Giáo án Tiếng Việt Lớp 2 (Sách Chân trời sáng tạo) - Tuần 7, Bài 1: Cô chủ nhà tí hon (Tiết 3+4)

Giáo án Tiếng Việt Lớp 2 (Sách Chân trời sáng tạo) - Tuần 7, Bài 1: Cô chủ nhà tí hon (Tiết 3+4)

I. MỤC TIÊU: Sau bài học, học sinh:

1.Kiến thức:

- Viết đúng kiểu chữ hoa G và câu ứng dụng; xác định chiều cao, độ rộng, cấu tạo nét chữ của con chữ G hoa. Nêu được qui trình viết chữ hoa G, tìm và đặt câu với từ ngữ chỉ hoạt động.

- Đọc và hiểu nghĩa câu ứng dụng Gọi dạ bảo vâng

- Tưởng tượng mình là bạn nhỏ trong bài “Cô chủ nhà tí hon”, viết lời cảm ơn ông

2. Kĩ năng:

- Viết đúng độ cao, dòng kẻ quy định, trình bày sạch đẹp chữ hoa G và câu ứng dụng; thực hành được bài tập tìm từ ngữ và đặt câu với từ ngữ chỉ hoạt động.

3.Thái độ:

-Yêu thích môn học, biết dùng và giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt;

4.Năng lực: Hình thành năng lực hợp tác qua việc thực hiện các hoạt động nhóm, năng lực tự học, tự giải quyết vấn đề, năng lực sáng tạo qua các hoạt động đọc, viết.

5.Phẩm chất: Rèn luyện phẩm chất chăm chỉ qua hoạt động viết, rèn luyện phẩm chất trung thực qua việc thực hiện các nội dung kiểm tra, đánh giá.

II. PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC:

1.Giáo viên : Mẫu chữ G hoa. Bảng phụ : Gọi dạ bảo vâng, .

2.Học sinh : Vở tập viết, bảng con.

 

