Giáo án Tiếng Việt Lớp 2 (Sách Chân trời sáng tạo) - Tuần 29, Bài: Cháu thăm nhà Bác (Tiết 1 đến 4)
I. Mục tiêu:
1. Yêu cầu cần đạt:
Giúp HS:
- Nói được với bạn về những điều em thấy trong bức tranh; nêu được phỏng đoán của bản thân về nội dung bài đọc qua tên bài và tranh minh hoạ.
- Đọc trôi chảy và ngắt nghỉ đúng nhịp thơ, dấu câu; giọng đọc thông thả, tình cảm; hiểu nội dung bài thơ: Miêu tả vẻ đẹp của nhà sàn và thể hiện tình cảm của tác giả khi đến thầm nhà Bác Hồ; biết liên hệ bản thân: Kinh yêu Bác Hồ; đọc, hát và nêu được suy nghĩ của bản thân về bài hát Tiếng chim trong vườn Bác (Hàn Ngọc Bích).
2. Năng lực
- Năng lực chung:
+ Năng lực tự chủ, tự học: Ý thức tự chuẩn bị bài ở nhà.
+ Năng lực giao tiếp, hợp tác: Trao đổi, thảo luận để thực hiện các nhiệm vụ học tập.
+ Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Sử dụng các kiến thức đã học ứng dụng vào
thực tế, tìm tòi, phát hiện giải quyết các nhiệm vụ trong cuộc sống.
- Năng lực riêng:
+ Lắng nghe và nhận xét bạn.
+ Năng lực điều hành của các ban cán sự.
+ Liên hệ đến bản thân về kiến thức liên quan đến bài học.
+ Tự tin: Chia sẻ trước lớp những ý kiến cá nhân.
3. Phẩm chất
+ Bồi dưỡng lòng biết ơn và sự tôn kính Bác Hồ.
+ Chăm chỉ: Tích cực trong các hoạt động học tập
Ngày soạn: Ngày dạy: Tuần: 29 Chủ đề: Bác Hồ kính yêu Tiết: 1+2 Bài: Cháu thăm nhà Bác I. Mục tiêu: 1. Yêu cầu cần đạt: Giúp HS: - Nói được với bạn về những điều em thấy trong bức tranh; nêu được phỏng đoán của bản thân về nội dung bài đọc qua tên bài và tranh minh hoạ. - Đọc trôi chảy và ngắt nghỉ đúng nhịp thơ, dấu câu; giọng đọc thông thả, tình cảm; hiểu nội dung bài thơ: Miêu tả vẻ đẹp của nhà sàn và thể hiện tình cảm của tác giả khi đến thầm nhà Bác Hồ; biết liên hệ bản thân: Kinh yêu Bác Hồ; đọc, hát và nêu được suy nghĩ của bản thân về bài hát Tiếng chim trong vườn Bác (Hàn Ngọc Bích). 2. Năng lực - Năng lực chung: + Năng lực tự chủ, tự học: Ý thức tự chuẩn bị bài ở nhà. + Năng lực giao tiếp, hợp tác: Trao đổi, thảo luận để thực hiện các nhiệm vụ học tập. + Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Sử dụng các kiến thức đã học ứng dụng vào thực tế, tìm tòi, phát hiện giải quyết các nhiệm vụ trong cuộc sống. - Năng lực riêng: + Lắng nghe và nhận xét bạn. + Năng lực điều hành của các ban cán sự. + Liên hệ đến bản thân về kiến thức liên quan đến bài học. + Tự tin: Chia sẻ trước lớp những ý kiến cá nhân. 3. Phẩm chất + Bồi dưỡng lòng biết ơn và sự tôn kính Bác Hồ. + Chăm chỉ: Tích cực trong các hoạt động học tập II. Phương tiện dạy học Đối với giáo viên - Ti vi/ máy chiếu/ bảng tương