Giáo án Tiếng Việt Lớp 2 - Tuần 28 đến 31 - Năm học 2018-2019

Giáo án Tiếng Việt Lớp 2 - Tuần 28 đến 31 - Năm học 2018-2019

Tiết

Tập đọc

 Kho báu (2 tiết)

I. Mục đích, yêu cầu:

1. Rèn kĩ năng đọc thành tiếng:

- Đọc trôi chảy toàn bài. Ngắt, nghỉ hơi đúng.

- Bước đầu biết thể hiện lời người kể chuyện và lời của nhân vật người cha qua giọng đọc.

2. Rèn kĩ năng đọc - hiểu:

- Hiểu nghĩa các từ ngữ được chú giải trong SGK, đặc biệt là các thành ngữ: hai sương một nắng, cuốc bẫm cày sâu, của ăn của để.

- Hiểu lời khuyên của câu chuyện: Ai yêu quý đất đai, ai chăm chỉ lao động trên ruộng đồng, người đó có cuộc sống ấm no hạnh phúc.

* Các kĩ năng sống cơ bản được giáo dục trong bài:

- Tự nhận thức.

- Xác định giá trị của bản thân.

- Lắng nghe tích cực.

II. Đồ dùng dạy học:

- Tranh minh hoạ bài tập đọc trong SGK.

- Bảng phụ viết sẵn 3 phương án trả lời câu hỏi 4 để HS lựa chọn.

 

