Giáo án Tiếng Việt Lớp 2 (Sách Kết nối tri thức với cuộc sống) - Tuần 19: Tập đọc ''Chuyện bốn mùa'' - Năm học 2021-2022 - Nguyễn Thị Thu Thủy

Giáo án Tiếng Việt Lớp 2 (Sách Kết nối tri thức với cuộc sống) - Tuần 19: Tập đọc ''Chuyện bốn mùa'' - Năm học 2021-2022 - Nguyễn Thị Thu Thủy

I.YÊU CẦU CẦN ĐẠT: Sau bài học, HS có khả năng

1.Kiến thức, kĩ năng

- Đọc đúng các từ ngữ, đọc rõ ràng câu chuyện Chuyện bốn mùa.

- Biết đọc lời đối thoại của các nhân vật phù hợp với ngữ điệu.

- Nhận biết được 4 nàng tiên tượng trưng cho bốn mùa.

- Hiểu được ý nghĩa câu chuyện dựa vào nội dung câu chuyện và tranh minh họa, nhận biết được bốn mùa xuân hạ, thu, đông mỗi mùa mỗi vẻ đẹp riêng, đều có ích cho cuộc sống.

2. Phát triển năng lực:

- Năng lực: Nhận biết được các nhân vật, phân biệt lời của các nhân vật.

3. Phẩm chất: Bồi dưỡng sự hiểu biết về các mùa trong năm, tình yêu thiên nhiên.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:

- GV: Laptop, máy chiếu, slide, tranh minh họa.

- HS: SGK, vở, bảng con.

 

