Giáo án Tiếng Việt Lớp 2 (Sách Chân trời sáng tạo) - Tuần 4, Bài 3: Những cái tên (4 tiết)

Giáo án Tiếng Việt Lớp 2 (Sách Chân trời sáng tạo) - Tuần 4, Bài 3: Những cái tên (4 tiết)

I. Yêu cầu cần đạt

1. Kiến thức – Kĩ năng:

- Đọc trôi chảy bài đọc, ngắt nghỉ đúng dấu câu, đúng logic ngữ nghĩa; phân biệt được lời của các nhân vật và lời người dẫn chuyện

- Hiểu các từ ngữ trong bài. .

- Hiểu nội dung bài đọc: Mỗi cái tên đều có ý nghĩa, gửi gắm những điều đẹp đẽ mẹ cha mong ước cho em; biết liên hệ bản thân: chăm chỉ rèn luyện để xứng với tên mình - mong ước mà cha mẹ gửi gắm; biết viết tên riêng đúng chính tả và trang trí bảng tên riêng của mình.

2. Năng lực:

- Đọc: đọc đúng và rõ ràng các từ, các câu trong bài văn; tốc độ đọc khoảng 60 tiếng/phút, biết nghỉ hơi ở dấu chấm, ngắt hơi ở dấu phẩy và GV hướng dẫn ngắt hơi ở câu dài.

- Nói và nghe: Nói với bạn về tên của em; nêu được phỏng đoán của bản thân về nội dung bài qua tên bài và tranh minh hoạ.

- Nghe: HS nghe GV và các bạn đọc mẫu để nhận xét, chia sẻ.

3. Phẩm chất:

- Biết chăm chỉ rèn luyện để xứng đáng với tên mình – với mong ước mà cha mẹ gửi gắm.

 

