Giáo án Tiếng Việt Lớp 2 (Sách Chân trời sáng tạo) - Tuần 31, Bài 4: Tôi yêu Sài Gòn (Tiết 1 đến 4)
I. Mục tiêu:
1. Yêu cầu cần đạt:
- Ghép được các chữ cái và thêm dấu thanh (nếu cần) để tạo thành từ ngữ chỉ tên tỉnh và thành phố; nêu được phỏng đoán của bản thân về nội dung bài đọc qua tên bài và tranh minh họa (khởi động).
- Đọc trôi chảy bài đọc, ngắt nghỉ đúng dấu câu, đúng logic ngữ nghĩa; hiểu nội dung bài đọc: Tình yêu, lòng quý trọng và biết ơn với cảnh vật, con ngirời Sài Gòn của tác giả; biết liên hệ bản thân: Yêu thương, quý trọng Tổ quốc Việt Nam.
- Nghe – viết đúng đoạn văn; làm được bài tập phân biệt eo/eo; ac/at.
2. Năng lực:
- Năng lực chung:
+ Năng lực giao tiếp, hợp tác: Trao đổi, thảo luận để thực hiện các nhiệm vụ học tập.
+ Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Sử dụng các kiến thức đã học ứng dụng vào thực tế, tìm tòi, phát hiện giải quyết các nhiệm vụ trong cuộc sống.
- Năng lực riêng:
+ Lắng nghe và nhận xét bạn.
+ Liên hệ đến bản thân điều thú vị và học được trong bài.
+ Chia sẻ với bạn những gì em biết qua bài học.
+ Phát triển kĩ năng đọc (tiết 1).
+ Phát triển kĩ năng viết (tiết 2).
Ngày soạn: Ngày dạy: Tuần: 31 Chủ đề: VIỆT NAM MẾN YÊU Tiết: 1+ 2 Bài 4: Tôi yêu Sài Gòn I. Mục tiêu: 1. Yêu cầu cần đạt: - Ghép được các chữ cái và thêm dấu thanh (nếu cần) để tạo thành từ ngữ chỉ tên tỉnh và thành phố; nêu được phỏng đoán của bản thân về nội dung bài đọc qua tên bài và tranh minh họa (khởi động). - Đọc trôi chảy bài đọc, ngắt nghỉ đúng dấu câu, đúng logic ngữ nghĩa; hiểu nội dung bài đọc: Tình yêu, lòng quý trọng và biết ơn với cảnh vật, con ngirời Sài Gòn của tác giả; biết liên hệ bản thân: Yêu thương, quý trọng Tổ quốc Việt Nam. - Nghe – viết đúng đoạn văn; làm được bài tập phân biệt eo/eo; ac/at. 2. Năng lực: - Năng lực chung: + Năng lực giao tiếp, hợp tác: Trao đổi, thảo luận để thực hiện các nhiệm vụ học tập. + Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Sử dụng các kiến thức đã học ứng dụng vào thực tế, tìm tòi, phát hiện giải quyết các nhiệm vụ trong cuộc sống. - Năng lực riêng: + Lắng nghe và nhận xét bạn. + Liên hệ đến bản thân điều thú vị và học được trong bài. + Chia sẻ với bạn những gì em biết qua bài học. + Phát triển kĩ năng đọc (tiết 1). + Phát triển kĩ năng viết (tiết 2). 3. Phẩm chất: - Bồi dưỡng tình yêu quê hương đất nước. - Có hứng thú học tập, ham thích lao động. II. Phương tiện dạy học Đối với giáo viên: *Tiết 1: Thẻ từ để tổ chức cho HS chơi trò chơi phần Khởi động. - Ti vi/ máy chiếu: - Ảnh của các thành phố lớn (thuộc Trung ương): Hồ Chí Minh, Hà Nội, Huế, Cần Thơ, Hải Phòng. - Slide 1 luyện đọc từ khó: nắng sớm, phố khuya thưa thớt, buổi sáng tinh sương, vành khuyên ríu rít,...; - Slide 2 hướng dẫn cách ngắt nghi và luyện đọc một số câu thể hiện tình cảm yêu thương, trân quý: Tôi/ yêu nắng.sớm Sài Gòn. Tôi/yêu cả những con mưa rào bất ngờ ập xuống.