docx 70 trang Hà Duy Kiên 28/05/2022 4460
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Tiếng Việt Lớp 2 - Tuần 28 đến 31 - Năm học 2018-2019", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 28
Thứ ba ngày 02 tháng 4 năm 2019
Tiết 
Luyện từ và câu
Từ ngữ về cây cối. Đặt và trả lời câu hỏi Để làm gì?
Dấu chấm, dấu phẩy
I. Mục đích, yêu cầu:
1. Mở rộng vốn từ về cây cối.
2. Biết đặt và trả lời câu hỏi với cụm từ “Để làm gì?”
3. Ôn luyện cách dùng dấu chấm và dấu phẩy.
II. Đồ dùng dạy học:
- 2 tờ giấy khổ to kẻ bảng phân loại các loài cây và bút dạ.
- Bảng phụ viết nội dung BT3.
III. Các hoạt động dạy học:
1. GTB: GV nêu MĐYC của giờ học.
2. Hướng dẫn làm bài tập:
- HS nêu y/c của bài.
- 2 HS làm bài vào giấy khổ to, cả lớp làm bài vào VBT.
- HS dán giấy khổ to lên bảng.
- Cả lớp và GV nhận xét, chốt lời giải đúng.
- HS chữa bài, hoàn thành bài vào VBT.
GV: Đây là những loài cây rất cần thiết đối với đời sống của con ngư
- HS nêu y/c của bài.
- GV nhắc HS chú ý: Bài tập y/c các em dựa vào kết quả BT1, đặt và trả lời câu hỏi với cụm từ “Để làm gì”.
- 2 HS đọc câu mẫu trong SGK.
- HS thực hành hỏi đáp theo cặp.
- Cả lớp và GV lắng nghe, nhận xét và sửa sai.
GV: hỏi - đáp về ích lợi của 1 số loài cây
- HS nêu y/c của bài.
- Cả lớp làm bài vào VBT.
- GV treo 2 bảng phụ đã viết nội dung bài lên bảng.
- 2 HS lên bảng thi làm bài đúng, làm nhanh.
- Từng em đọc bài làm của mình.
- Cả lớp và GV nhận xét, chốt lời giải đúng.
- GV: Khi đọc và viết câu có dấu chấm, dấu phẩy cần chú ý điều gì?
3. Củng cố, dặn dò:
- GV cùng HS hệ thống lại bài.
- GV nhận xét giờ học.
- Yêu cầu HS về nhà tìm đọc thêm về các loài cây.
Bài 1: Kể tên các loài cây theo nhóm
CÂY LTTP
CÂY ĂN QUả
CÂY LấY Gỗ
CÂY BóNG MáT
CÂY HOA
lúa, ngô, khoai, sắn, đỗ, ...
cam, quýt, xoài, đào, ổi,...
xoan, lim, gụ, sến, táu,,...
bàng, hoa sữa, bằng lăng,..
cúc, đào, mai, sen,
cúc, 
Bài 2: Dựa vào kết quả bài tập 1, hỏi - đáp theo mẫu sau:
M:
Người ta trồng cây cam để làm gì?
Người ta trồng cây cam để ăn quả.
HS1: Người ta trồng lúa để làm gì?
HS2: Người ta trồng lúa để có gạo ăn.
HS1: Người ta trồng cây bàng để làm gì?
HS2: Người ta trồng cây bàng để sân trường có bóng mát cho học sinh vui chơi dưới gốc cây.
Bài 3: Điền dấu chấm hay dấu phẩy vào ô trống?
 Chiều qua, Lan nhận được thư bố. Trong thư, bố dặn dò hai chị em Lan rất nhiều điều. Nhưng Lan nhớ nhất lời bố dặn riêng em ở cuối thư: “Con nhớ chăm bón cây cam ở đầu vườn để khi bố về, bố con mình có cam ngọt ăn nhé!”
..............................................................................................
Thứ tư ngày 03 tháng 04 năm 2019
Tiết 
Tập đọc
 Kho báu (2 tiết)
I. Mục đích, yêu cầu:
1. Rèn kĩ năng đọc thành tiếng:
- Đọc trôi chảy toàn bài. Ngắt, nghỉ hơi đúng.
- Bước đầu biết thể hiện lời người kể chuyện và lời của nhân vật người cha qua giọng đọc.
2. Rèn kĩ năng đọc - hiểu:
- Hiểu nghĩa các từ ngữ được chú giải trong SGK, đặc biệt là các thành ngữ: hai sương một nắng, cuốc bẫm cày sâu, của ăn của để.
- Hiểu lời khuyên của câu chuyện: Ai yêu quý đất đai, ai chăm chỉ lao động trên ruộng đồng, người đó có cuộc sống ấm no hạnh phúc.
* Các kĩ năng sống cơ bản được giáo dục trong bài:
- Tự nhận thức.
- Xác định giá trị của bản thân.
- Lắng nghe tích cực.
II. Đồ dùng dạy học:
- Tranh minh hoạ bài tập đọc trong SGK.
- Bảng phụ viết sẵn 3 phương án trả lời câu hỏi 4 để HS lựa chọn.
III. Các hoạt động dạy học:
Tiết 1
1. Giới thiệu chủ điểm và bài đọc:
- Tên chủ điểm: Cây cối
- Truyện mở đầu chủ điểm: Kho báu
2. Luyện đọc:
a. GV đọc mẫu:
- GV đọc mẫu toàn bài.
- GV khái quát cách đọc.
+ Đọc với giọng kể chậm rãi, nhẹ nhàng. Đoạn 2 giọng trầm, buồn; đoạn 3 thể hiện sự ngạc nhiên, nhanh hơn. Câu kết cần đọc chậm lại.
b. Đọc từng câu:
- HS tiếp nối nhau đọc từng câu.
- Luyện đọc từ khó.
c. Đọc từng đoạn trước lớp:
- HS nối tiếp nhau đọc từng đoạn trong bài.
- GV hướng dẫn HS đọc câu dài.
- HS đọc phần chú giải sau bài.
d. Đọc từng đoạn trong nhóm:
- Từng HS trong nhóm đọc.
- Các HS khác nghe, góp ý.
e. Thi đọc giữa các nhóm:
- Đại diện các nhóm thi đọc từng đoạn.
- Lớp nhận xét.
f. Đọc toàn bài: 
- HS + GV nhận xét đánh giá
- nông dân, hai sương một nắng, làm lụng.
