Giáo án Tiếng Việt Lớp 2 (Sách Chân trời sáng tạo) - Tuần 4, Bài 4: Cô Gió (6 tiết)

Giáo án Tiếng Việt Lớp 2 (Sách Chân trời sáng tạo) - Tuần 4, Bài 4: Cô Gió (6 tiết)

I. Yêu cầu cần đạt

1. Kiến thức – Kĩ năng:

- Đọc trôi chảy bài đọc, ngắt nghỉ đúng dấu câu, đúng logic ngữ nghĩa; phân biệt được lời của các nhân vật và lời người dẫn chuyện

- Hiểu các từ ngữ trong bài. .

- Hiểu nội dung bài đọc: Ai cũng yêu quý cô gió vì cô luôn đi khắp đó đây để làm những việc có ích; biết liên hệ bản thân: yêu mến cuộc sống, luôn vui tươi, làm việc có ích.

- Nghe – viết đúng đoạn văn; phân biệt ai/ay.

2. Năng lực:

- Đọc: đọc đúng và rõ ràng các từ, các câu trong bài văn; tốc độ đọc khoảng 60 tiếng/phút, biết nghỉ hơi ở dấu chấm, ngắt hơi ở dấu phẩy và GV hướng dẫn ngắt hơi ở câu dài.

- Nói và nghe: Nói về lợi ích của gió đối với người và vật; nêu được phỏng đoán của bản thân về nội dung bài qua tên bài và tranh minh hoạ.

- Nghe: HS nghe GV và các bạn đọc mẫu để nhận xét, chia sẻ.

- Viết: viết chính xác bài, viết chữ đúng độ cao, độ rộng, trình bày vở rõ ràng, sạch đẹp.

3. Phẩm chất: Bước đầu biết quý trọng thời gian. Có hứng thú học tập , ham thích lao động

II. Đồ dùng dạy học:

- SHS, VTV, VBT, SGV.

- Ti vi/ máy chiếu/ bảng tương tác; tranh ảnh SHS phóng to (nếu được).

- Đoạn viết từ Cô không có hình dáng đến không bao giờ nghỉ để hướng dẫn luyện đọc.

- Một số chong chóng nhiều màu sắc (nếu có) để tổ chức hoạt động khởi động.

 