doc 6 trang Hà Duy Kiên 28/05/2022 6141
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Tiếng Việt Lớp 2 (Sách Chân trời sáng tạo) - Tuần 4, Bài 3: Những cái tên (4 tiết)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
KẾ HOẠCH BÀI DẠY
MÔN: TIẾNG VIỆT 2 
CHỦ ĐIỂM MỖI NGƯỜI MỘT VẺ
Tuần 4. Bài 3: Những Cái Tên (tiết 1,2)
Đọc: Những cái tên 
Thời gian thực hiện: ngày......tháng ...năm ...
I. Yêu cầu cần đạt
1. Kiến thức – Kĩ năng:
- Đọc trôi chảy bài đọc, ngắt nghỉ đúng dấu câu, đúng logic ngữ nghĩa; phân biệt được lời của các nhân vật và lời người dẫn chuyện
- Hiểu các từ ngữ trong bài. .
- Hiểu nội dung bài đọc: Mỗi cái tên đều có ý nghĩa, gửi gắm những điều đẹp đẽ mẹ cha mong ước cho em; biết liên hệ bản thân: chăm chỉ rèn luyện để xứng với tên mình - mong ước mà cha mẹ gửi gắm; biết viết tên riêng đúng chính tả và trang trí bảng tên riêng của mình. 
2. Năng lực:
- Đọc: đọc đúng và rõ ràng các từ, các câu trong bài văn; tốc độ đọc khoảng 60 tiếng/phút, biết nghỉ hơi ở dấu chấm, ngắt hơi ở dấu phẩy và GV hướng dẫn ngắt hơi ở câu dài.
- Nói và nghe: Nói với bạn về tên của em; nêu được phỏng đoán của bản thân về nội dung bài qua tên bài và tranh minh hoạ.
- Nghe: HS nghe GV và các bạn đọc mẫu để nhận xét, chia sẻ.
3. Phẩm chất: 
- Biết chăm chỉ rèn luyện để xứng đáng với tên mình – với mong ước mà cha mẹ gửi gắm.
II. Đồ dùng dạy học: 
- SHS, VTV, VBT, SGV.
- Ti vi/ máy chiếu/ bảng tương tác, tranh ảnh SHS phóng to (nếu được).
- Bút, giấy, màu, 
III. Các hoạt động dạy học chủ yếu:
HOẠT ĐỘNG HỌC CỦA HS
HOẠT ĐỘNG DẠY CỦA GV
1. Hoạt động Mở đầu:
* Mục tiêu: Tạo tâm thế hứng thú và dẫn dắt vào tiết học.
* Phương pháp: Đàm thoại
* Hình thức tổ chức: Cả lớp
- HS hoạt động nhóm đôi nói với bạn về tên của em: tên em là gì, ý nghĩa của tên, điều mong ước của cha mẹ khi đặt tên cho em,... 
- HS trình bày – Lớp nhận xét, bổ sung.
- Yêu cầu HS hoạt động nhóm đôi nói với bạn về tên của em: tên em là gì, ý nghĩa của tên, điều mong ước của cha mẹ khi đặt tên cho em,... 
-GV nhận xét, giới thiệu bài: Những cái tên
2. Hoạt động Hình thành kiến thức mới
1. Đọc
1.1 Luyện đọc thành tiếng.
Mục tiêu: Đọc trôi chảy bài đọc, ngắt nghỉ đúng dấu câu, đúng logic ngữ nghĩa; phân biệt được lời của các nhân vật và lời người dẫn chuyện. Hiểu các từ ngữ trong bài. 
Phương pháp: Thực hành
Hình thức: Cá nhân, nhóm, lớp
-Lắng nghe và đọc thầm theo
-GV đọc mẫu toàn bài. Giọng đọc thong thả, trong sáng, vui tươi
-Đọc nối tiếp câu -> cá nhân, nhóm, lớp.
-Đọc từ: bao nhiêu, bấy nhiêu, ước, -> cá nhân, nhóm, lớp.
-Thi đọc đoạn -> cá nhân, nhóm, lớp.
-Thi đọc bài -> cá nhân, nhóm, lớp.
-Cả lớp đọc đồng thanh cả bài.
-Nhận xét, tuyên dương
-Luyện đọc câu 
-Luyện đọc từ khó
-GV kết hợp giải nghĩa từ: vô hình (không có hình thể, không nhìn thấy được),...
-Luyện đọc đoạn ( 4 đoạn)
-Luyện đọc cả bài
-Nhận xét, tuyên dương
1.2 Luyện đọc hiểu.
Mục tiêu: Trả lời đúng các câu hỏi tìm hiểu bài.
Phương pháp: hỏi đáp, thảo luận, quan sát 
Hình thức: Cá nhân, nhóm, lớp
- Thảo luận nhóm đôi trả lời câu hỏi
+ ao ước đều đẹp đẽ sẽ đến với con
+ Như viên ngọc vô hình
+ Nhắc bạn nhỏ làm người tốt
+ HS nêu ý kiến cá nhân. 
- Nhận xét, tuyên dương
