Giáo án Tổng hợp Lớp 2 (Bản 2 cột) - Tuần 3 - Năm học 2021-2022
THAM DỰ PHÁT ĐỘNG PHONG TRÀO
KHÉO TAY HAY LÀM
I. MỤC TIÊU:
*Kiến thức, kĩ năng:
- HS tự đánh giá được sự khéo léo, cẩn thận của đôi bàn tay qua một hoạt động cụ thể. Từ đó phát hiện ra những việc mình đã làm được, làm tốt, những việc cần luyện tập thêm.
- Khuyến khích HS để ý tìm các nguyên liệu, dụng cụ có thể dùng để làm ra những sản phẩm sáng tạo.
*Phát triển năng lực và phẩm chất:
- Năng lực giao tiếp, hợp tác: Trao đổi, thảo luận để thực hiện các nhiệm vụ học tập.
- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Sử dụng các kiến thức đã học ứng dụng vào thực tế.
− Thể hiện được sự khéo léo, cẩn thận của mình khi làm việc.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
- GV: Máy tính, máy chiếu chiếu nội dung bài. Phiếu ghi yêu cầu hoạt động. Thẻ chữ: KHÉO LÉO- CẨN THẬN. Giấy A0, bút màu.
- HS: Sách giáo khoa. Các nguyên vật liệu và dụng cụ để làm đồ thủ công (kéo, keo dán, băng dính, lá cây khô, lõi giấy, vải, giấy màu, cúc áo ).
TUẦN 3 Ngày soạn: 18/9/2021 Thứ hai ngày 20 tháng 9 năm 2021 Hoạt động trải nghiệm THAM DỰ PHÁT ĐỘNG PHONG TRÀO KHÉO TAY HAY LÀM I. MỤC TIÊU: *Kiến thức, kĩ năng: - HS tự đánh giá được sự khéo léo, cẩn thận của đôi bàn tay qua một hoạt động cụ thể. Từ đó phát hiện ra những việc mình đã làm được, làm tốt, những việc cần luyện tập thêm. - Khuyến khích HS để ý tìm các nguyên liệu, dụng cụ có thể dùng để làm ra những sản phẩm sáng tạo. *Phát triển năng lực và phẩm chất: - Năng lực giao tiếp, hợp tác: Trao đổi, thảo luận để thực hiện các nhiệm vụ học tập. - Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Sử dụng các kiến thức đã học ứng dụng vào thực tế. − Thể hiện được sự khéo léo, cẩn thận của mình khi làm việc. II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: - GV: Máy tính, máy chiếu chiếu nội dung bài. Phiếu ghi yêu cầu hoạt động. Thẻ chữ: KHÉO LÉO- CẨN THẬN. Giấy A0, bút màu. - HS: Sách giáo khoa. Các nguyên vật liệu và dụng cụ để làm đồ thủ công (kéo, keo dán, băng dính, lá cây khô, lõi giấy, vải, giấy màu, cúc áo ). III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC: Hoạt động của GV Hoạt động của HS 1. Ổn định: 2. Kiểm tra 3. Bài mới: 3.1. Khởi động: Chơi trò Bàn tay biết nói. - GV hướng dẫn HS chơi: + GV mời cả lớp cùng nghĩ xem đôi bàn tay có thể làm những việc nào trong cuộc sống hằng ngày. + GV thực hiện một hành động bằng đôi tay để HS đoán đó là gì. + GV hỏi HS: Theo các em, cô vừa thể hiện điều gì? + GV đưa ra các từ khoá : lời khen “Tuyệt vời!”, sóng biển, mặt nạ, gọi điện thoại, ngôi nhà, lá cây, gió, mưa, tình yêu thương,... Kết luận: Bàn tay cũng biết nói vì nó có thể gửi đến những thông điệp thú vị, ý nghĩa nếu ta biết cách sử dụng chúng thật mềm mại, linh hoạt, khéo léo. - GV dẫn dắt, vào bài. 3.2. Khám phá chủ đề: 2 Thử tài khéo léo của đôi bàn tay. - GV kiểm tra chuẩn bị các nguyên liệu theo tổ. + Đưa Phiếu yêu cầu hoạt động để các tổ bôc thăm. ( Ví dụ: xâu lá khô thành vòng, làm tranh từ lá khô, xâu dây giày, làm khung ảnh bằng bìa,...) + GV hướng dẫn HS thực hiện và lưu ý việc sử dụng các nguyên liệu dụng cụ để đảm bảo an toàn. + GV quan sát và hỗ trợ HS trong quá trình thực hiện. - Cho HS trưng bày sản phẩm. + GV cùng HS đánh giá sản phẩm của mỗi tổ. GV hỏi HS: Theo các em, để có thể làm nên những sản phẩm đẹp, chúng ta cần điều gì? Kết luận: Bàn tay thật kì diệu, bàn tay có thể giúp ta làm mọi việc, tạo ra các sản phẩm. Để làm được nhiều việc hơn, luôn cần luyện tay khéo léo. GV dán bảng thẻ chữ: KHÉO LÉO- CẨN THẬN. 3.3 Mở rộng và tổng kết chủ đề: - GV cho HS quan sát một sản phẩm sáng tạo bằng đôi tay (ví dụ: một con cú vải nhồi bông, ) YCHS quan sát và thử đoán xem, cần các dụng cụ, nguyên liệu nào. + GV phát cho mỗi nhóm một tờ giấy A0, bút màu. − YC các nhóm chia sẻ kết quả thảo luận, khen tặng nhóm kể được nhiều dụng cụ, nguyên liệu nhất. Kết luận: Với bàn tay khéo