Giáo án tổng hợp Lớp 2, Tuần 1 - Năm học 2022-2023 - Mai Hoa

Giáo án tổng hợp Lớp 2, Tuần 1 - Năm học 2022-2023 - Mai Hoa

 Giảng: Thứ ba ngày 6 tháng 9 năm 2022

Tiết 1+2: Tiếng Việt- Đọc

 TÔI LÀ HỌC SINH LỚP 2 (Tiết 1+2)

I. MỤC ĐÍCH YÊU CẦU:

- Hiểu nội dung bài: cảm xúc háo hức, vui vẻ của các bạn học sinh trong ngày khai giảng năm học lớp 2.

- Đọc đúng các tiếng trong bài. Bước đầu biết đọc đúng lời kể chuyện và lời nói trực tiếp của nhân vật.

- Có tình cảm quý mến bạn bè, niềm vui khi đến trường; rèn kĩ năng hợp tác làm việc nhóm.

- Giúp hình thành và phát triển năng lực văn học: nhận biết các nhân vật, diễn biến các sự vật trong chuyện.

II. ĐỒ DÙNG DẠY - HỌC:

- GV: Ti vi, máy tính

- HS: Bảng con, Bộ đồ dùng

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DAY- HỌC CHỦ YẾU:

 

doc 48 trang Huy Toàn 23/06/2023 2474
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án tổng hợp Lớp 2, Tuần 1 - Năm học 2022-2023 - Mai Hoa", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN 1: Thứ hai ngày 5 tháng 9 năm 2022
Tiết 1+2+3: Hoạt động trải nghiệm
THAM GIA LỄ KHAI GIẢNG
 ================================================
 Soạn: Ngày 3 tháng 9 năm 2022 
 Giảng: Thứ ba ngày 6 tháng 9 năm 2022
Tiết 1+2: Tiếng Việt- Đọc
 TÔI LÀ HỌC SINH LỚP 2 (Tiết 1+2)
I. MỤC ĐÍCH YÊU CẦU:
- Hiểu nội dung bài: cảm xúc háo hức, vui vẻ của các bạn học sinh trong ngày khai giảng năm học lớp 2.
- Đọc đúng các tiếng trong bài. Bước đầu biết đọc đúng lời kể chuyện và lời nói trực tiếp của nhân vật.
- Có tình cảm quý mến bạn bè, niềm vui khi đến trường; rèn kĩ năng hợp tác làm việc nhóm.
- Giúp hình thành và phát triển năng lực văn học: nhận biết các nhân vật, diễn biến các sự vật trong chuyện.
II. ĐỒ DÙNG DẠY - HỌC:
- GV: Ti vi, máy tính
- HS: Bảng con, Bộ đồ dùng
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DAY- HỌC CHỦ YẾU:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1. Khởi động:
- Mở nhạc cho HS hát bài “Ngày đầu tiên đi học”
+ Bài hát nói về tâm trạng của học sinh lớp mấy trong ngày đầu tiên đi học?
+ Chúng mình là học sinh lớp 2 rồi, vậy cảm xúc của các em trong ngày đầu tiên của năm học mới thế nào?
- HD dẫn dắt, giới thiệu bài.
- Giới thiệu bài viết đầu bài lên bảng.
2. Khám phá:
*Hoạt động 1: Đọc văn bản
- Đọc mẫu rõ ràng ngắt nghỉ hơi đúng, dừng hơi lâu ở mỗi đoạn, kết hợp cho HS tìm hiểu cách chia đoạn.
- Cho HS chia đoạn: (3 đoạn)
- Luyện đọc đoạn: 
+ Gọi 3 HS đọc nối tiếp đoạn trước lớp, 
luyện đọc từ khó kết hợp giải nghĩa từ: loáng, rối rít, ríu rít, rụt rè, níu, vùng dậy, 
- Luyện đọc câu dài: 
- Đọc nối tiếp theo nhóm 3; Tổ chức cho 2 nhóm thi đọc nối tiếp trước lớp
- Đọc cá nhân: đọc cả bài
- Tuyên dương HS đọc tốt.
* Hoạt động 2: Trả lời câu hỏi
- Câu 1+2: tổ chức cho HS thảo luận hóm 2, báo cáo kết quả trước lớp:
+ Những chi tiết nào cho thấy bạn nhỏ rất háo hức đến trường vào ngày khai giảng?
+ Bạn ấy có thực hiện được mong muốn đến sớm nhất lớp không? Vì sao?
- Làm việc chung câu 3 HS báo cáo trước lớp:
+ Bạn ấy nhận ra mình thay đổi như thế nào khi lên lớp 2?
- Câu 4: GV đưa tranh trên màn hình Ti vi tổ chức cho HS thảo luận nhóm 4, báo cáo trước lớp:
+ Tìm tranh thích hợp với mỗi đoạn trong bài đọc?
+ Qua câu chuyện này, em thấy bạn nhỏ cảm thấy mình như thế nào?
- Chốt nội dung chính của bài.
+ Đưa nội dung bài lên màn hình, cho HS nhắc lại.
 - HD liên hệ: Đầu năm học này em cảm thấy thế nào so với năm học trước?
- Cho học sinh vận động tại chỗ
- Hát và vận động theo bài hát
- Chia sẻ trước lớp.
+ Cảm xúc của HS lớp 1
+ Em cảm thấy hồi hộp, phấn khởi và rất vui trong ngày lễ khai giảng năm học mới, được chào đón các em học sinh lớp 1. 
- Nhận xét bạn trả lời.
- HS ghi đầu bài vào vở.
- HS theo dõi bài đọc trong SGK, phát hiện cách ngắt đoạn.
- HS chia đoạn: 
+ Đoạn 1: Từ đầu đến sớm nhất lớp.
+ Đoạn 2: Tiếp cho đến cùng các bạn.
+ Đoạn 3: Còn lại.