doc 7 trang Hà Duy Kiên 5581
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Tiếng Việt Lớp 2 (Sách Kết nối tri thức với cuộc sống) - Tuần 19: Tập đọc ''Chuyện bốn mùa'' - Năm học 2021-2022 - Nguyễn Thị Thu Thủy", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TuÇN 19
 gggg o0ohhhh
Thø hai ngµy 17 th¸ng 1 n¨m 2022
Tiếng Việt
 ĐỌC: CHUYỆN BỐN MÙA 
I.YÊU CẦU CẦN ĐẠT: Sau bài học, HS có khả năng
1.Kiến thức, kĩ năng
- Đọc đúng các từ ngữ, đọc rõ ràng câu chuyện Chuyện bốn mùa.
- Biết đọc lời đối thoại của các nhân vật phù hợp với ngữ điệu.
- Nhận biết được 4 nàng tiên tượng trưng cho bốn mùa.
- Hiểu được ý nghĩa câu chuyện dựa vào nội dung câu chuyện và tranh minh họa, nhận biết được bốn mùa xuân hạ, thu, đông mỗi mùa mỗi vẻ đẹp riêng, đều có ích cho cuộc sống.
2. Phát triển năng lực:
- Năng lực: Nhận biết được các nhân vật, phân biệt lời của các nhân vật.
3. Phẩm chất: Bồi dưỡng sự hiểu biết về các mùa trong năm, tình yêu thiên nhiên.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
- GV: Laptop, máy chiếu, slide, tranh minh họa.
- HS: SGK, vở, bảng con.
III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC: 
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
TIẾT 1
*Khởi động
- GV giới thiệu tranh ảnh về các hiện tượng thời tiết ở một số vùng miền và cho HS quan sát.
- GV yêu cầu HS trả lời câu hỏi (Nói về thời tiết hôm nay tại nơi em ở): Em hãy cho biết thời tiết tại nơi em ở ngày hôm nay như thế nào? 
- GV yêu cầu HS quan sát tranh và thảo luận nhóm 4 bạn trả lời câu hỏi sau: 
+ Tranh vẽ gì?
+ Em thấy trang phục của 4 cô tiên như thế nào?
- GV gọi đại diện nhóm chia sẻ.
- GV gọi các nhóm khác nhận xét.
- GV kết nối vào bài: Chúng ta đều đã biết về những hiện tượng tự nhiên như mưa, nắng hay giõ bão qua tivi, sách báo, tranh, truyện. Chúng ta cũng đã biết về 4 mùa xuân, hạ, thu, đông trong năm. Vậy các em yêu thích mùa nào nhất trong năm? Đặc trưng và lợi ích gì của các mùa đối với con người? Chúng ta sẽ tìm hiểu những điều này trong bài học hôm nay - Bài 1: Chuyện bốn mùa.
- GV ghi tên bài.
Hoạt động 1: Đọc văn bản
-GV đọc mẫu toàn bài, rõ ràng, ngắt nghỉ hơi đúng, dừng hơi lâu sau mỗi đoạn. Lối đọc lời thoại giữa các nhân vật được đọc bằng giọng biểu cảm, thể hiện sự thân thiết.
- Đọc xong đoạn 1 ( đến rước đèn, phá cỗ) dừng lại và hỏi: Còn nàng tiên màu đông thì sao nhỉ? Liệu mọi người có thích mùa đông không? Các em thử đoán xem?
- GV đọc tiếp đoạn còn lại.
- GV hướng dẫn HS chia đoạn: 
+ Bài văn chia làm mấy đoạn?
- GV cùng HS thống nhất.
- GV mời HS đọc từng đoạn và HD đọc các từ khó và giải nghĩa từ ở mỗi đoạn. 
*Gọi HS đọc đoạn 1
- GV: Sau khi đọc, em thấy tiếng, từ nào khó đọc?
- GV cho HS nêu một số từ ngữ dễ phát âm nhầm do ảnh hưởng của tiếng địa phương. 
- GV đọc mẫu từ khó. Yêu cầu HS đọc từ khó.
- Sau mỗi đoạn, GV đưa câu dài và hướng dẫn HS ngắt nghỉ hơi đúng và luyện đọc. 
 VD: Nhưng nhờ có em hạ,/ cây trong vườn/ mới đơm trái ngọt, học sinh/ mới được nghỉ hè.
- GV nghe và chỉnh sửa cách phát âm, cách ngắt nghỉ hơi cho HS.