doc 9 trang Hà Duy Kiên 15081
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Tiếng Việt Lớp 2 (Sách Chân trời sáng tạo) - Tuần 4, Bài 4: Cô Gió (6 tiết)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
KẾ HOẠCH BÀI DẠY
MÔN: TIẾNG VIỆT 2
Chủ điểm: Mỗi người một vẻ 
Tuần 4. Bài 4: Cô Gió (Tiết 1,2)
Đọc: Cô gió
Viết: Nghe - viết: Ai dậy sớm, phân biệt ai/ay 
Thời gian thực hiện: ngày......tháng ...năm ...
I. Yêu cầu cần đạt
1. Kiến thức – Kĩ năng:
- Đọc trôi chảy bài đọc, ngắt nghỉ đúng dấu câu, đúng logic ngữ nghĩa; phân biệt được lời của các nhân vật và lời người dẫn chuyện
- Hiểu các từ ngữ trong bài. .
- Hiểu nội dung bài đọc: Ai cũng yêu quý cô gió vì cô luôn đi khắp đó đây để làm những việc có ích; biết liên hệ bản thân: yêu mến cuộc sống, luôn vui tươi, làm việc có ích. 
- Nghe – viết đúng đoạn văn; phân biệt ai/ay. 
2. Năng lực:
- Đọc: đọc đúng và rõ ràng các từ, các câu trong bài văn; tốc độ đọc khoảng 60 tiếng/phút, biết nghỉ hơi ở dấu chấm, ngắt hơi ở dấu phẩy và GV hướng dẫn ngắt hơi ở câu dài.
- Nói và nghe: Nói về lợi ích của gió đối với người và vật; nêu được phỏng đoán của bản thân về nội dung bài qua tên bài và tranh minh hoạ. 
- Nghe: HS nghe GV và các bạn đọc mẫu để nhận xét, chia sẻ.
- Viết: viết chính xác bài, viết chữ đúng độ cao, độ rộng, trình bày vở rõ ràng, sạch đẹp.
3. Phẩm chất: Bước đầu biết quý trọng thời gian. Có hứng thú học tập , ham thích lao động 
II. Đồ dùng dạy học: 
- SHS, VTV, VBT, SGV. 
- Ti vi/ máy chiếu/ bảng tương tác; tranh ảnh SHS phóng to (nếu được).
- Đoạn viết từ Cô không có hình dáng đến không bao giờ nghỉ để hướng dẫn luyện đọc.
- Một số chong chóng nhiều màu sắc (nếu có) để tổ chức hoạt động khởi động.
III. Các hoạt động dạy học chủ yếu:
HOẠT ĐỘNG HỌC CỦA HS
HOẠT ĐỘNG DẠY CỦA GV
1. Hoạt động Mở đầu:
* Mục tiêu: Tạo tâm thế hứng thú và dẫn dắt vào tiết học.
* Phương pháp: Đàm thoại.
* Hình thức tổ chức: Cả lớp
-HS hoạt động nhóm đôi nói với bạn về lợi ích của gió đối với người và vật.
 -Một vài HS cầm chong chóng chạy và trả lời câu hỏi: Nhờ đâu chong chóng quay được? 
-GV yêu cầu HS hoạt động nhóm đôi nói với bạn về lợi ích của gió đối với người và vật.
- GV nhận xét, giới thiệu bài mới. 
2. Hoạt động Hình thành kiến thức mới
2.1. Đọc
* Luyện đọc thành tiếng.
Mục tiêu: Đọc trôi chảy bài đọc, ngắt nghỉ đúng dấu câu, đúng logic ngữ nghĩa; phân biệt được lời của các nhân vật và lời người dẫn chuyện. Hiểu các từ ngữ trong bài. 
Phương pháp: Thực hành
Hình thức: Cá nhân, nhóm, lớp
-Lắng nghe và đọc thầm theo
-GV đọc mẫu toàn bài. Giọng thong thả, vui tươi, nhấn giọng ở những từ ngữ chỉ đặc điểm, hoạt động của cô gió. Câu cảm đọc giọng ngạc nhiên, tươi vui; lời hát của cô gió đọc vui, nhẹ nhàng
-Đọc nối tiếp câu -> cá nhân, nhóm, lớp.
