Giáo án Tiếng Việt Lớp 2 (Sách Chân trời sáng tạo) - Tuần 26, Bài 4: Sông Hương (Tiết 9+10)

Giáo án Tiếng Việt Lớp 2 (Sách Chân trời sáng tạo) - Tuần 26, Bài 4: Sông Hương (Tiết 9+10)

I. MỤC TIÊU:

Sau bài học, học sinh:

1. Kiến thức: Luyện tập thuật việc được tham gia. Tìm hiểu một bài văn đã đọc về quê hương. Biết được vẻ đẹp sông Hương.

2.Kĩ năng: Viết được 4-5 câu thuật việc đã tham gia theo gợi ý. Chia sẻ được một bài văn đã đọc về quê hương. Nói được về vẻ đẹp Sông Hương với người thân.

3.Thái độ: Yêu thích môn học, biết dùng và giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt; Bày tỏ sự ngạc nhiên thích thú; nói và đáp lời khen ngợi.

4.Năng lực: Hình thành năng lực giao tiếp, hợp tác qua việc thực hiện các hoạt động nhóm, năng lực tự học, tự giải quyết vấn đề, năng lực sáng tạo qua các hoạt động đọc, viết.

5.Phẩm chất: Rèn luyện phẩm chất chăm chỉ qua hoạt động viết, rèn luyện phẩm chất trung thực qua việc thực hiện các nội dung kiểm tra, đánh giá.

II. PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC

- GV: Ti vi/ máy chiếu/ bảng tương tác; tranh ảnh trong SHS phóng to (nếu được), SGV.

- HS: chuẩn bị bút màu và vật dụng để trang trí bưu thiếp, SHS, VBT, .

 