*Gọi HS đọc đoạn 2
- GV: Sau khi đọc, em thấy tiếng, từ nào khó đọc?
- GV cho HS nêu một số từ ngữ dễ phát âm nhầm do ảnh hưởng của tiếng địa phương. 
- GV đọc mẫu từ khó. Yêu cầu HS đọc từ khó.
- Sau mỗi đoạn, GV đưa câu dài và hướng dẫn HS ngắt nghỉ hơi đúng và luyện đọc. 
 VD: 
+ Có em/ mới có bập bùng bếp lửa nhà sàn,/ mọi người/ mới có giấc ngủ ấm trong chăn.//
- GV nghe và chỉnh sửa cách phát âm, cách ngắt nghỉ hơi cho HS.
*Gọi HS đọc đoạn 3
- GV: Sau khi đọc, em thấy tiếng, từ nào khó đọc?
- GV cho HS nêu một số từ ngữ dễ phát âm nhầm do ảnh hưởng của tiếng địa phương. 
- GV đọc mẫu từ khó. Yêu cầu HS đọc từ khó.
- Sau mỗi đoạn, GV đưa câu dài và hướng dẫn HS ngắt nghỉ hơi đúng và luyện đọc. 
 VD: 
+ Còn cháu Đông,/ cháu có công ấp ủ mầm sống để xuân về/ cây cối/ đâm chồi nảy lộc.//
- GV nghe và chỉnh sửa cách phát âm, cách ngắt nghỉ hơi cho HS.
- Gọi 3 HS đọc nối tiếp đoạn.
- GV lắng nghe và sửa sai cho HS.
- GV hướng dẫn HS hiểu nghĩa của từ ngữ đã chú giải trong mục Từ ngữ.
- GV đưa thêm những từ ngữ có thể khó đối với HS. 
- Em hãy nói câu có chứa từ ngữ bập bùng.
- GV hướng dẫn đọc lời của 4 cô tiên thể hiện sự nhí nhảnh, hồn nhiên; lời của bà Đất thể hiện sự trầm lắng; phân biệt lời kể chuyện và lời nhân vật; ngắt nghỉ đúng sau dấu câu.
- GV HD luyện đọc theo nhóm.
- GV giúp đỡ HS trong các nhóm gặp khó khăn khi đọc bài, tuyên dương HS đọc tiến bộ.
- GV tổ chức cho HS đọc thi đua. 
- GV gọi HS đọc toàn VB.
- GV cùng HS nhận xét, sửa lỗi phát âm (nếu có).
-HS quan sát.
-2-3 HS chia sẻ: trời mưa, trời nắng, trời nhiều mây, .
- HS quan sát và trao đổi với nhau về nội dung tranh
.
+ Tranh vẽ 4 cô tiên đang đứng xung quanh bà cụ. 
+ Mỗi cô có một vẻ đẹp, một kiểu trang phục khác nhau. Cô thì có vòng hoa rực rỡ đội trên đầu. Cô thì cầm quạt. Cô thì mặc nhiều váy áo có vẻ như rất lạnh. Cô thì tay cầm giỏ hoa quả. Họ đang nói chuyện vui vẻ với bà cụ.
- Đại diện nhóm chia sẻ.
- Các nhóm nhận xét, bổ sung.
- HS lắng nghe.
-HS ghi vào vở.
- HS đọc thầm theo.
- HS trả lời: thích/ không thích.
- HS đọc thầm theo.
- HS chia đoạn theo ý hiểu.
+ Bài văn chia làm 3 đoạn
+ Đoạn 1: Từ đầu đến rước đèn, phá cỗ.
+ Đoạn 2: Tiếp theo đến trong chăn.
+ Đoạn 3: Phần còn lại.
- HS nêu từ tiếng khó đọc mà mình vừa tìm.
+VD: sung sướng, đâm chồi, nảy lộc, đơm trái ngọt.
- HS luyện đọc từ ngữ khó.vừa tìm.
- HS luyện đọc câu dài.
- 3 – 4 HS đọc câu.
- HS nêu từ tiếng khó đọc mà mình vừa tìm.
+VD: buồn buồn, bập bùng, bếp lửa, nhà sàn, giấc ngủ.
- HS luyện đọc từ ngữ khó.vừa tìm.
- HS luyện đọc câu dài.
- 3 – 4 HS đọc câu.
- HS nêu từ tiếng khó đọc mà mình vừa tìm.
+VD: chuyện trò, lúc nào, cây lá, tựu trường.
- HS luyện đọc từ ngữ khó.vừa tìm.
- HS luyện đọc câu dài.
- 3 – 4 HS đọc câu.
-HS đọc nối tiếp đoạn.
- HS giải nghĩa từ trong sách học sinh.
+ đâm chồi: mọc ra những mầm non
+ đơm: nảy ra
+ bập bùng: ánh lửa cháy không đều, khi bốc cao, khi hạ thấp
-HS đặt câu: lửa cháy bập bùng.
- 3 – 4 HS đọc lời của 4 cô tiên, lời của bà Đất.