-Đọc từ: miền đất, hình dáng, quay,..-> cá nhân, nhóm, lớp.
-Vì tính cô hay giúp người / nên ai cũng yêu cô. //; Hình dáng của cô / là ở những việc có ích / mà cô làm cho người khác. //; -> cá nhân, nhóm, lớp.
-Thi đọc đoạn -> cá nhân, nhóm, lớp.
 -Thi đọc bài -> cá nhân, nhóm, lớp.
-Cả lớp đọc đồng thanh cả bài.
-Nhận xét, tuyên dương
-Luyện đọc câu 
-Luyện đọc từ khó
- GV kết hợp giải nghĩa từ: khô hạn (khô, không có nước), dáng hình (hình của một vật làm thành vẻ riêng bên ngoài của nó),... 
-Luyện đọc câu dài 
-Luyện đọc đoạn 
-Luyện đọc cả bài
-Nhận xét, tuyên dương
* Luyện đọc hiểu.
Mục tiêu: Trả lời đúng các câu hỏi tìm hiểu bài.
Phương pháp: hỏi đáp, thảo luận, quan sát 
Hình thức: Cá nhân, nhóm, lớp
- Thảo luận nhóm đôi trả lời câu hỏi
+ Giúp thuyền đi nhanh hơn. Đưa mây về làm mưa trên các miền đất khô cạn. 
+ Chào những bông hoa, 
+ Thời gian biểu giúp bạn có thể thực hiện các công việc trong ngày một cách hợp lí. 
- Nhận xét, tuyên dương
- ND: Ai cũng yêu quý cô gió vì cô luôn đi khắp đó đây để làm những việc có ích.
Liên hệ bản thân: yêu mến cuộc sống, luôn vui tươi, làm việc có ích
- Yêu cầu HS đọc câu hỏi và thảo luận trả lời câu hỏi
+ Cô gió đã giúp gì cho thuyền và mây? 
+ Trên đường đi cô gió chào những ai? 
+ Vì sao ai cũng yêu mến cô gió?
- Nhận xét, tuyên dương
- GV yêu cầu HS rút ra nội dung bài và liên hệ bản thân
* Luyện đọc lại.
Mục tiêu: Giúp HS đọc đúng những câu văn dài, toàn bài
Phương pháp: Kiểm tra, đánh giá trò chơi.
Hình thức: Cá nhân, lớp, nhóm
- HS đọc lại toàn bài -> cá nhân, nhóm
- Nhận xét, bầu chọn
- Nhận xét, tuyên dương
- HS khá giỏi đọc cả bài.
- GV hướng dẫn HS đọc lại toàn bài
- Cho HS thi đọc. 
- Nhận xét 
3. Hoạt động Luyện tập, thực hành
3.1. Viết
* Nghe viết 
Mục tiêu: viết chính xác bài, viết chữ đúng độ cao, độ rộng, trình bày vở rõ ràng, sạch đẹp. Giúp HS biết quy luật chính tả
PP: thực hành, kiểm tra
HT: cá nhân, nhóm, đôi bạn, lớp
Lắng nghe
Đọc lại bài -> Cá nhân, nhóm, lớp
- HS thảo luận nhóm đôi tìm các từ khó viết: bước, vừng đông, dậy, 
- Đọc lại các từ dễ viết sai-> Cá nhân, nhóm, lớp
- Viết vào bảng con
- Viết vào vở Luyện viết
- Hs tự chữ lỗi bằng bút chì.
GV đọc mẫu
- Yêu cầu HS tìm từ khó viết
- Đọc từ khó
- Gv nhận xét bài viết của Hs.
* Luật chính tả - Phân biệt ai/ay
Mục tiêu: Giúp HS biết tên một số chữ cái
PP: thực hành, kiểm tra, trò chơi
HT: cá nhân, đôi bạn, lớp
-HS xác định yêu cầu: Tìm trong bài chứa vần ai hoặc vần ay.
-HS tìm trong bài viết các tiếng có vần ai hoặc vần ay và chia sẻ trong nhóm nhỏ.
-Nhận xét
-GV yêu cầu HS xác định yêu cầu của BT 2b .
-Thực hiện theo nhóm đôi. 
-Nhận xét
* Luật chính tả - Phân biệt ai/ay
-HS xác định yêu cầu: Tìm từ ngữ chứa vần ai/ay tương ứng với hình. 