- Ngày xưa, / có hai vợ chồng người nông dân kia / quanh năm hai sương một nắng, / cuốc bẫm cày sâu. // Hai ông bà / thường ra đồng từ lúc gà gáy sáng / và trở về nhà khi đã lặn mặt trời.//
 Tiêu chí
 - Đọc to, rõ ràng
 - Đọc đúng nội dung
Tiết 2
3. Hướng dẫn HS tìm hiểu bài:
- 1 HS đọc đoạn 1, cả lớp đọc thầm theo.(Kĩ năng tự nhận thức)
? Tìm những hình ảnh nói lên sự cần cù,chịu khó của vợ chồng người nông dân?
? Nhờ chăm chỉ làm lụng, hai vợ chồng người nông dân đã đạt được điều gì?
- 1, 2 HS đọc lại đoạn 1.
- GV lưu ý giọng đọc đoạn 1: Giọng kể khoan thai, nhấn giọng những từ ngữ ca ngợi đức tính cần cù, chăm chỉ của vợ chồng người nông dân.
- 1 HS đọc đoạn 2, cả lớp theo dõi.
? Hai con trai người nông dân có chăm làm ruộng như cha mẹ họ không?
? Trước khi mất, người cha cho 2 con biết điều gì?
- 1, 2 HS đọc lại đoạn 2.
- GV nhắc các em đọc đoạn văn với giọng kể chậm rãi, buồn; lời người cha căn dặn con trước khi qua đời mệt mỏi, lo lắng.
? Trước khi mất, người cha cho các con biết điều gì
- 1 HS đọc đoạn 3, cả lớp đọc thầm theo (Kĩ năng tự nhận thức).
? Theo lời cha, hai người con đã làm gì?
? Tại sao mấy vụ liền lúa bội thu? (Lắng nghe tích cực)
- GV mở bảng phụ đã viết 3 phương án trả lời để HS lựa chọn:
+ Vì đất ruộng vốn là đất tốt.
+ Vì ruộng được hai anh em đào bới để tìm kho báu, đất được làm kĩ nên lúa tốt.
+ Vì hai anh em giỏi trồng lúa.
- HS phát biểu, GV chốt lại ý đúng.
? Cuối cùng, kho báu mà hai người con tìm được là gì?
? Câu chuyện muốn khuyên chúng ta điều gì? (Kĩ năng xác định giá trị)
4. Luyện đọc lại:
- 2 HS thi đọc lại toàn bộ câu chuyện.
- Cả lớp và GV lắng nghe, đánh giá.
5. Củng cố, dặn dò:
? Từ câu chuyện Kho báu, các em cần rút ra bài học gì cho mình?( Ai chăm học, chăm làm, người ấy sẽ thành công, sẽ hạnh phúc, có nhiều niềm vui.)
- GV nhận xét giờ học.
- Nhắc HS về nhà luyện đọc lại bài và ghi nhớ điều câu chuyện muốn nói.
1. Sự cần cù chịu khó của vợ chồng người nông dân:
- Quanh năm hai sương một nắng, cuốc bẫm cày sâu, ra đồng từ lúc gà gáy sáng, trở về nhà khi đã nặn mặt trời; vụ lúa họ cấy lúa, gặt hái xong lại trồng khoai, trồng cà; không cho đất nghỉ, chẳng lúc nào ngơi tay.
- Hai vợ chồng người nông dân đã gây dựng được một cơ ngơi đàng hoàng.
2. Lời dặn của người cha:
- Người cha dặn dò: Ruộng nhà có một kho báu, các con hãy tự đào lên mà dùng.
3. Hai người con làm theo lời dặn của người cha:
- Họ đào bới cả đám ruộng để tìm kho báu mà không thấy. Vụ mùa đến họ đành trồng lúa.
- Vì ruộng được hai anh em đào bới để tìm kho báu, đất được làm kĩ nên lúa tốt.
- Kho báu đó là đất đai màu mỡ, là lao động chuyên cần.
- Ai yêu quý đất đai, ai chăm chỉ lao động trên ruộng đồng, người đó có cuộc sống ấm no, hạnh phúc.
..................................................................................
Thứ năm ngày 04 tháng 4 năm 2019
Tiết 
Kể chuyện
Kho báu
I. Mục đích, yêu cầu:
1. Rèn kĩ năng nói:
- Dựa vào trí nhớ và gợi ý, kể được từng đoạn và toàn bộ câu chuyện bằng lời của mình với giọng điệu thích hợp, biết kết hợp giọng kể với điệu bộ, nét mặt.
2. Rèn kĩ năng nghe: Lắng nghe và ghi nhớ lời kể của bạn để nhận xét hoặc kể tiếp phần bạn đã kể.
*Các kĩ năng sống cần giáo dục trong bài
- Tự nhận thức.
- Xác định giá trị của bản thân.
- Lắng nghe tích cực.
II. Đồ dùng dạy học:
- Bảng phụ chép nội dung gợi ý kể 3 đoạn câu chuyện.
III. Các hoạt động dạy học:
1. GTB: GV nêu MĐYC của tiết học.
2. Hướng dẫn kể chuyện:
- 1 HS đọc y/c của BT1 và các gợi ý. Cả lớp đọc thầm lại.
- GV mở bảng phụ đã viết nội dung gợi ý của từng đoạn, y/c HS dựa vào các gợi ý đó để kể lại từng đoạn câu chuyện.
- GV hướng dẫn 1, 2 HS kể mẫu đoạn 1.
- GV nhắc HS kể đoạn 2, 3 cũng giống như kể đoạn 1.
- HS tập kể từng đoạn trong nhóm.
- Đại diện các nhóm thi kể từng đoạn của câu chuyện.
- Cả lớp và GV nhận xét, bình chọn bạn kể hay nhất.
- GV nêu y/c của bài.
- GV nhắc HS cần kể với giọng điệu thích hợp, kết hợp lời kể với điệu bộ, nét mặt.
- HS kể lại câu chuyện trong nhóm.
- Đại diện các nhóm tham gia thi kể trước lớp.
- Cả lớp và GV nhận xét, bình chọn người kể hay nhất.
3. Củng cố, dặn dò:
? Câu chuyện có ý nghĩa gì?
- GV nhận xét giờ học.
- Nhắc HS về nhà kể lại câu chuyện cho người thân nghe.
Bài 1: Kể từng đoạn theo gợi ý
- ở vùng quê nọ, có hai vợ chồng người nông dân quanh năm hai sương một nắng, cuốc bẫm cày sâu. Họ thường ra đồng từ lúc gà gáy sáng và trở về nhà khi đã lặn mặt trời...