- Từng nhóm 3 HS đọc nối tiếp 3 đoạn trong nhóm (như 3 HS đã làm mẫu trước lớp).
- HS góp ý cho nhau.
- HS đọc thi đua giữa các nhóm
- 1-2HS đọc toàn bài.
- HS nhận xét và đánh giá.
TIẾT 2
* Ôn tập và khởi động: 
- GV tổ chức cho vận động theo bài hát.
Hoạt động 3: Trả lời câu hỏi
- GV cho HS đọc lại toàn bài.
- GV hướng dẫn HS tìm hiểu nội dung bài và trả lời các câu hỏi. 
*Câu 1: Bốn nàng tiên tượng trưng cho những mùa nào trong năm ?
- GV gọi một HS đọc to câu hỏi 1. 
- GV yêu cầu HS đọc thầm câu chuyện.
- GV HD HS làm việc theo nhóm đôi, trao đổi để tìm câu trả lời.
- Gọi 2 – 3 HS đại diện nhóm trình bày kết quả.
- GV và HS thống nhất câu trả lời. 
- GV hỏi thêm: Vì sao nàng Xuân tượng trưng cho mùa xuân?
- GV nhận xét, khen tất cả các nhóm đã mạnh dạn nêu cách hiểu của mình.
*Câu 2: Theo nàng tiên mùa hạ, vì sao học sinh thích mùa thu?
- GV gọi một HS đọc câu hỏi 2. 
- GV yêu cầu 1 HS đọc đoạn 1.
- GV yêu cầu HS suy nghĩ để tìm câu trả lời. 
- Gọi 2 – 3 HS chia sẻ.
- GV và HS thống nhất câu trả lời. 
*Câu 3: Dựa vào bài đọc, nói tên mùa phù hợp với mỗi tranh?
- GV gọi một HS đọc câu hỏi 3. 
- BT yêu cầu làm gì?
- GV yêu cầu HS đọc thầm đoạn 1,2
- GV đưa tranh và hướng dẫn HS quan sát.
- GV HD HS làm việc theo nhóm 4 HS, trao đổi để tìm câu trả lời: Một năm thường có 4 mùa (xuân, hạ, thu, đông). Tất cả có 4 tranh, hãy quan sát lần lượt từng tranh và cho biết tên mùa ứng với mỗi tranh.
- GV theo dõi các nhóm, hỗ trợ HS gặp khó khăn trong nhóm.
- Gọi đại diện 2 – 3 nhóm chia sẻ.
- GV và HS nhận xét câu trả lời của các nhóm. 
*Lưu ý: Đối với nhóm có câu trả lời nhanh, GV hỏi thêm để phát triển tư duy: Vì sao mùa xuân tương ứng với tranh số 1?
- GV khen các nhóm biết hợp tác, có trí tưởng tượng phong phú.
*Câu 4: Vì sao bà Đất nói cả bốn nàng tiên đều có ích và đáng yêu?
- GV gọi một HS đọc câu hỏi 4. 
- GV yêu cầu 1 HS đọc đoạn 4.
- GV HD HS làm việc theo nhóm 4 HS, trao đổi để tìm câu trả lời.
- GV theo dõi các nhóm, hỗ trợ HS gặp khó khăn trong nhóm.
- Gọi đại diện 2 – 3 nhóm chia sẻ.
- GV và HS nhận xét câu trả lời của các nhóm. 
Hoạt động 4: Luyện đọc lại
- GV đọc diễn cảm cả bài.
- GV hướng dẫn HS cách đọc lời thoại giữa các nàng tiên.
Hoạt động 5: Luyện tập theo văn bản đọc
*Câu 1: Câu nào dưới đây là câu nêu đặc điểm? 
- GV cho HS nêu yêu cầu BT.
- HDHS làm việc nhóm 4 
- Gọi 2-3 HS đại diện nhóm nêu đáp án.
- GV và HS thống nhất câu trả lời. 
*Câu 2: Trò chơi Hỏi nhanh đáp đúng
- GV hướng dẫn cách chơi: Mời 2 HS hỏi – đáp với nhau.
+ Hỏi – Mùa xuân có gì?
+ Đáp – Mùa xuân có cây cối đâm chồi nảy lộc.
- GV góp ý, động viên HS có thể đưa ra cách trả lời khác nhau cho cùng một câu hỏi: Ngoài câu trả lời như bạn, chúng ta còn có câu trả lời khác.
+ Mùa xuân có những tia nắng ấm áp.
+ Mùa xuân có chồi non lộc biếc.
+ Mùa xuân có cây xanh lá tươi.
+ Mùa xuân có trăm hoa đua nở. 
- GV yêu cầu HS làm việc theo cặp hỏi - đáp.
- GV quan sát, giúp đỡ HS gặp khó khăn.
- Gọi 2 nhóm thực hiện trò chơi Hỏi - đáp trước lớp.
- GV và HS nhận xét.
- GV nhận xét chung
