Giáo án Tiếng Việt Lớp 2 (Sách Chân trời sáng tạo) - Tuần 6, Bài 4: Con lợn đất (Tiết 5+6)

Giáo án Tiếng Việt Lớp 2 (Sách Chân trời sáng tạo) - Tuần 6, Bài 4: Con lợn đất (Tiết 5+6)

I. MỤC TIÊU:

Sau bài học, học sinh:

1.Kiến thức:

- Đọc trôi chảy bài đọc, ngắt nghỉ đúng dấu câu, đúng logic ngữ nghĩa; hiểu nội dung bài đọc: Lời khuyên về cách tiết kiệm tiền và sử dụng tiền tiết kiệm.

- Biết liên hệ bản thân: chia sẻ với bạn cách em đã làm để thể hiện tiết kiệm, biết tiết kiệm.

2.Kĩ năng:

-Rèn đọc đúng, rõ ràng, rành mạch.

- Chia sẻ với bạn cách em đã làm để thực hiện tiết kiệm; nêu được phỏng đoán của bản thân về nội dung bài qua tên bài và tranh minh họa .

- Trả lời được các câu hỏi liên quan đến nội dung bài “Con lợn đất”

- Nhìn – viết đúng đoạn thơ, phân biệt đúng c/k; iu/ưu; d/v

- Biết cách trình bày 1 bài thơ theo thể thơ lục bát.

3.Thái độ: Yêu thích môn học, biết dùng và giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt; 4.Năng lực: Hình thành năng lực hợp tác qua việc thực hiện các hoạt động nhóm, năng lực tự học, tự giải quyết vấn đề, năng lực sáng tạo qua các hoạt động đọc, viết.

5.Phẩm chất: Rèn luyện phẩm chất chăm chỉ qua hoạt động viết, rèn luyện phẩm chất trung thực qua việc thực hiện các nội dung kiểm tra, đánh giá.

 

