Giáo án Tiếng Việt Lớp 2 (Sách Kết nối tri thức với cuộc sống) - Bài 9: Vè chim (Tiết 1+2) - Năm học 2021-2022 - Trường TH Thọ Xuân

Giáo án Tiếng Việt Lớp 2 (Sách Kết nối tri thức với cuộc sống) - Bài 9: Vè chim (Tiết 1+2) - Năm học 2021-2022 - Trường TH Thọ Xuân

ĐỌC: VÈ CHIM

I.YÊU CẦU CẦN ĐẠT

1. Kiến thức, kĩ năng

- Đọc đúng các từ ngữ khó, đọc rõ ràng bài Vè chim với ngữ điệu đọc phù hợp. Biết ngắt giọng phù hợp với nhịp thơ.

- Đọc hiểu: nhớ tên và nhận biết được đặc điểm riêng của mỗi loài chim được nhắc đến trong bài vè.

2. Năng lực

- Năng lực chung: tự chủ và tự học; năng lực giao tiếp hợp tác; năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo.

- Góp phần phát triển năng lực ngôn ngữ và năng lực văn học:

+ Biết tìm từ, đặt câu về các loại chim trong bài đọc.

+ Nhận diện được đặc điểm bài vè thể hiện qua bài đọc như vần, nhịp Biết bày tỏ sự yêu thích với một số từ ngữ hay, hình ảnh đẹp trong bài thơ.

3. Phẩm chất

- Yêu nước: Yêu thiên nhiên

- Nhân ái: Biết chia sẻ, giúp đỡ bạn bè.

- Trách nhiệm: Tự hoàn thành nhiệm vụ học tập và rèn luyện ở trường, lớp.

- Chăm chỉ: Chăm chỉ và trung thực trong học tập và rèn luyện.

 