léo và sự sáng tạo, chúng ta có thể làm được nhiều việc, tạo ra nhiều sản phẩm đẹp. 4. Cam kết, hành động: - Hôm nay em học bài gì? - GV gợi ý HS về nhà cùng bố mẹ chơi trò “Xiếc bóng”. GV gợi ý HS hãy học cách thể hiện bóng hình nhiều con vật bằng đôi bàn tay của mình. - HS nối tiếp nêu - HS quan sát, đoán. + HS nêu ( cảm xúc, sự vật ) + HS chơi cả lớp. ( HS lần lượt lên bảng thực hiện hành động mà GV đưa ra. Các bạn khác thi đoán nhanh hành động của bạn) - HS đại diện mỗi tổ lên bốc thăm hoạt động thực hiện cùng nhau. + HS quan sát và lựa chọn những nguyên liêu, dụng cụ để thực hiện nhiệm vụ. + Các tổ thực hiện nhiệm vụ đã bốc thăm - Trưng bày sản phẩm của tổ: Giới thiệu sản phẩm, nêu cách làm ( nếu nhóm bạn hỏi) - Nhận xét sản phẩm - HS trả lời - HS làm việc theo nhóm 4 - HS sẽ cùng thảo luận và viết tên các nguyên liệu, dụng cụ mà các em có thể dùng để làm các sản phẩm sáng tạo. - Chia sẻ trước lớp - HS lắng nghe. Tập đọc (Tiết 1+2) BÀI 5: EM CÓ XINH KHÔNG? I. MỤC TIÊU: *Kiến thức, kĩ năng: - Đọc đúng các tiếng dễ đọc sai, lẫn do ảnh hưởng của cách phát âm địa phương. Bước đầu biết đọc đúng lời đối thoại của các nhân vật trong bài. Nhận biết một số loài vật qua bài đọc, nhận biết được nhân vật, sự việc và những chi tiết trong diễn biến câu chuyện; nhận biết được thông điệp mà tác giả muốn nói với người đọc - Hiểu nội dung bài: Cần có tinh thần hợp tác trong làm việc nhóm, có sự tự tin vào chính bản thân *Phát triển năng lực và phẩm chất: - Giúp hình thành và phát triển năng lực văn học: nhận biết các nhân vật, diễn biến các sự vật trong truyện. - Có tình cảm quý mến bạn bè, niềm vui khi đến trường; rèn kĩ năng hợp tác làm việc nhóm. II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: - GV: Máy tính, tivi để chiếu hình ảnh của bài học. - HS: Vở BTTV. III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC: Hoạt động của GV Hoạt động của HS 1. Tổ chức: 2. Kiểm tra: 3. Bài mới: 3.1. Khởi động: - Cho HS quan sát tranh: Tranh vẽ gì? - GV hỏi: + Các bức tranh thể hiện điều gì? + Em có thích mình giống như các bạn trong tranh không? + Em thích được khen về điều gì nhất? - GV dẫn dắt, giới thiệu bài. 3.2. Khám phá: * Hoạt động 1: Đọc văn bản. - GV cho HS quan sát tranh minh hoạ bài đọc, nêu nội dung tranh: Em thấy tranh vẽ gì? - GV đọc mẫu toàn bài, rõ ràng, ngắt nghỉ hơi đúng, dừng hơi lâu hơn sau mỗi đoạn. - GV hướng dẫn cách đọc lời của các nhân vật (của voi anh, voi em, hươu và dê). - HDHS chia đoạn: (2 đoạn) + Đoạn 1: Từ đầu đến vì cậu không có bộ râu giống tôi. + Đoạn 2: Phần còn lại - Luyện đọc từ khó kết hợp giải nghĩa từ: xinh, hươu, đôi sừng, đi tiếp, bộ râu, gương,lên, - Luyện đọc câu dài: Voi liền nhổ một khóm cỏ dại bên đường,/ gắn vào cằm rồi về nhà.// - Luyện đọc đoạn: GV tổ chức cho HS luyện đọc đoạn theo nhóm ba. * Hoạt động 2: Trả lời câu hỏi. - GV gọi HS đọc lần lượt 4 câu hỏi trong sgk/tr.26. - GV HDHS trả lời từng câu hỏi đồng thời hoàn thiện vào VBTTV/tr.12. - GV hỗ trợ HS gặp khó khăn, lưu ý rèn cách trả lời đầy đủ câu. - Nhận xét, tuyên dương HS. * Hoạt động 3: Luyện đọc lại. - GV đọc diễn cảm toàn bài. Lưu ý giọng của nhân vật. - Gọi HS đọc toàn bài. - Nhận xét, khen ngợi. * Hoạt động 4: Luyện tập theo văn bản đọc. Bài 1: - Gọi HS đọc yêu cầu sgk/ tr.25 - YC HS trả lời câu hỏi: - Những từ ngữ nào chỉ hành động của voi em? đồng thời hoàn thiện vào VBTTV/tr.12. - Tuyên dương, nhận xét. Bài 2: - Gọi HS đọc yêu cầu sgk/ tr.25. - Nếu là voi anh, em sẽ nói gì sau khi voi em bỏ sừng và râu? - GV quan sát, hỗ trợ HS gặp khó khăn. - Gọi các nhóm lên trình bày. - Nhận xét chung, tuyên dương HS. 3. Củng cố, dặn dò: - Hôm nay em học bài gì? - Sau khi học xong bài hôm nay, em có cảm nhận hay ý kiến gì không? - GV nhận xét giờ học. - HS thảo luận theo cặp và chia sẻ. - 2-3 HS chia sẻ. - Cả lớp đọc thầm. - HS đọc nối tiếp đoạn. - 2-3 HS luyện đọc. - 2-3 HS đọc. - HS thực hiện theo nhóm ba. - HS lần