Giáo án Tiếng Việt Lớp 2 (Sách Chân trời sáng tạo) - Tuần 8, Bài 4: Bà tôi (Tiết 5+6)

Giáo án Tiếng Việt Lớp 2 (Sách Chân trời sáng tạo) - Tuần 8, Bài 4: Bà tôi (Tiết 5+6)

I. MỤC TIÊU: Sau bài học, học sinh:

1.Kiến thức:

- Đọc trôi chảy bài đọc, ngắt nghỉ đúng dấu câu, đúng logic ngữ nghĩa.

- Hiểu nội dung bài đọc: Tình cảm, sự quan tâm, chăm sóc của bà đối với cháu qua những việc làm quen thuộc mỗi ngày, biết liên hệ: yêu quý, kính trọng ông bà.

- Nghe – viết đúng đoạn văn; viết tên người thân theo thứ tự bảng chữ cái; phân biệt l/n, uôn/uông.

2. Kĩ năng:

- Rèn đọc – viết đúng, rõ ràng, rành mạch.

- Trao đổi được với bạn về những điều em thấy trong bức tranh; nêu được phỏng đoán của bản thân về nội dung bài qua tên bài và tranh minh hoạ.

3.Thái độ:

- Yêu thích môn học, biết dùng và giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt;

4. Năng lực: Hình thành năng lực hợp tác qua việc thực hiện các hoạt động nhóm, năng lực tự học, tự giải quyết vấn đề, năng lực sáng tạo qua các hoạt động đọc, viết.

5. Phẩm chất: Rèn luyện phẩm chất chăm chỉ qua hoạt động viết, rèn luyện phẩm chất trung thực qua việc thực hiện các nội dung kiểm tra, đánh giá.

II. PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC:

● Giáo viên: SHS, VBT, SGV.

+ Ti vi/ máy chiếu/ bảng tương tác, tranh ảnh SHS phóng to (nếu được).

+ Thẻ từ ghi sẵn các từ ngữ ở BT 3 để tổ chức cho HS chơi trò chơi.

● Học sinh: Sách, vở bài tập, bảng con,

III. PHƯƠNG PHÁP VÀ HÌNH THỨC DẠY HỌC:

1. Phương pháp dạy học: Đàm thoại, trực quan,vấn đáp, trò chơi,

2. Hình thức dạy học: Cá nhân, nhóm, lớp

 