// Thỉnh thoảng trong vòm lá,/ vài chị sáo,/ chị sẻ,/ chị vành khuyên/ ríu rít chuvện trò.// Tôi/ yêu những con người hào hiệp luôn sẵn lòng giúp đỡ mọi người.// - Slide 3 câu bộc lộ cảm xúc, khẳng định tấm lòng yêu quý tự hào: Yêu biết mấy./ Sài Gòn của tôi!//. - Slide 4 đoạn từ: Tôi yêu những con đường đến hết. *Tiết 2: - Video clip: Baby shark. - Ảnh: chim vành khuyên, cây sao, - Slide: đoạn viết chính tả ( HS soát lỗi): từ Tôi yêu những con đường đến chuyện trò. b. Đối với học sinh - Sách giáo khoa (SHS) - Vở Bài tập 2 tập hai. III. Các hoạt động dạy học HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH Tiết 1 1. Hoạt động: Khởi động: a. Mục tiêu: Tạo tâm thế hứng thú cho học sinh và từng bước làm quen bài học. b. Phương pháp, hình thức tổ chức: hỏi đáp, thảo luận nhóm c. Cách thực hiện: - GV hướng dẫn thảo luận nhóm đôi theo yêu cầu: Ghép các chữ cái và thêm dấu thanh (nếu cần) để tạo thành từ ngữ chỉ tên thành phố? - GV yêu cầu học sinh đọc bài kết hợp quan sát tranh minh họa phán đoán: Bài học hôm nay nói về tỉnh hay thành phố nào? - GV: Chốt ý: giới thiệu bài – Ghi tựa bài. - Yêu cầu HS cho biết Sài Gòn còn được gọi tên khác là gì? 2. Khám phá và luyện tập: 2.1. Đọc: 2.1.1. Luyện đọc thành tiếng: a. Mục tiêu: HS đọc đúng từ, biết nghỉ hơi sau dấu câu và thể hiện được tình cảm. b. Phương pháp, hình thức tổ chức: hỏi đáp, thảo luận nhóm c. Cách thực hiện: - GV đọc mẫu bài tập đọc. - Yêu cầu một học sinh đọc lại. - Yêu cầu HS đọc nối tiếp từng đoạn. - GV nhận xét kết hợp sửa sai. - Luyện ñoïc ñuùng caùc töø ngöõ (slide 1) - Hướng dẫn cách ngắt nghỉ hơi sau các câu và câu bộc lộ tình cảm slide 2, 3). - HS đọc thành câu, đoạn, bài đọc trong nhóm nhỏ và trước lớp. - GV nhận xét uốn nắn. 2.1.2 Luyện đọc hiểu: a. Mục tiêu: HS hiểu được nội dung bài. b. Phương pháp, hình thức tổ chức: hỏi đáp, thảo luận nhóm c. Cách thực hiện: - Yêu cầu HS tìm từ khó và giải thích nghĩa của một số từ khó ấy (nếu HS không tìm ra, GV đưa ra). - Chốt ý từng từ: dập dìu (nhiều người, xe cộ qua lại không ngớt), tinh sương (khoảng thời gian rất sớm của buổi sáng), thân thiện (tỏ ra có tình cảm tốt, quý mến), hào hiệp (hết lòng vì người khác, không tính toán thiệt, hơn),... - Yêu cầu HS đọc thầm lại bài đọc, thảo luận theo cặp để trả lời câu hỏi sau: 1. Tìm từ ngữ chỉ thời tiết và đặc điểm của phố phường Sài Gòn. 2. Những con đường Sài Gòn có gì đẹp? 3. Vì sao tác giả yêu người Sài Gòn? 4. Theo em, tình cảm của tác giả với Sài Gòn như thế nào? - Yêu cầu HS nêu nội dung bài đọc. GV chốt ý - Yêu cầu HS liên hệ với bản thân. Nhận xét, bổ sung, tuyên dương. 2.1.3. Luyện đọc lại: a. Mục tiêu: HS đọc bài rõ ràng, rành mạch. b. Phương pháp, hình thức tổ chức: hỏi đáp, thảo luận nhóm c. Cách thực hiện: - Yêu cầu HS nêu cách hiểu của em về nội dung bài. - GV hỏi: 4 đoạn đầu đọc giọng như thế nào? Đoạn cuối đọc ra sao? - GV chiếu slide 4 và đọc mẫu. - GV nhận xét, tuyên dương. 