Giáo án Tiếng Việt Lớp 2 (Sách Kết nối tri thức với cuộc sống - CV2345) - Tuần 31

Giáo án Tiếng Việt Lớp 2 (Sách Kết nối tri thức với cuộc sống - CV2345) - Tuần 31

BÀI 23: BÓP NÁT QUẢ CAM

I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT.

1. Năng lực đặc thù :

- Đọc đúng rõ ràng một câu chuyện về nhân vật lịch sử - Trần Quốc Toản;hiểu được nội dung câu chuyện và chỉ anh hùng của Trần Quốc Toản

2. Năng lực chung: -Thông qua các hoạt động học, HS phát triển năng lực:

-Năng lực tự chủ và tự học; năng lực giao tiếp hợp tác; năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo; năng lực ngôn ngữ.

3. Phẩm chất : Thông qua các hoạt động học, BD cho HS các phẩm chất:

 - Yêu nước: Yêu thiên nhiên

 - Nhân ái: Biết chia sẻ, giúp đỡ bạn bè.

 - Trách nhiệm: Tự hoàn thành nhiệm vụ học tập và rèn luyện ở trường, lớp.

 - Chăm chỉ: Chăm chỉ và trung thực trong học tập và rèn luyện.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:

- GV: Máy tính, tivi để chiếu hình ảnh của bài học.

- HS: Vở BTTV.

 