Bài 2: Kể toàn bộ câu chuyện
- Ai yêu quý đất đai, ai chăm chỉ lao động trên ruộng đồng, người đó có cuộc sống ấm no, hạnh phúc.
.......................................................................
Tiết 
Tập đọc
Cây dừa
I. Mục đích, yêu cầu:
1. Rèn kĩ năng đọc thành tiếng:
- Đọc lưu loát, trôi chảy bài thơ. Nghỉ hơi đúng sau các dấu câu và sau mỗi dòng thơ.
- Biết đọc bài thơ với giọng tả nhẹ nhàng, hồn nhiên, có nhịp điệu.
2. Rèn kĩ năng đọc - hiểu:
- Hiểu các từ khó trong bài: toả, bạc phếch, đánh nhịp, đủng đỉnh,...
- Hiểu nội dung bài: cây dừa theo cách nhìn của nhà thơ nhỏ tuổi Trần Đăng Khoa giống như một con người gắn bó với đất trời, với thiên nhiên xung quanh.
3. Học thuộc lòng bài thơ.
II. Đồ dùng dạy học:
- Tranh minh hoạ nội dung bài trong SGK.
III. Các hoạt động dạy học:
A. KTBC:
- 3 HS nối tiếp nhau đọc 3 đoạn câu chuyện Kho báu.
? Câu chuyện muốn khuyên chúng ta điều gì?
B. Bài mới:
1. GTB:
? Em nào đã thấy cây dừa? Dừa mọc nhiều nhất ở miền nào trên đất nước ta?
- GV giới thiệu vào bài.
2. Luyện đọc:
a) GV đọc mẫu:
- GV đọc mẫu toàn bài.
- GV khái quát cách đọc: Đọc bài với giọng nhẹ nhàng, hồn nhiên. Nhấn giọng ở những từ ngữ gợi tả, gợi cảm.
b. Đọc từng câu:
- HS nối tiếp nhau đọc từng câu.
- Hướng dẫn HS đọc các từ dễ phát âm sai.
c. Đọc từng đoạn trước lớp:
- GV chia đoạn và y/c HS nhắc lại.
- HS nối tiếp nhau đọc từng đoạn trong bài.
- GV hướng dẫn HS nghỉ hơi để tách các cụm từ ở một số câu.
- GV giúp HS hiểu các từ được chú giải sau bài và giải thích thêm một số từ ngữ:
d. Đọc từng đoạn trong nhóm:
- Từng HS trong nhóm đọc.
- Các HS khác nghe, góp ý.
e. Thi đọc giữa các nhóm:
- Đại diện các nhóm thi đọc từng đoạn.
- Lớp nhận xét.
f. Đọc toàn bài
- GV + HS nhận xét
3. Hướng dẫn tìm hiểu bài:
- 1 HS đọc 8 dòng thơ đầu, cả lớp đọc thầm theo.
? Các bộ phận của cây dừa (lá, ngọn, thân, quả) được so sánh với những gì?
- GV lưu ý HS khi đọc 8 dòng thơ đầu cần đọc với giọng tả vui, nhẹ nhàng, hồn nhiên.
- 1 HS đọc 6 dòng thơ cuối, cả lớp theo dõi.
? Cây dừa gắn bó với thiên nhiên (gió, trăng, mấy, nắng, đàn cò) như thế nào?
- GV lưu ý HS khi đọc đoạn cuối cần nhấn giọng những từ ngữ gợi tả, gợi cảm: làm dịu, gọi, đứng canh, đủng đỉnh.
? Em thích những câu thơ nào? Vì sao?
4. Hướng dẫn học thuộc lòng bài thơ:
- GV hướng dẫn HS học thuộc lòng bằng phương pháp xoá dần bảng.
- 3 HS nối tiếp nhau đọc thuộc lòng 3 đoạn của bài.
- 2, 3 HS đọc thuộc lòng cả bài.
5. Củng cố, dặn dò:
- GV nhận xét giờ học.
- Nhắc HS về nhà tiếp tục học thuộc lòng bài thơ.
- Ai yêu quý đất đai, ai chăm chỉ lao động trên ruộng đồng, người đó có cuộc sống ấm no, hạnh phúc.
- nở, nước lành, bao la, 
- Gồm 3 đoạn:
+ Đoạn 1: 4 dòng thơ đầu
+ Đoạn 2: 4 dòng thơ tiếp
+ Đoạn 3: 6 dòng còn lại
 Cây dừa xanh / toả nhiều tàu, /
Dang tay đón gió, / gật đầu gọi trăng.//
 Thân dừa/ bạc phếch tháng năm,
Quả dừa - / đàn lợn con /nằm trên cao.//
+ Bạc phếch: bị mất màu, biến thành màu trắng cũ, xấu.
+ Đánh nhịp: động tác đưa tay lên xuống đều đặn.
 Tiêu chí
 - Đọc to, rõ ràng
 - Đọc đúng nội dung
1. Sự so sánh các bộ phận của cây dừa:
- Lá (tàu dừa): như bàn tay dang ra đón gió, như chiếc lược chải vào mây xanh.
- Ngọn dừa: như cái đầu của người, biết gật gật để gọi trăng.
- Thân dừa: mặc tấm áo bạc phếch, đứng canh trời đất.
- Quả dừa: như đàn lợn con, như những hũ rượu.
2. Sự gắn bó của cây dừa với thiên nhiên:
- Với gió: dang tay đón gió, gọi gió đến cùng múa, reo.
- Với trăng: gật đầu gọi trăng
- Với mây: là chiếc lược chải vào mây xanh.
- Với nắng: làm dịu mát nắng trưa.
- Với đàn cò: hát rì rào cho đàn cò đánh nhịp, bay vào bay ra.
--------------------------------------------------------------
Tiết 
Tập làm văn
Đáp lời chia vui - Tả ngắn về cây cối
I. Mục đích, yêu cầu:
1. Rèn kĩ năng nói:
- Biết đáp lại lời chia vui.
- Biết đọc đoạn văn tả quả măng cụt, biết trả lời các câu hỏi về hình dáng, mùi vị và ruột quả.
2. Rèn kĩ năng viết: Viết câu trả lời đủ ý, đúng ngữ pháp, chính tả.
*Các kĩ năng sống cơ bản được giáo dục trong bài:
- Giao tiếp ứng xử có văn hoá. Lắng nghe tích cực
* BVMT: Giỏo dục ý thức bảo vệ mụi trường thiên nhiên.
II. Đồ dùng dạy học:
- Tranh minh hoạ BT1 (SGK).