- 3 HS đọc nối tiếp 3 đoạn
- Luyện đọc từ khó, câu khó trong bài.
- Hiểu nghĩa từ: Loáng, níu, lớn bổng
- Nhận xét bạn đọc.
- HS đọc.
 Nhưng vừa đến cổng trường,/ tôi đã thấy mấy bạn cùng lớp/ đang ríu rít nói cười/ ở trong sân; 
- HS luyện đọc trong nhóm nối tiếp đoạn, 2 nhóm thi đọc, nhận xét, bình chọn nhóm đọc hay.
- HS đọc bài, 1 HS đọc to trước lớp.
- Nhận xét
- Thảo luận nhóm, trình bày kq thảo luận 
+ Chi tiết cho thấy bạn nhỏ rất háo hức đến trường vào ngày khai giảng: Vùng dậy, muốn đến lớp sớm nhất, chuẩn bị rất nhanh.
+ Bạn ấy không thực hiện được mong muốn đó vì các bạn khác cũng muốn đến sớm và nhiều bạn đã đén trước bạn ấy.
- Trình bày kq trước lớp - Nhận xét, bổ sung 
+ Bạn ấy thấy mình lớn bổng lên.
- Quan sát tranh, thảo luận theo nhóm 4,
- HS lần lượt nêu ý kiến trước lớp: 
+ Đầu tiên là tranh 3: Bạn nhỏ đã chuẩn bị xong mọi thứ để đến trường. 
+ Sau đó là tranh 2: Bạn nhỏ chào mẹ để chạy vào trong cổng trường.
+ Cuối cùng là tranh 1: Các bạn nhỏ gặp nhau trên sân trường.
- Nhận xét 
+ Em thấy bạn nhỏ cảm thấy mình lớn bổng lên trước các em học sinh lớp 1.
* ND: Có cảm xúc hãnh diện, tự hào khi trở thành học sinh lớp 2, có tình cảm thân thiết, quý mến đối với bạn bè, có niềm vui đến trường.
+ HS nhắc lại nội dung bài
+ Trả lời theo ý hiểu: VD: Em cảm thấy mình cao lớn hơn, không còn bỡ ngỡ, 
- Hát tập thể bài Đi học
 Tiết 2
3. Luyện tập:
* Luyện đọc lại:
- Đọc diễn cảm toàn bài, cho học sinh phát hiện giọng đọc.
- Cho HS luyện đọc theo nhóm
- Tổ chức cho HS thi đọc diễn cảm
- Yêu cầu HS đọc toàn bài
- Nhận xét, khen ngợi.
* Luyện tập theo văn bản đọc.
- Gọi HS đọc yêu cầu SGK
- Tổ chức cho HS thực hiện theo cặp.
- Tổ chức cho HS chia sẻ trước lớp
- Tuyên dương nhóm thực hiện tốt.
- Gọi HS đọc yêu cầu SGK
- Y/C HS nói mẫu trước lớp một câu, sau đó HD thực hiện đóng vai theo cặp đôi
- Gọi các nhóm lên thực hiện trước lớp
- GV tuyên dương HS thực hiện tốt.
4. Vận dụng:
- Tổ chức cho HS chia sẻ sau bài học
+ Nêu cảm nhận của em về ngày khai trường?
+ Em cần làm gì trước khi đến trường ?
- Liên hệ giáo dục học sinh biết vận dụng kiến thức đã học vào cuộc sống.
- Lắng nghe
- Luyện đọc theo nhóm
- Thi đọc giữa các nhóm 1 đoạn
- Bình chọn nhóm đọc hay.
- 1 đến 2 HS đọc cả bài 
- Nhận xét bạn
* Bài 1:
- HS đọc.
- Luyện nói theo cặp
- Nhóm chia sẻ
c) rụt rè
- Nhận xét
* Bài 2:
- HS đọc.
- HS thực hiện nói theo yêu cầu.
- Đóng vai theo cặp.
- Thực hiện theo 3 tình huống trước lớp.
+ VD: Con chào mẹ ạ, con đi học chiều con về mẹ nhé.
+ Em chào cô ạ.
- Nhận xét nhóm bạn.
- HS chia sẻ
- HS nêu cảm nhận của bản thân
- Nhận xét nhóm bạn.
- Học sinh liên hệ cá nhân. 
IV. ĐIỀU CHỈNH SAU BÀI DẠY: 
 =====================================
Tiết 3: Toán
 ÔN TẬP CÁC SỐ ĐẾN 100 ( Tiết 1)
I. MỤC TIÊU:
- Nhận biết được cấu tạo thập phân của số, phân tích số (viết dạng 42 = 40 + 2). Đọc, viết, xếp thứ tự, so sánh được các số đến 100.
- Đọc viết được số chục, số đơn vị của sổ có hai chữ số; ước lượng được số đồ vật theo nhóm chục.
- Giáo dục HS yêu thích môn học, kĩ năng hợp tác, rèn tính cẩn thận.
- Phát triển năng lực quan sát, tư duy, giải quyết vấn đề, năng lực giao tiếp toán học.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
- GV: Máy tính, ti vi, phiếu bài tập 1, 2, 3.
- HS: Đồ dùng học tập.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC CHỦ YẾU:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1. Khởi động:
- Tổ chức cho HS chơi trò chơi “Bắn tên” ( Ôn lại các số có hai chữ số)
- Nhận xét trò chơi, liên kết giới thiệu bài học
- Giới thiệu bài, ghi tên bài học lên bảng
2. Luyện tập:
- Cho HS nêu yêu cầu của bài, cho HS thảo luận theo cặp đôi, làm bài vào phiếu.
- Theo dõi, giúp đỡ HS gặp khó khăn
- Chốt KQ đúng, Đánh giá bài của HS
- Cho HS nêu yêu cầu của bài, cho HS thảo luận nhóm 4, làm bài vào phiếu.
- Theo dõi, giúp đỡ HS gặp khó khăn