lượt đọc. - HS lần lượt chia sẻ ý kiến: C1: + Voi em đã hỏi: Em có xinh không? C2: + Sau khi nghe hươu nói, voi em đã nhặt vài cành cây khô rồi gài lên đầu. Sau khi nghe dê nói, voi em đã nhổ một khóm cỏ dại bên đường và gắn vào cằm. C3: + Trước sự thay đổi của voi em, voi anh đã nói: “Trời ơi, sao em lại thêm sừng và rất thế này? Xấu lắm!” C4: HS trả lời theo suy nghĩ của mình. - HS lắng nghe, đọc thầm. - 2-3 HS đọc. - 2-3 HS đọc. - 2-3 HS chia sẻ đáp án, nêu lí do vì sao lại chọn ý đó. - 3 từ ngữ chỉ hành động của voi em: nhặt cành cây, nhổ khóm cỏ dại, ngắm mình trong gương - 1-2 HS đọc. - HS làm việc theo nhóm 4: Mỗi cá nhân nêu suy nghĩ của mình về câu nói của mình nếu là voi anh. - 4-5 nhóm lên bảng. - HS chia sẻ. __________________________________________ Đạo đức BÀI 2: EM YÊU QUÊ HƯƠNG (Tiết 1) I. MỤC TIÊU: *Kiến thức, kĩ năng: - HS biết được những việc làm thể hiện tình yêu quê hương của Lan. - Nêu được những việc cần làm để thể hiện tình yêu đối với quê hương phù hợp với lứa tuổi. *Phát triển năng lực và phẩm chất: - Rèn năng lực phát triển bản thân, điều chỉnh hành vi. - Hình thành phẩm chất yêu nước, trách nhiệm, chăm chỉ. II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: - GV: Máy tính, tivi chiếu nội dung bài. - HS: SGK. III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC: Hoạt động của GV Hoạt động của HS 1. Tổ chức: 2. Kiểm tra: - Nêu địa chỉ quê hương em? - Nhận xét, tuyên dương HS. 3. Bài mới: 3.1. Khởi động: - Cho HS nghe và vận động theo nhịp bài hát Màu xanh quê hương. - Em có cảm xúc gì sau khi nghe bài hát? - Nhận xét, dẫn dắt vào bài. 3.2. Khám phá: *Hoạt động 1: Tìm hiểu câu chuyện Tình quê. - GV cho HS quan sát tranh sgk tr.9-10, tổ chức thảo luận nhóm 4, YC HS kể chuyện theo tranh. - Mời đại diện nhóm chia sẻ câu chuyện. - GV hỏi: Lan đã thể hiện tình yêu quê hương như thế nào? - GV chốt: Lan đã thể hiện tình yêu quê hương qua các việc làm: gom quần áo cũ, sách vở, đồ chơi để tặng các bạn có hoàn cảnh khó khăn; đi thắp hương ở nhà thờ tổ, bạn luôn phấn đấu học giỏi, quan tâm, gọi điện hỏi han ông bà, *Hoạt động 2: Tìm hiểu những việc cần làm để thể hiện tình yêu đối với quê hương. - GV cho HS quan sát tranh sgk/tr.11, YC thảo luận nhóm đôi: Các bạn trong tranh đã làm gì để thể hiện tình yêu quê hương? - Tổ chức cho HS chia sẻ. - Em đã làm gì để thể hiện tình yêu quê hương? - GV nhận xét, tuyên dương. - GV chốt: Có rất nhiều cách đẻ thiện hiện tình yêu quê hương như: yêu thương gia đình, kính trọng thầy cô giáo, yêu quý bạn bè, trường lớp, biết ơn người có công với quê hương, đất nước; chăm sóc, bảo vệ thiên nhiên, 4. Củng cố, dặn dò: - Hôm nay em học bài gì? - Về nhà hãy vận dụng bài học vào cuộc sống. - Nhận xét giờ học. - 2-3 HS nêu. - HS thực hiện. - HS chia sẻ. - HS thảo luận nhóm 4 kể chuyện theo tranh. - 2-3 HS chia sẻ. - 2-3 HS trả lời. - HS lắng nghe. - HS thảo luận theo cặp. - HS chia sẻ. Tranh 1: Nhổ tóc sâu cho bà, hát cho ông bà, bố mẹ nghe. Tranh 2: Viếng thăm nghĩa trang liệt sĩ. Tranh 3: Nói về quê hương qua bức tranh. Tranh 4: Dọn dẹp vệ sinh. Tranh 5: Thăm viện bảo tàng. Tranh 6: Viết thư cho ông bà. - 3-4 HS trả lời. - HS lắng nghe. - HS chia sẻ. Buổi chiều Toán BÀI 5: LUYỆN TẬP (T1) I. MỤC TIÊU: *Kiến thức, kĩ năng: - HS thực hiện được phép cộng, phép trừ (không nhớ) trong phạm vi 100. - Thực hiện cộng, trừ nhẩm trong các trường hợp đơn giản và với các số tròn chục. - Giải và trình bày được bài giải của bài toán có lời văn liên quan đến phép cộng, phép trừ đã học trong phạm vi 100. *Phát triển năng lực và phẩm chất: - Phát triển năng lực tư duy và lập luận, năng lực giải quyết vấn đề - Phát triển kĩ năng hợp tác, rèn tính cẩn thận. II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: - GV: Máy tính, tivi chiếu nội dung bài - HS: SGK III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC: Hoạt động của GV Hoạt động của HS 1. Tổ chức: 2. Kiểm tra: 3. Bài