docx 8 trang Hà Duy Kiên 28/05/2022 6280
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Tiếng Việt Lớp 2 (Sách Chân trời sáng tạo) - Tuần 7, Bài 1: Cô chủ nhà tí hon (Tiết 3+4)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: / /20 . Ngày dạy: ./ /20 .
Kế hoạch bài dạy môn Tiếng Việt lớp 2 tuần 7
CHỦ ĐIỂM 4: ÔNG BÀ YÊU QUÝ
BÀI 1: CÔ CHỦ NHÀ TÍ HON (TIẾT 3, 4/SGK trang 59, 60)
I. MỤC TIÊU: Sau bài học, học sinh:
1.Kiến thức: 
- Viết đúng kiểu chữ hoa G và câu ứng dụng; xác định chiều cao, độ rộng, cấu tạo nét chữ của con chữ G hoa. Nêu được qui trình viết chữ hoa G, tìm và đặt câu với từ ngữ chỉ hoạt động.
- Đọc và hiểu nghĩa câu ứng dụng Gọi dạ bảo vâng
- Tưởng tượng mình là bạn nhỏ trong bài “Cô chủ nhà tí hon”, viết lời cảm ơn ông
2. Kĩ năng: 
- Viết đúng độ cao, dòng kẻ quy định, trình bày sạch đẹp chữ hoa G và câu ứng dụng; thực hành được bài tập tìm từ ngữ và đặt câu với từ ngữ chỉ hoạt động. 
3.Thái độ: 
-Yêu thích môn học, biết dùng và giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt; 
4.Năng lực: Hình thành năng lực hợp tác qua việc thực hiện các hoạt động nhóm, năng lực tự học, tự giải quyết vấn đề, năng lực sáng tạo qua các hoạt động đọc, viết.
5.Phẩm chất: Rèn luyện phẩm chất chăm chỉ qua hoạt động viết, rèn luyện phẩm chất trung thực qua việc thực hiện các nội dung kiểm tra, đánh giá.
II. PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC:
1.Giáo viên : Mẫu chữ G hoa. Bảng phụ : Gọi dạ bảo vâng, ...
2.Học sinh : Vở tập viết, bảng con.
III. PHƯƠNG PHÁP VÀ HÌNH THỨC DẠY HỌC:
1.Phương pháp dạy học: Đàm thoại, trực quan,vấn đáp, trò chơi, 
2.Hình thức dạy học:Cá nhân, nhóm, lớp
IV.HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
Tiết 3: VIẾT CHỮ HOA: G
TG
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
10’
Hoạt động 1: Luyện viết chữ hoa G
Mục tiêu: Giúp học sinh viết đúng chữ G hoa
Phương pháp, hình thức tổ chức: Quan sát, viết mẫu, thực hành, đàm thoại, trực quan, vấn đáp, thảo luận.
Cách tiến hành:
-Giáo viên hướng dẫn học sinh quan sát chữ mẫu, nêu quy trình viết chữ hoa G. 
-Giáo viên lưu ý cách cầm bút, tư thế ngồi viết.
-Giáo viên quan sát, chỉnh sửa chữ viết học sinh.
– HS quan sát mẫu chữ G hoa, xác định chiều cao, độ rộng, cấu tạo nét chữ của con chữ G hoa.
Cấu tạo: Chữ A hoa gồm 3 nét: Nét móc ngược phải, nét móc ngược trái và nét lượn.
Cách viết: Đặt bút trên đường kẻ (ĐK) ngang 3 và đường kẻ 4, viết nét cong dưới rồi chuyển hướng viết nét cong trái tạo vòng xoắn to ở đầu chữ. Phần dưới của nét cong trái đến giữa đường kẻ 1 và dường kẻ 2 thì dừng lại 
Nét 2: từ điểm dừng bút của nét 1 lia bút lên dòng kẻ 2 sau đó chuyển hướng nét bút ngược lại viết nét khuyết dưới kéo dài đến đường kẻ 2 và đường kẻ 3 phía dưới. Dừng bút ở giữa đường kẻ 1 và đường kẻ 2.
– HS quan sát GV viết mẫu và nêu quy trình viết chữ G hoa.
– HS viết chữ G hoa vào bảng con.
– HS tô và viết chữ G hoa vào VTV.
10’
Hoạt động 2: Luyện viết câu ứng dụng
Mục tiêu: Giúp học sinh viết đúng chữ G hoa, câu ứng dụng “ Gọi dạ bảo vâng” 
Phương pháp, hình thức tổ chức: Quan sát, viết mẫu, thực hành, đàm thoại, trực quan, vấn đáp, thảo luận.
Cách tiến hành:
Giáo viên hướng dẫn học sinh quan sát chữ mẫu, lưu ý cách cầm bút, tư thế ngồi viết.
Giáo viên quan sát, chỉnh sửa chữ viết học sinh.
-Học sinh quan sát chữ mẫu, nêu quy trình viết.
-Học sinh luyện viết bảng con chữ “G” hoa; chữ “Gọi dạ bảo vâng”;
-HS viết chữ G hoa, chữ Gọi và câu ứng dụng vào VTV:
 “Gọi dạ bảo vâng”
10’
Hoạt động 3: Luyện viết thêm
Mục tiêu: Giúp học sinh viết đúng chữ G hoa, đọc, viết và hiểu câu ca dao : 
 Em về quê ngoại nghỉ hè, 
Gặp đầm sen nở mà mê hương trời. 
Hà Sơn