-HS quan sát tranh, thực hiện BT vào VBT.
cành mai/ nhành mai/ hoa mai/ mai vàng/ bông mai – quả vải/ trái vải / chùm vải – bao tay/ găng tay/ tất tay – váy đầm/ váy dài) 
-Nhận xét
-GV yêu cầu HS xác định yêu cầu của BT 2c .
-Yêu cầu HS làm việc cá nhân
-Nhận xét 
4. Hoạt động Vận dụng, trải nghiệm
* Mục tiêu: Giúp học sinh nắm lại các kiến thức trọng tâm của bài học.
* Phương pháp: Tự học.
* Hình thức tổ chức: Cá nhân
- Nhận xét bài học tiết học.
- Lắng nghe và thực hiện.
- Nhận xét bài học tiết học.
- Dặn HS để chuẩn bị bài sau cho tiết học sau.
IV. ĐIỀU CHỈNH SAU BÀI DẠY
KẾ HOẠCH BÀI DẠY
MÔN: TIẾNG VIỆT 2
Chủ điểm: Mỗi người một vẻ 
Tuần 4. Bài 4: Cô Gió (Tiết 3,4 )
Mở rộng vốn từ: Ban bè ( tiếp theo)
Nghe – kể : Chuyện ở phố Cây Xanh
Thời gian thực hiện: ngày......tháng ...năm ...
I. Yêu cầu cần đạt
1. Kiến thức – Kĩ năng:
- MRVT về bạn bè (từ chỉ phẩm chất); đặt câu với từ ngữ tìm được.
- Nghe kể được từng đoạn câu chuyện Chuyện ở phố Cây Xanh theo tranh và câu gợi ý; kể lại được toàn bộ câu chuyện. 
2. Năng lực:
Phát triển tư duy ngôn ngữ, năng lực văn học.
3. Phẩm chất: 
- Có tinh thần hợp tác, khả năng làm việc nhóm
II. Đồ dùng dạy học: 
- SHS, VTV, VBT, SGV. 
- Tranh ảnh, video clip một số hoạt động của trẻ em (nếu có).
- Thẻ từ, Bông hoa thông minh.
III. Các hoạt động dạy học chủ yếu:
HOẠT ĐỘNG HỌC CỦA HS
HOẠT ĐỘNG DẠY CỦA GV
1. Hoạt động Mở đầu:
* Mục tiêu: Tạo tâm thế hứng thú và dẫn dắt vào tiết học.
* Phương pháp: Trò chơi
- Hát các bài hát về tình bạn.
- Tổ chức cho HS hát các bài hát về tình bạn.
- Nhận xét, giới thiệu bài mới.
2. Hoạt động Hình thành kiến thức mới
2.1. Luyện từ
Mục tiêu: Mở rộng và hệ thống hóa
cho học sinh vốn từ liên quan đến Bạn bè.
Phương pháp: Thực hành, thảo luận
Hình thức: Cá nhân, nhóm, lớp
-HS xác định yêu cầu: Tìm từ ngữ
- HS thảo luận nhóm tìm từ ngữ 
- Chia sẻ kết quả trước lớp. HS giải nghĩa các từ ngữ tìm được 
- Nhận xét
-GV yêu cầu HS xác định yêu cầu của BT 3 .
-Yêu cầu HS làm bài tập theo nhóm
-Nhận xét, tuyên dương. 
2.2. Luyện câu. 
Mục tiêu: Đặt được câu với từ ngữ mới.
Phương pháp: hỏi đáp, thảo luận, quan sát 
Hình thức: Cá nhân, nhóm đôi, lớp
-HS xác định yêu cầu: Đặt câu có các từ ngữ tìm được ở BT 3
-HS đặt câu theo yêu cầu BT trong nhóm đôi. 
-HS nói trước lớp câu đặt theo yêu cầu.
-Nhận xét, tuyên dương
-HS viết vào VBT một câu
-GV yêu cầu HS xác định yêu cầu của BT4. 
-Yêu cầu HS đặt câu chia sẻ trong nhóm đôi
-Nhận xét
3. Hoạt động Luyện tập, thực hành
Kể chuyện ( Nghe – kể )
3.1 Nghe – kể chuyện
Mục tiêu: Nghe hiểu và nhớ câu chuyện.
Phương pháp: kể chuyện
Hình thức: Cá nhân, lớp, nhóm
-HS quan sát tranh, đọc tên và phán đoán nội dung câu truyện.
-Nghe GV kể chuyện với giọng diễn cảm kết hợp quan sát tranh. 