3. Vận dụng: - Yêu cầu HS tìm đặc điểm ở nơi mình đang sống? - Liên hệ giáo dục. * Củng cố, dặn dò - Bài học hôm nay, em biết thêm được điều gì? - Về nhà, em hãy đọc lại bài. - Nhận xét tiết học. - Tiến hành, các đáp án: Sài Gòn, Hà Nội, Huế, An Giang, Hà Giang. - HS phát biểu. - Lắng nghe – quan sát. - Thành phố Hồ Chí Minh. - Lắng nghe, đọc thầm SHS - Một học sinh đọc lại bài. Lớp đọc thầm, nhận xét. - Lần lượt các nhóm 5 HS đọc nối tiếp bài. Lớp theo dõi nhận xét. - HS đọc cá nhân - HS nhận xét - Nhóm 2 và cá nhân. - HS phát biểu theo cách hiểu của mình các từ: dập dìu, tinh sương, thân thiện, hào hiệp, 1. Thời tiết: Nắng sáng sớm, chiều gió lộng, mưa rào bất ngờ, mát dịu - Đặc điểm: dập dìu xe cộ, khuya thưa thớt tiếng ồn, buổi sáng yên ắng, con đường rợp bóng hàng me, 2. Rợp bóng hàng me, hàng cây sao, cây dầu cao vút .. 3. Vì họ thân thiện, trên môi luôn nở nụ cười, họ hào hiệp luôn giúp đỡ mọi người. 4. Yêu thương, quý trọng cảnh vật, con người Sài Gòn. - Tình yêu, lòng quý trọng và biết ơn với cảnh vật, con ngitời Sài Gòn của tác giả. - Yêu thương, quý trọng Tổ quốc Việt Nam. - Phát biểu. - Thể hiện tình cảm yêu thương, trân quý, bộc lộ cảm xúc, khẳng định tấm lòng yêu quý tự hào. - Quan sát, lắng nghe và cảm nhận. - Luyện đọc nhóm đôi. - Thi đọc giữa các nhóm (3 HS – 3 dãy). Nhận xét. - Lắng nghe. -Phát biểu nối tiếp. -Lắng nghe. - Phát biểu. - Lắng nghe. Tiết 2 1. Hoạt động: Khởi động a. Mục tiêu: Tạo tâm thế hứng thú cho học sinh và từng bước làm quen bài học. b. Phương pháp, hình thức tổ chức: hỏi đáp, thảo luận nhóm c. Cách thực hiện: - GV tổ chức cho học sinh xem, múa và hát theo bài: Tôi yêu Việt Nam - GV giới thiệu bài – Ghi tựa. 2. Khám phá và luyện tập: 2.1. Nghe - viết a. Mục tiêu: HS nghe - viết đúng đoạn chính tả. b. Phương pháp, hình thức tổ chức: c. Cách thực hiện: - Yêu cầu HS đọc lại đoạn văn – chiếu slide. - Đoạn văn có mấy câu? - GV ghi bảng: rợp, bóng, cây sao, cây dầu, cao vút, tán cây, sóc nâu, chuyền cành, thỉnh thoảng, vòm lá, chị sáo, chị sẻ, vành khuyên, ríu rít, chuyện trò. - GV gạch chân, giải nghĩa bằng từ cùng âm nhưng khác nghĩa (bóng khác cá bống), cho xem ảnh. - GV yêu cầu HS đọc lại những từ khó. - GV đọc từng cụm từ ngữ và viết đoạn văn vào VBT. - GV hướng dẫn HS cách viết. - GV đọc lại bài viết. - Yêu cầu HS tự đánh giá phần viết của mình và của bạn. - GV nhận xét một số bài viết. - Yêu cầu HS có lỗi sai sửa lại chữ đúng. 2.2. Luyện tập chính tả: Phân biệt eo/oe; ac/at. a. Mục tiêu: HS điền được vần eo/oe vào * b. Phương pháp, hình thức tổ chức: hỏi đáp, thảo luận nhóm c. Cách thực hiện: - Yêu cầu HS xác định yêu cầu của BT 2b. - Yêu cầu HS làm vào bảng con nhóm 2. - GV gọi 1 bạn đọc 1 câu có chứa cả vần mình điền vào. - GV