Phương pháp, hình thức tổ chức: Quan sát, viết mẫu, thực hành, đàm thoại, trực quan, vấn đáp, thảo luận.
Cách tiến hành:
Giáo viên hướng dẫn học sinh quan sát chữ mẫu, lưu ý cách cầm bút, tư thế ngồi viết.
Giáo viên quan sát, chỉnh sửa chữ viết học sinh.
Giáo viên hướng dẫn HS đọc và tìm hiểu nghĩa của câu ca dao:
Em về quê ngoại nghỉ hè, 
Gặp đầm sen nở mà mê hương trời. 
Hà Sơn
HS viết chữ G hoa, chữ Gọi và câu ca dao vào VTV:
Em về quê ngoại nghỉ hè, 
Gặp đầm sen nở mà mê hương trời. 
Hà Sơn
5’
Hoạt động 4: Đánh giá bài viết
Mục tiêu: Giúp học sinh biết đánh giá bài viết của bản thân và của bạn bè.
Phương pháp, hình thức tổ chức: Quan sát, trực quan, vấn đáp.
Cách tiến hành:
-Giáo viên lắng nghe học sinh nhận xét bài viết của bạn bên cạnh.
-Giáo viên nhận xét,tuyên dương bài viết của học sinh. 
HS tự đánh giá phần viết của mình và của bạn.
HS nghe GV nhận xét một số bài viết.
Tiết 4 : TỪ CHỈ HOẠT ĐỘNG
TG
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
14’
Hoạt động 1: Luyện từ (Bài tập 3)
Mục tiêu: Giúp HS xác định yêu cầu của BT 3; HS quan sát tranh, tìm từ ngữ chỉ hoạt động của mỗi người trong tranh.
Phương pháp, hình thức tổ chức: Quan sát, trực quan, vấn đáp, thảo luận nhóm 4
Cách tiến hành:
-Giáo viên hướng dẫn học sinh mở sách, đọc yêu cầu bài cá nhân, nhóm 4.
-Giải nghĩa từ: “ tỉa” VD: “tỉa lá” lưu ý: cần khuyến khích, 
động viên HS chủ động nói câu theo cách nhìn của các em, tránh áp đặt, VD: bà – ngoái cổ nhìn cháu, bạn nhỏ chỉ tay vào phía chú bướm nhỏ, )
-Giáo viên có thể tổ chức cho học sinh thi đua 2 đội tiếp sức gắn từ ngữ phù hợp dưới mỗi tranh.
-Giáo viên yêu cầu học sinh tìm thêm một số từ ngữ chỉ người, vật và từ chỉ hoạt động của người, của vật.
-GV chốt –nhận xét:
Bài tập 3/60: Tìm từ ngữ chỉ hoạt động của mỗi người trong tranh
-Học sinh đọc yêu cầu bài, xác định yêu cầu bài, thảo luận nhóm 4 
-HS chơi tiếp sức gắn từ ngữ phù hợp dưới hình.
-Đại diện các nhóm trình bày.
Từ chỉ người
Từ chỉ hoạt động
Bố
Tỉa lá
Mẹ
Hái hoa
Bà
Bê rổ
Ông và bé gái
Ngắm hoa
Bé trai
Nhìn và chỉ tay vào con bướm
-Học sinh nhận xét.
13’
Hoạt động 2: Luyện câu (Bài tập 4)
Mục tiêu: Giúp HS biết đặt câu và trả lời câu hỏi về hoạt động của 1 - 2 người có trong bức trang ở BT 3; 
Phương pháp, hình thức tổ chức: Quan sát, trực quan, vấn đáp, thảo luận nhóm đôi.
Cách tiến hành:
-Giáo viên yêu cầu học sinh đọc câu mẫu. 
Mẫu: Bố làm gì? - Bố tỉa lá cho cây
-Câu: “Bố tỉa lá cho cây” có từ ngữ nào ở bài tập 3.
-Giáo viên yêu cầu học sinh đọc câu vừa đặt ở bài tập 4.
-HS xác định yêu cầu của BT 4, quan sát câu mẫu.
-HS đặt câu theo yêu cầu BT trong nhóm đôi.
– HS chơi trò chơi đóng vai để nói câu vừa đặt.
-HS nghe bạn và GV nhận xét câu.
-HS viết vào VBT 1 – 2 câu có chứa một từ ngữ tìm được ở BT 3.
-HS tự đánh giá bài làm của mình và của bạn.
9’
Hoạt động 3: Vận dụng
Mục tiêu: Giúp HS xác định yêu cầu của hoạt động: Tưởng tượng mình là bạn nhỏ trong bài Cô chủ nhà tí hon, viết lời cảm ơn ông.
Phương pháp, hình thức tổ chức: Thảo luận nhóm đôi
Cách tiến hành:
-Giáo viên hướng dẫn học sinh cách viết lời cảm ơn ông.
-Giáo dục kĩ năng sống: Tình cảm yêu thương ông ngoại dành cho bạn nhỏ thể hiện qua những bài học đơn giản trong cuộc sống hằng ngày. Các em phải biết yêu thương, kính trọng, biết ơn ông bà, bố mẹ
- 1 – 2 HS nói trước lớp lời cảm ơn ông và GV nhận xét, định hướng cho hoạt động nhóm.
- HS thực hiện hoạt động theo nhóm đôi.
-HS thực hiện hoạt động viết lời cảm ơn ông
-– HS chia sẻ kết quả viết của mình trong nhóm nhỏ. 
– Một vài HS chia sẻ kết quả trước lớp.
– HS nghe bạn và GV nhận xét
V. RÚT KINH NGHIỆM, ĐIỀU CHỈNH, BỔ SUNG:

Tài liệu đính kèm:

  • docxgiao_an_tieng_viet_lop_2_sach_chan_troi_sang_tao_tuan_7_bai.docx