mới Luyện tập Bài 1: - Gọi HS đọc YC bài. - Bài yêu cầu làm gì? - GV YC HS tự tìm cách tính nhẩm trong SGK - YC HS nêu cách tính nhẩm - Nhận xét, tuyên dương HS. Bài 2: - Gọi HS đọc YC bài. - Bài yêu cầu làm gì? - Gọi HS nêu cách đặt tính và cách thực hiện phép tính? - YC HS thực hiện vở - Tổ chức cho HS chia sẻ trước lớp. - Nhận xét, tuyên dương. Bài 3: - Gọi HS đọc YC bài. - Bài yêu cầu làm gì? - HDHS cách làm bài: Tính kết quả từng phép thính rồi nêu hai phép tính cùng kết quả. - Nhận xét, đánh giá bài HS. *Lưu ý: Có thể dựa vào nhận xét 40 + 20 = 20 + 40 mà không cần tính kết quả của phép tính này. Bài 4: - Bài yêu cầu làm gì? - HDHS: Thực hiện lần lượt từng phép tính từ trái sang phải rồi nêu kết quả. - YC HS thực hiện tính nhẩm - GV nhận xét, khen ngợi HS. Bài 5: - Gọi HS đọc YC bài. - Bài toán cho biết gì? - Bài yêu cầu làm gì? - YC HS làm vở - Nhận xét, tuyên dương. 3. Củng cố, dặn dò: - Nhận xét giờ học. - 2-3 HS đọc. - 1-2 HS trả lời. - HS thực hiện a) 5 chục + 5 chục = 10 chục 50 + 50 = 100 7 chục + 3 chục = 10 chục 70 + 30 = 100 2 chục + 8 chục = 10 chục 20 + 80 = 100 b) Làm tương tự phần a - 2 -3 HS đọc. - 1-2 HS trả lời. - HS thực hiện - HS đổi vở kiểm tra chéo - 2 -3 HS đọc. - 1-2 HS trả lời. - HS làm bài theo cặp - HS chia sẻ: Hai phép tính có cùng kết quả là: 30 + 5 và 31 + 4; 80 – 30 và 60 – 30; 40 + 20 và 20 + 40. - Tìm số thích hợp với dấu ? trong ô - 2-3 HS chia sẻ: - 1-2 HS đọc. - 1-2 HS trả lời - HS thực hiện: Bài giải Số hành khách trên thuyền có tất cả là: 12 + 3 = 15 hành khách Đáp số: 15 hành khách Toán (BS) LUYỆN TẬP I. MỤC TIÊU: *Kiến thức, kĩ năng: - HS thực hiện được phép cộng, phép trừ (không nhớ) trong phạm vi 100. - Thực hiện cộng, trừ nhẩm trong các trường hợp đơn giản và với các số tròn chục. - Giải và trình bày được bài giải của bài toán có lời văn liên quan đến phép cộng, phép trừ đã học trong phạm vi 100. *Phát triển năng lực và phẩm chất: - Phát triển năng lực tư duy và lập luận, năng lực giải quyết vấn đề - Phát triển kĩ năng hợp tác, rèn tính cẩn thận. II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: - GV: Máy tính, tivi chiếu nội dung bài - HS: VBT III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC: Hoạt động của GV Hoạt động của HS I. Tổ chức: II. Kiểm tra: III. Bài mới Bài 1: - - Gọi HS đọc YC bài. - Bài yêu cầu làm gì? - YC HS nêu cách tính nhẩm - Nhận xét, tuyên dương HS. Bài 2: - Gọi HS đọc YC bài. - Bài yêu cầu làm gì? - YC HS thực hiện vở - Nhận xét, tuyên dương. Bài 3: - Gọi HS đọc YC bài. - Bài yêu cầu làm gì? - HDHS cách làm bài: Tính kết quả từng phép thính rồi nêu hai phép tính cùng kết quả. - Nhận xét, đánh giá bài HS. Bài 4: GV yêu cầu HS đọc đề bài - Phân tích bài toán + Bài toán cho biết gì? + Bài yêu cầu làm gì? - HS làm bài - Nhận xét chữa bài 3. Củng cố, dặn dò: - Nhận xét giờ học. - HS làm bài - HS chia sẻ bài làm HS làm bài và chia sẻ bài làm - HS đọc yêu cầu đề bài - HS làm bài - HS chia sẻ - HS đọc đề bài và trả lời Bài làm: Khi đó lớp 2A có tất cả số HS là: 31 + 4 = 35 (học sinh) Đáp số: 35 học sinh An toàn giao thông NHỮNG NƠI VUI CHƠI AN TOÀN (Tiết 1) I. MỤC TIÊU 1. Kiến thức - Nhận biết được những nơi vui chơi an toàn và không an toàn. - Biết lựa chọn nơi chơi đùa an toàn và tránh xa những nơi vui chơi không an toàn. - Chia sẻ và nhắc nhở mọi người cùng thực hiện. 2. Năng lực - Phát triển năng lực: Giao tiếp hợp tác, giải quyết vấn đề sáng tạo, 3. Phẩm chất: - Góp phần phát triển phẩm chất: Yêu nước (Yêu con người, ); trách nhiệm (trách nhiệm với xã hội, bảo vệ bản thân, ) II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: - Giáo viên: Laptop, máy chiếu, phương tiện âm thanh, hình ảnh, - Học sinh: Bộ đồ dùng đóng vai,.. III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC HOẠT ĐỘNG CỦA GV HOẠT ĐỘNG CỦA HS 1. KHỞI ĐỘNG - Tổ chức cho học sinh tham gia trò chơi “Chuyền banh theo nhạc” trả lời câu hỏi: Kể một nơi em thường