- Chốt KQ đúng, Đánh giá bài của HS
- Cho HS nêu yêu cầu của bài, y/c HS làm bài vào phiếu cá nhân
- Nhận xét, tuyên dương
- Tổ chức cho HS chơi trò chơi tiếp sức theo 3 dãy bàn, mỗi dãy là một đội
- Chốt kết quả đúng, tuyên dương nhóm thực hiện tốt.
3. Vận dụng:
- Tổ chức cho HS chơi trò chơi 
“ Tìm đáp án đúng” trên màn hình TV
+ Câu 1: Số gồm 8 chục và 4 đơn vị viết là: A.48; B.84; C.88
+ Câu 2: Số “ bảy mươi hai” được viết là: A.27; B.207; C.72
+Số lớn hơn số 80 là: A.83; B.39; C.59
- Nhận xét, tuyên dương HS thực hiện tốt
- Liên hệ, giáo dục HS biết vận dụng những kiến thức đã học vào cuộc sống.
- Chơi theo HD của GV
- HS nhận xét cách chơi
- Ghi bài học vào vở.
* Bài 1: Hoàn thành bảng sau theo mẫu
- 1 HS nêu y/c: 
- Thảo luận cặp đôi
- 1 cặp trình bày phiếu trên bảng lớp
- Nhận xét bài của bạn.
* Bài 2: Tìm cà rốt cho thỏ
- 1 HS nêu y/c: 
- Thảo luận nhóm
- 1 nhóm trình bày phiếu trên bảng lớp
- Nhận xét bài của nhóm bạn
* Bài 3: Hoàn thành bảng sau (theo mẫu)
- 1 HS nêu yêu cầu: 
Số gồm
Viết số
Đọc số
5 chục và 7 đơn vị
57
Năm mươi bảy
7 chục và 5 đơn vị
75
Bảy mươi lăm
6 chục và 4 đơn vị
64
Sáu mươi tư
9 chục và 1 đơn vị
91
Chín mươi mốt
- 1 HS trình bày phiếu trước lớp
- Nhận xét bài của bạn.
* Bài 4:
- HS chơi theo HD của GV
- Các đội xếp các bông hoa theo cột
a) Tìm những bông hoa ghi số lớn hơn 60: 69, 89 
b) Tìm những bông hoa ghi số bé hơn 50: 49, 29
c) Tìm nhưng bông hoa ghi số vừa lớn hơn 50 vừa bé hơn 60; 51, 58
- Nhận xét 
- Nghe GV hướng dẫn chơi, chơi theo hướng dẫn của GV
+ Chọn B + Chọn C + Chọn A
- Lắng nghe.
- Liên hệ.
IV. ĐIỀU CHỈNH SAU BÀI DẠY: 
 ====================================
Tiết 4: Giáo dục thể chất
 Đ/C Dũng dạy
 =========================================
 Soạn: Ngày 3 tháng 9 năm 2022 
 Giảng: Thứ tư ngày 7 tháng 9 năm 2022
Tiết 1+2: Tiếng Việt- Đọc 
 NGÀY HÔM QUA ĐÂU RỒI? (Tiết 1+2)
I. MỤC ĐÍCH YÊU CẦU:
- Đọc đúng các tiếng trong bài, ngắt nghỉ đúng nhịp thơ trong bài. Trả lời được các câu hỏi của bài.
- Hiểu nội dung bài: cần phải biết quý trọng thời gian, yêu lao động; nếu để nó trôi qua sẽ không lấy lại được.
- Biết yêu quý thời gian, yêu quý lao động.
- Giúp hình thành và phát triển năng lực văn học: phát triển vốn từ chỉ người, chỉ vật; kĩ năng đặt câu.
II. ĐỒ DÙNG DẠY- HỌC:
- GV: Máy tính, Ti vi để chiếu hình ảnh của bài học.
- HS:
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY- HỌC CHỦ YẾU:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1. Khởi động:
- Kể lại những việc em đã làm ngày hôm qua ?
- GV dẫn dắt, giới thiệu bài.
- GV viết đầu bài lên bảng
2. Khám phá:
a) Đọc văn bản.
- GV đọc mẫu: hướng dẫn HS ngắt đúng nhịp thơ, nhấn giọng đúng chỗ: 
+ Bài thơ có mấy khổ thơ ?
- HDHS chia đoạn: 4 khổ thơ; mỗi lần xuống dòng là một khổ thơ.
- Luyện đọc từ khó kết hợp giải nghĩa từ: lịch cũ, nụ hồng, tỏa, hạt lúa, chín vàng, gặt hái, vẫn còn, 
- Luyện đọc khổ thơ: GV gọi HS đọc nối tiếp từng khổ thơ. Chú ý quan sát, hỗ trợ HS.
- Luyện đọc đoạn: GV tổ chức cho HS luyện đọc đoạn theo nhóm ba.
- Nhận xét, tuyên dương
b) Trả lời câu hỏi.
- GV gọi HS đọc lần lượt 4 câu hỏi trong sgk/tr.14.
- Tổ chức cho HS trả lời từng câu hỏi trong SGK.
- GV hỗ trợ HS gặp khó khăn, lưu ý rèn cách trả lời đầy đủ câu.
- Nhận xét, tuyên dương HS.
- Qua đọc bài thơ giúp em hiểu điều gì?
- Chốt ND chính, gọi HS nhắc lại
 - HS chia sẻ.
- HS ghi đầu bài vào vở.
 - Cả lớp đọc thầm.
+ Bài thơ có 4 khổ thơ.
- HS đọc cá nhân
- HS đọc nối tiếp.
- HS đọc nối tiếp theo nhóm ba.
- Nhóm thi đọc trước lớp
- Nhận xét
- HS lần lượt chia sẻ ý kiến:
C1: Bạn nhỏ hỏi bố ngày hôm qua đâu rồi.
C2: Ngày hôm qua ở lại trong hạt lúa mẹ trồng; trên cành hoa trong vườn; nụ hồng lớn thêm mãi, đợi đến ngày tỏa hương, trong vở hồng của em.
C3: Bố dặn bạn nhỏ phải học hành chăm chỉ để “ngày qua vẫn còn”.
- HS thực hiện.
- ND: Qua bài thơ giúp em biết thời gian rất đáng quý; cần làm việc, học hành chăm chỉ để không phí thời gian.