docx 6 trang Hà Duy Kiên 15181
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Tiếng Việt Lớp 2 (Sách Kết nối tri thức với cuộc sống) - Bài 9: Vè chim (Tiết 1+2) - Năm học 2021-2022 - Trường TH Thọ Xuân", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 TUẦN 23
BÀI 9: VÈ CHIM (Tiết 1+2)
ĐỌC: VÈ CHIM 
I.YÊU CẦU CẦN ĐẠT 
1. Kiến thức, kĩ năng
- Đọc đúng các từ ngữ khó, đọc rõ ràng bài Vè chim với ngữ điệu đọc phù hợp. Biết ngắt giọng phù hợp với nhịp thơ.
- Đọc hiểu: nhớ tên và nhận biết được đặc điểm riêng của mỗi loài chim được nhắc đến trong bài vè.
2. Năng lực 
- Năng lực chung: tự chủ và tự học; năng lực giao tiếp hợp tác; năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo.
- Góp phần phát triển năng lực ngôn ngữ và năng lực văn học:
+ Biết tìm từ, đặt câu về các loại chim trong bài đọc.
+ Nhận diện được đặc điểm bài vè thể hiện qua bài đọc như vần, nhịp Biết bày tỏ sự yêu thích với một số từ ngữ hay, hình ảnh đẹp trong bài thơ.
3. Phẩm chất
- Yêu nước: Yêu thiên nhiên
- Nhân ái: Biết chia sẻ, giúp đỡ bạn bè.
- Trách nhiệm: Tự hoàn thành nhiệm vụ học tập và rèn luyện ở trường, lớp.
- Chăm chỉ: Chăm chỉ và trung thực trong học tập và rèn luyện.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:	
1. Giáo viên
- Máy tính, BGĐT, KH máy chiếu; một số tranh (ảnh) vê một số loài chim.
- Phiếu thảo luận nhóm.
2. Học sinh
- SGK, VBT. Vở ô li, bút .
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU:
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Tiết 1
1. HĐ mở đầu (8p)
* Mục tiêu: Giúp HS huy động vốn hiểu biết, trải nghiệm, cảm xúc để chuẩn bị tiếp nhận bài đọc.
- Cho HS hát và vận động theo bài Con chim vành khuyên
+ Trong bài hát đã nhắc đến những loài chim nào?
- Cho HS quan sát tranh: Tranh vẽ gì?
- GV tổ chức cho HS trao đổi nhóm đôi Nói về một loài chim mà em biết theo các câu hỏi gợi ý:
+ Tên của loài chim đó là gì? 
+ Loài chim đó thường sống ở đâu? 
+ Loài chim đó có đặc điểm gỉ?...
- Gọi một số cặp lên chia sẻ trước lớp.
- Gọi nhóm khác nhận xét.
- GV dẫn dắt, giới thiệu về bài đọc: Để biết tên gọi và nhận biết được đặc điểm riêng của mỗi loài chim, chúng ta cùng tìm hiểu qua bài đọc hôm nay nhé.
- GV ghi bảng tên bài: Vè chim.
2. HĐ khám phá kiến thức
* Mục tiêu: Giúp HS đọc thành tiếng trôi chảy toàn bài và hiểu nội dung bài đọc.
a. Đọc văn bản (25 – 27p)
*GV đọc mẫu.
- GV đọc mẫu toàn bài đọc. Chú ý giọng đọc thể hiện được sự hài hước dí dỏm đặc điểm nghịch ngợm, đáng yêu, thói xấu của từng loài chim. Chú ý ngắt giọng, nhấn giọng đúng chỗ. 
* HS luyện đọc từng đoạn, kết hợp đọc từ khó và giải nghĩa từ.
- HDHS đọc nối tiếp 2 dòng một (L1)
- Trong bài đọc, có từ ngữ nào em cảm thấy khó đọc?
- GV viết bảng từ khó mà HS nêu và tổ chức cho HS luyện đọc.
- GV chiếu 4 câu thơ đầu, gọi HS đọc, yêu cầu cả lớp nghe và nhận xét cách ngắt, nghỉ hơi của bạn
- Bạn thể hiện 4 dòng thơ trên với giọng đọc thế nào?
- GV thống nhất cách ngắt nhịp thơ và giọng đọc của 4 dòng thơ trên và cho HS luyện đọc.
- HDHS đọc nối tiếp 2 dòng một (L2)
- Trong bài thơ có từ ngữ nào em chưa hiểu nghĩa?
(GV giúp HS hiểu nghĩa nếu HS còn lúng túng).
- GV giới thiệu thêm video/tranh ảnh để giúp HS hiểu thêm về nghĩa của các từ ngữ trên.
Mở rộng: Em hãy đặt câu có chứa từ lon xon/lân la/ nhấp nhem.
- GV nhận xét, tuyên dương.
c. HS luyện đọc trong nhóm
- Tổ chức cho HS luyện đọc theo nhóm đôi
- Tổ chức cho HS thi đọc nối tiếp giữa các nhóm.
- GV giúp đỡ HS trong các nhóm gặp khó khăn khi đọc bài, tuyên dương HS đọc tiến bộ.
- GV và HS nhận xét phần thi đọc của các nhóm
