Giáo án Tiếng Việt Lớp 2 (Sách Chân trời sáng tạo) - Tuần 4, Bài 4: Cô Gió (Tiết 9+10)
I. MỤC TIÊU:
Sau bài học, học sinh:
1. Kiến thức: Viết đoạn văn (4-5 câu về một chủ đề theo gợi ý). Viết phiếu đọc sách (tên bài văn, tên tác giả, từ ngữ hay câu văn mà em thích, bài học rút ra từ bài văn, .) .
2.Kĩ năng: Nói, viết được 4-5 câu về một chủ đề theo gợi ý. Biết chia sẻ với bạn bè về một bài văn mà em đã đọc. Viết được phiếu đọc sách (tên bài văn, tên tác giả, từ ngữ hay câu văn em thích, bài học rút ra từ bài văn, .) .
3.Thái độ: Yêu thích môn học, yêu thích đọc sách, biết dùng và giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt.
4.Năng lực: Hình thành năng lực hợp tác qua việc thực hiện các hoạt động nhóm, năng lực tự học, tự giải quyết vấn đề, năng lực sáng tạo qua các hoạt động đọc, viết.
5.Phẩm chất: Rèn luyện phẩm chất chăm chỉ qua hoạt động viết, rèn luyện phẩm chất trung thực qua việc thực hiện các nội dung kiểm tra, đánh giá.
II. PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC:
1.Giáo viên: SHS, VTV, VBT, SGV.
+ Ti vi/ máy chiếu/ bảng tương tác, tranh ảnh SHS phóng to (nếu được).
2.Học sinh: Sách, vở, vở bài tập, bảng con,
Ngày soạn: / /20 . Ngày dạy: ./ /20 . Kế hoạch bài dạy môn Tiếng Việt lớp 2 tuần 4 CHỦ ĐIỂM 2: MỖI NGƯỜI MỘT VẺ BÀI 4: CÔ GIÓ (tiết 9 - 10, SHS, tr.41 - 42) I. MỤC TIÊU: Sau bài học, học sinh: 1. Kiến thức: Viết đoạn văn (4-5 câu về một chủ đề theo gợi ý). Viết phiếu đọc sách (tên bài văn, tên tác giả, từ ngữ hay câu văn mà em thích, bài học rút ra từ bài văn, .) . 2.Kĩ năng: Nói, viết được 4-5 câu về một chủ đề theo gợi ý. Biết chia sẻ với bạn bè về một bài văn mà em đã đọc. Viết được phiếu đọc sách (tên bài văn, tên tác giả, từ ngữ hay câu văn em thích, bài học rút ra từ bài văn, .) . 3.Thái độ: Yêu thích môn học, yêu thích đọc sách, biết dùng và giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt. 4.Năng lực: Hình thành năng lực hợp tác qua việc thực hiện các hoạt động nhóm, năng lực tự học, tự giải quyết vấn đề, năng lực sáng tạo qua các hoạt động đọc, viết. 5.Phẩm chất: Rèn luyện phẩm chất chăm chỉ qua hoạt động viết, rèn luyện phẩm chất trung thực qua việc thực hiện các nội dung kiểm tra, đánh giá. II. PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC: 1.Giáo viên: SHS, VTV, VBT, SGV. + Ti vi/ máy chiếu/ bảng tương tác, tranh ảnh SHS phóng to (nếu được). 2.Học sinh: Sách, vở, vở bài tập, bảng con, III. PHƯƠNG PHÁP VÀ HÌNH THỨC DẠY HỌC: 1.Phương pháp dạy học: Đàm thoại, trực quan,vấn đáp, trò chơi, 2.Hình thức dạy học:Cá nhân, nhóm, lớp IV.HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC: TIẾT 9: ĐẶT TÊN CHO BỨC TRANH TG Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh Hoạt động 1: Quan sát tranh và trả lời câu hỏi. Mục tiêu: Giúp học sinh nói, viết được 4-5 câu tên, nội dung bức tranh theo gợi ý qua các câu hỏi. Phương pháp, hình thức tổ chức: Thực hành, đàm thoại, thảo luận về bức tranh theo kĩ thuật khăn trải bàn. Cách tiến hành: Giáo viên cho học sinh quan sát tranh, và trả lời câu hỏi sau: -Bức tranh có tên gì ? -Bạn Lam có những nét gì đáng yêu ? -Theo em vì sao bức tranh có tên như vậy ? -Giáo viên nhận xét –GD: Học sinh quan sát và đưa ra câu trả lời rất tốt và chính xác. Bài tập 6a/41: Quan sát và trả lời câu hỏi: -Bức tranh có tên “Cô bé có mái tóc biết nhảy” -Bạn Lam có mái tóc xoăn. Khuôn mặt của bạn luôn rạng rỡ nụ cười. -Bạn Lam rất thích nhảy múa . Mỗi khi Lam nhảy múa thì mái tóc xoăn của bạn ấy của chuyển động theo điệu nhảy múa của bạn . Hoạt động 2: Chia sẻ về bức tranh mà em thích cho bạn: Mục tiêu: Giúp học sinh nói, viết được 4-5 câu đặt tên cho bức tranh mà mình thích. Phương pháp, hình thức tổ chức: Thực hành, đàm thoại, thảo luận nhóm đôi. Cách tiến hành: Giáo viên hướng dẫn học sinh đọc yêu cầu