- HS nhắc lại.
 Tiết: 2
3. Luyện tập:
c) Luyện đọc lại.
- GV hướng dẫn HS đọc toàn bài thơ. Chú ý giọng đọc tình cảm, lưu luyến thể hiện sự tiếc nuối.
- Gọi HS đọc toàn bài thơ.
- GV đọc lại bài thơ.
- HDHS học thuộc lòng 2 khổ thơ bất kỳ
- Nhận xét, khen ngợi.
d) Luyện tập theo văn bản đọc.
- Gọi HS đọc yêu cầu SGK
- Tổ chức cho HS thực hiện theo nhóm 4 vào bảng nhóm
- GV kết luận
- GV tuyên dương nhóm thực hiện tốt.
- Gọi HS đọc yêu cầu SGK
- YC HS nói mẫu trước lớp một câu, sau đó HD thực hiện theo cặp đôi
- Gọi các nhóm lên thực hiện.
- GV tuyên dương HS thực hiện tốt.
4. Vận dụng:
- Hôm nay, em đã học những nội dung gì?
- GV tóm tắt nội dung chính.
- Sau khi học xong bài hôm nay, em có cảm nhận hay ý kiến gì không?
- GV tiếp nhận ý kiến.
- Nhận xét, khen ngợi, động viên HS.
- Liên hệ, giáo dục HS biết vận dụng những kiến thức đã học vào cuộc sống.
- HS lắng nghe.
- HS đọc toàn bài trước lớp. 
- HS nhận xét, góp ý bạn đọc và tự đánh giá phần đọc của mình.
- Luyện nói theo cặp
- Đọc trước lớp.
- HS nhận xét.
* Bài 1: Dựa vào tranh minh họa bài đọc, tìm từ ngữ chỉ người, chỉ vật.
- Thảo luận nhóm, 1 nhóm báo cáo kết quả trước lớp
+ mẹ, bố, con
+ cánh đồng, tờ lịch, hoa hồng, vườn, sách, bàn, mặt trời ..
- Nhận xét
* Bài 2: Đặt 2 câu với từ ngữ tìm được ở bài tập 1.
- HS đọc
- HS thực hiện nói theo yêu cầu.
- HS trình bày
+ VD: Hoa hồng toả hương dịu ngọt.
+ Cậu bé đang học bài chăm chỉ..
- HS nhận xét nhóm bạn.
- HS nêu nội dung đã học.
- HS lắng nghe.
- HS nêu cảm nhận của mình
- HS lắng nghe.
IV. ĐIỀU CHỈNH SAU BÀI DẠY: 
 ===================================
Tiết 3: Toán
 ÔN TẬP CÁC SỐ ĐẾN 100 (Tiếp theo)
I. MỤC TIÊU:
- HS nhận biết, phân tích được số có hai chữ số theo số chục và số đơn vị, viết được số có hai chữ số dạng: 35 = 30 + 5 .
- Củng cố về thứ tự, so sánh số có hai chữ số.
- Rèn ý thức nhanh nhẹn, linh hoạt, yêu thích toán học.
- Thông qua hoạt động quan sát tranh, hình vẽ,..., HS nêu được câu hỏi và tự tin trả lời được câu hỏi qua đó bước đấu hình thành năng lực giải quyết vấn để, năng lực giao tiếp toán học.Thông qua hoạt động tách gộp số chục và số đơn vị hình thành năng lực tư duy, lập luận toán học,...
II. ĐỒ DÙNG DẠY- HỌC:
- GV: Máy tính, tivi chiếu nội dung bài. 
- HS: Bộ đồ đùng học Toán 2.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY- HỌC CHỦ YẾU:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1. Khởi động:
- Cho HS chơi trò chơi “ Truyền điện” (Viết số, đọc số có hai chữ số) 
- Giới thiệu bài mới + ghi đầu bài
2. Luyện tập:
- Gọi HS đọc Y/C bài.
- Bài yêu cầu làm gì?
- HDHS thực hiện lần lượt các Y/C:
- Hướng dẫn mẫu:
+ Số 35 gồm mấy chục và mấy đơn vị? 
+ Số 35 được viết thành phép cộng từ số chục và đơn vị thế nào ?
- Cho HS làm cá nhân thực hiện hoàn thiện vào phiếu học tập. 
- Mời HS chia sẻ cá nhân.. 
- GV hỏi : 
+ Trong số có hai chữ số, chữ số hàng nào đứng trước ? hàng nào đứng sau ? 
- Nhận xét, tuyên dương HS.
- Gọi HS đọc YC bài.
- Bài yêu cầu làm gì?
- Gọi HS đọc các số trên các áo.
+ YC HS làm việc cá nhân, tự sắp xếp các số vào vở ô li.
- Tổ chức cho HS chia sẻ trước lớp. Gọi 2- 3 HS lần lượt nêu các đáp án. GV chiếu hình ảnh trên màn hình. 
- Nhận xét, tuyên dương.
- Gọi HS đọc Y/C bài.
- Bài yêu cầu làm gì?
- HDHS phân tích mẫu :
- HD HS phân tích bảng :
+ Những cột nào cần hoàn thiện ? 
- GV cho HS làm bài vào phiếu.
- GV quan sát, hỗ trợ HS gặp khó khăn.
- Tổ chức cho HS báo cáo kết quả và nhận xét.
- GV chốt, chiếu đáp án. 
- Nhận xét, đánh giá bài HS.
3. Vận dụng:
- Gọi HS đọc YC bài.
- Bài yêu cầu làm gì?
- HDHS làm mẫu :
- Cho HS làm bài vào vở viết.
- Quan sát, hỗ trợ HS gặp khó khăn.
- Nhận xét, đánh giá bài HS.
- Liên hệ, giáo dục HS biết vận dụng những kiến thức đã học vào cuộc sống.
- HD về nhà học bài, chuẩn bị bài sau.
- Chơi theo HD của GV