tác; tranh ảnh SHS phóng to (nếu được). - Bảng phụ ghi 2 khổ thơ cuối. - Thẻ từ để HS ghi các từ ngữ ở BT 3. . - Tranh ảnh hoặc video clip nhà sàn của Bác Hồ. - Bảng phụ ghi 2 khổ thơ cuối. - Video clip bài hát Tiếng chim trong vườn Bác (Hàn Ngọc Bích). b. Đối với học sinh - Sách giáo khoa - Vở Bài tập 2 tập hai. - Tranh ảnh, tư liệu sưu tầm liên quan đến bài học và dụng cụ học tập theo yêu cầu của GV. HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH 1. Hoạt động: Khởi động a. Mục tiêu: Tạo không khí lớp học vui tươi, sinh động. b. Cách thực hiện: - Yêu cầu HS hoạt động nhóm đôi chia sẻ với bạn về tranh minh hoạ bài đọc về những điều em thấy trong bức tranh. - Yêu cầu HS chia sẻ trước lớp về kết quả thảo luận. - GV giới thiệu bài mới, ghi tên bài đọc mới Cháu thăm nhà Bác. - Yêu cầu HS đọc tên bài kết hợp với kết quả trao đổi tranh minh hoạ để phán đoán nội dung bài đọc. - GV giới thiệu về bài đọc: Các em ạ, hôm nay lớp chúng mình cùng ghé thăm nhà Bác Hồ kính yêu. Các em xem nhà Bác như thế nào nhé! 2. Hoạt động: Khám phá và luyện tập 2.1. Đọc 2.1.1. Luyện đọc thành tiếng a. Mục tiêu: HS đọc đúng từ ngữ, ngắt nghi đúng nhịp, dấu câu của dòng thơ, khổ thơ. b.Cách thực hiện * GV đọc mẫu toàn bài thơ - GV đọc mẫu toàn bài thơ, giọng đọc tình cảm, thiết tha. * HS đọc nối tiếp từng câu thơ kết hợp luyện đọc từ khó - GV yêu cầu Nhóm trưởng điều hành nhóm đọc nối tiếp câu trong nhóm sau đó báo cáo kết quả đọc trong nhóm. - GV theo dõi HS đọc bài để phát hiện lỗi phát âm của HS. * HS nối tiếp nhau đọc từng khổ thơ và giải nghĩa từ khó - GV yêu cầu Nhóm trưởng điều hành nhóm đọc nối tiếp câu trong nhóm sau đó báo cáo kết quả đọc trong nhóm. - GV mời HS đọc nối tiếp từng khổ thơ. - GV yêu cầu HS nhận xét bạn đọc. - GV nhận xét. - GV tổ cùng HS giải nghĩa từ khó trong bài. + Xao. + Ngan ngát. => GV KL: Toàn bài đọc với giọng nhẹ nhàng, tình cảm, thiết tha. Đọc đồng thanh - GV yêu cầu lớp đọc đồng thanh cả bài thơ. - GV nhận xét, đánh giá, chuyển hoạt động. 2.1.2 Luyện đọc hiểu a. Mục tiêu: - Thấy được vẻ đẹp của nhà sàn và tình cảm của tác giả khi đến thăm nhà Bác Hồ. ( Trả lời được các câu hỏi SGK) - HS liên hệ bản thân: Những việc em sẽ làm để thể hiện niềm “Kính yêu Bác Hồ”. b. Cách thực hiện - Yêu cầu HS đọc 4 câu hỏi ở dưới bài đọc. - Cho HS thảo luận nhóm 4 tìm hiểu bài. *GV hỗ trợ Trưởng ban Học tập điều hành lớp chia sẻ kết quả trước lớp. + Cảnh vật nhà Bác có gì đẹp? + Bạn nhỏ nghe thấy những âm thanh gì khi đến thăm nhà Bác? + Từ ngữ nào tả đôi mắt và nụ cười của Bác? + Em thích hình ảnh nào trong bài? Vì sao? + Nêu nội dung của