docx 9 trang Hà Duy Kiên 5600
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Tiếng Việt Lớp 2 (Sách Chân trời sáng tạo) - Tuần 26, Bài 4: Sông Hương (Tiết 9+10)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN 26 
Thứ ngày tháng năm 2022
Kế hoạch bài dạy môn Tiếng Việt lớp 2 
CHỦ ĐIỂM 12: SẮC MÀU QUÊ HƯƠNG
BÀI 4: SÔNG HƯƠNG (tiết 9 - 10, SHS, tr.73)
I. MỤC TIÊU: 
Sau bài học, học sinh:
1. Kiến thức: Luyện tập thuật việc được tham gia. Tìm hiểu một bài văn đã đọc về quê hương. Biết được vẻ đẹp sông Hương.
2.Kĩ năng: Viết được 4-5 câu thuật việc đã tham gia theo gợi ý. Chia sẻ được một bài văn đã đọc về quê hương. Nói được về vẻ đẹp Sông Hương với người thân.
3.Thái độ: Yêu thích môn học, biết dùng và giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt; Bày tỏ sự ngạc nhiên thích thú; nói và đáp lời khen ngợi. 
4.Năng lực: Hình thành năng lực giao tiếp, hợp tác qua việc thực hiện các hoạt động nhóm, năng lực tự học, tự giải quyết vấn đề, năng lực sáng tạo qua các hoạt động đọc, viết.
5.Phẩm chất: Rèn luyện phẩm chất chăm chỉ qua hoạt động viết, rèn luyện phẩm chất trung thực qua việc thực hiện các nội dung kiểm tra, đánh giá.
II. PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC
GV: Ti vi/ máy chiếu/ bảng tương tác; tranh ảnh trong SHS phóng to (nếu được), SGV.
 HS: chuẩn bị bút màu và vật dụng để trang trí bưu thiếp, SHS, VBT, .
III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
TIẾT 9: LUYỆN TẬP THUẬT VIỆC ĐƯỢC THAM GIA ( tiếp theo)
TG
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
*KHỞI ĐỘNG: Hát- múa 1 bài hát về mẹ hoặc cô giáo
- GV chuyển ý giới thiệu vào bài học.
-Hoạt động 1: Giúp học sinh biết giới thiệu các vật liệu chuẩn bị làm bưu thiếp và Cách làm bưu thiếp
-Mục tiêu: Học sinh biết cách làm bưu thiếp
-Phương pháp, hình thức tổ chức: Quan sát, đàm thoại, thảo luận nhóm 6, thực hành.
-Cách tiến hành: 
- GV cho HS quan sát vài bưu thiếp mẫu.
- Giáo viên cho học sinh quan sát vật liệu các em đã chuẩn bị và giới thiệu trước lớp.
-GV hướng dấn HS thực hành làm bưu thiếp theo gợi ý.
-GV nhận xét – GD: Các em cần mạnh dạn, tự tin khi giới thiệu với bạn bè về những vật liệu mình chuẩn bị được và bưu thiếp mình làm. 
HS hát
- HS mở SHS trang 73 đọc yêu cầu 6 : Luyện tập thuật việc được tham gia ( tt)
-HS đứng lên giới thiệu về vật liệu của mình chuẩn bị làm bưu thiếp.
-HS nhận xét, chia sẻ cho nhau nghe
- HS mở SHS trang 73 đọc yêu cầu 6a: 
a. Em hãy sắp xếp lại thứ tự các công việc cần làm một tấm bưu thiếp chúc mừng mẹ hoặc cô giáo nhân ngày Quốc tế phụ nữ
 - Gợi ý:
- HS phân tích yêu cầu đề bài theo câu hỏi gợi ý của GV( nhấn mạnh những từ ngữ quan trọng trong đề bài) 
- Làm bưu thiếp
- Chúc mừng mẹ hoặc cô giáo
- Nhân ngày Quốc tế PN
- HS quan sát, nhận xét.
-Hs giới thiệu và thực hành làm bưu thiếp trong nhóm 6.
-Các nhóm trưng bày bưu thiếp của mình làm trong nhóm.
-HS nhận xét.
-Chọn giới thiệu vài bưu thiếp đẹp.
*Hoạt động 2: Giúp học sinh biết thuật lại việc làm bưu thiếp. 
Mục tiêu: Giúp học sinh biết thuật lại việc làm bưu thiếp của mình với bạn, với Thầy cô theo gợi ý. 
*Phương pháp, hình thức tổ chức: vấn đáp, thảo luận nhóm đôi, thực hành.
*Cách tiến hành: 
- Giáo viên cho học sinh hỏi đáp theo gợi ý .
-Đề yêu cầu gì?
- Theo thể loại nào?
- Số lượng câu?
- Khi em thuật lại việc làm bưu thiếp thì trước hết em nói gì?
- Yêu cầu HS nói cho nhau nghe theo nhóm đôi.
- Gọi 3-4 HS cầm bưu thiếp lên nói trước lớp.
_GV chỉnh sửa, gợi mở câu từ để HS nói hay hơn.