- GV mời 1 HS đọc toàn bộ bài đọc.
- GV đánh giá, biểu dương.
d. Đọc toàn bài
- GV cho HS tự luyện đọc toàn bộ bài.
- GV gọi 2, 3 HS đọc toàn bộ bài.
- GV giúp đỡ HS gặp khó khăn khi đọc bài, tuyên dương HS đọc tiến bộ. 
Chuyển giao nhiệm vụ học tập sang tiết 2
Tiết 2.
b. Đọc hiểu – Trả lời câu hỏi (15p)
*Câu 1: Kể tên các loài chim được nhắc đến trong bài vè.
- GV nêu câu hỏi.
- GV cho HS đọc thầm lại khổ thơ thứ nhất để tìm ra câu trả lời.
- GV nhận xét, giới thiệu thêm về hình ảnh của một số loài chim vừa tìm được.
* Câu 2: Chơi đố vui về các loài chim
- GV mời 2 HS đố - đáp theo mẫu (một bạn đố, một bạn đáp).
- GV hướng dẫn HS luyện tập theo cặp:
+ Dựa vào bài vè để cùng bạn đố vui về các loài chim.
+ Cách thực hiện: một bạn đố, một bạn trả lời, sau đó đổi vai cho nhau.
- GV gọi các nhóm thể hiện trước lớp.
- Trò chơi đố vui về các loài chim, giúp con biết được điều gì?
- GV: Mỗi loài chim đều có một đặc điểm riêng. Loài chim nào cũng rất đáng yêu. 
* Câu 3: Tìm từ ngữ chỉ hoạt động của các loài chim trong bài vè.
- Gọi HS đọc câu hỏi 3.
- GV yêu cầu cả lớp đọc thầm lại toàn bài
- GV tổ chức thảo luận nhóm bốn và hoàn thành câu trả lời vào phiếu thảo luận nhóm.
- GV quan sát, hỗ trợ các nhóm gặp khó khăn, lưu ý rèn cách trả lời đầy đủ câu.
- Tổ chức cho HS chia sẻ kết quả.
- GV chốt kết quả trên màn hình.
- GV nhận xét, biểu dương các nhóm.
* Câu 4: Dựa vào nội dung bài vè và hiểu biết của em, giới thiệu về một loài chim.
- GV mời một HS đọc yêu cầu và mẫu
- Dựa vào mẫu, khi giới thiệu về một loài chim, em nên giới thiệu những gì?
à GV: Có thể tuỳ chọn giới thiệu về một loài chim bất kì. Khi giói thiệu cần nêu được một số nội dung như: tên loài chim, một số đặc điểm nổi bật của loài chim đó.
- GV yêu cầu HS thực hiện câu 4 theo mẫu trong nhóm đôi.
- GV gọi các nhóm trình bày trước lớp.
Lưu ý: Tuỳ theo đối tượng HS, GV có thể khuyến khích HS nói những trải nghiệm của bản thân khi giới thiệu về một loài chim (Chẳng hạn: Nhà bà em nuôi rất nhiều chim bồ câu. Vì vậy, em xin giới thiệu về loài chim này...).
- GV chốt lại ND bài đọc: Bài đọc đã giúp em hiểu nhớ tên và nhận biết được đặc điểm riêng của mỗi loài chim.
GV: Ngoài những loài chim được nhắc đến trong bài vè, em có biết loài chim nào khác? Đặc điểm nổi bật của loài chim đó là gì?
- GV giới thiệu một số hình ảnh về một số loài chim khác và đặc điểm của chúng.
- Hiện nay, có hiện tượng săn bắn các loài chim. Em có suy nghĩ gì về việc làm đó?
3. Thực hành, luyện tập (15p)
HĐ3. Luyện đọc lại
- Để đọc diễn cảm bài này con cần lưu ý gì?
- GV chốt: Khi đọc lưu ý ngắt nhịp hợp lý, thể hiện được giọng đọc dí dỏm, vui tươi, nhấn giọng vào các từ ngữ nói về đặc điểm của các loài chim
- GV đọc mẫu toàn bài.
- Khuyến khích HS xung phong đọc diễn cảm toàn bài. 
HĐ4. Luyện tập theo văn bản đọc
* BT1: Tìm những từ chỉ người được dùng để gọi các loài chim.
- GV gọi HS đọc yêu cầu của bài.
- GV hướng dẫn HS làm việc nhóm: đọc thầm lại toàn bài, suy nghĩ tìm câu trả lời.
- GV và HS thống nhất đáp án đúng.
- Cách dùng những từ ngữ chỉ người dùng để gọi tên các loài chim giúp em cảm nhận được điều gì?
- GV chốt: Từ ngữ chỉ người được dùng để gọi các loài chim là bác, em, cậu, cô. Điều này giúp chúng ta thấy các loài chim gần gũi, có đặc điểm về tính nết, hoạt động giống như con người. 
4. HĐ vận dụng, trải nghiệm
BT2. Đặt một câu với từ ngữ ở bài tập trên.
- GV mời HS đọc yêu cầu của bài tập.
- GV gọi HS đọc câu mẫu và nêu câu hỏi phân tích câu mẫu: 
+ Em có nhận xét gì về bộ phận thứ nhất của câu mẫu?