III. Các hoạt động dạy học:
1. GTB: GV nêu MĐYC của giờ học.
2. Hướng dẫn làm bài tập:
- HS nêu y/c của bài.(Giao tiếp ứng xử có văn hoá- Lắng nghe tích cực)
- GV mời một tốp 4 em thực hành đóng vai:
+ HS1, 2, 3 nói lời chúc mừng HS4.
+ HS4 đáp lại.
- Nhiều HS thực hành đóng vai. GV khuyến khích các em nói lời chúc và đáp lại lời chúc theo nhiều cách diễn đạt khác nhau.
* Củng cố kĩ năng đáp lại lời chia vui.
- 1 HS đọc đoạn văn Quả măng cụt và các câu hỏi. Cả lớp đọc thầm theo.
- Thảo luận nhóm đôi 3 phút
- Từng cặp HS hỏi đáp theo các câu hỏi (1 HS hỏi, HS kia trả lời và ngược lại)
? Quả hình gì?
? Quả to bằng chừng nào?
? Quả màu gì?
? Cuống nó như thế nào?
? Ruột quả măng cụt màu gì?
? Các múi như thế nào?
? Mùi vị măng cụt ra sao?
- Nhiều HS hỏi đáp trước lớp.
- Cả lớp và GV nhận xét, chốt câu trả lời đúng.
* Rèn kĩ năng đọc và trả lời câu hỏi
- GV nêu y/c của bài.
- 2, 3 HS phát biểu ý kiến chọn phần nào.
- HS làm bài vào VBT.
- Nhiều HS đọc bài trước lớp.
- Cả lớp và GV nhận xét.
* Rèn kĩ năng viết câu trả lời
3. Củng cố, dặn dò:
- GV: Cõy cho chỳng ta búng mỏt,ăn quả vỡ vậy cỏc em không được ngắt hoa, bẻ cành,.... (Giỏo dục ý thức bảo vệ mụi trường thiên nhiên)
- GV nhận xét giờ học.
- Nhắc HS nói lời chia vui, đáp lời chia vui đúng nghi thức; quan sát một loại quả các em thích.
Bài 1: Em đặt giải cao trong một cuộc thi (kể chuyện, vẽ hoặc múa hát,...). Các bạn chúc mừng. Em sẽ nói gì để đáp lại lời chúc mừng của các bạn?
HS1,2,3: Chúc mừng bạn đoạt giải cao trong cuộc thi. / Bạn giỏi quá! Bọn mình chúc mừng bạn.
HS4: Mình rất cảm ơn các bạn. / Các bạn làm mình cảm động quá! Rất cảm ơn các bạn.
Bài 2: Đọc và trả lời các câu hỏi
- Quả măng cụt tròn như quả cam.
- Quả to bằng nắm tay trẻ con.
- Quả có màu tím sẫm, ngả sang đỏ.
- Cuống nó to và ngắn.
- Ruột măng cụt trắng muốt như hoa bưởi.
- Măng cụt có đến 4, 5 múi to không đều nhau.
- Măng cụt có mùi thơm thoang thoảng.
Bài 3: Viết vào vở các câu trả lời cho phần a hoặc phần b (bài tập 2)
a) Về hình dáng bên ngoài: 
Quả măng cụt có hình tròn như quả cam.
Quả măng cụt to bàng nắm tay trẻ con.
Quả màu tím sẫm ngả sang đỏ.
Cuống của nó to và ngắn.
b) Về ruột quả và mùi vị:
Ruột quả măng cụt màu trắng muốt như hoa bưởi.
Các múi của măng cụt to không đều nhau.
Mùi vị măng cụt ngọt và thơm thoang thoảng.
Tuần 29
Thứ ba ngày 09 tháng 4 năm 2019
Tiết 
Luyện từ và câu
Từ ngữ về cây cối
 Đặt và trả lời câu hỏi Để làm gì?
I. Mục đích yêu cầu
- Mở rộng vốn từ về cây cối.
- Tiếp tục luyện tập đặt và trả lời câu hỏi có cụm từ: Để làm gì?
II. Đồ dùng dạy học:
- Tranh ảnh 1 số loại cây ăn quả chụp rõ các bộ phận của cây.
- Băng giấy viết tên các bộ phận của cây.
- Vở bài tập Tiếng Việt.
III. Các hoạt động dạy học:
A. KTBc
- 2 HS kể nối tiếp nói tên một số loài cây theo y/c của GV.
- 2 HS thực hành đặt và trả lời câu hỏi có cụm từ “Để làm gì?”
- Cả lớp nhận xét, sửa sai.
- GV nhận xét,đánh giá.
B. Bài mới
1. GTB: GV nêu mục tiêu của giờ học.
2. Hướng dẫn HS làm bài tập:
- 1 HS nêu yêu cầu.
- GV gắn lên bảng tranh 1 số loài cây ăn quả để HS quan sát.
- HS nêu tên loài cây đó, chỉ các bộ phận của cây.
- Lớp và GV nhận xét, chốt lại lời giải đúng.
? Bộ phận nào của của cây nằm ở vị trí cao nhất.
* Mở rộng vốn từ về cây cối.
- 1 HS đọc yêu cầu.
- GV chia lớp thành 7 nhóm.
- Mỗi nhóm tìm từ ngữ để tả 1 bộ phận của cây vào băng giấy.
- Các nhóm dán kết quả thảo luận lên bảng.
- Lớp và GV nhận xét chốt lại lời giải đúng.
? Cây nào có thân bạc phếch?
? Cây nào có thân phủ đầy gai?
? Vào mùa nào cành cây trơ trụi lá?
? Lá cây nào có màu đỏ heo như mắt mẹ khóc chờ con?
? Tìm một số loài hoa có màu vàng? Màu tím?
? Quả chi chít là quả sai như thế nào?
* Mở rộng vốn từ về cây cối.
- 1 HS nêu yêu cầu.
- HS quan sát từng tranh.
- HS nói về việc làm của hai bạn nhỏ trong tranh.
- HS suy nghĩ, đặt câu hỏi có cụm từ “Để làm gì?”.
- Sau đó tự trả lời các câu hỏi ấy.
- Nhiều HS nối tiếp nhau phát biểu, GV nhận xét, chốt lại câu đúng.
? Để hỏi về mục đích của việc làm ta dùng câu hỏi làm gì?
? Cụm từ “Để làm gì” thường đặt ở vị trí nào trong câu hỏi?
* luyện tập đặt và trả lời câu hỏi có cụm từ: Để làm gì?
3. Củng cố, dặn dò:
- HS nêu những việc làm để bảo vệ và chăm sóc cây cối.
- GV nhận xét giờ học 
- Tên các cây bóng mát mà em biết : Bàng, phượng, xà cừ