xuyên vui chơi. -Học sinh tham gia trò chơi chuyền banh. 2. KHÁM PHÁ - Cho học sinh quan sát clip liên quan đến nơi vui chơi an toàn và không an toàn. (Giáo viên tự sưu tầm thiết kế với nhiều tình huống an toàn và không an toàn) + Qua đoạn clip, các em thấy những nơi nào vui chơi an toàn và không an toàn? - Giáo viên giới thiệu vào bài học. - Giáo viên kết luận, tuyên dương. - Học sinh nêu các nơi vui chơi an toàn và không an toàn thông qua đoạn clip. - Học sinh nêu – học sinh khác nhận xét, bổ sung. HOẠT ĐỘNG 1: TÌM HIỂU NHỮNG NƠI VUI CHƠI AN TOÀN - HS quan sát hình ảnh trên bảng (theo tài liệu). + Các bạn trong tranh đang vui chơi ở đâu? Nơi đó có an toàn hay không? + Các em hãy kể thêm những nơi vui chơi an toàn mà em biết. - Giáo viên kết luận. - Học sinh quan sát tranh thực hiện yêu cầu. - Học sinh trình bày cá nhân – học sinh nhận xét, bổ sung. HOẠT ĐỘNG 2: TÌM HIỂU NHỮNG NƠI VUI CHƠI KHÔNG AN TOÀN - Học sinh quan sát tranh trên bảng (theo tài liệu). -Tổ chức học sinh thảo luận nhóm 2. + Dãy 1: Tranh 1+2 + Dãy 2: Tranh 3+4 + Dãy 3: Tranh 5+6 - Giáo viên nhận xét, kết luận từng tranh. - Hỏi: em hãy kể thêm những nguy hiểm khác có thể gặp khi vui chơi? - Giáo viên nhận xét, tuyên dương. - Học sinh quan sát tranh thực hiện. Câu hỏi thảo luận: - Quan sát tranh, hãy mô tả và chỉ ra những nguy hiểm mà các bạn nhỏ có thể gặp khi vui chơi. - Học sinh trình bày – Các nhóm khác nhận xét, bổ sung. - Lắng nghe. -Học sinh trả lời: Đuối nước, té cầu thang, 3.THỰC HÀNH Tổ chức học sinh thảo luận nhóm 4, cùng quan sát tranh hãy: + Cho biết bạn nào đang vui chơi an toàn hoặc không an toàn? Vì sao? - Giáo viên nhận xét, kết luận. -Nhóm 1+2: tranh 1,2 -Nhóm 3+4: tranh 3,4 -Nhóm 5+6: trạnh 5,6 -Đại diện nhóm chỉ vào tranh trình bày, các nhóm nhận xét, bổ sung. 4. VẬN DỤNG - Tổ chức trò chơi “Ai nhanh – Ai đúng”. - Chia lớp thành 2 đội, thông qua các tình huống đã học và thực tế cuộc sống hàng ngày kể tên những địa điểm vui chơi an toàn và những địa điểm vui chơi không an toàn. - Giáo viên kết luận. - Dặn dò học sinh về nhà có thể vẽ một bức tranh hoặc mô tả về nơi vui chơi an toàn mà em thích. - Giáo dục tư tưởng: khi tham gia chơi những nơi tại trường cần chọn những nơi an toàn để chơi. + Đội A kể tên những địa điểm vui chơi an toàn. + Đội B kể tên những địa điểm vui chơi không an toàn. - Học sinh nhận xét, bổ sung. - Lắng nghe. 5. TỰ ĐÁNH GIÁ - Cho HS tự đánh giá tiết học, mức độ hiểu bài. - Tham gia tự đánh giá, đánh giá. Thứ ba ngày 21 tháng 9 năm 2021 Toán BÀI 5: LUYỆN TẬP (Tiết 2) I. MỤC TIÊU: *Kiến thức, kĩ năng: - HS thực hiện được phép cộng, phép trừ và so sánh được các số có hai chữ số - Viết đúng cách đặt tính - Giải và trình bày được bài giải của bài toán có lời văn. *Phát triển năng lực và phẩm chất: - Phát triển năng lực tính toán, kĩ năng thực hiện phép cộng trừ và so sánh các số - Phát triển kĩ năng hợp tác, rèn tính cẩn thận. II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: - GV: Máy tính, tivi chiếu nội dung bài - HS: SGK III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC: Hoạt động của GV Hoạt động của HS 1.Tổ chức: 2. Kiểm tra: 3. Dạy bài mới: Bài 1: - Gọi HS đọc YC bài. - Bài yêu cầu làm gì? - YC HS làm bài và giải thích rõ kết quả. Vì sao đúng? Vì sao sai? - Nhận xét, tuyên dương HS. Bài 2: - Gọi HS đọc YC bài. - Bài yêu cầu làm gì? - Các TH nào có thể tính nhẩm được? - Các TH còn lại đặt tính thẳng hàng, thẳng cột rồi thực hiện theo thứ tự từ trái sang phải. - HD giúp đỡ HS lúng túng - Nhận xét, tuyên dương. Bài 3: - Gọi HS đọc YC bài. - Bài yêu cầu làm gì? - HDHS: Tính kết quả của từng phép tính, so sánh các kết quả với 50 rồi trả lời từng câu hỏi. - GV quan sát, hỗ trợ HS gặp khó khăn. - Nhận xét, đánh giá bài HS. Bài 4: - Gọi HS đọc YC bài. - Bài yêu cầu làm gì? - Nêu quy tắc tính cộng, trừ số có hai chữ số theo cột dọc? - HDHS tính nhẩm theo từng cột để tìm chữ số thích hợp. - HD mẫu