+ Bộ phận thứ 2 của câu mẫu nói về điều gì?
- GV yêu cầu HS thực hành đặt câu theo mẫu trong nhóm đôi.
 - GV nhận xét, khen các nhóm thực hành tốt.
- GV mời HS chia sẻ cảm nhận 
- GV tiếp nhận ý kiến.
- GV nhận xét, khen ngợi, động viên HS.
5. Định hướng học tập tiếp
 + Ghi nhớ nội dung bài đã học.
+ Chuẩn bị cho bài học sau.
- HS hát và vận động theo bài hát
- HS trả lời: Bài hát đã nhắc đến các loài chim như vành khuyên, chào mào, sơn ca, chích choè, sáo nâu.
- HS làm việc theo cặp 
- Đại diện một số nhóm chia sẻ 
- Các nhóm khác nhận xét
- HS chú ý lắng nghe
- HS mở vở, ghi tên bài học.
- HS lắng nghe và đọc thầm theo.
- HS đọc nối tiếp 2 dòng một (1 lượt) và sửa lỗi phát âm.
- HS nêu như lon xon, liếu điếu, chèo bẻo...
- HS luyện phát âm từ khó (đọc cá nhân, nhóm, đồng thanh).
- HS đọc, lớp nghe và nhận xét về cách ngắt, nghỉ hơi của bạn.
Hay chạy lon xon /
Là gà mói nở //
Vừa đi vừa nhảy /
Là em sáo xinh //
- HS nêu ý kiến
- HS luyện đọc cá nhân, đồng thanh
HS đọc nối tiếp 2 dòng một (lần 2). HS khác góp ý cách đọc.
- HS nêu từ cần giải nghĩa.
- HS khác giải nghĩa. VD: 
+ lon xon: Dáng chạy nhanh và trông rất đáng yêu.
+ lân la: nhặt oanh quanh, không đi xa.
+ Nhấp nhem: (mắt) lúc nhắm, lúc mở.
- HS quan sát, chú ý
- 2 – 3 HS đặt câu.
VD: Chú chim sẻddang lân la nhặt thóc.
- HS luyện đọc trong nhóm và góp ý cho nhau.
- 2 – 3 nhóm thi đọc. 
- HS nhận xét, bình chọn nhóm đọc tốt nhất.
- 1 HS đọc toàn bộ bài đọc.
- Cả lớp đọc thầm cả bài.
- 2, 3 HS đọc toàn bài/ HS khác theo dõi.
- HS đọc thầm lại toàn bài
- HS suy nghĩ, xung phong phát biểu:
Dự kiến CTL: Tên các loài chim được nhắc tới trong bài vè là: gà, sáo, liếu điếu, chìa vôi, chèo bẻo, chim khách, sẻ, chim sâu, tu hú, cú mèo.
- HS chú ý
- 2 HS đố - đáp theo mẫu (một bạn đố, một bạn đáp.
- HS thực hành theo cặp đôi.
- Các cặp thực hành trước lớp
- HS nêu ý kiến
- 2 HS đọc nối tiếp câu hỏi.
- HS đọc thầm lại toàn bài
- HS làm việc nhóm, nhận phiếu, chia sẻ trong nhóm, viết kết quả vào phiếu nhóm. Dự kiến CTL:
PHIẾU THẢO LUẬN
Nhóm số: 
Câu hỏi
Trả lời
Câu 3: Tìm từ ngữ chỉ hoạt động của các loài chim trong bài vè.
Từ ngữ chỉ hoạt động của các loài chim trong bài về là: chạy lon xon, đi, nhảy, nói linh tỉnh, chao đớp mồi, mách lẻo, nhặt lân la... 
- Đại diện một số nhóm báo cáo. Nhóm khác nhận xét, góp ý
- HS chú ý.
- HS đọc câu hỏi và mẫu.
- HS nêu ý kiến. 
Dự kiến CTL: Em cần giới thiệu tên loài chim, đặc điểm, hoạt động nổi bật của loài chim đó..
- HS trao đổi câu hỏi 4 theo cặp đôi
- Các cặp thực hành trước lớp.
HS lắng nghe và ghi nhớ.
1, 2 HS nhắc lại nội dung
- HS liên hệ những trải nghiệm của bản thân rồi chia sẻ trước lớp.
- HS quan sát, chú ý lắng nghe.
Em cần yêu quý các loài chim, tuyên truyền cho mọi người ...
- HS nêu ý kiến.
- HS theo dõi, đọc thầm
- HS đọc diễn cảm toàn bài. 
2,3 HS đọc to yêu cầu bài.
1 HS khác đọc toàn bài.
- HS làm việc nhóm
- HS nêu đáp án: Từ ngữ chỉ người được dùng để gọi các loài chim là bác, em, cậu, cô.
- HS chú ý.
- Cách dùng những từ ngữ chỉ người dùng để gọi tên các loài chim cho thấy các loài chim gần gũi, có đặc điểm về tính nết, hoạt động giống như con người. 
HS đọc yêu cầu.
HS đọc câu mẫu rồi nêu ý kiến:
+ Bộ phận thứ nhất chỉ tên loài chim.
+ Bộ phận thứ hai nói về hoạt đọng hoặc đặc điểm của loài chim đó.
- HS làm việc nhóm đôi
- Các nhóm thể hiện trước lớp.
HS chia sẻ cảm nhận.
HS lắng nghe và ghi nhớ thực hiện.
IV. ĐIỀU CHỈNH SAU TIẾT DẠY
 . 
 . 

Tài liệu đính kèm:

  • docxgiao_an_tieng_viet_lop_2_sach_ket_noi_tri_thuc_voi_cuoc_song.docx