- Tên các cây lương thực, thực phẩm mà em biết : Lúa, ngô , khoai
Ví dụ : Người ta trồng bàng để làm gì?
 Người ta trồng bàng để lấy bóng mát.
Bài 1: Hãy kể tên các bộ phận của cây ăn quả.
Rễ hoa
gốc quả 
thân ngọn
cành lá
Bài 2: Tìm những từ ngữ có thể dùng để tả các bộ phận của cây:
Rễ: ngoằn ngoèo, xù xì, uốn lượn, cong queo, gồ ghề, kì dị.
Gốc: to, thô, sần sùi, mập mạp.
Thân: to, cao, chắc, bạc phếch, nhẵn bóng, phủ đầy gai.
Cành : xum xuê, um tùm, cong queo, trơ trụi, khẳng khiu.
Lá: xanh biếc, úa vàng, xanh nõn, non tơ, già úa.
Quả: vàng rực, đỏ ối, chín mọng, chi chít.
Ngọn: chót vót, thẳng tắp, khoẻ khoắn.
Bài 3: Đặt các câu hỏi có cụm từ “Để làm gì”? để hỏi về từng việc làm được vẽ trong tranh dưới đây. Tự trả lời các câu hỏi ấy:
Tranh 1:
Bạn gái tưới nước cho cây để làm gì?
Bạn gái tưới nước cho cây để cây xanh tốt.
Tranh 2:
Bạn trai bắt sâu cho lá để làm gì?
Bạn trai bắt sâu co lá để bảo vệ cây.
Thứ tư ngày 10 tháng 04 năm 2019
Tập đọc
Những quả đào (2 tiết)
I. Mục đích yêu cầu
1. Rèn kỹ năng đọc thành tiếng:
- Đọc trơn toàn bài, biết ngắt nghỉ hơi đúng sau các dấu câu, giữa các cụm từ dài.
- Bước đầu biết đọc phân biệt giọng người kể với giọng các nhân vật (ông, ba cháu: Xuân, Vân, Việt).
2. Rèn kỹ năng đọc- hiểu:
- Hiểu nghĩa các từ ngữ trong bài: hài lòng, thơ dại, nhân hậu....
- Hiểu nội dung câu chuyện muốn nói: Nhờ những quả đào, ông biết tính nết các cháu. Ông hài lòng về các cháu, đặc biệt khen đứa cháu nhân hậu đã nhường cho bạn quả đào.
* Các kĩ năng sống cơ bản được giáo dục trong bài:
- Tự nhận thức.
- Xác định giá trị của bản thân.
II. Đồ dùng dạy học:
- Tranh minh họa nội dung bài đọc trong SGK.
III. Các hoạt động dạy học: 
Tiết 1
A. KIểM TRA BàI Cũ:
- 2 HS đọc thuộc lòng bài cũ: Cây dừa.
? Các bộ phận của cây dừa được so sánh với những gì? (lá, ngọn, thân, quả).
- Lớp nhận xét, bổ sung.
- GV đánh giá
B.BàI MớI:
1. Giới thiệu bài:
- GV giới thiệu trực tiếp vào bài.
2. Luyện đọc:
a. Đọc mẫu:
- Giáo viên đọc diễn cảm toàn bài văn.
- Khái quát chung cách đọc.
- Lời kể khoan thai, rành mạch.
- Giọng ông: ôn tồn, hiền hậu.
- Giọng Xuân: hồn nhiên, nhanh nhảu.
- Giọng Vân: ngây thơ.
- Giọng Việt : lúng túng, rụt rè.
b. Đọc từng câu:
- HS nối tiếp nhau đọc từng câu.
- Luyện đọc từ khó.
c. Đọc từng đoạn trước lớp:
- GV chia đoạn như SGK đã chia
- HS nối tiếp nhau đọc từng đoạn trong bài.
- GV hướng dẫn HS luyện đọc câu dài.
- HS đọc chú giải SGK.
- Giáo viên giải nghĩa thêm.
d. Đọc từng đoạn trong nhóm:
- Từng HS trong nhóm đọc.
- Các HS khác nghe, góp ý.
e. Thi đọc giữa các nhóm:
- Đọc tiêu chí
- Đại diện các nhóm thi đọc từng đoạn.
- Lớp nhận xét.
f. Đọc toàn bài
- HS đọc
- HS + GV nhận xét
- Lá: như bàn tay dang ra đón gió.
- Ngọn: như cái đầu của người.
- Thân: mặc tấm áo bạc phếch đứng canh đất trời.
- Quả dừa: như đàn lợn con, như những hũ rượu.
- làm vườn, hài lòng, tiếc rẻ.
Đào có vị rất ngon và mùi thật là thơm. // Cháu đã đem hạt trồng vào một cái vò. // Chẳng bao lâu, / nó sẽ mọc thành một cây đào to đấy, / ông nhỉ. //
- Nhân hậu: thương người, đối xử có tình có nghĩa với mọi người.
	Tiêu chí
 - Đọc to rõ ràng
 - Đọc đúng nội dung
Tiết 2
3. Hướng dẫn tìm hiểu bài:
* HS đọc đoạn 1.
? Người ông dành những quả đào cho ai?
* HS đọc đoạn 2.
? Cậu bé Xuân đã làm gì với quả đào?
? Ông nhận xét gì về Xuân? Vì sao ông nhận xét như vậy?
* HS đọc đoạn 3.
? Cô bé Vân đã làm gì với quả đào?
? Ông nói gì về Vân? Vì sao ông nói như vậy?
* HS đọc đoạn 4.
? Việt đã làm gì với quả đào?
? Ông nói gì về Việt? Vì sao ông nói như vậy?
? Em thích nhân vật nào? Vì sao? (Kĩ năng tự nhận thức)
4. Luyện đọc lại:
- 3 nhóm HS , mỗi nhóm 5 em tự phân vai thi đọc lại truyện.
- Lớp nhận xét và bình chọn nhóm đọc hay nhất.
5. Củng cố, dặn dò:
? Nội dung chính của bài là gì? (Xác định giá trị bản thân)
- Giáo viên nhận xét giờ học. 
1. Chia đào:
- Ông dành cho vợ và ba đứa cháu nhỏ.
2. Chuyện của Xuân:
- Xuân đem hạt trồng vào 1 cái vò.
- Ông nói mai sau Xuân về sẽ làm vườn giỏi vì Xuân thích trồng cây.
3. Chuyện của Vân:
- Vân ăn hết quả đào của mình và vứt hạt đi.
- Ông nói Vân còn thơ dài quá vì Vân háu ăn, ăn hết phần mình vẫn thấy thèm.
4. Chuyện của Việt:
- Việt dành quả đào cho bạn Sơn bị ốm. Sơn không nhận, cậu đặt quả đào trên giường bạn rồi trốn về.