câu a) + Ở cột đơn vị: 6 + 2 = 8, vậy chữ số phải tìm là 8 + Ở cột chục: 3 + 4 = 7, vậy chữ số phải tìm là 4 - GV nhận xét, khen ngợi HS. Bài 5: - Gọi HS đọc YC bài. - Bài toán cho biết gì? - Bài toán hỏi gì? - YC HS làm bài vào vở - GV chữa bài - GV nhận xét, tuyên dương 3. Củng cố, dặn dò: - Nhận xét giờ học. - 2-3 HS đọc. - 1-2 HS trả lời. - HS thực hiện lần lượt các YC - 2-3 HS đọc. - 1-2 HS trả lời - 1-2 HS nêu: 20 + 6; 57 – 7; 3 + 40 - HS làm vở - 2-3 HS đọc. - 1-2 HS trả lời. - HS thực hiện theo cặp, chia sẻ kết quả: Phép tính có kết quả bé hơn 50: 40 +8; 90 – 50; 70 – 30 Phép tính có kết quả lớn hơn 50: 32 + 20; 30 + 40; 86 - 6 - 2-3 HS đọc. - 1-2 HS trả lời. - HS thực hiện theo hướng dẫn và chia sẻ kết quả -1-2 HS đọc - HS chia sẻ. - 2-3 HS chia sẻ Bài gải Số con bò nhà bác Bình có là: 28 – 12 = 16 (con) Đáp số: 16 con bò Tập viết CHỮ HOA B I. MỤC TIÊU: *Kiến thức, kĩ năng: - Biết viết chữ viết hoa B cỡ vừa và cỡ nhỏ. - Viết đúng câu ứng dựng: Bạn bè chia sẻ ngọt bùi. *Phát triển năng lực và phẩm chất: - Rèn cho HS tính kiên nhẫn, cẩn thận. - Có ý thức thẩm mỹ khi viết chữ. II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: - GV: Máy tính, tivi để chiếu hình ảnh của bài học; Mẫu chữ hoa B. - HS: Vở Tập viết; bảng con. III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC: Hoạt động của GV Hoạt động của HS 1. Tổ chức: 2. Kiểm tra 3. Dạy bài mới: 3.1. Khởi động: - Cho HS quan sát mẫu chữ hoa: Đây là mẫu chữ hoa gì? - GV dẫn dắt, giới thiệu bài.32.2. Khám phá: * Hoạt động 1: Hướng dẫn viết chữ hoa. - GV tổ chức cho HS nêu: + Độ cao, độ rộng chữ hoa B. + Chữ hoa B gồm mấy nét? - GV chiếu video HD quy trình viết chữ hoa B. - GV thao tác mẫu trên bảng con, vừa viết vừa nêu quy trình viết từng nét. - YC HS viết bảng con. - GV hỗ trợ HS gặp khó khăn. - Nhận xét, động viên HS. * Hoạt động 2: Hướng dẫn viết câu ứng dụng. - Gọi HS đọc câu ứng dụng cần viết. - GV viết mẫu câu ứng dụng trên bảng, lưu ý cho HS: + Viết chữ hoa B đầu câu. + Cách nối từ B sang a. + Khoảng cách giữa các con chữ, độ cao, dấu thanh và dấu chấm cuối câu. * Hoạt động 3: Thực hành luyện viết. - YC HS thực hiện luyện viết chữ hoa B và câu ứng dụng trong vở Luyện viết. - GV quan sát, hỗ trợ HS gặp khó khăn. - Nhẫn xét, đánh giá bài HS. 4. Củng cố, dặn dò: - Hôm nay em học bài gì? - GV nhận xét giờ học. - 1-2 HS chia sẻ. - 2-3 HS chia sẻ. - HS quan sát. - HS quan sát, lắng nghe. - HS luyện viết bảng con. - 3-4 HS đọc. - HS quan sát, lắng nghe. - HS thực hiện. - HS chia sẻ. Buổi chiều Nói và nghe KỂ CHUYỆN: EM CÓ XINH KHÔNG? I. MỤC TIÊU: *Kiến thức, kĩ năng: - Dựa theo tranh và gợi ý để nói về các nhân vật, sự việc trong tranh. Biết chọn kể lại 1-2 đoạn của câu chuyện theo tranh và kể với người thân về nhân vật voi trong câu chuyện. *Phát triển năng lực và phẩm chất: - Phát triển kĩ năng trình bày, kĩ năng giáo tiếp, hợp tác nhóm. - Vận dụng kiến thức vào cuộc sống hàng ngày. II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: - GV: Máy tính, máy chiểu để chiếu hình ảnh của bài học. - HS: Sách giáo khoa; VBT Tiếng Việt. III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC: Hoạt động của GV Hoạt động của HS 1. Tổ chức: 2. Kiểm tra: 3. Dạy bài mới: 3.1. Khởi động: - Cho HS quan sát tranh: Tranh vẽ gì? - GV dẫn dắt, giới thiệu bài. 3.2. Khám phá: * Hoạt động 1: a. Quan sát tranh, nói tên các nhân vật và sự việc được thể hiện trong tranh. - GV hướng dẫn HS quan sát tranh theo thứ tự (từ tranh 1 đến tranh 4). - GV tổ chức cho HS thảo luận nhóm. - GV theo dõi phần báo cáo và chia sẻ của các nhóm. - GV có thể hỏi thêm: + Các nhân vật trong tranh là ai? + Voi em hỏi anh điều gì? - GV hỗ trợ HS gặp khó khăn. - Nhận xét, động viên HS. * Hoạt động 2: Chọn kể lại 1 - 2 đoạn của câu chuyện theo tranh - GV yêu cầu HS quan sát tranh và trao đổi nhóm về nội dung mỗi bức tranh. - Gọi HS chia sẻ trước lớp; GV sửa cách diễn đạt cho HS. - Nhận xét, khen ngợi HS. * Hoạt động 3: Vận dụng: Kể với người thân về nhân vật voi em trong câu chuyện. - GV hướng dẫn HS cách thực hiện hoạt động vận dụng: + Cho HS đọc lại bài Em có xinh không? + Trước khi kể, em xem lại các tranh minh hoạ và câu gợi ý dưới mỗi tranh, nhớ lại những diễn biến tâm lí của voi em. + Kể cho người thân nghe những hành động của voi em sau khi gặp hươu con và dễ con, rồi sau khi về nhà gặp voi anh. Hành động của voi em sau khi nghe voi anh nói và cuối cùng, voi em đã nhận ra điều gì. - Em lắng nghe ý kiến của người thân sau khi nghe em kể chuyện. 