doc 15 trang Hà Duy Kiên 30/05/2022 313010
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Tiếng Việt Lớp 2 (Sách Kết nối tri thức với cuộc sống - CV2345) - Tuần 31", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN 31
Tập đọc (Tiết 1+2)
BÀI 23: BÓP NÁT QUẢ CAM 
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT.
1. Năng lực đặc thù : 
- Đọc đúng rõ ràng một câu chuyện về nhân vật lịch sử - Trần Quốc Toản;hiểu được nội dung câu chuyện và chỉ anh hùng của Trần Quốc Toản
2. Năng lực chung: -Thông qua các hoạt động học, HS phát triển năng lực: 
-Năng lực tự chủ và tự học; năng lực giao tiếp hợp tác; năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo; năng lực ngôn ngữ.
3. Phẩm chất : Thông qua các hoạt động học, BD cho HS các phẩm chất: 
	- Yêu nước: Yêu thiên nhiên
 - Nhân ái: Biết chia sẻ, giúp đỡ bạn bè.
 - Trách nhiệm: Tự hoàn thành nhiệm vụ học tập và rèn luyện ở trường, lớp.
 - Chăm chỉ: Chăm chỉ và trung thực trong học tập và rèn luyện.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
- GV: Máy tính, tivi để chiếu hình ảnh của bài học.
- HS: Vở BTTV.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:	
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Hoạt động1. Khởi động : 
a) Mục tiêu: Tạo hứng thú cho HS, tâm thế cho học sinh ngay từ đầu tiết học.
b) Cách tiến hành:
- Thảo luận nhóm đôi: Nói tên một người anh hùng nhỏ tuổi mà em biết
- GV dẫn dắt, giới thiệu bài.
- 2-3 HS chia sẻ.
	Hoạt động 2. Đọc văn bản: 
a) Mục tiêu: 
b) Cách tiến hành: 
- GV đọc mẫu : đọc đúng lời người kể và lời nhân vật
- HDHS chia đoạn: 4 đoạn.
- Luyện đọc từ khó kết hợp giải nghĩa từ
- Luyện đọc đoạn: GV gọi HS đọc nối tiếp từng đoạn. Chú ý quan sát, hỗ trợ HS
- Cả lớp đọc thầm.
- 4 HS đọc nối tiếp.(3 lần)
- HS đọc nối tiếp.
Hoạt động 3. Trả lời câu hỏi . 
a) Mục tiêu: - Hiểu được nội dung chính của văn bản.
b) Cách tiến hành: 
- GV gọi HS đọc lần lượt 5 câu hỏi trong sgk
- GV HDHS trả lời từng câu hỏi đồng thời hoàn thiện bài 1 tromg VBT
- GV hỗ trợ HS gặp khó khăn, lưu ý rèn cách trả lời đầy đủ câu.
- Nhận xét, tuyên dương HS.
- HS lần lượt chia sẻ ý kiến:
- HS thực hiện.
- GV gọi HS đọc lần lượt 4 câu hỏi trong sgk.
1. Trần Quốc Toản xin gặp vua để làm gì?
2. Tìm chi tiết cho thấy Trần Quốc Toản rất nóng lòng gặp vua.
3. Vua khen Trần Quốc Toản thế nào?
4. Vì sao được vua khen mà Trần Quốc Toản vẫn ấm ức?
5. Việc Trần Quốc Toản vô tình bóp nát quả cam thể hiện điều gì?
- GV hỗ trợ HS gặp khó khăn, lưu ý rèn cách trả lời đầy đủ câu.
- Nhận xét, tuyên dương HS chốt lại nội dung chính của bài. 
- HS lần lượt đọc, thảo luận nhóm đôi/ nhóm 4 để trả lời từng câu hỏi. sau đó chia sẻ trong nhóm, chia sẻ trước lớp, lớp nhận xét, bổ sung ý. 
1. Trần Quốc Toản xin gặp vua để xin vua cho đánh giặc.
2. Chi tiết cho thấy Trần Quốc Toản rất nóng lòng gặp vua: Đợi mãi không gặp được vua, Trần Quốc Toản liều chết xô mấy người lính gác, xăm xăm xuống bến.
3. Vua khen Trần Quốc Toản còn trẻ mà đã biết lo việc nước. 
4. Được vua khen mà Trần Quốc Toản vẫn ấm ức vì: vua nói Quốc Toản làm trái phép nước, lẽ ra phải trị tội. Vua ban cho quả cam quý nhưng xem Trần Quốc Toản như trẻ con, không cho bàn việc nước. 
5. Việc Trần Quốc Toản vô tình bóp nát quả cam thể hiện sự vô cùng căm giận sứ giặc ngang ngược, sự dũng cảm, mạnh mẽ, có trách nhiệm với đất nước.
Hoạt động 4. Luyện đọc lại. 
a) Mục tiêu: - Đọc bài đúng, trôi chảy, có ngữ điệu. 
b) Cách tiến hành: 
- GV đọc đọc mẫu lần 2. 
- GV lưu ý học sinh cách đọc có ngữ điệu.
- GV tổ chức cho HS luyện đọc theo nhóm đoạn - bài.