docx 7 trang Hà Duy Kiên 28/05/2022 13981
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Tiếng Việt Lớp 2 (Sách Chân trời sáng tạo) - Tuần 6, Bài 4: Con lợn đất (Tiết 5+6)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 Ngày soạn: / /20 . Ngày dạy: ./ /20 .
Kế hoạch bài dạy môn Tiếng Việt lớp 2 tuần 6
CHỦ ĐIỂM 3: BỐ MẸ YÊU THƯƠNG
BÀI 4: CON LỢN ĐẤT (tiết 5, 6, SHS, tr.53 - 54)
I. MỤC TIÊU: 
Sau bài học, học sinh:
1.Kiến thức: 
- Đọc trôi chảy bài đọc, ngắt nghỉ đúng dấu câu, đúng logic ngữ nghĩa; hiểu nội dung bài đọc: Lời khuyên về cách tiết kiệm tiền và sử dụng tiền tiết kiệm.
- Biết liên hệ bản thân: chia sẻ với bạn cách em đã làm để thể hiện tiết kiệm, biết tiết kiệm.
2.Kĩ năng:
-Rèn đọc đúng, rõ ràng, rành mạch.
- Chia sẻ với bạn cách em đã làm để thực hiện tiết kiệm; nêu được phỏng đoán của bản thân về nội dung bài qua tên bài và tranh minh họa .
- Trả lời được các câu hỏi liên quan đến nội dung bài “Con lợn đất”
- Nhìn – viết đúng đoạn thơ, phân biệt đúng c/k; iu/ưu; d/v
- Biết cách trình bày 1 bài thơ theo thể thơ lục bát.
3.Thái độ: Yêu thích môn học, biết dùng và giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt; 4.Năng lực: Hình thành năng lực hợp tác qua việc thực hiện các hoạt động nhóm, năng lực tự học, tự giải quyết vấn đề, năng lực sáng tạo qua các hoạt động đọc, viết.
5.Phẩm chất: Rèn luyện phẩm chất chăm chỉ qua hoạt động viết, rèn luyện phẩm chất trung thực qua việc thực hiện các nội dung kiểm tra, đánh giá.
II. PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC:
1.Giáo viên: SHS, VBT, SGV.
2.Học sinh: Sách, vở bài tập, bảng con, 
III. PHƯƠNG PHÁP VÀ HÌNH THỨC DẠY HỌC:
1.Phương pháp dạy học: Đàm thoại, trực quan,vấn đáp, trò chơi, 
2.Hình thức dạy học:Cá nhân, nhóm, lớp
IV.HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
Thời gian
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
 5’
1.Khởi động:
Mục tiêu: GV giới thiệu tên chủ điểm và nêu cách hiểu hoặc suy nghĩ của em về tên bài học: Con lợn đất
Phương pháp, hình thức tổ chức: Đàm thoại, trực quan, vấn đáp
Cách tiến hành:
HS nghe và hát bài “ Con lợn éc”
Giáo viên yêu cầu lấy sách mở trang 53/SGK
Gv gọi HS đọc yêu cầu của phần khởi động
GV cho HS thảo luận nhóm 2 để trả lời các câu hỏi sau:
+ Em làm gì để tiết kiệm điện?
+ Em làm gì để tiết kiệm nước?
+ Ngoài tiết kiệm điện, tiết kiệm nước chúng ta có thể tiết kiệm gì?
 - Gọi đại diện các nhóm nêu ý kiến của nhóm
 - Giáo viên nhận xét, tuyên dương
 - GV cho hs xem tranh ở SGK trang 53 và hỏi:
 + Trong tranh vẽ gì?
Giáo viên giới thiệu bài mới và viết bảng. 
- HS lnghe và hát theo
- HS lấy sách
- HS đọc yêu cầu
- HS thảo luận nhóm 2 
- Đại diện nhóm trả lời, các nhóm khác bổ sung 
- HS lắng nghe 
- HS quan sát và trời lời câu hỏi:
+ Trong tranh vẽ 1 bé gái, 1 chú heo đất, chậu hoa ..
- 2 HS nêu lại tên bài 
 15’
2.Khám phá và luyện tập:
Hoạt động 1: Luyện đọc thành tiếng
Mục tiêu: Giúp học sinh đọc đúng, lưu loát từ ngữ,câu, đoạn, bài.
Phương pháp, hình thức tổ chức: đọc cá nhân (từ khó, câu) , nhóm (đoạn) . 
Cách tiến hành: 
Hướng dẫn luyện đọc câu:
-Giáo viên đọc mẫu lần 1
-GV yêu cầu học sinh luyện đọc câu theo nhóm đôi
Luyện đọc đoạn : 
- Gv hướng dẫn HS chia đoạn