- Ghi bài học vào vở
Bài 1: Số?
- HS đọc.
- HS trả lời.
- HS thực hiện lần lượt các Y/C.
5
50
5
50
50
5
7
7
- HS trả lời:
Bài 2: 
 Sắp xếp các số ghi trên các áo theo thứ tự:
a) Từ bé đến lớn. 14; 15; 19; 22
b) Từ lớn đến bé. 22; 19; 15; 14
- HS trả lời:
- HS đọc.
Bài 3: Số ?
Số
Số chục
Số đơn vị
35
3
5
53
5
3
47
4
7
80
8
0
66
6
6
- HS trả lời.
Bài 4: Từ ba thẻ số dưới đây, em hãy lập các số có hai chữ số.
37; 35; 73; 75; 53; 57
- HS chia sẻ.
- HS đọc.
- HS trả lời.
- HS lắng nghe.
IV. ĐIỀU CHỈNH SAU BÀI DẠY: 
 ===================================
Tiết 4: Đạo đức
VẺ ĐẸP QUÊ HƯƠNG EM. 
I. MỤC TIÊU:
- Bước đầu nhận biết được vẻ đẹp của thiên nhiên và con người ở quê hương mình. 
- HS nêu được địa chỉ quê hương của mình
- Học sinh có tình yêu quê hương, đất nước mình.
- Phát triển năng lực thẩm mĩ, quan sát, tự tin, mạnh rạn, năng lực ngôn ngữ.
II. ĐỒ DÙNG DẠY- HỌC:
- GV: Máy tính, tivi chiếu nội dung bài, bài hát Quê hương tươi đẹp(nhạc: dân ca Nùng, lời Anh Hoàng)
- HS:
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DAY- HỌC CHỦ YẾU:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1. Khởi động:
- Cho HS nghe và hát theo bài hát Quê hương tươi đẹp
+ Bài hát nói về điều gì?
- Nhận xét, dẫn dắt giới thiệu bài.
2. Khám phá:
*Hoạt động 1: Giới thiệu địa chỉ quê hương
- Cho HS quan sát tranh sgk tr.5, tổ chức thảo luận nhóm 2, trả lời câu hỏi:
+ Các bạn trong tranh đang làm gì?
+ Địa chỉ quê hương của các bạn ở đâu?
- Mời một số HS trả lời trước lớp
- Kết luận: Ai cũng có quê hương, đó là nơi em được sinh ra và lớn lên. Các em cần biết và nhớ địa chỉ quê hương mình.
- GV mở rộng thêm cho HS biết về quê nội và quê ngoại
*Hoạt động 2: Khám phá vẻ đẹp thiên nhiên quê hương em
- Yêu cầu HS làm việc cá nhân quan sát tranh trong sgk trang 6,7, thảo luận và trả lời câu hỏi:
+ Các bức tranh vẽ cảnh gì?
+ Nêu nhận xét của em khi quan sát bức tranh đó.
- Tổ chức cho HS chia sẻ.
- Yêu cầu HS giới thiệu về cảnh đẹp quê hương em đã chuẩn bị trước trong nhóm 4
- Theo dõi, hỗ trợ HS 
- Gọi HS đại diện nhóm trình bày kết quả thảo luận
- Nhận xét, kết luận: Mỗi người được sinh ra ở những vùng quê khác nhau, mỗi vùng quê đều có những cảnh sắc thiên nhiên tươi đẹp. Các em cần tìm hiểu, yêu mến, tự hào về cảnh đẹp thiên nhiên của quê hương mình.
*Hoạt động 3: Khám phá vẻ đẹp con người quê hương em
- Yêu cầu quan sát tranh và đọc đoạn văn trong sgk trang 7, trả lời câu hỏi:
+ Người dân quê hương Nam như thế nào?
- Làm việc nhóm 2: Hãy giới thiệu về con người quê hương em?
- Theo dõi, hỗ trợ HS 
- Gọi HS trả lời
- Cho HS chia sẻ trước lớp
- Kết luận: Con người ở mỗi vùng quê đều có những vẻ đẹp riêng, em cần tự hào và trân trọng vẻ đẹp của con người quê hương mình.
3. Vận dụng:
- GV tổ chức cho HS chơi trò chơi “Vòng tròn bạn bè”. GV chia HS thành các nhóm, đứng thành vòng tròn, nắm tay nhau và giới thiệu về địa chỉ quê hương của mình.
- Về học bài và chuẩn bị bài sau.
- Cả lớp hát, vận động theo nhạc
- Chia sẻ về nội dung bài hát
+ Bài hát nói về cảnh đẹp quê hương.
- Thảo luận nhóm 2 trả lời câu hỏi: 
+ Các bạn trong tranh đang giới thiệu về mình
 + Giới thiệu về quê hương mình
- Nói trước lớp: VD: Quê em ở thị trấn Tân Yên, huyện Hàm Yên, tỉnh Tuyên Quang,...
- Lắng nghe, nhận xét.
- HS lắng nghe
- Làm việc cá nhân, quan sát tranh và trả lời:
Tranh 1: hình ảnh cao nguyên đá hùng vĩ.
Tranh 2: biển rộng mênh mông.
Tranh 3: sông nước êm đềm, nên thơ.
Tranh 4: ruộng đồng bát ngát.
Tranh 5: nhà cao tầng, xe cộ tấp nập.
Tranh 6: hải đảo rộng lớn.
- HS chia sẻ trước lớp
- HS lắng nghe.
- Thảo luận nhóm, lựa chọn tranh ảnh đẹp, cử đại diện nhóm lên trình bày trước lớp.
- HS trả lời
- Cả lớp quan sát, lắng nghe và nhận xét về cách giới thiệu cảnh đẹp quê hương của các bạn, bình chọn cách giới thiệu của cá nhân hoặc của nhóm hay nhất.
- HS quan sát tranh và đọc đoạn văn trước lớp, trả lời câu hỏi