- Ông khen Việt có tấm lòng nhân ái vì em biết thương bạn, nhường miếng ngon cho bạn.
- Người dẫn chuyện, ông, Xuân, Vân, Việt.
- Nhờ những quả đào, ông biết tính nết các cháu. Ông hài lòng về các cháu, đặc biệt ngợi khen đứa cháu nhân hậu đã nhường cho bạn quả đào.
..................................................................................
Thứ năm ngày 11 tháng 4 năm 2019
Kể chuyện
Những Quả đào
I. Mục đích, yêu cầu:
1. Rèn kỹ năng nói: 
- Biết tóm tắt nội dung mỗi đoạn truyện bằng 1 cụm từ hoặc 1 câu.
- Biết kể lại từng đoạn câu chuyện dựa vào lời tóm tắt.
- Biết cùng bạn phân vai, dựng lại toàn bộ câu chuyện.
2. Rèn luyện kỹ năng nghe: 
- Tập trung theo dõi bạn kể, nhận xét đúng lời kể của bạn, có thể kể tiếp lời bạn.
II. Đồ dùng dạy học
- Bảng phụ viết nội dung tóm tắt 4 đoạn của câu chuyện.
III. Các hoạt động dạy học:
A. Kiểm tra bài cũ:
- 3 HS nối tiếp nhau kể 3 đoạn bài cũ: “Kho báu”
? Câu chuyện khuyên chúng ta điều gì?
- Lớp nhận xét.
- GV nhận xét - đánh giá.
B. Bài mới
1. GTB: GV giới thiệu trực tiếp vào bài.
2. Hướng dẫn HS kể chuyện:
- 1 HS đọc yêu cầu bài.
- 2 HS đọc mẫu.
- HS suy nghĩ tóm tắt nội dung của từng đoạn.
- HS nối tiếp nhau phát biểu ý kiến.
- GV chốt lại các tên được xem là đúng, viết bổ sung các tên đúng lên bảng.
* Rèn kĩ năng nêu nội dung chính của đoạn
- 1 HS đọc yêu cầu.
- HS tập kể từng đoạn trong nhóm.
- Đại diện các nhóm có cùng trình độ thi kể từng đoạn.
- Lớp nhận xét.
- GV nhận xét, đánh giá.
* Rèn kĩ năng kể từng đoạn của câu chuyện
- HS đọc yêu cầu
- GV chia lớp thành các nhóm, mỗi nhóm 5 em và y/c các nhóm phân vai dựng lại câu chuyện.
- 5 HS đại diện 5 nhóm xung phong nhận vai, dựng lại câu chuyện.
- Cả lớp và GV nhận xét, đánh giá.
- 2 nhóm (mỗi tổ 5 em) nối tiếp nhau dựng lại câu chuyện.
- Lớp nhận xét, bình chọn nhóm kể hay nhất.
* Rèn kĩ năng dựng lại câu chuyện theo lối phân vai
3. Củng cố, dặn dò:
? Trong câu chuyện, em thích nhân vật nào? Vì sao?
- GV nhận xét giờ học.
- Dặn HS về nhà tập kể lại câu chuyện cho người thân nghe.
- Ai yêu quý đất đai, chăm chỉ làm việc trên đồng ruộng người đó có hạnh phúc.
- Những quả đào
Bài 1: Hãy tóm tắt nội dung mỗi đoạn trong “Những quả đào” bằng 1 cụm từ hoặc 1 câu:
- Đoạn 1: Chia đào.
- Đoạn 2: Chuyện của Xuân.
- Đoạn 3: Chuyện của Vân.
- Đoạn 4: Chuyện của Việt.
Bài 2: Dựa vào kết quả bài tập 1, kể lại từng đoạn:
Bài 3 : Phân vai, dựng lại câu chuyện.
Người dẫn chuyện.
Ông
Xuân
Vân
Việt
.......................................................................
Tiết 
Tập đọc
Cây đa quê hương
I. Mục đích yêu cầu
1. Rèn kỹ năng đọc thành tiếng:
- Đọc trơn chảy toàn bài. Ngắt nghỉ đúng ở chỗ có dấu câu và giữa những cụm từ dài.
- Biết đọc bài với giọng tả nhẹ nhàng, tình cảm, nhấn giọng ở những từ gợi tả, gợi cảm.
2. Rèn kỹ năng đọc- hiểu:
- Hiểu các từ ngữ khó trong bài: thời thơ ấu, cổ kính, lững thững,...
- Hiểu nội dung bài: Bài văn miêu tả vẻ đẹp của cây đa quê hương, thể hiện tình yêu của tác giả với cây đa, với quê hương.
II. Đồ dùng dạy học:
- Tranh minh hoạ bài đọc trong SGK.
III. Các hoạt động dạy học:
A.KIểM TRA BàI Cũ:
- 2 HS đọc đọc bài cũ: “Những quả đào”.
? Em thích nhân vật nào trong truyện? Vì sao?
- Lớp nhận xét.
- GV nhận xét - đánh giá.
B. BàI MớI:
1. GTB:
- GV cho HS quan sát tranh vẽ trong SGK.
- GV giới thiệu qua tranh và ghi tên bài.
2. Luyện đọc:
a. Đọc mẫu:
- GV đọc mẫu toàn bài.
- GV nêu cách đọc khái quát.
( Giọng nhẹ nhàng, tình cảm, nhấn giọng ở những từ ngữ gợi tả, gợi cảm.)
b. Đọc từng câu: 
- Từng HS nối tiếp nhau đọc từng câu.
- Luyện đọc từ khó.
c. Đọc từng đoạn trước trước lớp:
- GV chia đoạn.
- HS nối tiếp nhau đọc từng đoạn.
- Luyện đọc câu dài.
- HS đọc chú giải SGK. 
d. Đọc từng đoạn trong nhóm:
- Từng HS trong nhóm đọc.
- Các HS khác nghe, góp ý.
e. Thi đọc giữa các nhóm:
- Đọc tiêu chí
- Đại diện các nhóm thi đọc 
- Lớp nhận xét.
- GV nhận xét, đánh giá.
f. Đọc toàn bài
- HS đọc
- HS + GV nhận xét
3. Tìm hiểu bài:
- 1 HS đọc đoạn 1, cả lớp đọc thầm theo.
? Những từ ngữ, những câu văn nào cho thấy cây đa đã sống rất lâu?
? Các bộ phận của cây đa (thân, cành ngọn, rễ) được tả bằng những hình ảnh nào?
? Hãy nói lại đặc điểm của mỗi bộ phận cây đa bằng 1 từ?
- HS đọc thầm đoạn 2.
