạch sẽ đối với sức khỏe và học tập.
- Làm 1 số công việc đơn giản để giữ trường học sạch đẹp như: quét lớp, quét sân trường, tưới và chăm sóc cây xanh của trường.
- Có ý thức giữ trường lớp sạch đẹp và tham gia vào những hoạt động làm cho trường lớp sạch đẹp.
* Các kĩ năng sống cơ bản được giáo dục trong bài:
- Kĩ năng tự nhận thức: tự nhận xét các hành vi của mình có liên quan đến việc giữ gìn trường lớp.
- Kĩ năng làm chủ bản thân: Đảm nhận trách nhiệm tham gia công việc để giữ gìn trường học sạch đẹp.
- Kĩ năng ra quyết định: Nên và không nên làm gì để giữ gìn trường học sạch đẹp
- Phát triển kĩ năng hợp tác trong quá trình thực hiện công việc.
II. Đồ dùng dạy học
- Tranh ảnh SGK - 38, 39.
- Một số dụng cụ: khẩu trang, chổi, hót rác, chậu.
III. Các hoạt động dạy học:
1. GTB: GV nêu mục tiêu của giờ học.
2. Hoạt động 1: Nhận biết về trường học sạch đẹp và biết giữ gìn trường học sạch đẹp.
- Hướng dẫn HS quan sát tranh, ảnh SGK - 38 - 39 và TLCH:
? ảnh 1 minh họa gì?
? Các bạn đang làm những gì?
? Dụng cụ các bạn sử dụng là gì?
? Việc làm đó có tác dụng gì?
? Tranh 2 vẽ gì?
? Nêu cụ thể công việc các bạn đang làm?
? Tác dụng?
? Trường học sạch đẹp có tác dụng gì?
? Sân trường và xung quanh các phòng học sạch hay bẩn?
? Sân trường có nhiều cây xanh không? Cây có tốt không?
? Khu vệ sinh đặt ở đâu? Có sạch không? Có mùi hôi không?
? Trường học của em đã sạch chưa?
? Theo em làm như thế nào để giữ gìn trường học sạch đẹp?
- GV kết luận nhấn mạnh tác dụng của trường học sạch đẹp.
3. Hoạt động 2: Thực hành làm vệ sinh trường, lớp học.
- Phân công công việc cho các nhóm. Các nhóm phân nhóm trưởng.
- Phát dụng cụ cho các nhóm phù hợp với việc được phân công.
- HS thực hiện công việc nghiêm túc.
- GV nhận xét - đánh giá kết quả.
4 Củng cố, dặn dò:
? Sau bài học em rút ra điều gì?
- KL: Trường lớp sạch đẹp giúp chúng ta khỏe mạnh, học tập tốt hơn
- GV nhận xét giờ học.
- Cảnh các bạn HS đang lao động dọn vệ sinh sân trường.
- Quét rác, xách nước, tưới cây.
- Chổi, xô, cuốc, xẻng
- Sân trường sạch -> trường học sạch đẹp.
- Các bạn đang chăm sóc cây hoa.
- Tưới cây, tỉa lá khô, già, bắt sâu
- Cây mọc tốt -> làm đẹp trường lớp.
- Bảo vệ sức khoẻ cho mọi người: GV - HS giảng dạy, học tập tốt hơn.
- Không vẽ bẩn lên bàn, lên tường.
- Không vứt rác, khạc nhổ bừa bãi.
- Không trèo cây, không bẻ cành, hái hoa, dẫm lên cây.
- Tham gia vào các hoạt động làm vệ sinh trường lớp, tưới và chăm sóc cây.
+ Nhóm 1: Vệ sinh lớp học.
+ Nhóm 2: Nhặt rác khu vực sân trường.
+ Nhóm 3: Nhặt rác khu vực cổng trường,
+ Nhóm 4: Nhổ cỏ.
- Cần phải giữ gìn trường lớp sạch đẹp.
.................................................................................................................................
