Giáo án Tiếng Việt Lớp 2 (Sách Chân trời sáng tạo) - Tuần 4, Bài 4: Cô Gió (Tiết 7+8)

Giáo án Tiếng Việt Lớp 2 (Sách Chân trời sáng tạo) - Tuần 4, Bài 4: Cô Gió (Tiết 7+8)

I. MỤC TIÊU: Sau bài học, học sinh:

1.Kiến thức:

- MRVT về trẻ em (từ ngữ chỉ phẩm chất); đặt câu với từ ngữ tìm được.

- Nghe – kể câu chuyện Chuyện ở phố Cây Xanh.

2. Kĩ năng:

- Biết ghép các tiếng để tạo thành từ ngữ.

Nghe và kể lại được câu chuyện Chuyện ở phố Cây Xanh.

3.Thái độ:

- Yêu thích môn học, biết dùng và giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt;

4. Năng lực: Hình thành năng lực hợp tác qua việc thực hiện các hoạt động nhóm, năng lực tự học, tự giải quyết vấn đề, năng lực sáng tạo qua các hoạt động nghe-kể-viết.

5. Phẩm chất: Rèn luyện phẩm chất chăm chỉ qua hoạt động viết và nghe-kể, rèn luyện phẩm chất trung thực qua việc thực hiện các nội dung kiểm tra, đánh giá.

II. PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC:

1. Giáo viên :

- Thẻ từ (hoặc thẻ hoa, lá như SHS (tr.39) ghi sẵn các tiếng ở BT 3 để tổ chức cho HS chơi trò chơi.

- Tranh ảnh, audio, video clip truyện Chuyện ở phố Cây xanh.

2. Học sinh : Vở Tiếng Việt

 