? Ngồi hóng mát ở gốc đa, tác giả còn thấy những cảnh đẹp nào của quê hương?
4. Luyện đọc lại:
- 3 HS thi đọc lại cả bài.
- Lớp nhận xét.
- GV nhận xét, đánh giá.
5. Củng cố, dặn dò:
? Qua bài văn em thấy tình cảm của tác giả đối với quê hương như thế nào?
- GV nhận xét giờ học.
- nổi lên, nặng nề, yên lặng.
- Đoạn 1: Từ đầu đến đang nói.
- Đoạn 2: Còn lại.
- Trong vòm lá / gió chiều gẩy lên những điệu nhạc li kì / tưởng chừng như ai đang cười / đang nói. //
 Tiêu chí
 - Đọc to rõ ràng
 - Đọc đúng nội dung
1. Vẻ đẹp của cây đa:
- Cây đa nghìn năm đã gắn liền với thời thơ ấu của chúng tôi. Đó là cả một toà nhà cổ kính hơn là một thân cây.
- Thân cây: là 1 toà nhà cổ kính, chín mười đứa bé bắt tay nhau ôm không xuể.
- Cành cây: lớn hơn cột đình.
- Ngọn cây: chót vót giữa trời xanh.
- Rễ cây: nổi lên thành những hình thù quái lạ như những con rắn hổ mang giận dữ.
- Thân cây: to.
- Cành cây: lớn.
- Ngọn cây: cao.
- Rễ: ngoằn ngoèo.
2. Tình cảm của tác giả:
- Lúa vàng gợn sóng, đàn trâu lững thững ra về, bóng sừng trâu dưới ánh chiều.
- Tác giả yêu cây đa, yêu quê hương luôn nhớ những kỉ niệm thời thơ ấu gắn liền với cây đa.
--------------------------------------------------------------
Tiết
Tập làm văn
Đáp lời chia vui 
 Nghe - trả lời câu hỏi
I. Mục đích yêu cầu
1 Rèn kỹ năng nói: 
- Tiếp tục rèn cách đáp lời chia vui.
2. Rèn kỹ năng nghe hiểu:
- Nghe kể chuyện “Sự tích hoa dạ lan hương”, nhớ và trả lời được các câu hỏi về nội dung câu chuyện.
- Hiểu nội dung câu chuyện: Câu chuyện giải thích vì sao hoa dạ lan hương chỉ toả hương thơm vào ban đêm, qua đó khen ngợi cây hoa dạ lan hương biết cách bày tỏ lòng biết ơn thật cảm động người đã cứu sống, chăm sóc nó.
* Các kĩ năng sống cơ bản được giáo dục trong bài:
- Giao tiếp: ứng xử văn hoá.
- Lắng nghe tích cực.
II. Đồ dùng dạy học
- Bảng phụ ghi các câu hỏi.
- 1 bó hoa thực hành.
- Tranh minh hoạ cảnh biển trong SGK.
- Vở bài tập.
III. Các hoạt động dạy học:
A.KTBC:
- 2 cặp HS lên bảng đối thoại.
- Lớp nhận xét.
- GV nhận xét.
B. Bài mới
1. GTB: GV nêu nội dung giờ học và ghi bài.
2. Hướng dẫn HS làm bài tập:
- HS đọc yêu cầu bài.(Rèn kĩ năng giao tiếp ứng xử có văn hoá, Rèn kĩ năng lắng nghe tích cực)
- 2 HS thực hành nói lời chia vui - lời đáp trong tình huống a.
- Nhiều HS thực hành đóng vai theo các tình huống b, c.
- Dưới lớp nhận xét.
- GV khuyến khích các em nói lời chia vui và đáp lời chia vui theo những cách diễn đạt khác nhau.
* Rèn cách đáp lời chia vui.
- 1 HS đọc yêu cầu bài.
- Lớp quan sát tranh minh hoạ.
? Tranh vẽ gì?
- GV kể chuyện 3 lần.
+ Lần 1: HS quan sát tranh, đọc 4 câu hỏi.
+ Lần 2: Vừa kể vừa giới thiệu tranh.
+ Lần 3: không cần tranh.
- GV treo bảng phụ ghi 4 câu hỏi.
- HS lần lượt trả lời.
- GV chốt lại câu trả lời đúng.
- 3 cặp HS hỏi đáp theo 4 câu hỏi.
- 2 HS kể lại toàn bộ câu chuyện.
3. Củng cố, dặn dò:
? Câu chuyện nói lên điều gì?(- Ca ngợi cây hoa dạ lan hương biết cách bày tỏ lòng biết ơn thật cảm động với người đã cứu sống, chăm sóc nó.)
- GV nhận xét giờ học.
- HS1: Nói lời chia vui.
- HS2: Đáp lại lời chia vui.
Bài 1: Nói lại lời đáp của em trong những trường hợp sau:
a. Bạn tặng hoa chúc mừng em.
- Cảm ơn bạn.
b. Bác hàng xóm sang chúc tết, bố mẹ đi vắng chỉ có em ở nhà.
- Cháu cảm ơn bác.
c. Em là lớp trưởng. Trong buổi học cuối năm cô giáo phát biểu chúc mừng thành tích của lớp.
- Chúng em rất cảm ơn cô.
Bài 2: Nghe kể chuyện “Sự tích hoa dạ lan hương” rồi trả lời câu hỏi:
- Cảnh 1 đêm trăng, 1 ông lão vẻ mặt nhân từ đang chăm sóc cây hoa.
1. Vì sao cây hoa biết ơn ông lão?
- Cây hoa biết ơn ông lão vì ông lão nhặt được cây hoa bị vứt lăn lóc ven đường về trồng và hết lòng chăm sóc.
2. Lúc đầu cây hoa tỏ lòng biết ơn ông lão bằng cách nào?
- Lúc đầu cây hoa tỏ lòng biết ơn ông lão bằng cách nở những bông hoa thật to và lộng lẫy.
3. Về sau cây hoa xin trời điều gì?
- Về sau nó xin trời cho nó đổi vẻ đẹp thành hương thơm để đem lại niềm vui cho ông lão.
4. Vì sao trời lại cho hoa có hương thơm vào ban đêm?
- Cây hoa xin trời cho có hương thơm vào ban đêm vì ban đêm là lúc yên tĩnh, ông lão không phải làm việc nên có thể thưởng thức hương thơm của hoa.
Tuần 30
Thứ ba ngày 16 tháng 4

Tài liệu đính kèm:

  • docxgiao_an_tieng_viet_lop_2_tuan_28_den_31_nam_hoc_2018_2019.docx