Giáo án Tiếng Việt Lớp 2 (Sách Chân trời sáng tạo) - Tuần 32, Bài 2: Bạn có biết (Tiết 7+8)
I. MỤC TIÊU:
1. Năng lực:
1.1. Năng lực ngôn ngữ:
- Nói: HS thực hành nói, mở rộng vốn từ về Trái Đất. Nói và đáp lời không đồng ý, lời đề nghị với đối tượng bằng vai.
- Nghe : Lắng nghe và nhận xét lời của bạn.
- Viết: Sắp xếp các từ ngữ thành câu.
1.2. Năng lực chung:
- Tự chủ và tự học: Tự giác học tập, tham gia vào các hoạt động
- Giao tiếp và hợp tác: Có thói quen trao đổi, giúp đỡ nhau trong học tập; biết cùng nhau hoàn thành nhiệm vụ học tập theo sự hướng dẫn của thầy cô.
- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Biết thu nhận thông tin từ tình huống, nhận ra những vấn đề đơn giản và giải quyết được vấn đề.
2. Phẩm chất:
- Nhân ái: Yêu thiên nhiên, có ý thức bảo vệ thiên nhiên tươi đẹp.
- Chăm chỉ: Chăm học, chăm làm, tích cực tham gia các hoạt động học tập.
- Trách nhiệm: Tham gia tốt các hoạt động học tập, hoàn thành nhiệm vụ được giao, làm bài tập đầy đủ.
II. Phương tiện dạy học
- Giáo viên: Giáo án điện tử
- Học sinh: SGK, Vở BT
Người soạn: Vân Anh KẾ HOẠCH DẠY HỌC TUẦN 32 MÔN: TIẾNG VIỆT – LỚP 2 CHỦ ĐIỂM : BÀI CA TRÁI ĐẤT BÀI 2: BẠN CÓ BIẾT (tiết 7, 8, SHS, tr.119, 120) I. MỤC TIÊU: 1. Năng lực: 1.1. Năng lực ngôn ngữ: - Nói: HS thực hành nói, mở rộng vốn từ về Trái Đất. Nói và đáp lời không đồng ý, lời đề nghị với đối tượng bằng vai. - Nghe : Lắng nghe và nhận xét lời của bạn. - Viết: Sắp xếp các từ ngữ thành câu. 1.2. Năng lực chung: - Tự chủ và tự học: Tự giác học tập, tham gia vào các hoạt động - Giao tiếp và hợp tác: Có thói quen trao đổi, giúp đỡ nhau trong học tập; biết cùng nhau hoàn thành nhiệm vụ học tập theo sự hướng dẫn của thầy cô. - Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Biết thu nhận thông tin từ tình huống, nhận ra những vấn đề đơn giản và giải quyết được vấn đề. 2. Phẩm chất: - Nhân ái: Yêu thiên nhiên, có ý thức bảo vệ thiên nhiên tươi đẹp. - Chăm chỉ: Chăm học, chăm làm, tích cực tham gia các hoạt động học tập. - Trách nhiệm: Tham gia tốt các hoạt động học tập, hoàn thành nhiệm vụ được giao, làm bài tập đầy đủ. II. Phương tiện dạy học - Giáo viên: Giáo án điện tử - Học sinh: SGK, Vở BT III. Các hoạt động dạy học TIẾT 7 HOẠT ĐỘNG GIÁO VIÊN HOẠT ĐỘNG HỌC SINH HĐ1: Khởi động (8’) Mục tiêu: Tạo tâm thế hứng thú cho học sinh và dẫn dắt vào bài mới. Phương pháp, hình thức tổ chức: vấn đáp, trò chơi Đoán ý đồng đội Cách tiến hành: - GV cho HS chia lớp làm 2 đội A, B. Mỗi lượt chơi của mỗi đội sẽ có 2 bạn tham gia. 1 bạn bốc thăm 1 từ do GV chuẩn bị sẵn và dùng lời nói hoặc động tác để diễn đạt cho bạn còn lại đoán xem từ đó là từ gì. Nếu bạn còn lại đoán đúng từ thì