+ Người dân quê hương Nam: luôn yêu thương, giúp đỡ nhau, hiếu học, cần cù và thân thiện.
- Giới thiệu trong nhóm 2 về con người quê hương em (tùy từng vùng miền, địa phương, HS giới thiệu nét đặc trưng, nổi bật của con người quê hương mình). 
VD: Quê em là một niềm núi yên bình, ngươi dân quê em chăm chỉ, cần cù lao động, em rất yêu quý và tự hào về quê hương em,...
- Một số HS giới thiệu trước lớp
- HS nhận xét
- Các nhóm HS tham gia trò chơi, giới thiệu về quê hương của mình
- Lắng nghe, nhận nhiệm vụ.
IV. ĐIỀU CHỈNH SAU BÀI DẠY : 
BUỔI CHIỀU:
Tiết 1: Tiếng Việt- Nói và nghe 
 NHỮNG NGÀY HÈ CỦA EM 
I. MỤC ĐÍCH YÊU CẦU:
- Nhận biết được các sự việc trong tranh minh họa về kì nghỉ hè của các bạn nhỏ.
- Nói được điều đáng nhớ trong kì nghỉ hè của mình.
- Giúp HS vận dụng kiến thức vào cuộc sống hàng ngày.
- Phát triển kĩ năng trình bày, kĩ năng giáo tiếp, hợp tác nhóm.
II. ĐỒ DÙNG DẠY- HỌC:
- GV: Máy tính, Ti vi để chiếu hình ảnh của bài học.
- HS:
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY- HỌC CHỦ YẾU:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1. Khởi động:
- GV cho HS vận động bài hát thiếu nhi Bé yêu biển lắm.
- GV dẫn dắt, giới thiệu bài.
- GV viết đầu bài lên bảng
2. Khám phá:
- Hướng dẫn HS làm việc chung cả lớp: 
- Quan sát tranh. 
- Nêu nội dung các bức tranh: 
+ Tranh vẽ cảnh ở đâu? 
+ Trong tranh có những ai? 
+ Mọi người đang làm gì? 
- Gọi HS trả lời. 
- Hỏi: Theo em, các bức tranh muốn nói về các sự việc diễn ra trong thời gian nào? 
- Giao nhiệm vụ: Các em vừa trải qua kì nghỉ hè sau 9 tháng học tập ở nhà trường. Các em hãy kể về kì nghỉ hè vừa qua của mình theo các câu hỏi gợi ý trong SGK( Cho 1 HS đọc to gợi ý), chỉ nên chọn kể về những gì đáng nhớ nhất.
- GV tuyên dương HS thực hiện tốt.
3. Luyện tập:
- Cho HS phát biểu trước lớp
- GV tuyên dương HS thựchiện tốt.
4. Vận dụng:
- Hướng dẫn HS thực hiện viết theo các câu hỏi gợi ý ở bài tập 1
- Viết 2 - 3 cầu về kì nghỉ hè 
- Lưu ý: HS có thể vẽ tranh minh hoạ về ngày hè của mình (nếu thích).
- Cùng HS nhận xét, góp ý.
- Yêu cầu HS nhắc lại những nội dung đã học. 
- Tóm tắt lại những nội dung chính. 
Sau bài học Tôi là học sinh lớp 2:
+ Đọc - hiểu bài Tôi là học sinh lớp 2. 
+ Viết đúng chữ viết hoa A và câu ứng dụng. 
+ Nói được điều đáng nhớ nhất trong kì nghỉ hè của em. 
- GV tiếp nhận ý kiến phản hồi của HS về bài học.
- Nhận xét, khen ngợi, động viên HS.
- Liên hệ, giáo dục HS biết vận dụng những kiến thức đã học vào cuộc sống.
- HS vận động theo lời bài hát.
- HS lắng nghe
- HS ghi đầu bài vào vở.
Bài 1. Kể về điều đáng nhớ nhất trong kì nghỉ hè của em.
- HS quan sát tranh, nêu nội dung tranh.
+ Tranh 1 vẽ cảnh cả nhà về thăm quê, mọi người có lẽ vừa xuống xe ô tô đi về phía cầu bắc qua con kênh nhỏ. 
+ Tranh 2 vẽ cảnh bãi biển, mọi người tắm biển, xây lâu đài cát, thả diều,... 
+ Tranh 3 vẽ các bạn trai chơi đá bóng.
- HS trả lời. 
- Trả lời: Các bức tranh muốn nói về các sự việc diễn ra trong kì nghỉ hè.
- Đọc gọi ý trước lớp
- Làm việc theo nhóm 4: 
+ Từng HS nói theo câu hỏi gợi ý . 
+ Mỗi bạn có thể kể trong 1 phút, tập trung vào điều đáng nhớ nhất. 
+ Cả nhóm hỏi thêm để biết được rõ hơn về hoạt động trong kì nghỉ hè của từng bạn.
+ Nhóm nhận xét, góp ý.
- Đại diện các nhóm lên trình bày ý kiến trước lớp.
- Lớp nhận xét, bổ sung.
Bài 2. Em cảm thấy thế nào khi trở lại trường sau kì nghỉ hè?
- Một số HS phát biểu ý kiến, cần mạnh dạn nói lên suy nghĩ, cảm xúc thật của mình:
+ Kể về điều nhớ nhất trong kì nghỉ hè. 
+ Chia sẻ suy nghĩ, cảm xúc khi tạm biệt kì nghỉ hè để trở lại trường lớp. 
- Lớp nhận xét, bổ sung.
- Viết 2-3 câu về những ngày hè của em.
- Đọc bài viết của mình trước lớp, hoặc trình bày tranh vẽ.
- Lớp nhận xét, góp ý. 
- HS nhắc lại những nội dung đã học. 
- HS lắng nghe. 
- HS nêu ý kiến về bài học (Em thích hoạt động nào? Vì sao? Em không thích hoạt động nào? Vì sao?).