bài? =>Tổng kết nội dung bài. - GV đặt câu hỏi để HS liên hệ bản thân: + Em có muốn đến thăm nhà Bác ở Hà Nội không? Em sẽ thực hiện ước muốn đó như thế nào? + Em sẽ làm gì để nhà của mình đẹp hơn? 2.1.3. Luyện đọc lại a. Mục tiêu: HS đọc đúng, ngắt nghỉ đúng chỗ, biết nhấn giọng ở những từ ngữ cần thiết. Biết đọc diễn cảm và thuộc lòng 2 khổ thơ. b. Cách thực hiện - Yêu cầu 1 HS đọc lại toàn bài thơ. - GV đọc diễn cảm 2 khổ thơ cuối, xác định giọng đọc toàn bài và một số từ ngữ cần nhấn giọng. - Yêu cầu đọc diễn cảm 2 khổ thơ cuối trong nhóm. - Cho HS thi đọc diễn cảm trước lớp. - Yêu cầu HS học thuộc lòng từng khổ thơ tự chọn sau đó HS thi đọc thuộc lòng. - Cho HS thi đọc thuộc lòng. - Nhận xét, tuyên dương HS. 2.2 Luyện tập và mở rộng - Yêu cầu HS xác định yêu cầu của hoạt động. - Yêu cầu HS đọc theo nhóm đôi một đoạn bài hát Tiếng chim trĂn vườn Bác (Hàn Ngọc Bích ). - GV chiếu clip đoạn nhạc yêu cầu HS nghe và nhẩm theo. - Yêu cầu HS hoạt động nhóm 4 hát đoạn bài hát Tiếng chim tron vườn Bác và luyện nói 1 - 2 câu về cảm nghĩ của mình về đoạn vừa đọc và hát. - Yêu cầu 3- 4 nhóm trình bày bài hát và nêu cảm nghĩ của mình. - GV nhận xét, tuyên dương. 6.Hoạt động củng cố và nối tiếp. - Hôm nay em học được gì? - Nhận xét, đánh giá. - Về học bài và chuẩn bị bài cho tiết sau. - HS hoạt động nhóm đôi. - Từng cặp HS, một em hỏi, một em trả lời. - HS nghe GV giới thiệu bài mới. - HS thực hiện - HS lắng nghe. - HS lắng nghe - Nhóm trưởng điều hành nhóm đọc nối tiếp câu trong nhóm. - Nhóm báo cáo kết quả đọc trong nhóm. - Luyện đọc từ khó do HS phát hiện theo hình thức: Đọc mẫu (M4) => cá nhân (M1) => cả lớp (nắng tràn, ngan ngát, xao, ngỡ...,...) - Nhóm trưởng điều hành nhóm đọc từng khổ thơ trong nhóm. - Nhóm báo cáo kết quả đọc đoạn trong nhóm. - HS thực hiện. - HS nhận xét. - HS lắng nghe. - HS lắng nghe và đóng góp ý kiến. + Xao: Lay động, không yên. + Ngan ngát: tả mùi hương dễ chịu và toả lan ra xa. - HS lắng nghe. - Lớp đọc đồng thanh cả bài thơ. - HS lắng nghe. - 1 HS đọc 4 câu hỏi. - Nhóm trưởng điều hành nhóm mình thảo luận để trả lời các câu hỏi (thời gian 4 phút) *Trưởng ban Học tập điều khiển lớp chia sẻ kết quả. + Cảnh vật nhà Bác có hoa nở, nhà sàn, cây vú sữa, hồ, luống rau xanh. + Bạn nhỏ nghe thấy những âm thanh khi đến thăm nhà Bác là: tiếng chim, tiếng gió. + Từ ngữ tả đôi mắt và nụ cười của Bác là: vì sao, hiền hậu + Em thích hình ảnh Bác cười trong bài. Vì nó mang lại cho em cảm giác ấm áp và gần gũi với Bác. - HS nêu theo cách hiểu của mình. * Nội dung: Miêu tả vẻ đẹp của nhà sàn và tình cảm của tác giả khi đến thăm