docx 4 trang Hà Duy Kiên 28/05/2022 10760
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Tiếng Việt Lớp 2 (Sách Chân trời sáng tạo) - Tuần 8, Bài 4: Bà tôi (Tiết 5+6)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: / /20 . Ngày dạy: ./ /20 .
Kế hoạch bài dạy môn Tiếng Việt lớp 2 tuần 8
CHỦ ĐIỂM 4: ÔNG BÀ YÊU QUÝ
BÀI : BÀ TÔI
Tiết 5 + 6 (TĐ - CT): BÀ TÔI (SHS, tr. 69)
I. MỤC TIÊU: Sau bài học, học sinh:
1.Kiến thức: 
- Đọc trôi chảy bài đọc, ngắt nghỉ đúng dấu câu, đúng logic ngữ nghĩa.
- Hiểu nội dung bài đọc: Tình cảm, sự quan tâm, chăm sóc của bà đối với cháu qua những việc làm quen thuộc mỗi ngày, biết liên hệ: yêu quý, kính trọng ông bà.
- Nghe – viết đúng đoạn văn; viết tên người thân theo thứ tự bảng chữ cái; phân biệt l/n, uôn/uông.
2. Kĩ năng: 
- Rèn đọc – viết đúng, rõ ràng, rành mạch.
- Trao đổi được với bạn về những điều em thấy trong bức tranh; nêu được phỏng đoán của bản thân về nội dung bài qua tên bài và tranh minh hoạ.
3.Thái độ: 
- Yêu thích môn học, biết dùng và giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt; 
4. Năng lực: Hình thành năng lực hợp tác qua việc thực hiện các hoạt động nhóm, năng lực tự học, tự giải quyết vấn đề, năng lực sáng tạo qua các hoạt động đọc, viết.
5. Phẩm chất: Rèn luyện phẩm chất chăm chỉ qua hoạt động viết, rèn luyện phẩm chất trung thực qua việc thực hiện các nội dung kiểm tra, đánh giá.
II. PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC:
Giáo viên: SHS, VBT, SGV.
+ Ti vi/ máy chiếu/ bảng tương tác, tranh ảnh SHS phóng to (nếu được).
+ Thẻ từ ghi sẵn các từ ngữ ở BT 3 để tổ chức cho HS chơi trò chơi.
Học sinh: Sách, vở bài tập, bảng con, 
III. PHƯƠNG PHÁP VÀ HÌNH THỨC DẠY HỌC:
1. Phương pháp dạy học: Đàm thoại, trực quan,vấn đáp, trò chơi, 
2. Hình thức dạy học: Cá nhân, nhóm, lớp
IV.HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
TG
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
5’
Tiết 5
1.Khởi động 
Mục tiêu: Nói được nội dung tranh và phỏng đoán về nội dung bài đọc. 
Phương pháp, hình thức tổ chức: Đàm thoại, trực quan, vấn đáp, thảo luận nhóm đôi.
Cách tiến hành:
– Yêu cầu HS quan sát tranh theo nhóm đôi: trong tranh có ai, đang làm gì, nét mặt, cử chỉ thế nào ?
– GV giới thiệu bài mới, ghi tên bài đọc Bà tôi. 
- HS hoạt động nhóm đôi 
- Đọc tên bài kết hợp với quan sát tranh minh họa để phán đoán nội dung bài đọc.
12’
2.Khám phá và luyện tập:
Hoạt động 1: Luyện đọc thành tiếng
Mục tiêu: Giúp học sinh đọc đúng, lưu loát từ ngữ,câu, đoạn, bài.
Phương pháp, hình thức tổ chức: đọc cá nhân (từ khó, câu) , nhóm (đoạn) . 
Cách tiến hành: 
Hướng dẫn luyện đọc từ khó:
-Giáo viên đọc mẫu lần 1
-GV yêu cầu học sinh đọc nối tiếp nhau từng câu.
-Nghe và chỉnh sửa lỗi các em phát âm sai.
- Yêu cầu HS tìm từ khó có trong bài.
-Gạch dưới những âm vần dễ lẫn
-Cho HS đọc từ khó
Luyện đọc đoạn : 
-Gv hướng dẫn cách đọc.
- Lắng nghe và chỉnh sửa lỗi phát âm giúp học sinh. 
Hướng dẫn ngắt giọng : 
-GV đọc mẫu câu dài, câu cần ngắt giọng, yêu cầu học sinh lắng nghe và đọc ngắt giọng lại.
- Trông bà thật giản dị/ trong bộ đồ bà ba/ và chiếc nón lá quen thuộc.//; 
-Hướng dẫn học sinh rút ra từ cần giải nghĩa
-Yêu cầu học sinh luyện đọc trong nhóm.
- Hướng dẫn học sinh nhận xét bạn đọc .