- GV tổ chức cho HS thi đọc hay ( đoạn/ bài) 
- Nhận xét, khen ngợi.
- HS lắng nghe, đọc thầm.
-HS luyện đọc theo nhóm.
-HS thi đọc hay trong nhóm – cử đại diện thi đọc hay trước lớp. 
-HS khác lắng nghe, đánh giá. 
Hoạt động 5. Luyện tập theo văn bản đọc.
a) Mục tiêu: - HS thực hành luyện tập theo nội dung văn bản. 
b) Cách tiến hành: 
Bài 1: Xếp các từ ngữ dưới đây vào nhóm thích hợp.
- GV gọi học sinh nêu yêu cầu bài.
- GV yêu cầu HS thảo luận nhóm 4 để hoàn thành bài 
- GV tổ chức cho HS chia sẻ trước lớp.
- GV nhận xét và chốt đáp án đúng.
- HS đọc yêu cầu bài.
- HS thảo luận nhóm 4.
- HS thống nhất kết quả trong nhóm và chia sẻ trước lớp. 
- HS khác nhận xét ( chất vấn lẫn nhau - nếu có) 
Từ ngữ chỉ người:
Trần Quốc Toản
Vua
Sứ thần
Lính
Từ ngữ chỉ vật:
Thuyền rồng,
Quả cam
Thanh gươm
Bài 2: Kết hợp ô chữ bên trái với ô chữ bên phải để tạo câu nêu hoạt động
- GV gọi học sinh nêu yêu cầu bài.
- GV yêu cầu HS thảo luận nhóm 2 để hoàn thành bài 
- GV tổ chức cho HS chia sẻ trước lớp.
- GV nhận xét và chốt đáp án đúng .
- HS đọc yêu cầu bài.
- HS thảo luận nhóm 2.
- HS thống nhất kết quả trong nhóm và chia sẻ trước lớp. 
- HS khác nhận xét ( chất vấn lẫn nhau - nếu có) 
 Kết hợp ô chữ bên trái với ô chữ bên phải để tạo câu nêu hoạt động: Trần Quốc Toàn xô mấy người lính gác, xăm xăm xuống bến để gặp vua.
Hoạt động 6. Tổng kết 
-GV tổng kết chung nội dung tiết học: 
- Hôm nay, em đã học những nội dung gì?
- GV tóm tắt nội dung chính.
- Sau khi học xong bài hôm nay, em có cảm nhận hay ý kiến gì không?
- GV tiếp nhận ý kiến.
- GV nhận xét, khen ngợi, động viên HS.
__________________________________________
Tập viết (Tiết 3)
CHỮ HOA Q
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT.
1. Năng lực đặc thù : 
- Biết viết chữ viết hoa Q cỡ vừa và cỡ nhỏ.
- Viết đúng câu ứng dựng: Trần Quốc Toản là người anh hùng nhỏ tuổi.
2. Năng lực chung: -Thông qua các hoạt động học, HS phát triển năng lực: 
-Năng lực tự chủ và tự học; năng lực giao tiếp hợp tác; năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo; năng lực ngôn ngữ.
3. Phẩm chất : Thông qua các hoạt động học, BD cho HS các phẩm chất: 
	- Yêu nước: Yêu thiên nhiên
 - Nhân ái: Biết chia sẻ, giúp đỡ bạn bè.
 - Trách nhiệm: Tự hoàn thành nhiệm vụ học tập và rèn luyện ở trường, lớp.
 - Chăm chỉ: Chăm chỉ và trung thực trong học tập và rèn luyện.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
- GV: Máy tính, tivi để chiếu hình ảnh của bài học; Mẫu chữ hoa Q.
- HS: Vở Tập viết; bảng con.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
 Hoạt động 1 . Khởi động : 
a) Mục tiêu: Tạo hứng thú cho HS, tâm thế cho học sinh ngay từ đầu tiết học.
b) Cách tiến hành: 
- Cho HS quan sát mẫu chữ hoa: Đây là mẫu chữ hoa gì?
- GV dẫn dắt, giới thiệu bài.
- 1-2 HS chia sẻ.
Hoạt động 2. Hướng dẫn viết chữ hoa.
a) Mục tiêu: - Biết viết chữ viết hoa Q cỡ vừa và cỡ nhỏ.
b) Cách tiến hành:
- GV tổ chức cho HS nêu:
+ Độ cao, độ rộng chữ hoa Q.
+ Chữ hoa Q gồm mấy nét?
- GV chiếu video HD quy trình viết chữ hoa Q.
- GV thao tác mẫu trên bảng con, vừa viết vừa nêu quy trình viết từng nét.
- YC HS viết bảng con.
- GV hỗ trợ HS gặp khó khăn.
- Nhận xét, động viên HS.
- 2-3 HS chia sẻ.
- HS quan sát.
- HS quan sát, lắng nghe.
- HS luyện viết bảng con.
Hoạt động 3. Hướng dẫn viết câu ứng dụng.
a) Mục tiêu: - Viết đúng câu ứng dựng: Trần Quốc Toản là người anh hùng nhỏ tuổi.
b) Cách tiến hành: 
- Gọi HS đọc câu ứng dụng cần viết.
- GV viết mẫu câu ứng dụng trên bảng, lưu ý cho HS:
+ Viết chữ hoa T,Q đầu câu.