IV. ĐIỀU CHỈNH SAU BÀI DẠY : 
 =======================================
Tiết 2: Tiếng Việt (TC)
 Bài 1: TÔI LÀ HỌC SINH LỚP 2 VBT
 ==================================
Tiết 3: Toán (TC)
 ÔN TẬP CÁC SỐ ĐẾN 100 VBT (Tiết 1)
 ==================================== 
 Soạn: Ngày 3 tháng 9 năm 2022 
 Giảng: Thứ năm ngày 8 tháng 9 năm 2022
Tiết 1: Tiếng Việt-Nghe- viết
NGÀY HÔM QUA ĐÂU RỒI ? 
I. MỤC ĐÍCH YÊU CẦU:
- Viết đúng đoạn chính tả một đoạn văn ngắn theo hình thức nghe – viết.
- Làm đúng các bài tập chính tả âm vần.
- Biết quan sát và viết đúng các nét chữ, chăm chỉ học tập.
- Qua bài viết HS học tập được tính cẩn thận, tỉ mỉ khi viết bài và yêu thích môn học
- Phát triển năng lực quan sát, thẩm mĩ trong cách trình bày đẹp bài chính tả.
II. ĐỒ DÙNG DẠY- HỌC:
- GV: Máy tính, tivi để chiếu hình ảnh của bài học, phiếu bài tập 2.
- HS: Bảng cá nhân.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY- HỌC CHỦ YẾU:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1. Khởi động: GV cho HS vận động bài hát thiếu nhi Con cào cào.
+ Em thấy chú cào cào trong bài hát thích làm gì? Vì sao chúng ta cần chăm tập thể thao?
+ Giới thiệu bài: Nói về ích lợi của thể thao và giới thiệu đến sự chăm chỉ luyện tập của bạn Gấu trong bài cầu thủ dự bị.
2. Luyện tập: 
* Hoạt động 1: Nghe - viết.
- GV đọc đoạn viết.
- Gọi HS đọc lại đoạn viết.
+ Đoạn thơ có những chữ nào viết hoa?
+ Đoạn thơ có chữ nào dễ viết sai?
- Cho HS thực hành viết từ dễ viết sai vào bảng con.
- Đọc cho HS nghe viết.
- Y/C HS đổi vở soát lỗi.
- Nhận xét, đánh giá bài HS.
* Hoạt động 2: Bài tập.
- Tổ chức hoạt động nhóm 4 vào phiếu bài tập.
- Cùng HS nhận xét, góp ý, bổ sung 
- Chốt bảng chữ cái và tên chữ. 
- Cho HS học thuộc bảng chữ cái: đưa chữ cái và yêu cầu HS đọc tên chữ cái đó. 
- GV nhận xét, đánh giá.
- Cho HS nêu yêu cầu bài tập.
- Chốt kết quả đúng, gọi HS đọc lại tên các chữ cái vừa xếp
3. Vận dụng: 
 - Yêu cầu HS nhắc lại thứ tự bảng chữ cái đã học.
- Yêu cầu HS về nhà luyện viết thứ tự bảng chữ cái đã học.
- Liên hệ, giáo dục HS biết vận dụng những kiến thức đã học vào cuộc sống.
- HS vận động theo lời bài hát.
- HS trả lời: + Chú thích tập thể thao vì chú muốn khỏe đẹp
-HS lắng nghe, viết đầu bài vào vở.
Bài 1:
- HS lắng nghe.
- HS đọc.
- HS chia sẻ.
- Có những chữ cái đứng đầu mỗi dòng thơ.
- Trong, gặt, ước .
- HS luyện viết bảng con.
- HS nghe viết vào vở ô li.
- HS đổi chép theo cặp.
Bài 2:
- HS đọc yêu cầu của bài tập.
- HS xác định yêu cầu bài: Thảo luân tìm những chữ cái còn thiếu trong bảng. Học thuộc tên các chữ cái.
- HS đại diện nhóm trình bày kết quả trước lớp. 
- Nhận xét. 
- HS đọc thành tiếng (cá nhân/ cả lớp).
- HS đọc tên chữ cái theo yêu cầu của GV.
- HS đọc các chữ cái trong bảng đã hoàn chỉnh.
Bài 3:
- HS xác định yêu cầu bài: Sắp xếp các chữ cái dưới đây theo đúng thứ tự trong bảng chữ cái
- Thảo luận cặp đôi
- Trả lời: a, b, c, d, đ, ê.
- Nhận xét
- HS đọc
- Nêu các chữ cái trong bảng chữ cái đã học
IV. ĐIỀU CHỈNH SAU BÀI DẠY: 
 ===================================
Tiết 2: Mĩ thuật
 Đ/C Trang dạy
 ===================================
Tiết 3: Giáo dục thể chất
 Đ/C Dũng dạy
 =================================
Tiết 4: Toán
 ÔN TẬP CÁC SỐ ĐẾN 100 (Tiếp theo)
I. MỤC TIÊU:
- Giúp HS làm quen với ước lượng theo nhóm chục.
- Ôn tập, củng cố về phân tích số và bảng số từ 1 đến 100 đã học.
- Thông qua hoạt động ước lượng sổ đổ vật theo nhóm chục, HS bước đầu làm quen với thao tác ước lượng rổi đếm để kiểm tra ước lượng.
- Rèn ý thức nhanh nhẹn, linh hoạt, yêu thích toán học.
- Phát triển năng lực quan sát, tư duy, giải quyết vấn đề, năng lực giao tiếp toán học.
II. ĐỒ DÙNG DẠY- HỌC:
- GV: Máy tính, tivi chiếu nội dung bài. 
- HS: Bộ đồ đùng học Toán 2. 
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY- HỌC CHỦ YẾU:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1. Khởi động: 