4. Củng cố, dặn dò: - Hôm nay em học bài gì? - GV nhận xét, khen ngợi, động viên HS. - Khuyến khích HS kể lại câu chuyện đã học cho người thân nghe. - 1-2 HS chia sẻ. - HS quan sát tranh, đọc thầm lời của voi anh và voi em trong bức tranh. - HS thảo luận nhóm 4, nêu nội dung tranh. - Đại diện các nhóm lên trình bày kết quả thảo luận. + Tranh 1: nhân vật là voi anh và voi em, sự việc là voi em hỏi voi anh em có xinh không? + Tranh 2: nhân vật là Voi em và hươu, sự việc là sau khi nói chuyện với hươu, voi em bẻ vài cành cây, gài lên đầu để có sừng giống hươu; + Tranh 3: nhân vật là voi em và dế, sự việc là sau khi nói chuyện với dê, voi em nhổ một khóm cỏ dại bên đường, dính vào cằm mình cho giống dê; + Tranh 4: nhân vật là voi em và voi anh, sự việc là voi em (với sừng và râu giả) đang nói chuyện với voi anh ở nhà, voi anh rất ngỡ ngàng trước việc voi em có sừng và râu. - HS chia sẻ cùng các bạn. - HS trả lời. + Là voi anh, voi em, hươu, dê. + Em có xinh không? - 1-2 HS trả lời. - HS thảo luận theo cặp, sau đó chia sẻ trước lớp. - HS đọc bài. - HS lắng nghe, nhận xét. - HS lắng nghe. - HS thực hiện. __________________________________________ Tự nhiên và Xã hội PHÒNG TRÁNH NGỘ ĐỘC KHI Ở NHÀ (tiết 1) I. MỤC TIÊU: *Kiến thức, kĩ năng: - Nêu được các nguyên nhân gây ngộ độc qua đường ăn uống. - Kể được tên một số đồ dùng, thức ăn, đồ uống nếu không được cất giữ, bảo quản cẩn thận có thể gây ngộ độc. *Phát triển năng lực và phẩm chất: - Tuyên truyền và hướng dẫn người khác biết cách phòng chống ngộ độc qua đường ăn uống. II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: - GV: Máy tính, máy chiếu chiếu nội dung bài; - HS: SGK; III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC: Hoạt động của GV Hoạt động của HS 1. Kiểm tra: 2. Dạy bài mới: 2.1. Khởi động: - Cho học sinh xem một đoạn video về bạn nhỏ bị ngộ độc và hỏi: + Bạn nhỏ có những biểu hiện gì mà phải đi cấp cứu? + Vì sao bạn nhỏ bị như vậy - GV dẫn dắt, giới thiệu bài. 2.2. Khám phá: *Hoạt động 1: Tìm hiểu lí do gây ngộ độc qua đường ăn uống - YC HS quan sát hình trong sgk/tr.14 , thảo luận nhóm đôi: Vì sao nhiều người bị ngộ độc qua đường ăn uống? - Giáo viên quan sát và gợi ý các nhóm tìm ra được các nguyên nhân gây ngộ độc qua đường ăn uống. - Gv tổ chức cho học sinh đóng vai để chia sẻ trước lớp về kết quả của nhóm mình. - Tổ chức cho HS chia sẻ trước lớp. - Nhận xét, tuyên dương. Hoạt động 2: Cách nhận biết thức ăn, đồ uống, đồ dùng không an toàn. - YC HS quan sát hình trong sgk/tr.15, thảo luận nhóm bốn: + Tên một số thức ăn, đồ uống, đồ dùng nếu không được cất giữ, bảo quản cẩn thận có thể gây ngộ độc. + Dấu hiệu nào cho em biết thức ăn, đồ uống bị hỏng, ôi thiu? - Nhận xét, tuyên dương. - Giáo viên sẽ đưa ra thêm các câu hỏi: + Kể thêm tên một số đồ dùng, thức ăn, đồ uống có thể gây ngộ độc nếu không được cất giữ cẩn thận. + Tác hại của việc sử dụng những đồ dùng, thức ăn, đồ uống đó. - Giáo viên kết luận 2.3. Thực hành: - Em đã từng thấy đồ ăn thức uống, đồ dùng nào ở gia đình em không được cất giữ, bảo quản không cẩn thận có thể gây ngộ độc? - Em đã làm hoặc nhìn thấy bố mẹ làm gì để bảo quản đồ ăn thức uống an toàn? - GV nhận xét, tuyên dương. 