+ Cách nối từ Q sang u.
+ Khoảng cách giữa các con chữ, độ cao, dấu thanh và dấu chấm cuối câu.
- 3-4 HS đọc.
- HS quan sát, lắng nghe.
Hoạt động 4. Thực hành luyện viết.
a) Mục tiêu: - HS thực hành luyện viết những chữ và câu đã học
b) Cách tiến hành:
- YC HS thực hiện luyện viết chữ hoa T, Q và câu ứng dụng trong vở Luyện viết.
- GV quan sát, hỗ trợ HS gặp khó khăn.
- Nhẫn xét, đánh giá bài HS.
- HS thực hiện.
Hoạt động 5. Tổng kết 
-GV tổng kết chung nội dung tiết học: 
- Hôm nay, em đã học những nội dung gì?
- GV tóm tắt nội dung chính.
- Sau khi học xong bài hôm nay, em có cảm nhận hay ý kiến gì không?
- GV tiếp nhận ý kiến.
- GV nhận xét, khen ngợi, động viên HS.
Nói và nghe (Tiết 4)
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT.
1. Năng lực đặc thù : 
- Nhận biết được các sự việc trong tranh minh họa về kì nghỉ hè của các bạn nhỏ.
- Nói được điều đáng nhớ trong kì nghỉ hè của mình.
2. Năng lực chung: -Thông qua các hoạt động học, HS phát triển năng lực: 
-Năng lực tự chủ và tự học; năng lực giao tiếp hợp tác; năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo; năng lực ngôn ngữ.
3. Phẩm chất : Thông qua các hoạt động học, BD cho HS các phẩm chất: 
	- Yêu nước: Yêu thiên nhiên
 - Nhân ái: Biết chia sẻ, giúp đỡ bạn bè.
 - Trách nhiệm: Tự hoàn thành nhiệm vụ học tập và rèn luyện ở trường, lớp.
 - Chăm chỉ: Chăm chỉ và trung thực trong học tập và rèn luyện.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
- GV: Máy tính, tivi để chiếu hình ảnh của bài học.
- HS: Sách giáo khoa.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
 Hoạt động 1 . Khởi động : 
a) Mục tiêu: Tạo hứng thú cho HS, tâm thế cho học sinh ngay từ đầu tiết học.
b) Cách tiến hành: 
- Cho HS quan sát tranh: Tranh vẽ gì?
- GV dẫn dắt, giới thiệu bài.
- 1-2 HS chia sẻ.
Hoạt động 2. Kể về điều đáng nhớ trong kì nghỉ hè.
a) Mục tiêu: Kể về điều đáng nhớ trong kì nghỉ hè.
b) Cách tiến hành: 
- GV tổ chức cho HS quan sát từng tranh, trả lời câu hỏi:
+ Tranh vẽ cảnh ở đâu?
+ Trong tranh có những ai? 
+ Mọi người đang làm gì?
+ Vua ban cho trái gì?
- GV hỗ trợ HS gặp khó khăn.
- Nhận xét, động viên HS.
- Mỗi tranh, 2-3 HS chia sẻ.
- 1-2 HS trả lời.
- HS thảo luận theo cặp, sau đó chia sẻ trước lớp.
Hoạt động 3. Vận dụng
a) Mục tiêu: - Nói được điều đáng nhớ trong kì nghỉ hè của mình
b) Cách tiến hành:
- HDHS đọc lại bài Bóp nát quả cam để nhớ các chi tiết chính về nhân vật Trần Quốc Toản.
YC HS viết 1-2 câu bày tỏ lòng cảm phục,tự hào... đối với người anh hùng nhỏ tuổi Trần Quốc Toản.
- YCHS hoàn thiện bài tập trong VBTTV.
- Nhận xét, tuyên dương HS.
- HS lắng nghe, nhận xét.
- HS lắng nghe.
- HS thực hiện.
Hoạt động 4. Tổng kết 
-GV tổng kết chung nội dung tiết học.
__________________________________________
Tập đọc (Tiết 5 + 6)
BÀI 2: CHẾC RỄ ĐA TRÒN
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT.
1. Năng lực đặc thù : 
- Đọc đúng các tiếng trong bài, ngắt nghỉ đúng nhịp thơ trong bài.
- Trả lời được các câu hỏi của bài.
- Hiểu nội dung bài: vì sao Bác Hồ cho trồng chiếc rễ đa tròn,hiểu được tình yêu thương Bác dành cho các cháu thiếu niên nhi đồng
2. Năng lực chung: -Thông qua các hoạt động học, HS phát triển năng lực: 
-Năng lực tự chủ và tự học; năng lực giao tiếp hợp tác; năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo; năng lực ngôn ngữ.
3. Phẩm chất : Thông qua các hoạt động học, BD cho HS các phẩm chất: 
	- Yêu nước: Yêu thiên nhiên
 - Nhân ái: Biết chia sẻ, giúp đỡ bạn bè.
 - Trách nhiệm: Tự hoàn thành nhiệm vụ học tập và rèn luyện ở trường, lớp.