- Cho HS xem video và vận động hát múa theo bài “Năm ngón tay ngoan”. 
- GV nhận xét, chốt lại bài. 
- Giới thiệu bài mới và ghi đầu bài.
2. Luyện tập:
- Cho HS đọc yêu cầu bài 1. HDHS làm việc chung cả lớp
- GV cần lưu ý: Bài 1. Được hiểu như là phần khám phá giúp HS có kiến thức mới: Tập ước lượng theo nhóm chục” (Thuật ngữ “ước lượng” đã được làm quen ở Toán 1) 
- Câu a (là bài mẫu): gợi ý để HS nhận biết ước lượng số chục viên bi. 
- HDHS nhận ra rằng với các số lớn hơn có thể gặp khó khăn. 
- Gợi ý để HS thấy có 2 nhóm chục viên bi (đã khoanh vào 2 nhóm đó), rồi khoanh tiếp vào 1 nhóm chục viên bi nữa, quan sát thấy được 3 nhóm chục viên bị và thừa ra 2 viên bi lẻ. 
Câu b: Tương tự cách làm như câu a 
+ Nhận xét thừa 8 viên bi so với 3 chục nhưng còn thiếu 2 viên so với 4 chục nên ta có thể kết luận: Ước lượng khoảng 4 chục viên bi, đếm đúng 38 viên vi. 
HS có thể ước lượng có khoảng 3 chục viên bi (thừa ra 8 viên bi) cũng được chấp nhận. 
- Kết luận: ước lượng có khoảng 4 chục viên bi. 
- GV cho HS đọc yêu cầu bài 2.
- Tổ chức cho HS thảo luận cặp đôi hoàn thành yêu cầu của bài
- GV bao quát lớp làm bài.
- Nhận xét cách làm của HS, chốt kết quả đúng
- Cho HS đọc yêu cầu bài 3.
- Yêu cầu từ cấu tạo số và phân tích số, tự viết được số có hai chữ số thành tổng các chục và đơn vị.
- Cùng HS nhận xét bài làm của HS.
- Cho HS quan sát bảng số của bài tập 4. Cho HS nhận xét về bảng số để phát hiện là bảng số đếm từ 1 đến 100
- Tổ chức cho HS thảo luận nhóm 4 và lắp ghép các miếng bìa cho phù hợp với bảng số.
- Đánh giá, chốt kết quả đúng
- Tổ chức cho HS thảo luận làm bài tập vào bảng nhóm
- Tuyên dương nhóm thực hiện tốt
- Mở rộng: khai thác để củng cố kiến thức về bảng các số từ 1 đến 100 (liên quan đến bổ sung về số và chữ số). 
- “Trong bảng: 
+ Những số nào có hai chữ số giống nhau? 
+ Số nào lớn nhất? 
+ Số nào bé nhất? 
+ Số lớn nhất có một chữ số là số nào? + Số bé nhất có một chữ số là số nào?... 
- GV chốt ý: Bài tập này củng cố bảng các số từ 1 đến 100. 
3. Vận dụng:
- Nhận xét, tuyên dương, HS tích cực.
- Liên hệ, giáo dục HS biết vận dụng những kiến thức đã học vào cuộc sống.
- HS hát và vận động theo nhạc.
- HS ghi đầu bài vào vở.
Bài 1: Em ước lượng xem trong hình có khoảng bao nhiêu viên bi rồi đếm số bi trong hình (theo mẫu)
- HS đọc và xác định yêu cầu bài. 
- HS làm việc cá nhân.
- HS quan sát các viên bị xếp không theo thứ tự nào, rồi thử ước lượng số viên bị có khoảng mấy chục viên, sau đó đếm chính xác số viên bi (để đối chiếu với ước lượng).
+ HS có thể đếm từng viên theo cách đếm thông thường. 
- Từ gợi ý, HS nêu ước lượng được khoảng 3 chục viên bi và đếm được 32 viên bi.
- HS ước lượng tương tự câu a, ước lượng được khoảng 3 chục viên bi và thừa ra 8 viên bi. 
- HS nêu: Ước lượng được khoảng 3 chục viên bi và đếm đúng 38 viên bi.
Bài 2. Em ước lượng xem trong hình có khoảng mấy chục quả cà chua rồi đếm xem có bao nhiêu quả.
- HS đọc đề bài và xác định yêu cầu bài, thảo luận theo cặp: 
+ HS quan sát trong hình đã khoanh 2 chục quả cà chua, HS lựa chọn cách hợp lí để khoanh tiếp các chục quả cà chua.
- Sau đó HS ước lượng có khoảng 4 chục quả cà chua và đếm chính xác là 42 quả cà chua.
- Trình bày cách làm trước lớp
- Cùng GV nhận xét câu trả lời của bạn.
Bài 3: Số?
- HS đọc và xác định yêu cầu bài. 
- HS quan sát mẫu và làm việc cá nhân: tự viết được số có hai chữ số thành tổng các chục và đơn vị 
(có dạng 87 = 80 + 7). 
+ Chẳng hạn: 45 = 40 + 5; 63 = 60 + 3. HS chỉ cần nêu, viết số vào ô có dấu “?” thích hợp. 
- Một số HS nêu kết quả, lớp nhận xét, góp ý.
Bài 4: 
- Quan sát trên TV, nhận xét
- Thảo luận nhóm 4
a) Em lắp ghép 4 miếng bìa A, B, C, D vào vị trí thích hợp trong bảng.
- 1 nhóm trình bày kết quả trước lớp
- Nhận xét, bổ xung

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_tong_hop_lop_2_tuan_1_nam_hoc_2022_2023_mai_hoa.doc