sẽ được 1 điểm. Đội nhiều điểm hơn là đội chiến thắng. Chơi khoảng 6 lượt cho mỗi đội. GV sẽ tổng kết chung cuộc. Tuyên dương đội chiến thắng. - GV dẫn dắt vào bài học. HĐ2: Luyện từ (12’) Mục tiêu: HS phân loại từ ngữ vào 3 nhóm. Phương pháp, hình thức tổ chức: vấn đáp, trực quan, thảo luận nhóm 3 Cách tiến hành: - Cho HS nắm yêu cầu BT 3/ SGK tr.119 - Cho HS thảo luận nhóm 3 và ghi các từ ngữ vào bảng nhóm thích hợp. - Cho 1 vài nhóm trình bày - Cho HS giải nghĩa một số từ ngữ. Nếu HS khó hiểu từ nào thì GV sẽ giải thích thêm. trắng nõn: trắng mịn và mượt, trông tươi đẹp. Vd: Những chú thiên nga với bộ lông trắng nõn đang bơi lội nhẹ nhàng trên mặt hồ. - Cho HS nêu thêm các từ chỉ sự vật, hoạt động, đặc điểm khác HĐ3: Luyện câu (15’) Mục tiêu: HS sắp xếp được các từ ngữ thành câu. Phương pháp, hình thức tổ chức: vấn đáp, trực quan, thảo luận nhóm 2. Cách tiến hành: - Cho HS nắm yêu cầu BT 4/ SGK tr.119 - Yêu cầu thảo luận nhóm 2 để lựa chọn các cách sắp xếp từ ngữ cho sẵn thành câu theo yêu cầu BT (Lưu ý: HS có thể không sử dụng hết các từ ngữ để xếp thành câu vẫn được chấp nhận). - Cho HS trình bày - Yêu cầu HS viết vào VBT câu vừa sắp xếp được. - Yêu cầu HS tự đánh giá bài làm của mình và của bạn. - Nhận xét chung - HS tham gia chơi. (VD: Lượt của đội A. 1 bạn bốc được từ “con mèo”. Bạn này có thể diễn đạt bằng cách kêu “meo meo” hoặc nói “Đây là con vật nuôi, bắt chuột giỏi”. Bạn còn lại đoán đúng từ “con mèo” thì sẽ được 1 điểm. Tương tự, lượt của đội B cũng có 2 bạn tham gia. 1 bạn sẽ bốc thăm từ và diễn đạt để bạn còn lại đoán. - HS xác định yêu cầu của BT. - HS tìm từ ngữ theo yêu cầu trong nhóm 3, mỗi HS tìm các từ ngữ thuộc từng nhóm (Đáp án: chỉ sự vật: hải âu, thuyền buồm, ngọn núi; chỉ hoạt động: bơi lội, đưa đẩy, chao liệng; chỉ đặc điểm: nho nhỏ, to lớn, trắng nõn, xanh biếc). - HS chia sẻ kết quả trước lớp. - Nhận xét bài làm của nhóm bạn - HS giải nghĩa một số từ ngữ - HS nêu từ ơ - HS xác định yêu cầu của BT. - HS đọc các thẻ từ, thảo luận để lựa chọn các cách sắp xếp từ ngữ cho sẵn thành câu theo yêu cầu BT trong nhóm đôi - HS nói trước lớp câu vừa sắp xếp được. - HS nghe bạn và GV nhận xét. - HS viết vào VBT câu vừa sắp xếp được. - HS tự đánh giá bài làm của mình và của bạn. - HS nghe bạn và GV nhận xét. TIẾT 8 HOẠT ĐỘNG GIÁO VIÊN HOẠT ĐỘNG HỌC SINH HĐ1: Nói và đáp lời không đồng ý (17’) Mục tiêu: HS đóng vai thực hành nói và đáp được lời không đồng ý. Phương pháp, hình thức tổ chức: vấn đáp, đóng vai, quan sát, thảo luận nhóm 2. Cách tiến hành: - Cho HS nắm yêu cầu của BT 5a/SGK tr.120 - GV hỏi HS về vai, mục đích, nội dung giao tiếp. - Cho HS thực hành nói và đáp lời không đồng ý