 - Chăm chỉ: Chăm chỉ và trung thực trong học tập và rèn luyện.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
- GV: Máy tính, tivi để chiếu hình ảnh của bài học.
- HS: Vở BTTV.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Hoạt động1. Khởi động : 
a) Mục tiêu: Tạo hứng thú cho HS, tâm thế cho học sinh ngay từ đầu tiết học.
b) Cách tiến hành:
- Cho HS nghe nhạc bài Ai yêu Bác Hồ Chí Minh hơn thiếu niên nhi đồng cảu nhạc sĩ Phong Nhã?
YC HS quan sát tranh TLCH
 Các bạn nhỏ đang làm gì?Em đoán xem các bạn đang ở đâu? Coa điều gì đặc biệt trong bức tranh?
- GV dẫn dắt, giới thiệu bài.
- HS hát theo
3-4 HS chia sẻ
	Hoạt động 2. Đọc văn bản: 
a) Mục tiêu: - Đọc đúng các tiếng trong bài, ngắt nghỉ đúng nhịp thơ trong bài.
b) Cách tiến hành: 
- GV đọc mẫu: giọng đọc lưu luyến, tình cảm.
- HDHS chia đoạn: 3 đoạn.
- Luyện đọc từ khó kết hợp giải nghĩa từ: ngoằn ngoèo,cuốn,cuộn,chiếc rễ, 
- GVHD HS đọc những câu dài (Vd: Một sớm hôm ấy,/như thường lệ,Bác Hồ đi dạo trong vườn...)
- Luyện đọc đoạn theo nhóm 3: GV gọi HS đọc nối tiếp từng đoạn. Chú ý quan sát, hỗ trợ HS.
- Cả lớp đọc thầm.
- 3 HS đọc nối tiếp.
- HS đọc nối tiếp.
-HS đọc
- HS luyện đọc theo nhóm 3.
- GV gọi HS đọc lần lượt 4 câu hỏi trong sgk.
1. Thấy chiếc rễ đa nằm trên mặt đất, Bác đã bảo chú cần vụ làm gì?
2. Bác hướng dẫn chú cần vụ trồng chiếc rễ đa như thế nào?
3. Vì sao Bác cho trồng chiếc rễ đa như vậy?
4. Qua bài đọc, em thấy tình cảm của Bác Hồ với thiếu nhi như thế nào?
- GV hỗ trợ HS gặp khó khăn, lưu ý rèn cách trả lời đầy đủ câu.
- Nhận xét, tuyên dương HS chốt lại nội dung chính của bài. 
- HS lần lượt đọc, thảo luận nhóm đôi/ nhóm 4 để trả lời từng câu hỏi. sau đó chia sẻ trong nhóm, chia sẻ trước lớp, lớp nhận xét, bổ sung ý. 
1. Thấy chiếc rễ đa nằm trên mặt đất, Bác đã bảo chú cần vụ cuốn chiếc rễ này lại, rồi cho nó mọc tiếp.
2. Bác hướng dẫn chú cần vụ trồng chiếc rễ đa: cuộn chiếc rễ đa thành một vòng tròn, cùng chú cần vụ tựa nó vào hai cái cọc, sau đó mới vùi hai đầu rễ xuống đất.
3. Bác cho trồng chiếc rễ đa như vậy vì: Bác cười và nói rồi chú sẽ biết.
4. Qua bài đọc, em thấy tình cảm của Bác Hồ lúc nào cũng nghĩ đến thiếu nhi, yêu thương trẻ em vô hạn.
Hoạt động 3. Trả lời câu hỏi . 
a) Mục tiêu: - Hiểu được nội dung chính của văn bản.
b) Cách tiến hành: 
- GV gọi HS đọc lần lượt 4 câu hỏi trong sgk.
- GV HDHS trả lời từng câu hỏi đồng thời hoàn thiện bài 1 tromg VBT
- GV hỗ trợ HS gặp khó khăn, lưu ý rèn cách trả lời đầy đủ câu..
- Nhận xét, tuyên dương HS.
- HS lần lượt chia sẻ ý kiến:
- HS thực hiện.
Hoạt động 4. Luyện đọc lại. 
a) Mục tiêu: - Đọc bài đúng, trôi chảy, có ngữ điệu. 
b) Cách tiến hành: 
- Gọi HS đọc toàn bài; Chú ý giọng đọc lời của các nhân vật.
- HDHS đọc theo vai
- Nhận xét, khen ngợi.
- 2-3 HS đọc.
- HS thực hiện.
Hoạt động 5. Luyện tập theo văn bản đọc.
a) Mục tiêu: - HS thực hành luyện tập theo nội dung văn bản. 
b) Cách tiến hành: 
Bài 1: Chọn từ (cuốn, vùi, xới, trồng) phù hợp với mỗi chỗ trống:
a. Chú (...) rễ này lại rồi (....) cho nó mọc tiếp nhé.
b. Chú cần vụ (...) đất, (...) chiếc rễ xuống.
- GV gọi học sinh nêu yêu cầu bài.
- GV yêu cầu HS thảo luận nhóm 4 để hoàn thành bài 
- GV tổ chức cho HS chia sẻ trước lớp.
- GV nhận xét và chốt đáp án đúng.
- HS đọc yêu cầu bài.
- HS thảo luận nhóm 4.
- HS thống nhất kết quả trong nhóm và chia sẻ trước lớp. 
- HS khác nhận xét ( chất vấn lẫn nhau - nếu có) 
a. Chú cuốn rễ này lại rồi trồng cho nó mọc tiếp nhé.
b. Chú cần vụ xới đất, trồng chiếc rễ xuống.