Thứ năm ngày 05 tháng 01 năm 2017
Tiết 1:
Toán
Luyện tập chung
I.Mục tiêu
Giúp HS củng cố về:
- Cộng, trừ có nhớ.
- Tính giá trị các biểu thức số đơn giản.
- Tìm một thành phần chưa biết của phép tính cộng hoặc trừ.
- Giải bài toán và vẽ đoạn thẳng có độ dài cho trước.
II. Đồ dùng dạy học
- SGK , Vở ô ly, Bảng phụ kẻ nội dung bài tập 3
III.Các hoạt động dạy học:
A. KIểM TRA BàI Cũ:
- GV kiểm tra HS đọc thuộc lòng bảng cộng, bảng trừ.
- Lớp nhận xét.
- GVNX 
B. BàI MớI:
1. GTB: GV nêu mục tiêu của tiết học.
2. Luyện tập:
 - HS nêu y/c bài.
- 2 HS lên bảng làm, lớp làm vào vở
- Chữa bài :
+ HS nhận xét Đ - S.
+ Nêu cách tính một số phép tính?
GV Củng cố kĩ năng tính theo cột dọc cộng trừ có nhớ.
- HS nêu yêu cầu.
- 3 HS làm bài trên bảng, lớp làm vào vở
- Chữa bài :
+ Nhận xét Đ - S.
? Nêu cách tính.
+ Đổi chéo vở kiểm tra - GV kiểm tra xác xuất. 
? Với phép tính chứa 2 dấu tính cộng trừ ta thực hiện như thế nào
GV: Củng cố kĩ năng thực hiện các phép tính cộng trừ liên tiếp.
- HS đọc y/c bài.
- 2 HS làm bài trên bảng, lớp làm vào vở
- Chữa bài :
+ Nhận xét Đ - S.
? Nêu tên các TP chưa biết trong các phép tính ở phần a, b ?
? Nêu cách tìm số hạng, số bị trừ, số trừ chưa biết?
GV: Củng cố cách tìm số hạng, số bị trừ, số trừ chưa biết.
- 2HS đọc bài toán.
? Bài cho biết gì ?
? Bài hỏi gì?
- 1 HS lên bảng tóm tắt - Lớp nhận xét.
? Nhìn tóm tắt nêu lại bài toán.
- 1 HS chữa bài trên bảng, lớp làm vào vở
- Chữa bài :
+ Nhận xét Đ - S.
? Đây là dạng toán gì?
+ Nêu câu lời giải khác?
+ GV nhận xét
GV: Củng cố cách giải bài toán về nhiều hơn.
- HS đọc y/c bài.
? 1dm bằng bao nhiêu cm
- HS làm bài vào vở
- Chữa bài :
+ Nhận xét Đ - S.
+ HS đổi chéo vở kiểm tra bài cho nhau.
? Làm thế nào để vẽ được đoạn thẳng AC có độ dài 5 cm? Nêu cách vẽ?
? Từ đoạn thẳng đã vẽ em làm thế nào để kéo dài đoạn thẳng đó để được đoạn thẳng dài 1dm
GV: Cách vẽ đoạn thẳng có độ dài cho trước.
4. Củng cố, dặn dò:
? Hôm nay các em luyện tập những kiến thức gì? 
- GV nhận xét giờ học.
Bài 1(SGK - 89): Tính
 35
+
 35
 70
 84
-
 26
 58
 40
+
 60
100
 100
- 
 75
 025
 46
+
 39
 85
Bài 2(SGK - 89): Tính
14 - 8 + 9 = 15
5 + 7 - 6 = 6 
16 - 9 + 8 = 15
15 - 6 + 3 = 12
8 + 8 - 9 = 7
11 - 7 + 8 = 12
9 + 9 - 15 = 3
13 - 5 + 6 = 14
6 + 6 - 9 = 3
Bài 3(SGK - 89): Viết số thích hợp vào ô trống:
a)
Số hạng
32
12
25
50
Số hạng
 8
50
25
35
Tổng
40
62
50
85
b)
Số bị trừ
44
63
64
90
Số trừ
18
36
30
38
Hiệu
26
27
34
52
Bài 4(SGK - 90): 
Tóm tắt
14l dầu
Can bé: 8l dầu
Can to: 
 ? l dầu
Bài giải:
Can to đựng được số dầu là:
 14 + 8 = 22 (l)
 Đáp số: 22 l dầu
Bài 5( SGK - 90): Hãy vẽ một đoạn thẳng dài 5cm. Kéo dài đoạn thẳng đó để được một đoạn thẳng dài 1 dm
 A B C
 . . . 