gọi 1 HS đọc cả đoạn thơ hoàn chỉnh. - GV nhận xét, tuyên dương bạn làm đúng. - Yêu cầu HS thực hiện VBT. - GV nhận xét 2.3. Luyện tập chính tả - Phân biệt ac/at a. Mục tiêu: HS biết đặt câu phân biệt ac/at. b. Phương pháp, hình thức tổ chức: hỏi đáp, thảo luận nhóm c. Cách thực hiện: - Yêu cầu HS đọc BT 2c (lựa chọn). - GV giúp HS hiểu nghĩa từng từ. - GV chia lớp thành 2 dãy: dãy 1: bác/ bát, dãy 2: rác/ rát. - Cho HS thảo luận theo cặp: 1 bạn đặt câu với 1 từ. - GV nhận xét, chốt ý, tuyên dương những bạn đặt câu hay. - GD: Để viết tốt chính tả chúng ta phải hiểu được nghĩa của từ. 3. Vận dụng: - GV yêu cầu HS tìm và viết vào bảng con những từ có vần eo/oe; ac/at - Nhận xét, đánh giá. * Củng cố, dặn dò - Bài học hôm nay, em biết thêm được điều gì? - Về nhà, em hãy đọc lại bài. - Nhận xét tiết học. - HS thực hiện. - HS đọc, cả lớp đọc thầm theo: tìm từ khó viết. - 4 câu - HS phát hiện từ khó trong từng câu. - HS tự phát hiện âm đầu hay vần, thanh dễ sai. - HS đọc nối tiếp. Cả lớp theo dõi. - HS nghe GV đọc và viết bài. - HS lắng nghe. - HS nghe GV đọc lại bài viết - quan sát, tự đánh giá phần viết của mình và của bạn. - HS lắng nghe - Chọn vần eo hoặc vần oe thích hợp với * và thêm dấu thanh (nếu cần). - Thảo luận nhóm (2 phút). - Lắng nghe, nhận xét. - Dưới ánh nắng vàng hoe Cánh phượng hồng khoe sắc Lá reo cùng tiếng ve Mở tròn xoe đôi mắt. - HS thực hiện BT vào VBT - HS nghe GV nhận xét - HS thực hiện. - Đặt câu để phân biệt cặp từ sau: Bác/ bát; rác/rát. - Lắng nghe. - Thảo luận nhóm 2 (2 phút). - 1 nhóm 2 HS nối tiếp đặt câu, cả lớp nhận xét. - HS xác định yêu cầu - Lắng nghe. - HS trình bày trước lớp, bạn nhận xét. - Lắng nghe. - HS lắng nghe và thực hiện. Tiết: 3+ 4 Bài 4: Tôi yêu Sài Gòn I. Mục tiêu: 1. Yêu cầu cần đạt: Giúp HS: - MRVT: về đất nước (từ ngữ chỉ tình cảm với đất nước). - Đặt được câu giới thiệu, bày tỏ tình cảm với một cảnh đẹp của đất nước. - Kể được truyện Chuyện quả bầu đã đọc. 2. Năng lực: - Năng lực chung: + Năng lực giao tiếp, hợp tác: Trao đổi, thảo luận để thực hiện các nhiệm vụ học tập. + Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Sử dụng các kiến thức đã học ứng dụng vào thực tế, tìm tòi, phát hiện giải quyết các nhiệm vụ trong cuộc sống. - Năng lực riêng: + Lắng nghe và nhận xét bạn. + Liên hệ đến bản thân điều thú vị và học được trong bài. + Chia sẻ với bạn những gì em biết qua bài học. + Có tinh thần hợp tác, khả năng làm việc nhóm. + Phát triển kĩ năng dùng từ, kĩ năng đặt câu. 3. Phẩm chất: - Bồi dưỡng tình yêu quê hương đất nước. - Có hứng thú học tập, ham thích lao động. II. Chuẩn bị: - SHS, VBT, SGV. - Tivi/ máy chiếu/ bảng đa phương tiện để trình chiếu hình ảnh: Bài hát: Quê hương tươi đẹp; 4 cảnh đẹp: Hồ Tây, bãi biển Nhật Lệ, đảo Song Tử Tây, sông Sài Gòn. - Bảng nhóm. III. Các hoạt động dạy học: HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH TIẾT 3 1. Hoạt động: Khởi động a. Mục tiêu: Tạo tâm thế hứng thú cho học sinh và từng bước làm quen bài học. b. Phương pháp, hình thức tổ chức: hỏi đáp, c. Cách thực hiện: - GV cho HS múa, hát bài: Quê hương tươi đẹp. - GV giới thiệu bài - ghi bảng tên bài. 2. Luyện từ : a. Mục tiêu: MRVT về đất nước. b. Phương pháp, hình thức tổ chức: hỏi đáp, thảo luận nhóm c. Cách thực hiện: - Yêu cầu HS đọc BT3. - Hướng dẫn HS cách tìm. - Cho HS thảo luận nhóm 4 (3 phút) - GV yêu cầu HS giải thích nghĩa của từ mình mới vừa tìm được. Tuyên dương. - Có thể mời HS khác (GV) giải thích thêm cho phù hợp nghĩa hơn. Động viên thêm. - GV nhận xét kết quả từng nhóm và chọn 1 bảng hoàn chỉnh chốt ý: Tự hào, hãnh diện, yêu quý, yêu thương, bùi ngùi, - Liên hệ giáo dục: Tình yêu quê hương, đất nước, cố gắng học thật giỏi để xây dựng quê hương ngày càng giàu, đẹp hơn. - Yêu cầu HS làm vào VBT. - Quan sát, giúp đỡ thêm HS gặp khó khăn. 3. Luyện câu: a. Mục tiêu: HS đặt đượccâu giới thiệu, bày tỏ tình cảm với một cảnh đẹp của đất nước. b. Phương pháp, hình thức tổ chức: hỏi đáp, thảo luận nhóm c. Cách thực hiện: - Yêu cầu HS đọc BT 4. - Yêu cầu HS cho biết có mấy nhiệm vụ? - Hướng dẫn HS làm từng nhiệm vụ: a. Yêu cầu HS nói lại các đối tượng. b. Dùng từ ngữ để bày tỏ từng cảnh đẹp. - Chiếu slide 4 tranh và giải thích địa danh đó của tỉnh, thành phố nào cho HS biết. - Hướng dẫn HS đặt câu theo yêu cầu BT trong nhóm đôi. - Yêu cầu HS nói trước lớp câu đặt theo yêu cầu. - GV nhận xét câu. - Hướng dẫn HS viết vào VBT 2-3 câu để giới thiệu cảnh đẹp. - Cho HS tự đánh giá bài làm của mình và của bạn. - GV, HS nhận xét. * Củng cố, dặn dò - Bài học hôm nay, em biết thêm được điều gì? - Về nhà, em hãy đọc lại bài. - Nhận xét tiết học. TIẾT 4 4. Kể chuyện (Đọc – kể): a. Mục tiêu: HS đọc và kể lại được câu chuyện Chuyện quả bầu. b. Phương pháp, hình thức tổ chức: hỏi đáp, thảo luận nhóm, thực hành c. Cách thực hiện: - Yêu cầu HS của BT 5. - Yêu cầu HS cho biết có mấy nhiệm vụ? - Hướng dẫn HS làm từng nhiệm vụ. 4.1. Đọc lại truyện: Chuyện quả bầu 4.2. Sắp xếp các bức tranh theo đúng trình tự sự việc trong truyện. - Yêu cầu HS đọc BT 5b. - GV chốt ý đúng. 4.3. Kể từng đoạn câu chuyện theo tranh. - Yêu cầu HS đọc BT 5c. - Chiếu 4 tranh đã sắp xếp đúng. - Gv mời 4 bạn của 4 nhóm bất kì để kể theo từng tranh. - Nhận xét từng bạn, tuyên dương bạn kể sáng tạo, có kèm cử chỉ, điệu bộ. 4.4. Kể toàn bộ câu chuyện. - Yêu cầu HS đọc BT 5d. - Yêu cầu kể nhóm 2. - GV nhận xét, tuyên dương. 