- ND: Mỗi cái tên đều có ý nghĩa, gửi gắm những điều đẹp đẽ mẹ cha mong ước cho em.
Liên hệ bản thân: chăm chỉ rèn luyện để xứng đáng với tên mình – với mong ước mà cha mẹ gửi gắm.
- Yêu cầu HS đọc câu hỏi và thảo luận trả lời câu hỏi
+ Khi đặt tên bố mẹ ao ước đều gì cho con? 
+ Dòng thơ nào trong khổ 3 cho thấy cái tên cha mẹ đặt rất đáng quý? 
+ Cái tên nhắc bạn nhỏ đều gì? 
+ Em cần giới thiệu tên mình với ai? Khi nào? 
- Nhận xét, tuyên dương
– GV yêu cầu HS rút ra nội dung bài và liên hệ bản thân
3. Hoạt động Luyện tập, thực hành 
3.1. Luyện đọc lại.
Mục tiêu: Giúp HS đọc đúng những câu văn dài, toàn bài
Phương pháp: Kiểm tra, đánh giá trò chơi.
Hình thức: Cá nhân, lớp, nhóm
- HS luyện đọc thuộc lòng
- HS thi đọc
- Nhận xét, bầu chọn
- Nhận xét, tuyên dương
- HS khá giỏi đọc cả bài.
- GV hướng dẫn HS đọc thuộc lòng.
- Cho HS thi đọc.
- Nhận xét 
3.2. Luyện tập mở rộng 
Mục tiêu: Nói với bạn một việc nhà mà em đã làm 
Phương pháp: Thảo luận, trình bày
Hình thức: Cá nhân, lớp, nhóm
-HS xác định yêu cầu Cùng sáng tạo – Tên ai cũng đẹp 
–HS viết và trang trí bảng tên của mình ( VBT ) 
Một vài nhóm trình bày trước lớp.
- Nhận xét, tuyên dương
-GV yêu cầu HS xác định yêu cầu của hoạt động .
- Nhận xét, tuyên dương
4. Hoạt động Vận dụng, trải nghiệm
* Mục tiêu: Giúp học sinh nắm lại các kiến thức trọng tâm của bài học.
* Phương pháp: Tự học.
* Hình thức tổ chức: Cá nhân
- Nhận xét bài học tiết học.
- Lắng nghe và thực hiện.
- Nhận xét bài học tiết học.
- Dặn HS để chuẩn bị bài sau cho tiết học sau.
ĐIỀU CHỈNH SAU BÀI DẠY:
.......................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
KẾ HOẠCH BÀI DẠY
MÔN: TIẾNG VIỆT 2 
CHỦ ĐIỂM MỖI NGƯỜI MỘT VẺ
Tuần 4. Bài 3: Những Cái Tên (Tiết 3, 4)
Viết chữ hoa C 
Viết hoa tên người 
Thời gian thực hiện: ngày......tháng ...năm ...
I. Yêu cầu cần đạt
1. Kiến thức – Kĩ năng:
- Viết đúng kiểu chữ hoa C và câu ứng dụng. 
- Biết viết hoa tên riêng của người. 
- Nói với người thân về tên các bạn trong lớp 
2. Năng lực:Phát triển năng lực tiếng việt, có ý thức thẩm mỹ khi viết chữ.
3. Phẩm chất: Giúp HS kiên nhẫn, biết quan sát và viết đúng nét chữ, trình bày đẹp bài tập viết.
II. Đồ dùng dạy học: 
- SHS, VTV, VBT, SGV.
- Chữ mẫu: C 
- Video luyện viết
– Thẻ từ để HS ghi các từ ngữ ở BT 3. 
– Ảnh HS trong lớp để làm BT
III.Các hoạt động dạy học chủ yếu:
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
1. Hoạt động Mở đầu:
* Mục tiêu: Tạo tâm thế hứng thú và dẫn dắt vào tiết học.
* Phương pháp: Trò chơi
* Hình thức tổ chức: Cả lớp
- Cả lớp chơi trò chơi Đố bạn chữ gì?
- HS đọc: C -> cá nhân, nhóm , lớp 
- Tổ chức cho cả lớp chơi trò chơi Đố bạn chữ gì?
- Tổng kết trò chơi, giới thiệu chữ in hoa C.
2. Hoạt động Hình thành kiến thức mới
2.1. Viết 
Mục tiêu: Viết đúng kiểu chữ hoa C và câu ứng dụng. 
PP: quan sát, hỏi đáp
HT: cá nhân, đôi bạn, nhóm, lớp.
* Luyện viết chữ hoa C
-HS đọc: C
-HS nêu đặc điểm, cấu tạo, cách viết chữ C
-HS nhắc lại nhiều lần cấu tạo chữ.
Thực hành viết vào bảng con, vở tập viết
- Yêu cầu HS đọc Chữ in hoa C
-Hướng dẫn HS nêu đặc điểm, cấu tạo, cách viết
* Cấu tạo: gồm nét cong trái và nét cong phải. 