.........................................................................................
Tiết 2:
Tập viết
Ôn tập cuối học kì I (Tiết 4)
I. Mục đích, yêu cầu:
1. Tiếp tục kiểm tra lấy điểm tập đọc.
2. Ôn luyện về từ chỉ hoạt động và về các dấu câu.
3. Ôn luyện về cách nói lời an ủi và cách hỏi để người khác tự giới thiệu về mình.
II. Đồ dùng dạy học:
- Phiếu viết tên các bài tập đọc.
- Bảng phụ viết đoạn văn ở bài tập 2.
III. Các hoạt động dạy học:
1. GTB: GV nêu MĐYC của giờ học.
2. Kiểm tra tập đọc:
- Giáo viên đưa phiếu - HS từ 7- 8 em lần lượt lên bảng bốc thăm chọn bài tập đọc. Sau đó HS đọc 1đoạn hoặc cả bài theo y/c trong phiếu.
- GV nêu câu hỏi về đoạn vừa đọc, HS lắng nghe, trả lời.
- GV theo dõi, chỉnh sửa lỗi sai, đánh giá.
3. Tìm 8 từ chỉ hoạt động trong đoạn văn:
- HS đọc và nêu y/c của bài tập.
- HS ghi những từ chỉ hoạt động có trong đoạn văn.
- 1 HS lên bảng làm bài trên bảng.
- Chữa bài:
+ Cả lớp và GV nhận xét, 
+ GV chốt lại lời giải đúng.
* Củng cố cách tìm các từ chỉ hoạt động
4. Tìm các dấu câu:
- HS nêu y/c của bài tập.
- HS đọc lại đoạn văn, phát biểu ý kiến.
- Chữa bài:
+ Nhận xét Đ/S
+ GV nêu nhận xét, kết luận.
GV: Củng cố cách tìm dấu câu
5. Đóng vai chú công an, hỏi chuyện em bé:
- HS đọc tình huống.
? Nếu em là chú công an, em sẽ hỏi thêm những gì để đưa em nhỏ về nhà?
- GV nhận xét, gợi ý: Em hãy an ủi em bé trước rồi hỏi tên, hỏi địa chỉ của em bé thì mới có thể đưa em về nhà. Lưu ý khi hỏi, hỏi từng câu.
- 2 HS làm mẫu:
- GV cho HS thực hành làm bài theo cặp.
- Gọi 1 số cặp lên trình bày - nhận xét
* Củng cố cách đóng vai hỏi chuyện
6. Củng cố, dặn dò:
- GV hệ thống lại bài.
- GV nhận xét giờ học.
- Nhắn tin.
- Con chó nhà hàng xóm.
- Thời gian biểu.
- Tìm ngọc.
- Gà “tỉ tê” với gà.
Bài 1: tìm 8 từ chỉ hoạt động trong đoạn văn sau:
- nằm, lim dim, kêu, chạy, vươn, dang, vỗ, gáy.
Bài 2: Đoạn văn ở bài 2 có những dấu câu nào?
- Trong bài có dấu phẩy, dấu chấm, dấu hai chấm, dấu ngoặc kép, dấu chấm cảm, dấu ba chấm.
Bài 3: 
Ví dụ:
+ HS1: Cháu đừng khóc nữa, chú sẽ đưa cháu về nhà với mẹ.
+ HS2: Thật không hả chú?
+ HS1: ừ, đúng thế. Nhưng trước hết cháu cho chú biết cháu tên là gì? Mẹ cháu tên là gì? Nhà cháu ở đâu? Nhà cháu có số điện thoại không?