trong nhóm đôi, sau đó mời đại diện 3 nhóm trình bày trước lớp. - GV hỏi HS: Theo em, chúng ta có nên thả bóng bay lên trời không? Vì̀ sao? Khi nào em cần nói lời không đồng ý? Khi nói lời không đồng ý với bạn, cần chú ý điều gì? (giọng điệ̣u, nét mặt, ánh mắt, cử chỉ, điệ̣u bộ, ). Khi nghe bạn không đồng ý với ý kiến của mì̀nh, em sẽ nói gì? - Lắng nghe phần trả lời của HS để định hướng, điều chỉnh. HĐ2: Nói và đáp lời đề nghị (17’) Mục tiêu: HS đóng vai thực hành nói và đáp lời đề nghị Phương pháp, hình thức tổ chức: vấn đáp, đóng vai, quan sát, thảo luận nhóm Cách tiến hành: - Cho HS nắm yêu cầu của BT 5b/SGK tr.120 - Cho HS thực hành nói và đáp lời đề nghị trong nhóm đôi, sau đó mời đại diện vài nhóm trình bày trước lớp. - GV hỏi HS: Theo em, khi bạn vứt rác không đúng nơi quy định, em sẽ nói gì? Vì sao? Ta thường nói lời đề nghị khi nào? Khi nhận được lời đề nghị, em cần đáp với thái độ thế nào? Vì̀ sao? Khi nói và đáp lời đề nghị, cần chú ý điều gì? (giọng điệ̣u, nét mặt, ánh mắt, cử chỉ, điệ̣u bộ, ) - Lắng nghe phần trả lời của HS để định hướng, điều chỉnh. - HS xác định yêu cầu của BT 5a, đọc lời đề nghị trong đoạn hội thoại. – HS xác định nội dung của lời đề nghị trong đoạn hội thoại: vai giao tiếp (vai bằng nhau), mục đích giao tiếp (rủ bạn cùng làm chung một việ̣c); nội dung giao tiếp (thả bóng bay trong Ngày Trái Đất). - HS thực hiện nói và đáp lời không đồng ý trong nhóm đôi và trước lớp. - HS trả lời câu hỏi: VD: Theo em, chúng ta không nên thả bóng bay vì chúng được làm từ nhựa sẽ gây ô nhiễm không khí, đất; khi thả lên trời có thể gây tai nạn đến máy bay, các loài chim trong quá trình di chuyển, ) Em cần nói lời không đồng ý khi em thấy việc đó không hợp lý, không đúng. Em thể hiện giọng điệu rõ ràng, dứt khoát, thái độ lịch sự. - Em sẽ lắng nghe chân thành ý kiến của bạn và trả lời nhẹ nhàng. - HS nghe bạn và GV nhận xét. - HS xác định yêu cầu của BT 5b, quan sát tranh và xác định tình huống. – HS đóng vai, nói và đáp lời đề nghị phù hợp với tình huống trong tranh. – Một số nhóm HS nói và đáp trước lớp. - HS trả lời câu hỏi: VD: Theo em, khi bạn vứt rác không đúng nơi quy định, em sẽ nói “Bạn ơi, bạn nên vứt rác vào thùng rác để giữ gìn vệ sinh chung.” Em thường nói lời đề nghị khi cần người khác thực hiện một việc theo mong muốn của em. Khi nhận được lời đề nghị, em cần đáp với thái độ vui vẻ vì như vậy mình thể hiện là người lịch sự. Khi nói và đáp lời đề nghị, cần chú ý điều giọng điệu nhẹ nhàng, nét mặt thân thiện, cử chỉ lịch sự. - HS nghe bạn và GV nhận xét. RÚT KINH NGHIỆM, ĐIỀU CHỈNH, BỔ SUNG:
Tài liệu đính kèm:
- giao_an_tieng_viet_lop_2_sach_chan_troi_sang_tao_tuan_32_bai.docx