bài, đặt câu hỏi gởi ý để học sinh thảo luận. -Tranh vẽ gì? -Người và vật trong tranh có gì đặc biệt? -Em đặt tên bức tranh là gì ? -Giáo viên nhận xét –GD: Học sinh chia sẻ về bức tranh mình thích cho bạn rất tốt. Bài tập 6b/41: Giới thiệu với bạn bức tranh em thích. Nói về tên bức tranh mà em đã đặt. -Tranh vẽ các bạn học sinh đang quét và thu dọn rác trong công viên. - Trong công viên có nhiều cây xanh che bóng mát và các bạn học sinh hăng hái tham gia công việc làm sạch môi trường nơi đây . -Em đặt tên bức tranh là “ Công viên xanh của các bạn học sinh ” -Tranh vẽ bạn học sinh đang dùng cơm với bố mẹ. - Trên bàn ăn với các món ăn ngon, cả gia đình đang quây quần bên mâm cơm, vừa ăn vừa trò chuyên rôm rả, rất đầm ấm và hạnh phúc. -Em đặt tên bức tranh là “ Mâm cơm gia đình ” TIẾT 10: ĐỌC MỘT BÀI VĂN VỀ TRẺ EM Hoạt động 1: Chia sẻ một bài văn về trẻ em và viết phiếu đọc sách (tên bài văn, tên tác giả, từ ngữ hay câu văn mà em thích, bài học rút ra từ bài văn, .). Mục tiêu: Giúp học sinh biết chia sẻ với bạn bè về một bài văn mà mình đã đọc và viết được phiếu đọc sách (tên bài văn, tên tác giả, từ ngữ hay câu văn mà em thích, bài học rút ra từ bài văn, .). Phương pháp, hình thức tổ chức: Thực hành, đàm thoại, thảo luận nhóm đôi. Cách tiến hành: Giáo viên hướng dẫn học sinh đọc yêu cầu bài và cho học sinh thảo luận, chia sẻ trong nhóm, sau đó hướng dẫn học sinh viết phiếu đọc sách. -Giáo viên nhận xét –GD: Học sinh chia sẻ bài văn mình đã đọc cho bạn rất tốt, các em viết vào phiếu đọc sách rõ ràng và chính xác . Bài tập 1/41: Đọc một bài văn về trẻ em: a. Chia sẻ về bài văn đã đọc. Bạn An chia sẻ cho bạn Minh: -Mình đã đọc bài “Câu chuyện bó đũa”. Đây là một câu chuyện Ngụ Ngôn Việt Nam trong sách Tiếng Việt 2 tập 1 bộ cũ. . -Mình thích câu “Đoàn kết thì mới có sức mạnh”. -Qua bài “Câu chuyện bó đũa, mình nhận thấy rằng là anh chị em trong gia đình phải biết yêu thương, đùm bọc lẫn nhau. Bạn Minh cũng chia sẻ cho bạn An: -Mình cũng đã đọc bài “Hũ bạc của người cha”. Đây là một câu truyện cổ tích Chăm trong sách Tiếng Việt 3 tập 1 bộ cũ. . -Mình thích câu “Có làm lụng vất vả mới biết quý đồng tiền”. -Qua bài “Hũ bạc của người cha” mình nhận thấy rằng phải biết quý trọng đồng tiền mà bố mẹ đã vất vả kiếm được. . b. Viết vào phiếu đọc sách những gì em đã chia sẻ. Số thứ tự Tên bài văn Tên tác giả Từ ngữ hay câu văn mà em thích 1 2 .. Câu chuyện bó đũa Hũ bạc của người cha Ngụ Ngôn Việt Nam Truyện cổ tích Chăm Đoàn kết thì mới có sức mạnh Có làm lụng vất vả mới biết quý đồng tiền Hoạt động 2: Chơi trò chơi Gió thổi. Mục tiêu: Giúp học sinh biết được những đặc điểm riêng và nét đáng yêu của các bạn trong lớp. Phương pháp, hình thức tổ chức: Quan sát, đàm thoại, làm mẫu, trò chơi. Cách tiến hành: -Giáo viên hướng dẫn Học sinh cách chơi trò chơi. -Giáo viên nhận xét –GD: Học sinh tích cực tham gia các hoạt động học tập. -Học sinh chơi trò chơi Gió thổi: +Lớp trưởng: Gió thổi! Gió thổi! +Cả lớp: Thổi gì? Thổi gì? +Lớp trưởng: Gió thổi bay mái tóc bồng bềnh của bạn Lam.(Các bạn đứng gần bạn Lam hoặc Lam hất tung mái tóc bồng bềnh của bạn Lam). +Lớp trưởng: Gió thổi! Gió thổi! +Cả lớp: Thổi gì? Thổi gì? +Lớp trưởng: Gió thổi mát làn da trắng hồng của bạn Ngân.(Các bạn đứng gần bạn Ngân hoặc Ngân dùng tay quạt vào làn da của bạn Ngân). +Lớp trưởng: Gió thổi! Gió thổi! +Cả lớp: Thổi gì? Thổi gì? +Lớp trưởng: Gió thổi qua bàn tay búp măng của bạn Diệu.(Các bạn đứng gần bạn Diệu hoặc Ngân dùng tay nắm lấy tay của bạn Diệu). -Học sinh nêu cảm nghĩ sau khi chơi trò chơi: Trò chơi rất vui. Qua trò chơi, em nhận thấy các bạn trong lớp chúng ta có nhiều đặc điểm riêng biệt rất đáng yêu. V. RÚT KINH NGHIỆM, ĐIỀU CHỈNH, BỔ SUNG:
Tài liệu đính kèm:
- giao_an_tieng_viet_lop_2_sach_chan_troi_sang_tao_tuan_4_bai.docx