+ HS2: Cháu tên là Hòa. Mẹ cháu tên là Trang. Nhà cháu ở tổ 9 khu II phường Cao Xanh. Điện thoại nhà cháu là: 033.3621177.
..................................................................................
Tiết 3:
Thủ công
Gấp, cắt, dán biển báo giao thông cấm đỗ xe
I. Mục tiêu:
Giúp HS : 
- HS biết gấp, cắt, dán biển báo chỉ chiều xe đi.
- Gấp, cắt, dán được biển báo chỉ chiều xe đi. 
- HS có ý thức chấp hành tốt luật lệ giao thông.
II. Đồ dùng dạy học
- Mẫu biển báo giao thông chỉ chiều xe đi. 
- Quy trình gấp, cắt, dán biển báo giao thông chỉ chiều xe đi.
- HS : Giấy thủ công, bút chì, thước, kéo, hồ dán.
III.Các hoạt động dạy học chủ yếu:
A. KTBC: 
- GV kiểm tra sự chuẩn bị ở nhà của HS.
B. Bài mới:
1. GTB: GV nêu mục tiêu của giờ học.
2. GV hướng dẫn HS quan sát và nhận xét:
- GV cho HS quan sát mẫu.
- GV định hướng chú ý của HS vào 2 hình mẫu.
? Mỗi biển báo có mấy phần?
? Mặt biển báo có hình gì? Màu gì?
? ở giữa hình tròn là hình gì? có màu gì?
? Chân biển báo hình gì?
? Kích thước và màu sắc của biển báo có gì giống và khác so với biển báo chỉ lối đi thuận chiều đã học?
* Lưu ý: GV cắt dán màu giống như biển báo GT quy định để HS nhận biết.
3. GV hướng dẫn mẫu:
- GV vừa gấp mẫu vừa chỉ trên hình thể hiện quy trình gấp, cắt, dán biển báo chỉ chiều xe đi.
- HS vừa quan sát vừa dùng giấy khổ A4 gấp theo.
- GV thao tác lại lần 2 để HS nắm được từng bước.
- Gọi 1- 2 HS lên bảng thao tác lại cho cả lớp quan sát.
-1- 2HS nhận xét các thao tác gấp, cắt dán biển báo chỉ chiều xe đi.
- HS thực hành gấp ra nháp.
- GV cho HS tập gấp, cắt dán biển báo chỉ chiều xe đi.
- HS thực hành ra nháp.
* Lưu ý: GV nhắc HS bôi hồ mỏng, miết nhẹ tay để hình được phẳng.
4. Củng cố - dặn dò:
?Nêu lại các bước gấp, cắt, dán biển báo chỉ chiều xe đi.
- Nhận xét tiết học.
- Dặn dò: VN tập gấp, cắt, dán biển báo chỉ chiều xe đi.
- Biển báo có 2 phần: mặt và chân biển báo.
- Mặt biển báo là hình tròn màu xanh.
- ở giữa hình tròn là hình mũi tên màu trắng.
- Chân biển báo là hình chữ nhật đứng.
- Kích thước và màu nền giống nhau nhưng ở giữa biển báo chỉ chiều xe đi không phải là h.c.n mà là hình mũi tên.
Bước 1: Gấp, cắt dán biển báo chỉ chiều xe đi:
- Gấp, cắt hình tròn màu xanh từ hình vuông có cạnh là 6 ô.
- Cắt h.c.n màu trắng có chiều dài 4 ô, rộng 2ô.Gấp đôi h.c.n theo chiều dài (mặt kẻ ô ra ngoài) và đánh dấu, cắt bỏ phần gạch chéo (H1) sau đó mở ra được hình mũi tên (H2).
- Cắt h.c.n màu khác có chiều dài 10ô, rộng 1ô làm chân biển báo. 
Bước 2: Dán biển báo chỉ chiều xe đi.
- Dán chân biển báo lên tờ giấy trắng (H3)
- Dán hình tròn màu xanh chờm lên chân biển báo khoảng nửa ô (H4).