* Cách viết: Đặt bút trên ĐK dọc 2, dưới ĐK ngang 4, viết một nét cong trái nhỏ phía trên ĐK ngang 2, lượn vòng lên chạm ĐK dọc 3 viết tiếp nét cong trái lớn liền mạch với nét cong phải và dừng bút bên phải ĐK dọc 2, dưới ĐK ngang 2 (Chỗ bắt đầu viết nét cong trái lớn phải ngang bằng với điểm đặt bút). 
* Luyện viết câu ứng dụng
-HS đọc: Có chí thì nên
-HS nêu đặc điểm, cấu tạo, cách viết chữ hoa C và cách nối từ chữ hoa C sang chữ o .
-Thực hành viết vào tập viết
-Yêu cầu HS đọc câu cần viết.
-Hướng dẫn HS nêu đặc điểm, cấu tạo, cách viết. 
-GV viết mẫu chữ Có
* Luyện viết thêm 
-HS đọc: 
Tre già ôm lấy măng non
Chắc chiu như mẹ yêu con tháng ngày
Tố Hữu
-HS nêu suy nghĩ của bản thân
-Thực hành viết chữ hoa C và câu ca dao vào tập viết
-Yêu cầu HS đọc câu ca dao
-Yêu cầu HS nêu cách hiểu của mình về câu ca dao. 
* Đánh giá bài viết
-HS tự đánh giá phần viết của mình và của bạn. 
- HS nghe GV nhận xét một số bài viết.
-GV yêu cầu HS tự đánh giá phần viết của mình và của bạn. 
-GV nhận xét một số bài viết.
3. Hoạt động Luyện tập, thực hành
3.1. Luyện từ
Mục tiêu: Biết cách viết hoa tên riêng của người. 
PP: quan sát, hỏi đáp, trò chơi
HT: cá nhân, đôi bạn, nhóm, lớp.
-HS xác định yêu cầu: Cách viết các từ ở thẻ màu hồng và thẻ màu xanh có gì khác nhau? Vì sao? 
-HS quan sát các từ ngữ ở trong các thẻ màu xanh và các thẻ màu hồng, thảo luận nhóm nhỏ để nhận xét cách viết các từ ngữ thuộc mỗi nhóm và giải thích.
-Chia sẻ kết quả trước lớp. 
-Nhận xét, bầu chọn
-HS rút ra nhận xét: Khi viết tên riêng của người, em cần viết hoa chữ cái đầu mỗi tiếng tạo thành tên riêng đó.
-GV yêu cầu HS xác định yêu cầu của BT 3 .
-YC HS quan sát và thảo luận nhóm.
-Nhận xét
3. 2.Luyện câu
Mục tiêu: Biết viết hoa tên riêng của người. 
PP: quan sát, hỏi đáp, trò chơi
HT: cá nhân, đôi bạn, nhóm, lớp.
* Nhận diện tên riêng của người. 
HS xác định yêu cầu: Tìm tên riêng có trong bài
Những cái tên
Quan sát tranh, đọc lại bài thơ, thảo luận nhóm đôi, xác định các tên riêng được nhắc đến trong bài thơ.
Trình bày trước lớp.
Nhận xét
GV yêu cầu HS xác định yêu cầu của BT 4a .
YC HS thực hiện theo nhóm đôi
Nhận xét
*Viết tên riêng trong lớp
HS xác định yêu cầu của hoạt động: Viết tên bạn trong lớp.
HS mỗi nhóm nhận ảnh 2 bạn trong lớp có tên riêng bắt đầu bằng chữ cái A, Ă, Â, B, C.
Nhận xét
Yêu cầu HS viết vào VBT tên các bạn trong ảnh.
GV yêu cầu HS xác định yêu cầu của hoạt động.
HS thực hiện theo nhóm. 
Nhận xét
4. Hoạt động vận dụng, trải nghiệm
Mục tiêu: Nói với người thân về tên các bạn trong lớp 
PP: thực hành, thảo luận
HT: cá nhân, đôi bạn, lớp.
-HS xác định yêu cầu của hoạt động: Chia sẻ với người thân về tên các bạn trong lớp 
-Lắng nghe để trao đổi với người thân
-HS thực hiện hoạt động theo nhóm đôi ở lớp trước khi trao đổi với người thân ở nhà. 
-HS nói trước lớp. 
-Nhận xét
-GV yêu cầu HS xác định yêu cầu của hoạt động.
-Hướng dẫn nội dung có thể chia sẻ. 
+ Em được nghe những bạn nào trong lớp chia sẻ về tên mình? 
+ Lí do bố mẹ đặt tên cho bạn như thế?
 + Em thích tên bạn nào? Vì sao?
-Nhận xét 
- Nhận xét
-Lắng nghe và thực hiện.
- Nhận xét tiết học
- Dặn dò: chuẩn bị bài sau
ĐIỀU CHỈNH SAU BÀI DẠY:
.......................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_tieng_viet_lop_2_sach_chan_troi_sang_tao_tuan_4_bai.doc