nhà Bác Hồ. - HS liên hệ. - HS liên hệ. - 1 HS đọc lại toàn bài thơ (M4). - HS theo dõi. - HS đọc dưới sự điều hành của nhóm trưởng - Thi đọc diễn cảm trước lớp. - HS đọc thầm, tự nhẩm để HTL từng khổ thơ mình thích. - Các nhóm thi đọc thuộc lòng. - HS lắng nghe. - 1 HS xác định yêu cầu của hoạt động Cùng sáng tạo - Điều em muốn nói. - HS thực hiện. - HS xem clip và nhẩm theo bài hát. - HS thực hiện. - HS nghe một vài nhóm HS trình bày trước lớp và nhận xét. - HS lắng nghe. - HS nêu theo hình thức truyền điện. - HS nghe. - HS nghe. Tiết: 3 + 4 Bài: Cháu thăm nhà Bác Viết chữ hoa Ă (kiểu 2), Ăn ngay nói thẳng Từ chỉ tình cảm. Câu kiểu Ai làm gì?, Ai thế nào? I. Mục tiêu: 1. Yêu cầu cần đạt: Giúp HS: - Viết đúng chữ Ă hoa (kiểu 2) và câu ứnng dụng. - Tìm được từ ngữ chỉ tình cảm của Bác Hồ với thiếu nhi và tình cảm của thiếu nhi với Bác Hồ. Đặt được câu về những việc làm của Bác Hồ với thiếu nhi và câu bày tỏ tình cảm của thiếu nhi với Bác Hồ. - Thực hiện được trò chơi: Hướng dẫn viên nhí. 2. Năng lực - Năng lực chung: + Năng lực giao tiếp, hợp tác: Trao đổi, thảo luận để thực hiện các nhiệm vụ học tập. + Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Sử dụng các kiến thức đã học ứng dụng vào thực tế, tìm tòi, phát hiện giải quyết các nhiệm vụ trong cuộc sống. - Năng lực riêng: + Lắng nghe và nhận xét bạn. + Năng lực ngôn ngữ: thực hành làm Hướng dẫn viên. + Có ý thức thẩm mỹ, tính kiên nhẫn, cẩn thận khi viết chữ. 3. Phẩm chất + Bồi dưỡng lòng biết ơn và sự tôn kính Bác Hồ. + Chăm chỉ: Tích cực trong các hoạt động học tập. + Trách nhiệm: chuẩn bị hình ảnh, tư liệu phục vụ cho tiết học. II. Phương tiện dạy học Đối với giáo viên - Ti vi/ máy chiếu/ bảng tương tác; tranh ảnh SHS phóng to (nếu được). - Ảnh về Chùa Tây Phương. - Mẫu chữ viết hoa Ă hoa (Kiểu 2). b. Đối với học sinh - Sách giáo khoa - Vở Bài tập 2 tập hai. - Vở tập viết 2 tập hai - Tranh ảnh, tư liệu sưu tầm về nhà sàn của Bác Hồ và dụng cụ học tập theo yêu cầu của GV. - Bảng nhóm. HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH 1. Hoạt động: Khởi động a. Mục tiêu: Tạo không khí lớp học vui tươi, sinh động. b. Cách thực hiện: - Yêu cầu HS hát bài Tiếng chim trong vườn Bác đoạn đã học. - GV giới thiệu bài: Tập viết chữ hoa Ă (Kiểu 2) và câu ứng dụng. - GV ghi bảng tên bài. - HS hát. - HS lắng nghe. - HS nhắc lại. 2. Hoạt động:Viết 2.1. Luyện viết chữ Ă hoa (Kiểu 2) a. Mục tiêu: Giúp HS nắm được cách viết đúng chữ Ă hoa (Kiểu 2) b. Cách thực hiện - Cho HS quan sát mẫu chữ Ă hoa Kiểu 2), xác định chiều cao, độ rộng, cấu tạo nét chữ của con chữ Ă hoa (Kiểu 2). - GV