5. Vận dụng: - Khi nói về đất nước, em chọn từ ngữ nào? - Em hãy đặt 1 câu Ai là gì? nói về cảnh đẹp ngôi trường mình. - Nhận xét, đánh giá. * Củng cố, dặn dò - Bài học hôm nay, em biết thêm được điều gì? - Về nhà, em hãy đọc lại bài. - Nhận xét tiết học. - Hs múa, hát. - HS lắng nghe, quan sát. - Tìm từ ngữ chỉ tình cảm với đất nước. - HS xác định yêu cầu của BT - Tiến hành thảo luận. - Đính bảng trình bày, cả lớp quan sát nhận xét: chính tả, từ phù hợp không? - HS nối tiếp giải thích. - Lắng nghe. - Tiến hành làm. - Đặt 2-3 câu: a. Giới thiệu một cảnh đẹp mà em biết (theo mẫu) Ai (con gì, cái gì) là gì? Hồ Tây là một cảnh đẹp của Thủ đô Hà Nội. b. Bày tỏ tình cảm đối với một cảnh đẹp em đã có dịp đến thăm. - 2 nhiệm vụ. - Lắng nghe. - Ai: chỉ con người, Con gì: chỉ con vật, Cái gì: chỉ đồ vật. - Thảo luận 2 phút. - HS chia sẻ trước lớp. Nhận xét, tuyên dương. - Lắng nghe. - HS đặt câu: Em rất thích sông Sài Gòn. Nó giúp thuyền, bè đi lại. Sông Sài Gòn là cảnh đẹp nhất của thành phố Hồ Chí Minh. - HS lắng nghe và thực hiện. - Kể chuyện a. Đọc lại bài Chuyện quả bầu. b. Sắp xếp các bức tranh theo đúng trình tự sự việc trong truyện. c. Kể từng đoạn của câu chuyện theo tranh. - HS xác định yêu cầu của BT. - Cá nhân đọc thầm câu chuyện. Bạn nào xong đưa tay. - HS đọc và sắp xếp trong nhóm 4: - Đại diện nhóm trình bày thứ tự đúng: 4-1-2-3. Các nhóm khác nhận xét. - 1 HS đọc. - Quan sát và nhớ lại câu chuyện. - Thảo luận nhóm 4: mỗi bạn kể 1 tranh ( 4 phút) - HS xung phong kể từng tranh theo yêu cầu GV. - Cả lớp lắng nghe. -1 HS đọc. - Tiến hành ( 3 phút) - 3 HS xung phong kề cả câu chuyện. Cả lớp lắng nghe, nhận xét. - HS phát biểu. - HS lắng nghe. - HS lắng nghe và thực hiện. Tiết: 5+ 6 Bài 4: Tôi yêu Sài Gòn I. Mục tiêu: 1. Yêu cầu cần đạt: Giúp HS: - Viết được 4- 5 câu về tình cảm với người thân theo gợi ý. - Chia sẻ một bài văn đã đọc về đất nước Việt Nam. - Nói được những điều em thích sau khi đọc bài Tôi yêu Sài Gòn. 2. Năng lực: - Năng lực chung: + Năng lực giao tiếp, hợp tác: Trao đổi, thảo luận để thực hiện các nhiệm vụ học tập. + Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Sử dụng các kiến thức đã học ứng dụng vào thực tế, tìm tòi, phát hiện giải quyết các nhiệm vụ trong cuộc sống. - Năng lực riêng: + Lắng nghe và nhận xét bạn. + Liên hệ đến bản thân điều thú vị và học được trong bài. + Chia sẻ với bạn những gì em biết qua bài học. + Có tinh thần hợp tác, khả năng làm việc nhóm + Bước đầu thể hiện tình cảm, trách nhiệm với người thân bằng các việc làm cụ thể. 3. Phẩm chất: - Bồi dưỡng phẩm chất nhân ái, trách nhiệm. - Biết giúp đỡ người thân những công việc vừa sức. II. Chuẩn bị: - SHS, VBT, SGV. - Tivi/ máy chiếu/ bảng đa phương tiện để trình chiếu hình ảnh; video clip: Đất nước mến thương. - HS mang tới lớp truyện về đất nước Việt Nam đã đọc. III. Các hoạt động dạy học: Hoạt động của Giáo viên Hoạt động của Học sinh TIẾT 5 1. Hoạt động: Khởi động a. Mục tiêu: Tạo tâm thế hứng thú cho học sinh và từng bước làm quen bài học. b. Phương pháp, hình thức tổ chức: hỏi đáp, trực quan c. Cách thực hiện: - GV cho HS nghe bài hát: Đất nước mến thương. - Bài hát nói về điều gì? - GV giới