-HS trao đổi phán đoán của mình sau khi nghe câu chuyện.
-GV kể từng đoạn chuyện giọng diễn cảm lần 1.
-GV kể từng đoạn chuyện giọng diễn cảm lần 2.
3.2. Kể từng đoạn câu chuyện. 
Mục tiêu: Nhìn tranh, kể lại từng đoạn của câu chuyện. 
PP:quan sát, hỏi đáp, thảo luận.
HT: cá nhân, đôi bạn, nhóm, lớp.
-HS lần lượt dựa vào tranh và kể lại từng đoạn câu chuyện
-Kể từng đoạn câu chuyện trong nhóm
-Thi kể từng đoạn câu chuyện trước lớp - cá nhân
-Nhận xét, tuyên dương.
-Yêu cầu HS lần lượt dựa vào tranh và kể lại từng đoạn câu chuyện 
-Nhận xét, tuyên dương.
3.3. Kể lại câu chuyện.	
Mục tiêu: Nhìn tranh, kể lại câu chuyện. Hiểu được nội dung câu truyện. 
PP:quan sát, hỏi đáp, thảo luận, đóng vai.
HT: cá nhân, đôi bạn, nhóm, lớp.
-HS lần lượt dựa vào tranh và kể lại câu chuyện
Kể câu chuyện trong nhóm
-Thi kể câu chuyện trước lớp - cá nhân
-HS kể chuyện phân vai
-Nhận xét, tuyên dương.
-Nói về nhân vật mình thích. Lí do
-Nêu nội dung câu truyện theo cách nghĩ của mình. 
-Yêu cầu HS lần lượt dựa vào tranh và kể lại câu chuyện 
-Nhận xét, tuyên dương.
-Nhận xét
4. Hoạt động Vận dụng, trải nghiệm
* Mục tiêu: Giúp học sinh nắm lại các kiến thức trọng tâm của bài học.
* Phương pháp: Tự học.
* Hình thức tổ chức: Cá nhân
- Nhận xét bài học tiết học.
- Lắng nghe và thực hiện.
- Nhận xét bài học tiết học.
- Dặn HS để chuẩn bị bài sau cho tiết học sau.
ĐIỀU CHỈNH SAU BÀI DẠY:
...............................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
KẾ HOẠCH BÀI DẠY
MÔN: TIẾNG VIỆT 2
Chủ điểm: Mỗi người một vẻ 
Tuần 4. Bài 4: Cô Gió ( Tiết 5,6 )
Đặt tên cho bức tranh. Nói về bức tranh
Đọc một bài văn về trẻ em
Thời gian thực hiện: ngày......tháng ...năm ...
I. Yêu cầu cần đạt
1. Kiến thức – Kĩ năng:
Đặt tên tranh. 
Chia sẻ bài văn đã đọc về trẻ em. 
Chơi trò chơi Gió thổi để nói về những đặc điểm riêng/ nét đáng yêu của các bạn trong lớp.
2. Năng lực:
Phát triển tư duy ngôn ngữ, tư duy. 
3. Phẩm chất: 
Thân thiện, hòa nhã biết giúp đỡ bạn bè. Tự tin trình bày trước đám đông. 
Biết yêu quý những đặc điểm riêng của bản thân và người xung quanh. 
II. Đồ dùng dạy học: 
- SHS, VTV, VBT, SGV. 
- HS mang tới lớp bức ảnh mà mình yêu thích. 
- Truyện đã đọc về trẻ em.
III. Các hoạt động dạy học chủ yếu:
HOẠT ĐỘNG HỌC CỦA HS
HOẠT ĐỘNG DẠY CỦA GV
1. Hoạt động Mở đầu:
* Mục tiêu: Tạo tâm thế hứng thú và dẫn dắt vào tiết học.
* Phương pháp: Trò chơi
* Hình thức tổ chức: Cả lớp, cá nhân
- Hát các bài hát về trẻ em.
- Tổ chức cho HS hát các bài hát về trẻ em.
- Nhận xét, giới thiệu bài mới.
2. Hoạt động Hình thành kiến thức mới
 Đặt tên cho bức tranh
Mục tiêu: Biết đặt tên cho bức tranh. Biết giới thiệu về bức tranh mà mình mang đến lớp. 
Phương pháp: Thực hành, thảo luận, thảo luận