Bài 2: Tìm trong bài câu có dùng dấu chấm than. Câu đó dùng để làm gì? (chọn ý đúng)
a. Nêu yêu cầu, đề nghị
b. Thể hiện cảm xúc
c. Kế sự việc, hoạt động
- GV gọi học sinh nêu yêu cầu bài.
- GV yêu cầu HS thảo luận nhóm 2 để hoàn thành bài 
- GV tổ chức cho HS chia sẻ trước lớp.
- GV nhận xét và chốt đáp án đúng.
- HS đọc yêu cầu bài.
- HS thảo luận nhóm 2.
- HS thống nhất kết quả trong nhóm và chia sẻ trước lớp. 
- HS khác nhận xét ( chất vấn lẫn nhau - nếu có) 
-Chú cuốn chiếc rễ này lại, rồi trồng cho nó mọc tiếp nhé! 
Câu đó dùng để: a - Nêu yêu cầu, đề nghị.
Hoạt động 6. Tổng kết 
-GV tổng kết chung nội dung tiết học: 
- Hôm nay, em đã học những nội dung gì?
- GV tóm tắt nội dung chính.
- Sau khi học xong bài hôm nay, em có cảm nhận hay ý kiến gì không?
- GV tiếp nhận ý kiến.
- GV nhận xét, khen ngợi, động viên HS.
__________________________________________
Chính tả (Tiết 7)
NGHE – VIẾT: CHIẾC RỄ ĐA TRÒN
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT.
1. Năng lực đặc thù : 
- Viết đúng đoạn chính tả theo yêu cầu.
- Làm đúng các bài tập chính tả.
2. Năng lực chung: -Thông qua các hoạt động học, HS phát triển năng lực: 
-Năng lực tự chủ và tự học; năng lực giao tiếp hợp tác; năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo; năng lực ngôn ngữ.
3. Phẩm chất : Thông qua các hoạt động học, BD cho HS các phẩm chất: 
	- Yêu nước: Yêu thiên nhiên
 - Nhân ái: Biết chia sẻ, giúp đỡ bạn bè.
 - Trách nhiệm: Tự hoàn thành nhiệm vụ học tập và rèn luyện ở trường, lớp.
 - Chăm chỉ: Chăm chỉ và trung thực trong học tập và rèn luyện.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
- GV: Máy tính, tivi để chiếu hình ảnh của bài học.
- HS: Vở ô li; bảng con.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
 Hoạt động 1 . Khởi động : 
a) Mục tiêu: Tạo hứng thú cho HS, tâm thế cho học sinh ngay từ đầu tiết học.
b) Cách tiến hành: 
- Tổ chức cho HS hát kết hợp vận động tay, chân, toàn thân.
- GV giới thiệu bài.
-HS hát kết hợp vận động
Hoạt động 2. Nghe – viết chính tả
a) Mục tiêu: - nghe - viết đúng đoạn chính tả theo yêu cầu.
b) Cách tiến hành:
- GV đọc đoạn chính tả cần nghe viết.
- Gọi HS đọc lại đoạn chính tả.
- GV hỏi: 
+ Đoạn thơ có những chữ nào viết hoa?
+ Đoạn thơ có chữ nào dễ viết sai?
- HDHS thực hành viết từ dễ viết sai vào bảng con.
- GV đọc cho HS nghe viết.
- YC HS đổi vở soát lỗi chính tả.
- Nhận xét, đánh giá bài HS.
- HS lắng nghe.
- 2-3 HS đọc.
- 2-3 HS chia sẻ.
- HS luyện viết bảng con.
- HS nghe viết vào vở ô li.
- HS đổi chép theo cặp.
Hoạt động 3. Bài tập chính tả.
a) Mục tiêu: HS làm đúng các bài tập chính tả.
b) Cách tiến hành: 
Bài 1: Viết vào vở tên của 2 nhân vật được nói đến trong chủ điểm Con người Việt Nam.
- GV gọi học sinh nêu yêu cầu bài.
- GV yêu cầu HS thảo luận nhóm 4 để hoàn thành bài 
- GV tổ chức cho HS chia sẻ trước lớp.
- GV nhận xét và chốt đáp án đúng.
- HS đọc yêu cầu bài.
- HS thảo luận nhóm 4.
- HS thống nhất kết quả trong nhóm và chia sẻ trước lớp. 
- HS khác nhận xét ( chất vấn lẫn nhau - nếu có) 
Mai An Tiêm
Chú bộ đội hải quân
Bài 2: Chọn im hoặc iêm thay cho dấu ba chấm (...)
- GV gọi học sinh nêu yêu cầu bài.
- GV yêu cầu HS thảo luận nhóm 2 để hoàn thành bài 
- GV tổ chức cho HS chia sẻ trước lớp.
- GV nhận xét và chốt đáp án đúng.
- HS đọc yêu cầu bài.
- HS thảo luận nhóm 2.
- HS thống nhất kết quả trong nhóm và chia sẻ trước lớp. 
- HS khác nhận xét ( chất vấn lẫn nhau - nếu có) 
đàn chim
quả hồng xiêm
đứng nghiêm
màu tím
Hoạt động 4. Tổng kết 
-GV tổng kết chung nội dung tiết học:
- Hôm nay, em đã học những nội dung gì?
- GV tóm tắt nội dung chính.
- Sau khi học xong bài hôm nay, em có cảm nhận hay ý kiến gì không?
- GV tiếp nhận ý kiến.
- GV nhận xét, khen ngợi, động viên HS.
__________________________________________
Luyện từ và câu (Tiết 8)
TỪ NGỮ CHỈ TÌNH CẢM. CÂU GIỚI THIỆU
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT.
1. Năng lực đặc thù : 
- Tìm được từ ngữ chỉ tình cảm,yêu thương.
- Đặt được câu giới thiệu theo mẫu.
2. Năng lực chung: -Thông qua các hoạt động học, HS phát triển năng lực: 
-Năng lực tự chủ và tự học; năng lực giao tiếp hợp tác; năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo; năng lực ngôn ngữ.
3. Phẩm chất : Thông qua các hoạt động học, BD cho HS các phẩm chất: 
	- Yêu nước: Yêu thiên nhiên
 - Nhân ái: Biết chia sẻ, giúp đỡ bạn bè.
 - Trách nhiệm: Tự hoàn thành nhiệm vụ học tập và rèn luyện ở trường, lớp.
 - Chăm chỉ: Chăm chỉ và trung thực trong học tập và rèn luyện.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
- GV: Máy tính, tivi để chiếu hình ảnh của bài học.
- HS: Vở BTTV.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
 Hoạt động 1 . Khởi động : 
a) Mục tiêu: Tạo hứng thú cho HS, tâm thế cho học sinh ngay từ đầu tiết học.
b) Cách tiến hành: 	
-GV tổ chức giải các câu đố 
-GV giới thiệu bài 
- Chơi trò giải đố.
Hoạt động 2. Tìm từ ngữ chỉ tình cảm của Bác Hồ đối với thiếu nhi,thiếu nhi đối với Bác Hồ.
a) Mục tiêu: HS Tìm từ ngữ chỉ tình cảm của Bác Hồ đối với thiếu nhi,thiếu nhi đối với Bác Hồ.
b) Cách tiến hành: 
Bài 1:
- GV gọi HS đọc YC bài.
- Bài yêu cầu làm gì?
- Gv chiếu các từ yêu thuong ,kính yêu,chăm lo,kính trọng,quan tâm lên bảng.HDHS sắp xếp các từ thành 2 nhóm
+ Nhóm 1: Những từ chỉ tình cảm của Bác Hồ đối với thiếu nhi
+ Nhóm 2: Những từ chỉ tình cảm của thiếu nhi đối với Bác Hồ
- YC HS làm bài vào VBT/ tr.56.
- GV hỗ trợ HS gặp khó khăn.
- GV chữa bài, nhận xét.
- Nhận xét, tuyên dương HS.
- 1-2 HS đọc.
- 1-2 HS trả lời.
- 3-4 HS nêu.
- HS thực hiện làm bài cá nhân.
- HS đổi chéo kiểm tra theo cặp.
Hoạt động 3. Viết câu giới thiệu.
a) Mục tiêu: HS viết câu giới thiệu
b) Cách tiến hành: 
Bài 2:
- Gọi HS đọc YC.
- Bài YC làm gì?
- Gọi HS giải nghĩa từ: anh dũng,cần cù ,thân thiện
- GV HD đọc từng câu để chọn phương án đúng.
- YC làm vào VBT tr.56.
- Nhận xét, khen ngợi HS.
- 1-2 HS đọc.
- 1-2 HS trả lời.
- 3-4 HS trả lời.
- HS chia sẻ câu trả lời.
- HS làm bài.
Bài 3:
- Gọi HS đọc YC bài 3.
a) HDHS đặt tên cho bức tranh.
GV đua ra các câu hỏi cho HS dễ trả lời:Tranh vẽ gì?Bác Hồ đang làm gì?Em đoán Bác đang ở đâu?
b)HDHS nói 1 câu về Bác Hồ
- YC HS làm việc nhóm 4
- Nhận xét tổng kết, tuyên dương HS.
- HS đọc.
-HS trả lời
- HS đặt tên.
- ĐD nhóm HS chia sẻ.
Hoạt động 4. Tổng kết 
-GV tổng kết chung nội dung tiết học:
+ Hôm nay, em đã học những nội dung gì?
- GV tóm tắt nội dung chính.
+ Sau khi học xong bài hôm nay, em có cảm nhận hay ý kiến gì không?
- GV tiếp nhận ý kiến, khen ngợi, động viên HS.
__________________________________________
Luyện viết đoạn (Tiết 9 )
KỂ LẠI VIỆC BÁC ĐÃ LÀM
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT.
1. Năng lực đặc thù : 
- Viết được 4-5 câu kể về việc Bác đã làm trong bài Chiếc rễ đa tròn.
- Tìm đọc câu chuyện kể về Bác.
2. Năng lực chung: -Thông qua các hoạt động học, HS phát triển năng lực: 
-Năng lực tự chủ và tự học; năng lực giao tiếp hợp tác; năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo; năng lực ngôn ngữ.
3. Phẩm chất : Thông qua các hoạt động học, BD cho HS các phẩm chất: 
	- Yêu nước: Yêu thiên nhiên