- Dán mũi tên màu trắng vào giữa hình tròn (H5).
................................................................................
Tiết 4: 
Thể dục
Sơ kết học kì I - Kiểm tra
I. Mục tiêu:
- Hệ thống những nội dung chính đã học trong học kì I. Yêu cầu học sinh đã biết học được những gì, điểm nào cần phát huy hoặc khắc phục trong học kì II.
II. Đồ dùng dạy học
- Vệ sinh an toàn nơi tập.
- Còi, khăn bịt mắt.
III. Các hoạt động dạy học:
1. Phần mở đầu: (5 phút)
- GV nhận lớp, phổ biến nội dung, yêu cầu giờ học.
- Đi đều và hát.
- Trò chơi: “Diệt các con vật có hại”
2. Phần cơ bản: (25 phút)
a) Sơ kết học kì I:
- GV cùng HS điểm lại những kiến thức, kĩ năng đã học ở lớp 2. Những nội dung các em đã học tốt và những gì cần phải cố gắng khắc phục trong học kì II.
- GV cho từng tổ tự bình chọn những HS học tốt môn TD và cho một số lên thực hành.
- GV công bố kết quả học tập, tuyên dương những cá nhân được các tổ bầu chọn và nhắc nhở một số cá nhân học tập và kỉ luật chưa tốt.
b) Trò chơi: “Bịt mắt bắt dê”
- Tổ chức cho HS chơi 3 - 4 “dê” lạc đàn và 2 - 3 người đi tìm.
3. Phần kết thúc: (5 phút)
- Cúi người thả lỏng: 5 - 6 lần
- Nhảy thả lỏng: 5 - 6 lần
- Đứng vỗ tay và hát.
- Trò chơi: “Diệt các con vật có hại”
GV
* * * 
* * * 
* * * 
* * * 
GV
 * * * * *
 * * * * *
 * * * * *
GV
 * * * * *
 * * * * *
 * * * * *
.................................................................................................................................
Thứ sáu ngày 06 tháng 01 năm 2017
Tiết 1:
Tập làm văn
Ôn tập cuối học kì I (tiết 5)	
I. Mục đích, yêu cầu:
1. Tiếp tục kiểm tra lấy điểm tập đọc.
2. Ôn luyện về từ chỉ hoạt động, đặt câu với từ chỉ hoạt động.
3. Ôn luyện về cách mời, nhờ, đề nghị.
II. Đồ dùng dạy học:
- Phiếu viết tên các bài tập đọc.
- Tranh minh hoạ BT2 trong SGK.
III. Các hoạt động dạy học:
1. Giới thiệu bài:
- GV nêu MĐYC và ghi đầu bài lên bảng. 
2.Ôn luyện tập đọc và học thuộc lòng:
- Giáo viên đưa phiếu - HS từ 7- 8 em lần lượt lên bảng bốc thăm chọn bài tập đọc. Sau đó HS đọc 1đoạn hoặc cả bài theo y/c trong phiếu.
- GV theo dõi - chỉnh sửa lỗi sai cho HS 
+ Đọc đúng từ, đúng tiếng 
+ Nghỉ hơi đúng, giọng đọc phù hợp
+ Đạt tốc độ 45 tiếng / phút
3. Ôn luyện về từ chỉ hoạt động và đặt câu với từ chỉ hoạt động:
- HS đọc y/c bài.
- GV treo tranh minh họa và y/c HS gọi tên hoạt động được vẽ trong tranh.
- HS nêu 5 từ ngữ chỉ hoạt động trong 5 tranh.
- Cả lớp và GV nhận xét, chốt lại lời giải đúng
- HS tập đặt câu với mỗi từ tìm được vào vở
- HS nối tiếp nhau đọc câu văn vừa đặt.
- GV ghi nhanh một số câu lên bảng.
- Cả lớp và GV nhận xét, sửa sai.
* Củng cố cách tìm từ ngữ ch

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_lop_2_tuan_18_nam_hoc_2016_2017.doc