docx 7 trang Hà Duy Kiên 17950
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Tiếng Việt Lớp 2 (Sách Chân trời sáng tạo) - Tuần 4, Bài 4: Cô Gió (Tiết 7+8)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: / /20 . Ngày dạy: ./ /20 .
Kế hoạch bài dạy môn Tiếng Việt lớp 2 tuần 4
CHỦ ĐIỂM 1: EM ĐÃ LỚN HƠN
BÀI 4: CÔ GIÓ (Tiết 7, 8/SGK trang 39, 40)
I. MỤC TIÊU: Sau bài học, học sinh:
1.Kiến thức: 
- MRVT về trẻ em (từ ngữ chỉ phẩm chất); đặt câu với từ ngữ tìm được.
- Nghe – kể câu chuyện Chuyện ở phố Cây Xanh.
2. Kĩ năng: 
- Biết ghép các tiếng để tạo thành từ ngữ. 
Nghe và kể lại được câu chuyện Chuyện ở phố Cây Xanh.
3.Thái độ: 
- Yêu thích môn học, biết dùng và giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt; 
4. Năng lực: Hình thành năng lực hợp tác qua việc thực hiện các hoạt động nhóm, năng lực tự học, tự giải quyết vấn đề, năng lực sáng tạo qua các hoạt động nghe-kể-viết.
5. Phẩm chất: Rèn luyện phẩm chất chăm chỉ qua hoạt động viết và nghe-kể, rèn luyện phẩm chất trung thực qua việc thực hiện các nội dung kiểm tra, đánh giá.
II. PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC:
1. Giáo viên :
- Thẻ từ (hoặc thẻ hoa, lá như SHS (tr.39) ghi sẵn các tiếng ở BT 3 để tổ chức cho HS chơi trò chơi.
- Tranh ảnh, audio, video clip truyện Chuyện ở phố Cây xanh.
2. Học sinh : Vở Tiếng Việt
III. PHƯƠNG PHÁP VÀ HÌNH THỨC DẠY HỌC:
1. Phương pháp dạy học: Đàm thoại, trực quan, vấn đáp, trò chơi, thảo luận..
2. Hình thức dạy học: Cá nhân, nhóm, lớp
IV. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
Tiết 7: TỪ VÀ CÂU
TG
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
15’
Hoạt động 1: Luyện từ (Bài tập 3)
Mục tiêu: Giúp HS xác định yêu cầu của BT 3; HS quan sát tranh, đọc tiếng và chọn tiếng phù hợp ghép với nhau tạo thành từ ngữ; chia sẻ kết quả trong nhóm 4.
Phương pháp, hình thức tổ chức: Quan sát, trực quan, vấn đáp, thảo luận nhóm 4
Cách tiến hành:
- Giáo viên hướng dẫn học sinh mở sách, đọc yêu cầu cá nhân.
- Phát cho mỗi nhóm Phiểu học tập khổ A3. Yêu cầu HS thảo luận nhóm 4 nôí tiếng trong bông hoa với tiếng trong cành lá để tạo thành từ ngữ.
- Giáo viên tổ chức cho học sinh thi đua 2 đội tiếp sức chọn tiếng trong bông hoa ghép được với tiếng trong cành lá để tạo thành từ ngữ.
- Tổ chức cho HS tự đánh giá bài làm của mình và của bạn.
- Yêu cầu HS giải nghĩa một số từ ngữ mà em biết, GV bổ sung giải nghĩa từ: thông cảm, dũng cảm
 - GV chốt –nhận xét.
- HS đọc yêu cầu.
- Học sinh đọc yêu cầu bài, xác định yêu cầu bài, thảo luận nhóm 4 hoàn thành yêu cầu.
- HS tham gia chơi.
- Học sinh nhận xét.
- HS lần lượt giải nghĩa từ.
- HS lắng nghe.
15’
Hoạt động 2: Luyện câu (Bài tập 4)
- Cho HS đọc yêu cầu của BT 4.
- Tổ chức cho HS đặt câu theo yêu cầu BT trong nhóm đôi.
- Gọi HS nói trước lớp câu đặt theo yêu cầu.
- Tổ chức cho HS tự đánh giá bài làm của mình và của bạn.
- GV nhận xét, sửa câu.
- Yêu cầu HS viết vào VBT 1 – 2 câu có chứa từ ngữ tìm được ở BT 3.
* Lưu ý: Cách trình bày câu vào vở: Đầu câu viết hoa và kết thúc câu ghi dấu chấm (.)
- GV quan sát, nhận xét một số bài làm của HS.
- HS đọc yêu cầu.
- HS đặt câu trong nhóm 2.
- HS trình bày trước lớp.
- Học sinh nhận xét.
- HS làm bài vào vở.
Tiết 8 : KỂ CHUYỆN
TG
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
10’
Hoạt động 1: Nghe GV kể chuyện
- Yêu cầu HS quan sát tranh, đọc tên truyện và phán đoán nội dung câu chuyện.
- GV kể chuyện lần thứ nhất (có thể dùng tệp ghi âm giọng kể) để kiểm tra phán đoán. GV vừa kể vừa dùng các câu hỏi kích thích sự phỏng đoán, trí tò mò nhằm thu hút sự tập trung chú ý của HS.
- Tổ chức cho HS trao đổi về phán đoán của mình sau khi nghe câu chuyện theo nhóm 2.
- Nghe GV kể chuyện lần thứ hai (có thể dùng tệp ghi âm và ghi hình giọng kể phối hợp với tranh, hình ảnh động minh hoạ) kết hợp quan sát từng tranh minh hoạ để ghi nhớ nội dung từng đoạn của câu chuyện.
CHUYỆN Ở PHỐ CÂY XANH
1. Dê con là một hoạ sĩ nổi tiếng, sống ở phố Cây Xanh. Dê con treo các ấm trà cho khu vườn trong nhà của mình. Thấy khu vườn đẹp quá, cư dân xung quanh đều làm theo. Từ đó, phố Cây Xanh còn được gọi là phố Ấm Trà.
2. Khi hươu con chuyển đến phố Cây Xanh, cậu nhìn khắp phố rồi trang trí những ngôi sao cho khu vườn của mình. Cún con nhìn thấy bèn góp ý:
Cậu làm không đúng rồi. Vườn nhà ở phố chúng ta chỉ treo ấm trà thôi. Hươu con đáp:
Mình biết, nhưng mình có ý tưởng riêng. Mình trang trí vườn theo cách mình yêu thích.
3. Trở về nhà sau cuộc nói chuyện với hươu con, cún con suy nghĩ mãi. Rồi cậu quyết định thay đổi cách trang trí khu vườn nhà mình. Cậu sơn hàng rào cho khu vườn bằng màu xanh mà cậu yêu thích.
4. Mọi người nhìn thấy hươu con và cún con làm liền thích thú về trang trí lại khu vườn theo sở thích của mình. Bây giờ, phố Cây Xanh có nhiều ngôi nhà có những khu vườn được trang trí khác nhau.
Theo Trần Linh Linh, Hà Giang dịch
10’
Hoạt động 2: Kể từng đoạn của câu chuyện
- Yêu cầu HS quan sát tranh và câu gợi ý để kể lại từng đoạn, hai đoạn của câu chuyện trước lớp.
- Tổ chức cho HS kể từng đoạn của câu chuyện trong nhóm nhỏ 4. (GV hướng dẫn HS sử dụng ánh mắt, cử chỉ khi kể; phân biệt giọng các nhân vật.)
- Gọi 2-3 nhóm HS kể nối tiếp từng đoạn của câu chuyện trước lớp.
- Yêu cầu HS nghe bạn và GV nhận xét phần kể chuyện.
- HS thực hiện.
- HS kể trong nhóm 4 (mỗi bạn kể 1 tranh).
- 2-3 nhóm HS kể nối tiếp từng đoạn của câu chuyện trước lớp.
- HS nhận xét.
10’
Hoạt động 3: Kể toàn bộ câu chuyện
- Tổ chức cho HS kể toàn bộ câu chuyện trong nhóm đôi.
- Gọi một vài HS kể toàn bộ câu chuyện trước lớp.
- Yêu cầu HS nghe bạn và GV nhận xét phần kể chuyện.
- Hỏi HS nói về nhân vật em thích, giải thích lí do. 
- Tổ chức cho trao đổi về nội dung câu chuyện trong nhóm 4.
- Gọi đại diện các nhóm nêu nội dung câu chuyện.
- Tổ chức cho HS tự đánh giá câu trả lời của nhóm mình và của nhóm bạn.
- GV nhận xét chung.
- HS kể trong nhóm 2.
- HS kể toàn bộ câu chuyện trước lớp.
- HS nhận xét.
- HS nêu.
- HS thảo luận trong nhóm 4.
- Đại diện các nhóm trình bày trước lớp.
- HS nhận xét.
- HS lắng nghe.
V. RÚT KINH NGHIỆM, ĐIỀU CHỈNH, BỔ SUNG:

Tài liệu đính kèm:

  • docxgiao_an_tieng_viet_lop_2_sach_chan_troi_sang_tao_tuan_4_bai.docx