-GV nhận xét, tuyên dương những em đã mạnh dạn, tự tin chia sẻ trước lớp về bưu thiếp của mình.
- HS mở SHS trang 73 đọc yêu cầu 6b: Viết 4- 5 câu thuật lại việc làm bưu thiếp.
- Làm bưu thiếp
- Thuật lại
- 4 – 5 câu
- Từng HS trả lời( GV có thể vẽ cây sơ đồ tư duy: Vật liệu làm bưu thiếp; Vẽ hình bưu thiếp; Cắt theo hình vẽ; Viết lời chúc mừng; Trang trí bưu thiếp.)
-Học sinh chia sẻ cho nhau nghe theo nhóm đôi ( 3 phút)
-Học sinh giới thiệu bưu thiếp của mình trước lớp.
- HS nhận xét.
*Hoạt động 3: Giúp học sinh biết viết lời giới thiệu về việc làm bưu thiếp của mình thành câu vào phiếu luyện tập.
*Mục tiêu: Học sinh viết được thành câu thuật lại việc làm bưu thiếp của mình.
*Phương pháp, hình thức tổ chức: thực hành viết lời giới thiệu thành câu. 
*Cách tiến hành: Giáo viên cho học sinh tự viết từ 4 đến 5 câu thuật lại việc làm bưu thiếp của mình.
- GV nhận xét, chỉnh sửa lời thuật, tuyên dương HS, lồng ghép giáo dục KNS cho HS.
Học sinh viết 4 – 5 câu về nội dung em đã nói.
-HS trình bày trước lớp bài viết của mình ( 4, 5 HS)
-HS lớp lắng nghe, nhận xét bài viết của bạn theo tiêu chí đánh giá:
+ Đúng nội dung
+ Đầy đủ ý
+ Diễn đạt rõ ràng, mạch lạc.
3.Vận dụng: Đọc mở rộng
TIẾT 10: ĐỌC MỘT BÀI VĂN VỀ QUÊ HƯƠNG
TG
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
*KHỞI ĐỘNG: Trò chơi Lật số đoán hình
GV chuyển ý giới thiệu bài.
- Cho 4 ô số ứng với 4 hình ảnh liên quan đến chủ điểm Sắc màu quê hương.
- Hs thực hiện, nhận xét.
Hoạt động 1: Giúp học sinh biết chia sẻ bài đọc về quê hương; biết viết vào phiếu đọc sách những điều em đã chia sẻ. 
-Mục tiêu: Giúp học sinh biết chia sẻ về truyện đã đọc, biết viết vào phiếu đọc sách những điều em đã chia sẻ. 
- Phương pháp, hình thức tổ chức: quan sát, vấn đáp, thảo luận nhóm đôi.
-Cách tiến hành: Giáo viên cho học sinh hỏi đáp theo gợi ý .
-Gv yêu cầu HS mở sách đọc yêu cầu bài đã đọc. ( 2 HS đọc)
- Kiểm tra việc chuẩn bị bài HS đã sưu tầm được các bài đọc.
- GV gợi ý các em muốn chia sẻ với các bạn điều gì?
-GV phát Phiếu đọc sách và hướng dẫn các em thực hiện
( Phiếu như hình trong sách).
-Cho HS quan sát một phiếu đọc sách mẫu.
- GV đi đến từng nhóm quan sát, gợi ý, giúp đỡ các em chia sẻ.
- HS mở SHS trang 73 đọc yêu cầu 1: Đọc một bài văn về quê hương.
 a. Chia sẻ về bài văn đã đọc.
b. Viết vào Phiếu đọc sách những điều em đã chia sẻ.
- HS chia sẻ.
- Kiểm tra 4, 5 HS chuẩn bị bài đọc gì? Tên bài văn?.....
-Học sinh chia sẻ với bạn trong nhóm về tên bài văn, tên tác giả cuốn sách?, cảnh đẹp gì em muốn chia sẻ? từ ngữ? câu văn, cảm xúc.
- HS sẽ trả lời từng ý: 
- Chia sẻ Tên bài văn là gì? 
- Chia sẻ tên tác giả, cuốn sách gì? 
- Chia sẻ về cảnh đẹp trong bài văn đó ( từ ngữ hay, câu văn hay, cảm xúc)
- HS thực hiện vào phiếu và chia sẻ theo nhóm đôi trong thời gian 5 phút.
- HS chia sẻ trước lớp Phiếu đọc sách của mình 
( 4-5 HS chia sẻ trước lớp).
Hoạt động 2: Nói về vẻ đẹp của sông Hương với người thân
-Mục tiêu: Giúp học sinh biết chọn câu văn hay về vẻ đẹp của sông Hương để nói cho người thân nghe.
-Phương pháp, hình thức tổ chức: Luyện tập, thực hành
-Cách tiến hành:
Giáo viên hướng dẫn HS đọc lại bài văn sông Hương.
-Chọn câu văn miêu tả vẻ đẹp của sông Hương hay để nói cho người thân ( ông, bà, bố, mẹ, chị, .)nghe.
-GV nhận xét tiết học.
-HS nghe hướng dẫn, về nhà thực hành.
* RÚT KINH NGHIỆM, ĐIỀU CHỈNH, BỔ SUNG:

Tài liệu đính kèm:

  • docxgiao_an_tieng_viet_lop_2_sach_chan_troi_sang_tao_tuan_26_bai.docx