* Củng cố, dặn dò
- Hôm nay chúng ta học bài gì?
- Em thích nhất mùa nào trong năm? Vì sao?
- GV nhận xét, khen ngợi, động viên HS.
* HD chuẩn bị bài mới.
-HS vận động theo nền nhạc bài: Bốn mùa.
- 1-2 HS đọc lại bài.
- HS đọc to câu hỏi. Các HS khác đọc thầm.
- HS đọc thầm. 
- HS làm việc nhóm. 
+ Từng em nêu ý kiến của mình, các bạn góp ý.
+ Cả nhóm thống nhất câu trả lời phù hợp nhất: Bốn nàng tiên tượng trưng cho 4 mùa xuân, hạ, thu , đông.
- 2 – 3 HS đại diện nhóm trình bày. 
- HS trả lời: Vì khi nàng Xuân xuất hiện thì cây cối đâm chồi nảy lộc.
- 1HS đọc câu hỏi. Các HS khác đọc thầm.
- 1 HS đọc, cả lớp đọc thầm lại đoạn 1. 
- HS suy nghĩ tìm câu trả lời.
- 2 – 3 HS chia sẻ: Vì không có mùa thu thì không có đêm trăng rằm rước đèn, phá cỗ.
- HS đọc câu hỏi. Các HS khác đọc thầm.
- HS trả lời: Dựa vào bài đọc, nói tên mùa phù hợp với mỗi tranh?
- HS đọc thầm đoạn 1,2.
- HS quan sát.
- HS làm việc nhóm, từng HS thay nhau trình bày quan điểm của mình.
- HS khác góp ý và cùng thống nhất câu trả lời.
+ Tranh 1 – mùa xuân
+ Tranh 2 – mùa đông
+ Tranh 3 – mùa hạ
+ Tranh 4 – mùa thu
- 2 – 3 nhóm chia sẻ. 
- HS nhận xét.
* HS chia sẻ: Tranh số 1 có hình ảnh cây cối đâm chồi nảy lộc. Vì thế em nghĩ tranh số 1 có nội dung giống câu nàng tiên mùa đông nói với nàng tiên mùa xuân.
- HS đọc câu hỏi. Các HS khác đọc thầm.
- 1 HS đọc, cả lớp đọc thầm đoạn 4. 
- HS làm việc nhóm, từng HS trong nhóm nêu nêu ý kiến giải thích của mình.
- HS khác góp ý và cùng thống nhất câu trả lời.
+ Xuân làm cho cây lá tươi tốt. Hạ cho trái ngọt, hoa thơm. Thu làm cho trời xanh cao, học sinh nhớ ngày tựu trường. Đông có công ấp ủ mầm sống để xuân về cây cối đâm chồi nảy lộc.
- 2 – 3 nhóm chia sẻ. 
- HS nhận xét.
- HS lắng nghe.
- HS tập đọc theo cách đọc của GV. 
- 3 HS thi đọc trước lớp.
- HS cùng GV nhận xét, đánh giá cuộc thi.
-1 HS đọc câu hỏi 1.
- HS trả lời: Câu nào dưới đây là câu nêu đặc điểm? 
- HS làm việc nhóm.
+ Từng HS nêu ý kiến giải thích của mình, Các bạn khác góp ý.
+ Cả nhóm thống nhất cách giải thích phù hợp nhất: Câu a là câu nêu hoạt động vì có từ ngữ cầm tay chỉ hoạt động, câu b là câu nêu đặc điểm vì có các từ ngữ chỉ đặc điểm có ích, đáng yêu.
- 2 – 3 HS đại diện nhóm nêu đáp án trước lớp. 
- 1 HS hỏi.
- 1 HS trả lời.
- HS làm việc theo cặp. 
- Nhóm 1 hỏi – Nhóm 2 trả lời. Nhóm 2 hỏi – Nhóm 1 trả lời. Nhóm chiến thắng là nhóm nói nhanh, nói đúng.
- HS nhận xét: Nói đúng, nói được nhiều; Nói to, rõ ràng.
- HS trả lời.
- HS nêu cảm nhận của bản thân.
- HS lắng nghe. 
IV. Điều chỉnh sau bài dạy:
......................................................................................................................................................................................................................................................................
------------------------------------–—–—–—–—–—–—–—–—-------------------------------------------------

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_tieng_viet_lop_2_sach_ket_noi_tri_thuc_voi_cuoc_song.doc