3. Củng cố, dặn dò: - Hôm nay em được biết thêm được điều gì qua bài học? - Nhắc HS về nhà nhắc nhở bố mẹ người thân bảo quản đồ ăn thức uống đồ dùng an toàn. - HS xem. - HS chia sẻ. - HS thảo luận theo nhóm đôi. - HS thực hiện. - 2-3 nhóm chia sẻ. - HS thảo luận theo nhóm 4, sau đó chia sẻ trước lớp. - 2-3 nhóm đại diện trả lời. - 2-3 HS chia sẻ. - 2 -3 học sinh chia sẻ Luyện đọc (BS) EM CÓ XINH KHÔNG? I. MỤC TIÊU: *Kiến thức, kĩ năng: - Đọc đúng các tiếng dễ đọc sai, lẫn do ảnh hưởng của cách phát âm địa phương. Bước đầu biết đọc đúng lời đối thoại của các nhân vật trong bài. Nhận biết một số loài vật qua bài đọc, nhận biết được nhân vật, sự việc và những chi tiết trong diễn biến câu chuyện; nhận biết được thông điệp mà tác giả muốn nói với người đọc - Hiểu nội dung bài: Cần có tinh thần hợp tác trong làm việc nhóm, có sự tự tin vào chính bản thân *Phát triển năng lực và phẩm chất: - Giúp phát triển năng lực văn học: nhận biết các nhân vật, diễn biến các sự vật trong truyện. II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: - GV: Máy tính, tivi để chiếu hình ảnh của bài học. III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC: Hoạt động của GV Hoạt động của HS 1. Tổ chức: 2. Kiểm tra: 3. Bài mới: 3.1. Khởi động: - Cho HS quan sát tranh: Tranh vẽ gì? 3.2. Khám phá: * Hoạt động 1: Đọc văn bản. - GV cho HS quan sát tranh minh hoạ bài đọc, nêu nội dung tranh: Em thấy tranh vẽ - GV hướng dẫn cách đọc lời của các nhân vật (của voi anh, voi em, hươu và dê). - Luyện đọc đoạn: GV tổ chức cho HS luyện đọc đoạn theo nhóm ba. * Hoạt động 2: Trả lời câu hỏi. - GV gọi HS đọc lần lượt 4 câu hỏi trong sgk/tr.26. - GV HDHS trả lời từng câu hỏi đồng thời hoàn thiện vào VBTTV/tr.12. - GV hỗ trợ HS gặp khó khăn, lưu ý rèn cách trả lời đầy đủ câu. - Nhận xét, tuyên dương HS. * Hoạt động 3: Luyện đọc lại. - GV đọc diễn cảm toàn bài. Lưu ý giọng của nhân vật. - Gọi HS đọc toàn bài. - Nhận xét, khen ngợi. 3. Củng cố, dặn dò: - Hôm nay em học bài gì? - Sau khi học xong bài hôm nay, em có cảm nhận hay ý kiến gì không? - GV nhận xét giờ học. - HS thảo luận theo cặp và chia sẻ. - 2-3 HS chia sẻ. - Cả lớp đọc thầm. - HS đọc nối tiếp đoạn - 2-3 HS luyện đọc. - 2-3 HS đọc. - HS thực hiện theo nhóm ba. - HS lần lượt đọc. - HS lần lượt chia sẻ ý kiến: C1: + Voi em đã hỏi: Em có xinh không? C2: + Sau khi nghe hươu nói, voi em đã nhặt vài cành cây khô rồi gài lên đầu. Sau khi nghe dê nói, voi em đã nhổ một khóm cỏ dại bên đường và gắn vào cằm. C3: + Trước sự thay đổi của voi em, voi anh đã nói: “Trời ơi, sao em lại thêm sừng và rất thế này? Xấu lắm!” - HS lắng nghe, đọc thầm. - 2-3 HS đọc. - HS chia sẻ. Thứ tư ngày 22 tháng 9 năm 2021 Tập đọc (tiết 1+2) BÀI 6: MỘT GIỜ HỌC I. MỤC TIÊU: *Kiến thức, kĩ năng: - Đọc đúng các từ ngữ, đọc rõ ràng câu chuyện Một giờ học; bước đầu biết đọc lời nhân vật với những điệu phù hợp. Chú ý đọc ngắt hơi nghỉ hơi ở những lời nói thể hiện sự lúng túng của nhân vật Quang. - Trả lời được các câu hỏi của bài. - Hiểu nội dung bài: Từ câu chuyện và tranh minh họa nhận biết được sự thay đổi của nhân vật Quang từ rụt rè xấu hổ đến tự tin. *Phát triển năng lực và phẩm chất: - Giúp hình thành và phát triển năng lực văn học: phát triển vốn từ chỉ người, chỉ đặc điểm; kĩ năng đặt câu. - Biết mạnh dạn, tự tin trước đám đông. II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: - GV: Máy tính, máy chiếu để chiếu hình ảnh của bài học. - HS: Vở BTTV. III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC: Hoạt động của GV Hoạt động của HS 1. Tổ chức: 2. Kiểm tra: - Gọi HS đọc bài Một giờ học. - YC HS đọc đoạn 1, đoạn 2 của bài, kết hợp trả lời câu hỏi: + Voi em hỏi anh, dê, hươu điều gì? + Voi anh đã nói gì khi thấy em có bộ sừng và râu giả? - Nhận xét, tuyên dương. 3. Dạy bài mới: 3.1. Khởi động: - Cho cả lớp nghe và vận động theo bài hát Những em bé ngoan của nhạc sĩ Phan Huỳnh Điểu, sau đó hỏi HS: + Bạn nhỏ trong bài hát được ai khen? + Những việc làm nào của bạn
Tài liệu đính kèm:
- giao_an_tong_hop_lop_2_ban_2_cot_tuan_3_nam_hoc_2021_2022.doc