 - Nhân ái: Biết chia sẻ, giúp đỡ bạn bè.
 - Trách nhiệm: Tự hoàn thành nhiệm vụ học tập và rèn luyện ở trường, lớp.
 - Chăm chỉ: Chăm chỉ và trung thực trong học tập và rèn luyện.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
- GV: Máy tính, tivi để chiếu hình ảnh của bài học.
- HS: Vở BTTV.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
 Hoạt động 1 . Khởi động : 
a) Mục tiêu: Tạo hứng thú cho HS, tâm thế cho học sinh ngay từ đầu tiết học.
b) Cách tiến hành: 	
- Tổ chức cho HS hát kết hợp vận động tay, chân, toàn thân.
- GV giới thiệu bài.
-HS hát kết hợp vận động
Hoạt động 2. Luyện viết đoạn văn theo gợi ý.
a) Mục tiêu: - Viết được 4-5 câu kể về việc Bác đã làm trong bài Chiếc rễ đa tròn.
b) Cách tiến hành: 
- GV gọi HS đọc YC bài.
- Bài yêu cầu làm gì?
- GV đưa ra đoạn văn mẫu, đọc cho HS nghe.
- YC HS thực hành viết vào VBT tr.57.
- GV quan sát, hỗ trợ HS gặp khó khăn.
- Gọi HS đọc bài làm của mình.
- Nhận xét, chữa cách diễn đạt.
- 1-2 HS đọc.
- 1-2 HS trả lời.
- HS lắng nghe, hình dung cách viết.
- HS làm bài.
- HS chia sẻ bài.
Hoạt động 4. Tổng kết 
-GV tổng kết chung nội dung tiết học:
+ Hôm nay, em đã học những nội dung gì?
- GV tóm tắt nội dung chính.
+ Sau khi học xong bài hôm nay, em có cảm nhận hay ý kiến gì không?
- GV tiếp nhận ý kiến, khen ngợi, động viên HS.
Tiếng Việt
 (Tiết 10) Đọc mở rộng
I.YÊU CẦU CẦN ĐẠT:
1. Năng lực đặc thù : 
	- Tự tìm đọc một câu chuyện kể về Bác Hồ. 
 - Kể lại câu chuyện đã đọc. Nói cảm xúc của em sau khi đọc câu chuyện.
2. Năng lực chung: 
-Thông qua các hoạt động học, HS phát triển năng lực tự chủ và tự học; năng lực giao tiếp hợp tác; năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo; năng lực ngôn ngữ.
3. Phẩm chất : 
Thông qua các hoạt động học, BD cho HS các phẩm chất: 
 - Nhân ái: Biết chia sẻ, giúp đỡ bạn bè.
 - Trách nhiệm: Tự hoàn thành nhiệm vụ học tập.
 - Chăm chỉ: Chăm chỉ đọc sách khám phá tri thức.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
Giáo án power point. 
Sách Tiếng Việt 
 III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
 Hoạt động 1 . Khởi động : 
a) Mục tiêu: Tạo hứng thú cho HS, tâm thế cho học sinh ngay từ đầu tiết học.
b) Cách tiến hành: 
- Tổ chức cho HS hát kết hợp vận động tay, chân, toàn thân.
- GV giới thiệu bài.
-HS hát kết hợp vận động
Hoạt động 2 .Tự tìm đọc một câu chuyện kể về Bác Hồ.
a) Mục tiêu: Khuyến khích học sinh đọc sách và rèn thói quen đọc sách.
b) Cách tiến hành: 
- Gọi HS đọc yêu cầu bài 1, 2.
- GV giới thiệu một số câu chuyện về Bác Hồ 
- Tổ chức cho HS tìm đọc một bài thơ, câu chuyện về Bác Hồ 
- 1-2 HS đọc.
- HS lắng nghe.
- HS tìm đọc bài thơ, câu chuyện ở Thư viện lớp.
- HS chia sẻ theo nhóm 4, trước lớp 
Hoạt động 3. Nói cảm xúc của em sau khi đọc câu chuyện.
a) Mục tiêu: Rèn cho HS thói quen chia sẻ cảm nhận sau khi đọc sách.
b) Cách tiến hành: 
- HS đọc nội dung hoạt động mở rộng.
- GV hướng dẫn HS nắm vững yêu cầu hoạt động mở rộng.
- GV cho HS chia sẻ cảm nhận theo nhóm
- GV nhận xét.
KL: Các em cần biết chia sẻ cảm nhận , nắm thông tin , nội dung về quyển sách sau khi đọc.
- HS làm việc nhóm (2 nhóm) chia sẻ với các bạn cảm xúc về câu chuyện em đã đọc.
-HS có thể trao đổi với nhau về nội dung 
- Đại diện vài em chia sẻ trước lớp. 
Hoạt động 4. Tổng kết 
-GV tổng kết chung nội dung bài học.
- GV tiếp nhận ý kiến phản hồi của HS về bài học. 
- GV nhận xét, khen ngợi, động viên HS.
IV. ĐIỀU CHỈNH SAU BÀI DẠY:

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_tieng_viet_lop_2_sach_ket_noi_tri_thuc_voi_cuoc_song.doc