thiệu bài- ghi bảng tên bài. 2. Luyện tập nói –viết về tình cảm với người thân. a.Mục tiêu: Nói -viết được 4- 5 câu về tình cảm với người thân theo gợi ý. b. Phương pháp, hình thức tổ chức: c. Cách thực hiện: hỏi đáp, thảo luận nhóm 2.1. Luyện tập nói về tình cảm với người thân. - Yêu cầu HS đọc BT 6a. - Hướng dẫn HS xác định người thân là ai? * Lưu ý: Nên chọn 1 người để nói về họ, chú ý từ xưng hô cho phù hợp. - Đọc từng gợi ý, gọi nhiều HS trả lời. - Gv nhận xét, tuyên dương ý hay, sáng tạo. 2.2. Luyện tập viết về tình cảm với người thân. - HS xác định yêu cầu của BT 6b, đọc các từ ngữ gợi ý, dựa vào phần nói ở trên, viết 4 - 5 câu về người thân của em. * Lưu ý HS cách trình bày: đoạn văn, câu phải rõ nghĩa muốn nói, chú ý chính tả, cách dùng từ. - Nhận xét, tuyên dương. * Củng cố, dặn dò - Bài học hôm nay, em biết thêm được điều gì? - Về nhà, em hãy đọc lại bài. - Nhận xét tiết học. TIẾT 6 Vận dụng: 1. Đọc mở rộng a. Mục tiêu: Chia sẻ một bài văn đã đọc về đất nước Việt Nam. b. Phương pháp, hình thức tổ chức: hỏi đáp, thảo luận nhóm, thực hành c. Cách thực hiện: 1.1. Chia sẻ một bài văn đã đọc về đất nước Việt Nam. - Yêu cầu HS đọc BT 1a. - Hướng dẫn HS chia sẻ với bạn trong nhóm nhỏ về tên bài văn, tên tác giả, điều em thích: hình ảnh đẹp, câu văn hay; điều em muốn nói: cảm xúc, việc làm, - Gọi vài HS chia sẻ trước lớp. - GV nhận xét. Tuyên dương. 1.2. Viết Phiếu đọc sách (VBT) - Hướng dẫn HS viết vào Phiếu đọc sách tên bài văn, tên tác giả, điều em thích: hình ảnh đẹp, câu văn hay; điều em muốn nói: cảm xúc, việc làm, - Gọi một vài HS chia sẻ Phiếu đọc sách trước lớp. - GV nhận xét. 2. Nói với người thân những điều em thích sau khi đọc bài Tôi yêu Sài Gòn: - Em sẽ chia sẻ cùng ai? - Nội dung gì của bài? - Thời gian nào? * Củng cố, dặn dò - Bài học hôm nay, em biết thêm được điều gì? - Về nhà, em hãy đọc lại bài. - Nhận xét tiết học. - HS lắng nghe - Tình yêu cha mẹ, quê hương, đất nước. - Lắng nghe, quan sát. - Nói về tình cảm với người thân trong gia đình theo gợi ý: 1. Người đó là ai? 2. Em và người đó thường cùng làm những việc gì? 3. Tình cảm của em với người đó thế nào? - Ông, bà, cha, mẹ, anh, chị, chú, bác, cô, dì, - Trả lời miệng nhóm 2, mỗi bạn 3 câu, bạn kia lắng nghe, nhận xét, góp ý (nếu cần) - HS chia sẻ trước lớp, cả lớp lắng nghe, nhận xét. - HS viết bài vào VBT. - 1 vài HS đọc bài trước lớp. Cả lớp lắng nghe, nhận xét - HS xác định yêu cầu của BT. - HS lắng nghe và thực hiện. - Đọc một bài văn về đất nước Việt nam: a. Chia sẻ về bài văn đã đọc. - HS chia sẻ trước lớp, cả lớp lắng nghe, nhận xét. - HS viết VBT. - HS chia sẻ. Cả lớp lắng nghe, nhận xét. - HS chia sẻ trước lớp, cả lớp lắng nghe. - HS thực hành (sắm vai) nhóm 2 (nếu có thời gian). - HS lắng nghe và thực hiện.
Tài liệu đính kèm:
- giao_an_tieng_viet_lop_2_sach_chan_troi_sang_tao_tuan_31_bai.doc