viết mẫu và nêu quy trình viết chữ Ă hoa (Kiểu 2): Đặt bút trên ĐK dọc 2, giữa ĐK ngang 3 và 4, viết nét cong kính của chữ Ă ( Kiểu 2). Lia bút lên theo ĐK dọc 3, giữa ĐK ngang 3 và 4, viết nét móc ngược phải, dừng bút giữa ĐK ngang 1 và 2, bên trái ĐK dọc 4. - HD HS viết chữ Ă hoa (Kiểu 2) vào bảng con. - HD HS tô và viết chữ Ă hoa (Kiểu 2) vào VTV. - HS thực hiện. - HS quan sát GV viết mẫu và nêu quy trình viết chữ Ă hoa ( Kiểu 2). - HS viết vào bảng con. - HS viết vào VTV. 2.2. Luyện viết câu ứng dụng a. Mục tiêu: Giúp HS nắm được cách viết đúng câu ứng dụng. Hiểu nghĩa câu ứng dụng. b.Cách thực hiện: - Giới thiệu câu ứng dụng. - Yêu cầu HS tìm hiểu nghĩa của câu ứng dụng “Ăn ngay nói thẳng.” - GV vừa viết nhắc lại quy trình viết chữ Ă (Kiểu 2) và cách nối từ chữ Ă ( Kiểu 2) sang chữ n. - HS viết chữ Ăn và câu ứng dụng “Ăn ngay nói thẳng.” vào VTV. - HS đọc câu ứng dụng . - HS trình bày. - HS nghe GV nhắc lại quy trình viết. - HS quan sát. - HS viết 2.3. Luyện viết thêm a. Mục tiêu: Giúp HS nắm được cách viết đúng câu ứng dụng. Hiểu nghĩa câu ca dao. b.Cách thực hiện: - Yêu cầu HS đọc câu ứng dụng. - GV giải nghĩa của câu ca dao: Ấy ngày mùng sáu tháng ba, Ăn cơm với cà đi hội chùa Tây Chùa Tây Phương đã được Bộ VHTT&DL công nhận là Di tích Lịch sử - Văn hóa quốc gia, năm 2014 được xếp hạng Di tích quốc gia đặc biệt. Hàng năm chùa cổ Tây Phương tổ chức lễ hội vào ngày 6 tháng 3 âm lịch. Đây là dịp để du khách vừa là đi lễ chùa vừa là để thăm quan những công trình nghệ thuật nguy nga và tráng lệ của mảnh đất xứ Đoài. - HS viết chữ Ă ( Kiểu 2), chữ Ăn và câu ca dao vào VTV - HS đọc. - HS lắng nghe. - HS viết vào VTV 2.4. Đánh giá bài viết - GV yêu cầu HS tự đánh giá phần viết của mình và trao đổi chéo để đánh giá bài của bạn. - GV nhận xét một số bài viết. - HS tự đánh giá phần viết của mình và của bạn. - HS nghe GV nhận xét một số bài viết. 3. Luyện từ a. Mục tiêu: Tìm được từ ngữ chỉ tình cảm của Bác Hồ với thiếu nhi và tình cảm của thiếu nhi với Bác Hồ. b.Cách thực hiện: - Gọi HS xác định yêu cầu của BT3 a. - Yêu cầu HS đọc 2 đoạn thơ. - Yêu cầu HS thảo luận nhóm 4 để tìm từ ngữ chỉ tình cảm của Bác Hồ với thiếu nhi và trình bày vào bảng nhóm. - Yêu cầu HS trình bày kết quả trước lớp. - GV nhận xét. - GV giải thích thêm từ “Nhớ nhung”: nhớ đến, nghĩ đến một cách da diết khôn nguôi. - Gọi HS xác định yêu cầu của BT3 b. - Yêu cầu HS hoạt động nhóm để tìm từ ngữ theo yêu cầu của ВТ bằng kĩ thuật Khăn trải bàn. - HS sửa bài bằng hình thức chơi tiếp sức. - Yêu cầu HS nhận xét bạn và GV nhận xét. - HS xác định yêu cầu - 2 HS đọc. - HS