Hình thức: Cá nhân, nhóm, lớp
 2.1. Phân tích mẫu
-HS xác định yêu cầu: Quan sát và trả lời câu hỏi
-Hs thảo luận nhóm quan sát, đọc tên bức tranh, trả lời câu hỏi trong nhóm.
+ Cô bé có mái tóc biết nhảy.
+ Máy tóc xoăn bồng bềnh, 
+ Nêu ý kiến cá nhân
-Nhận xét
-GV yêu cầu HS xác định yêu cầu của BT 6a. 
-Thảo luận nhóm
+ Bức tranh tên là gì?
+ Bạn Lam có những nét gì đáng yêu?
+ Theo em vì sao bức tranh có tên như vậy?
-Nhận xét
3. Hoạt động Luyện tập, thực hành
3.1 Đặt tên cho bức tranh em thích. 
Mục tiêu: Biết đặt tên cho bức tranh. Biết giới thiệu về bức tranh mà mình mang đến lớp. 
Phương pháp: Thực hành, thảo luận, thảo luận
Hình thức: Cá nhân, nhóm, lớp
-HS xác định yêu cầu: Nói về bức tranh của mình 
-Thảo luận nhóm đôi chia sẻ với bạn bức tranh của mình theo các nội dung gợi ý. 
-HS giới thiệu tranh
-HS viết tên tranh vào VBT. 
-Nhận xét
-GV yêu cầu HS xác định yêu cầu của BT 6b. 
-Yêu cầu HS thảo luận nhóm đôi 
+ Tranh vẽ gì?
+ Người, vật trong tranh có gì đặc biệt?
+ Em đặt tên bức tranh là gì?
-Nhận xét
4. Hoạt động vận dụng, trải nghiệm
Mục tiêu: Chia sẻ một truyện đã đọc về trẻ em. Chơi trò chơi Gió thổi để nói về những đặc điểm riêng/ nét đáng yêu của các bạn trong lớp.
PP: thực hành, thảo luận, trò chơi.
HT: cá nhân, đôi bạn, lớp.
4.1. Đọc mở rộng
*Chia sẻ một truyện đã đọc về trẻ em.
-HS xác định yêu cầu: Chia sẻ về truyện đã đọc. 
-HS chia sẻ với bạn trong nhóm đôi về tên truyện, tên tác giả, nhân vật, 
-Một vài HS chia sẻ trước lớp. 
-Nhận xét
-GV yêu cầu HS xác định yêu cầu của BT 1a. 
-Yêu cầu chia sẻ trong nhóm
-Nhận xét
*Viết phiếu đọc sách ( trong VBT)
-HS xác định yêu cầu: Viết phiếu đọc sách những điều em đã chia sẻ.
-HS viết vào phiếu đọc sách tên truyện, tác giải và nhân vật.
-HS chia sẻ Phiếu học sách trước lớp.
-Nhận xét
-GV yêu cầu HS xác định yêu cầu của BT 1b. 
-HS làm vào VBT
-Nhận xét
4.2. Chơi trò chơi Gió thổi 
*Trang trí thời gian biểu.
-HS chơi trò chơi Gió thổi để nói về đặc điểm riêng/ nét đáng yêu của các bạn trong lớp. 
-HS nêu cảm nghĩ sau khi chơi trò chơi hoặc nói về đặc điểm riêng hoặc nét đáng yêu của một bạn trong lớp mà em thích.
-GV hướng dẫn cách chơi trò chơi.
+ Quản trò: Gió thổi! Gió thổi! 
+ Cả lớp: Thổi gì? Thổi gì? 
+ Quản trò: Gió thổi bay mái tóc bồng bềnh của bạn Lam. (Các bạn đứng gần Lam hoặc Lam hất tung mái tóc của Lam.)
+ 
- Yêu cầu HS nêu cảm nghĩ sau khi chơi trò chơi hoặc nói về đặc điểm riêng hoặc nét đáng yêu của một bạn trong lớp mà em thích.
- Nhận xét
- Chú ý lắng nghe và thực hiện.
- Yêu cầu HS nhận xét tiết học
- Dặn dò: chuẩn bị bài tiếp theo
ĐIỀU CHỈNH SAU BÀI DẠY:
...............................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_tieng_viet_lop_2_sach_chan_troi_sang_tao_tuan_4_bai.doc