- Gọi HS đứng dậy đọc nối tiếp theo đoạn mà giáo viên chia.
+ Đoạn 1: Từ đầu . con lợn đất.
+ Đoạn 2: Tiếp theo . bị đói nhé!
+ Đoạn 3: Còn lại
- GV yêu cầu đọc nối tiếp đoạn lần 2 và rút ra từ khó đọc và câu dài trong mỗi đoạn
- GV gạch dưới những âm , vần dễ lẫn
- GV yêu cầu HS đọc lại các từ khó
Hướng dẫn ngắt giọng : 
-GV đọc mẫu câu dài, câu cần ngắt giọng, yêu cầu học sinh lắng nghe và hỏi:
- Thỉnh thoảng, em lại nhấc lợn đất lên, lắc lắc xem nó đã no chưa.
+ Cô đã ngắt hơi ở những chỗ nào?
- GV cho HS kiểm tra lại kết quả của các em với kết quả của GV
- Thỉnh thoảng, em lại nhấc lợn đất lên, lắc lắc xem nó đã no chưa.
-Hướng dẫn học sinh đọc lại câu dài thứ 1
- GV đưa ra câu dài thứ 2 và yêu cầu học sinh tự ngắt giọng.
-Em mong đến cuối năm, lợn đất sẽ giúp em mua được những cuốn sách yêu thích.
-Yêu cầu học sinh đọc câu dài thứ 2 và nêu cách ngắt giọng của mình
- GV nhận xét, kết luận cách ngắt giọng đúng đối với câu thứ 2
-Em mong đến cuối năm, lợn đất sẽ giúp em mua được những cuốn sách yêu thích.
- Hướng dẫn học sinh đọc lại câu dài thứ 2
- GV yêu cầu HS luyện đọc theo nhóm 3 và đánh giá bạn mình theo các tiêu chí sau:
Tiêu chí
Đọc 
đúng
Đọc 
rõ 
ràng
Ngắt, nghỉ đúng
 Tên thành viên
1.
2.
3.
 +Thi đọc:
 -GV gọi các nhóm thi đọc .
-GV lắng nghe và nhận xét cách đọc của các nhóm.
- GV gọi HS đọc toàn bài
- HS lắng nghe
- HS luyện đọc câu theo nhóm
- HS lắng nghe
- 3 HS đọc nối tiếp
- 3 HS đọc nối tiếp lần 2
- HS quan sát
- HS đọc từ khó
- HS lắng nghe GV đọc câu dài
- HS trả lời
- HS kiểm tra
- 3 HS đọc lại câu dài thứ 1
-HS thực hiện yêu cầu của GV
- HS đọc, các bạn khác quan sát, lắng nghe và nhận xét, bổ sung
- 3 HS đọc lại câu dài thứ 2
- HS luyện đọc nhóm 3 và tự đánh giá bạn
- Gọi nhóm đọc, các nhóm khác lắng nghe và nhận xét theo các tiêu chí mà gv đưa ra.
- 1 HS đọc
 7’
Hoạt động 2: Tìm hiểu bài
Mục tiêu: Giúp học sinh trả lời được các câu hỏi có trong nội dung bài và hiểu nội dung bài đọc.
Phương pháp,hình thức tổ chức: thực hành, vấn đáp, 
Cách tiến hành:
- GV yêu cầu HS giải nghĩa các từ sau: tiết kiệm, béo tròn trùng trục, xanh lá mạ, mõm, dũi, lấy may
- GV yêu cầu HS đặt câu cho các từ khó vừa giải nghĩa để các em hiểu rõ ý hơn.
- GV yêu cầu HS đọc thầm lại toàn bài
- GV yêu cầu HS đọc nội dung câu hỏi số 1
- GV yêu cầu HS thảo luận nhóm 4 chọn chiếc lá cho phù hợp với từng con lợn đất
- Gọi nhóm trình bày
- GV yêu cầu đọc câu hỏi số 2
- GV yêu cầu thảo luận nhóm 2 để trả lời
- Gọi đại diện các nhóm trả lời
- GV yêu cầu đọc câu hỏi số 3 
- GV gọi HS trả lời
- GV nhận xét
- GV đưa ra câu hỏi:
+ Em có thích nuôi lợn không? Vì sao?
+ Vậy qua bài đọc này, khuyên chúng ta điều gì?
- GV nhận xét và đưa ra kết luận:
“Lời khuyên về cách tiết kiệm tiền và sử dụng tiền tiết kiệm.”
- GD KNS: Các em cần phải biết tiết kiệm tiền bạc, điện, nước, thời gian, công sức 
- HS giải nghĩa từ khó
- HS đặt câu
- HS đọc thầm bài đọc
- 1 HS đọc câu hỏi số 1
- HS thảo luận nhóm 4
- Đại diện nhóm trình bày, các nhóm khác nhận xét, bổ xung
- 1 HS đọc
- HS thảo luận nhóm 2
- Đại diện nhóm trả lời, các nhóm khác nhận xét, bổ xung
- 1 HS đọc
- 2 – 3 hs trả lời
- HS lắng nghe
- HS trả lời theo ý kiến cá nhân của các em.
- 2 đến 3 HS nêu