Thi đọc:
 -Các nhóm thi đọc .
-GV lắng nghe và nhận xét.
-HS nghe GV hướng dẫn đọc và luyện đọc một số từ khó: xoã, giản dị, thấp thoáng, ram rápt
hướng dẫn cách ngắt nghỉ và luyện đọc câu dài: Trông bà thật giản dị/ trong bộ đồ bà ba/ và chiếc nón lá quen thuộc.//;
-HS đọc 
-Hs đọc đoạn, bài đọc trong nhóm nhỏ và trước lớp.
-3 Hs đọc lại: Trông bà thật giản dị/ trong bộ đồ bà ba/ và chiếc nón lá quen thuộc.//;
-Các nhóm tham gia thi đọc.
-Đại diện các nhóm nhận xét.
12’
Hoạt động 2: Luyện đọc hiểu
Mục tiêu: Giúp học sinh trả lời được các câu hỏi có trong nội dung bài.
Phương pháp,hình thức tổ chức: thực hành, vấn đáp, 
Cách tiến hành:
Giáo viên đặt câu hỏi: 
- Tìm những câu văn nói về mái tóc của bà ?
- Chi tiết nào cho thấy bà rất yêu bản nhỏ ?
- Điều gì đưa bạn nhỏ vào giấc ngủ ?
- Em thích việc làm nào của bà với bạn nhỏ? Vì sao?
-Nhận xét phần trả lời câu hỏi của học sinh.
- HS biết liên hệ bản thân: quý trọng, kính yêu ông bà.
HS giải thích nghĩa của một số từ khó, VD: xoã (buông toả xuống), lùa (luồn vào hay luồn qua nơi có chỗ trống hẹp),
HS đọc thầm lại bài đọc và thảo luận theo cặp/ nhóm nhỏ để trả lời câu hỏi trong SHS.
- Mái tóc bà đã điểm bạc, luôn được búi cao.
- Âu yếm nhìn tôi
-Giọng bà ấm áp đưa tôi vào giấc ngủ.
- HS trả lời thoe ý kiến cá nhân
-HS rút ra nội dung bài Tình cảm, sự quan tâm, chăm sóc của bà đối với cháu qua những việc làm quen thuộc mỗi ngày.
8’
Hoạt động 3: Luyện đọc lại
Mục tiêu: Giúp học sinh diễn cảm bài đọc 
Phương pháp, hình thức tổ chức: Quan sát, thực hành, đàm thoại.
Cách tiến hành:
- Giáo viên đọc mẫu lại.
- Hướng dẫn học sinh đọc diễn cảm đoạn cuối.
- Chỉnh sửa lỗi phát âm của học sinh.
-HS nhắc lại nội dung bài. 
-HS nghe GV đọc lại 
-HS luyện đọc 
-HS khá, giỏi đọc cả bài.
15’
Tiết 6
Hoạt động 1: Nghe – viết
Mục tiêu: Tìm hiểu đoạn viết, viết đúng bài chính tả.
Phương pháp, hình thức tổ chức: Quan sát, thực hành, đàm thoại, vấn đáp.
Cách tiến hành:
Yêu cầu HS đọc đoạn văn, trả lời câu hỏi về nội dung của đoạn văn.
– HD HS đánh vần một số tiếng/ từ khó đọc, dễ viết sai do cấu tạo hoặc do ảnh hưởng của
phương ngữ 
– GV đọc bài 
– GV đọc lại bài viết. 
– HS nghe GV nhận xét một số bài viết 
 Hoạt động 2: Luyện tập chính tả – Viết tên người thân
Mục tiêu: Viết được tên người thân theo thứ tự bảng chữ cái
Phương pháp, hình thức tổ chức: Quan sát, thực hành, đàm thoại, vấn đáp.
Cách tiến hành:
– Yêu cầu HS xác định yêu cầu của BT 2b.
- GV nhận xét
- HS đọc đoạn văn
- HS trả lời câu hỏi
- HS nêu các từ mình thấy khó viết: giấc ngủ, mơ màng, ram ráp, 
- HS nghe, viết bài vào vở
- HS đổi vở dò lỗi
- HS tự đánh giá phần viết của mình và của bạn.
- HS nêu yêu cầu bài tập.
- HS thảo luận, chia sẻ nhóm, viết VBT.
- HS trình bày trước lớp.
Hoạt động 3: Luyện tập chính tả – Phân biệt l/n, uôn/uông
Mục tiêu: Chọn được chữ, vần thích hợp để điền
Phương pháp, hình thức tổ chức: Quan sát, thực hành, đàm thoại, vấn đáp, trò chơi.
Cách tiến hành:
– Yêu cầu HS xác định yêu cầu của BT 2(c).
- GV nhận xét kết quả
- HS nêu yêu cầu
- HS thi tiếp sức theo 2 nhóm làm trên bảng lớp
- Nghe nhận xét
V. RÚT KINH NGHIỆM, ĐIỀU CHỈNH, BỔ SUNG:
 .

Tài liệu đính kèm:

  • docxgiao_an_tieng_viet_lop_2_sach_chan_troi_sang_tao_tuan_8_bai.docx