thảo luận - Chia sẻ kết quả trước lớp. Đáp án: yêu, nhớ thương, nhớ nhung - HS lắng nghe. - HS lắng nghe. - HS xác định yêu cầu - HS thảo luận - HS chơi: + Nói về tình cảm của Bác Hồ với thiếu nhi: yêu quý, thương nhớ, yêu mến. + Nói về tình cảm của thiếu nhi với Bác Hồ: kính yêu, kính trọng, quý mến. - HS lắng nghe. 4. Luyện câu a. Mục tiêu: Đặt được câu về những việc làm của Bác Hồ với thiếu nhi và câu bày tỏ tình cảm của thiếu nhi với Bác Hồ. b.Cách thực hiện: - Gọi HS xác định yêu cầu của BT. - Yêu cầu HS quan sát câu mẫu và nghe hướng dẫn của GV. - Yêu cầu HS đặt câu theo yêu cầu BT trong nhóm đôi. - HS chơi trò chơi: Truyền điện để nói miệng câu vừa đặt. - Yêu cầu HS nhận xét bạn và GV nhận xét - HS viết vào VBT câu đã đặt được. - Yêu cầu HS tự đánh giá bài làm của mình và của bạn . - HS xác định yêu cầu của BT 4 - HS thực hiện. - HS làm việc theo nhóm - HS chơi. - HS lắng nghe. - HS viết vào VBT câu đã đặt. - HS tự đánh giá bài làm của mình và của bạn. 5. Vận dụng a. Mục tiêu: Thực hiện được trò chơi: Hướng dẫn viên nhí. b. Cách thực hiện - Yêu cầu HS đọc yêu cầu của hoạt động. - GV hướng dẫn chuẩn bị nội dung trong nhóm: đọc lại bài thơ, tìm thêm những hình ảnh, thông tin, ... về ngôi nhà sàn Bác Hồ. - Yêu cầu HS thảo luận nhóm 4 để thực hiện yêu cầu của hoạt động. GV có thể hỗ trợ nhóm HS còn lúng túng bằng các câu hỏi gợi ý sau: + Xung quanh ngôi nhà Bác có gì? + Điều đặc biệt ở những cây đó là gì? + Phía trước nhà Bác có gì? + Ngôi nhà có mấy tầng? + Tầng dưới để làm gì? + Tầng trên để làm gì? + Ngôi nhà được làm bằng vật liệu chủ yếu là gì? - Tổ chức cho HS chơi. - Yêu cầu HS nghe bạn và thầy cô bình chọn cho từng cá nhân dự thi. - HS xác định yêu cầu của hoạt động: Chơi trò chơi Hưởng dẫn viên nhí. - HS theo dõi. + Xung quanh ngôi nhà là vườn rợp bóng cây xanh. + Điều đặc biệt ở những cây đó là nhiều loại cây được mang về trồng từ mọi miền đất nước. + Phía trước là một ao cá rộng. + Ngôi nhà có 2 tầng. +Tầng dưới để trống là nơi Bác thường làm việc vào mùa hè, cũng là nơi Bác cùng Bộ Chính trị họp bàn quyết định nhiều vấn đề quan trọng của cách mạng, của đất nước + Tầng trên có hai phòng, 1 phòng làm việc và 1 phòng ngủ của Bác + Ngôi nhà được làm bằng vật liệu gỗ chủ đạo, lợp mái ngói. - HS đại diện các tổ hoặc nhóm thi làm Hưởng dẫn viên nhí. - HS lắng nghe. 6.Hoạt động củng cố và nối tiếp. - Em thích nhất hoạt động nào của tiết học. Vì sao? - Nhận xét, đánh giá. - Về học bài và chuẩn bị bài cho tiết sau. - HS nêu. - HS nghe. - HS nghe.
Tài liệu đính kèm:
- giao_an_tieng_viet_lop_2_sach_chan_troi_sang_tao_tuan_29_bai.doc