- 2 HS nêu lại nội dung bài.
 8’
Hoạt động 3: Luyện đọc lại
Mục tiêu: Giúp học sinh diễn cảm bài đọc 
Phương pháp, hình thức tổ chức: Quan sát, viết mẫu, thực hành, đàm thoại, trực quan, vấn đáp, thảo luận.
Cách tiến hành:
-Giáo viên đọc mẫu lại đoạn từ” Con lợn dài .. bằng hai đốt ngón tay”
-Hướng dẫn học sinh đọc đúng giọng nhân vật và một số từ ngữ cần nhấn giọng
- HS luyện đọc trong nhóm 
- Gọi HS lên thi đọc
- Cho cả lớp bình chọn bạn đọc hay hơn
- GV nhận xét và tuyên dương bạn thắng
- Gọi HS khá , giỏi đọc toàn bài
- HS lắng nghe
- HS luyện đọc
- HS thi đọc trước lớp và tự đánh giá phần đọc của mình qua hình mặt cười
- Cả lớp bình chọn
- HS lắng nghe
- HS lắng nghe
TIẾT 6: NHÌN – VIẾT CHÍNH TẢ: MẸ
PHÂN BIỆT C/K; IU/ƯU; D/V
TG
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
25’
Hoạt động 1: Nghe – viết chính tả
Mục tiêu: Giúp học sinh nhìn – viết đúng 6 dòng thơ cuối trong bài Mẹ
Phương pháp, hình thức tổ chức: Đọc mẫu thực hành, đàm thoại, quan sát, vấn đáp, thảo luận nhóm đôi.
Cách tiến hành: 
- Giáo viên đọc mẫu 6 câu thơ.
-GV hỏi HS các câu hỏi sau:
+ Các em hãy đếm và nhận xét về số chữ của các dòng thơ trong bài chính tả?
+Cách viết những chữ đầu của mỗi dòng thơ như thế nào?
- GV cho HS đánh vần một số từ khó đọc, khó viết dễ sai như: Lời ru, bàn tay, quạt, giấc, g	
-Giáo viên hướng dẫn học sinh mở sách, để vở, cách cầm bút, tư thế ngồi viết .
- GV lưu ý HS về cách trình bày đối với thể thơ lục bát: Câu 6 chữ thì lùi 3 ô vở, câu 8 chữ thì lùi 2 ô vở
- HS nhìn từng dòng thơ và viết vào vở
- HS đổi bài cho bạn bên cạnh và soát lỗi.
- GV thống kê số lượng lỗi mắc trong bài của từng HS theo cách giơ tay
-Tổng kết lỗi – nhận xét, tuyên dương học sinh viết chữ rõ ràng, trình bày sạch đẹp, viết đúng chính tả. Động viên những em có chữ viết chưa đẹp, sai nhiều lỗi.
-Học sinh đọc thầm theo
- HS đếm và trả lời: Có câu 6 chữ và câu 8 chữ
- Mỗi chữ đầu của mỗi dòng thơ được viết hoa.
- HS quan sát và lắng nghe
- HS lắng nghe
- HS viết bài vào vở
- HS soát lỗi bài của bạn
- HS lắng nghe
10’
Hoạt động 2: Bài tập chính tả
Mục tiêu: Giúp học sinh chọn đúng iu/ưu; d/v để điền vào chỗ trống và phân biệt được những chữ đó. Tìm được các tiếng bắt đầu bằng c/k.
Phương pháp, hình thức tổ chức: Đàm thoại, quan sát, vấn đáp, thực hành, thảo luận nhóm đôi.
Cách tiến hành: 
Bài tập 2b/54
- Giáo viên yêu cầu học sinh đọc yêu cầu bài.
- GV cho HS thảo luận nhóm 2 để tìm từ ngữ chứa tiếng bắt đầu bằng c hoặc k trong bài chính tả
- Gọi các nhóm nêu
- GV yêu cầu HS tìm thêm các từ chứa tiếng bắt đầu bằng c hoặc k ngoài bài chính tả
- GV nhận xét, tuyên dương các em
Bài tập 2c/54
- Giáo viên yêu cầu học sinh đọc yêu cầu bài.
- GV yêu cầu HS làm bài vào VBT
- GV tổ chức cho HS chơi trò chơi “ Hái táo” bằng cách giờ hoa Đ – S để chọn đáp án đúng và sửa bài.
- GV nhận xét và cho các em sửa bài
- 1 HS đọc yêu cầu của bài
- HS thảo luận nhóm 2 và tìm từ
- Đại diện nhóm nêu, nhóm khác bổ sung.
- HS nêu
- HS lắng nghe.
- HS đọc yêu cầu bài
- HS làm bài
- HS tham gia trò chơi
- HS lắng nghe và sửa bài.(nếu sai)
V. RÚT KINH NGHIỆM, ĐIỀU CHỈNH, BỔ SUNG:
 ..

Tài liệu đính kèm:

  • docxgiao_an_tieng_viet_lop_2_sach_chan_troi_sang_tao_tuan_6_bai.docx