Giáo án tổng hợp Lớp 2, Tuần 13 theo CV 2345 - Năm học 2022-2023 - Mai Hoa

Giáo án tổng hợp Lớp 2, Tuần 13 theo CV 2345 - Năm học 2022-2023 - Mai Hoa

Sáng - Thứ hai ngày 28 tháng 11 năm 2022

Tiết 2+3:

TIẾNG VIỆT (121 + 122)

BÀI 23 - ĐỌC: RỒNG RẮN LÊN MÂY

I. Yêu cầu cần đạt:

- Đọc đúng, rõ ràng bài đọc Rồng rắn lên mây, tốc độ đọc khoảng 50-55 tiếng/ phút.

- Hiểu cách chơi trò chơi rồng rắn lên mây

+ GDĐP: Tích hợp liên hệ: CĐ6: Trò chơi dân gian (chơi ô ăn quan, chơi chuyền).

* HSHN: Đọc đánh vần đúng được từ 2 đến 4 câu.

II. Đồ dùng dạy học:

1. GV: Tranh bài đọc "Rồng rắn lên mây"

2. HS: Vở TV.

III. Các hoạt động dạy học chủ yếu:

 

doc 47 trang Huy Toàn 23/06/2023 4243
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án tổng hợp Lớp 2, Tuần 13 theo CV 2345 - Năm học 2022-2023 - Mai Hoa", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN 13:
Sáng - Thứ hai ngày 28 tháng 11 năm 2022
Tiết 2+3: 
TIẾNG VIỆT (121 + 122)
BÀI 23 - ĐỌC: RỒNG RẮN LÊN MÂY
I. Yêu cầu cần đạt:
- Đọc đúng, rõ ràng bài đọc Rồng rắn lên mây, tốc độ đọc khoảng 50-55 tiếng/ phút. 
- Hiểu cách chơi trò chơi rồng rắn lên mây
+ GDĐP: Tích hợp liên hệ: CĐ6: Trò chơi dân gian (chơi ô ăn quan, chơi chuyền).
* HSHN: Đọc đánh vần đúng được từ 2 đến 4 câu.
II. Đồ dùng dạy học:
1. GV: Tranh bài đọc "Rồng rắn lên mây"
2. HS: Vở TV.
III. Các hoạt động dạy học chủ yếu:
Tiết 1
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1. Khởi động:
- Cho HS quan sát tranh: Tranh vẽ gì?
- Em biết gì về trò chơi Rồng rắn lên mây?
- Em chơi trò chơi này vào lúc nào? Em có thích chơi trò chơi này không?
- Dẫn dắt, giới thiệu bài.
2. Khám phá:
Hoạt động 1: Đọc văn bản.
- Đọc mẫu: giọng nhanh, thể hiện sự phấn khích. 
- HDHS chia đoạn: (3 đoạn)
Đoạn 1: Từ đầu đến rồng rắn.
Đoạn 2: Tiếp cho đến khúc đuôi.
Đoạn 3: Còn lại.
- Luyện đọc từ khó kết hợp giải nghĩa từ: vòng vèo, núc nắc, khúc đầu, khúc giữa, khúc đuôi.
- Luyện đọc câu dài: Nếu thầy nói “có”/ thì rồng rắn/ hỏi xin/ thuốc cho con/ cho thầy/ bắt khúc đuôi.
- Luyện đọc đoạn: GV tổ chức cho HS luyện đọc đoạn theo nhóm ba.
Hoạt động 2: Trả lời câu hỏi.
- Gọi HS đọc lần lượt 4 câu hỏi trong sgk/tr.102.
- HDHS trả lời từng câu hỏi đồng thời hoàn thiện vào TV.
C1: Những người chơi làm thành rồng rắn bằng cách nào?
C2: Rồng rắn đến gặp thầy thuốc để làm gì?
C3: Chuyện gì xảy ra nếu khúc đuôi bị thầy bắt?
C4: Nếu bạn khúc giữa bị đứt thì bạn đó phải làm gì?
- Hỗ trợ HS gặp khó khăn, lưu ý rèn cách trả lời đầy đủ câu.
- Nhận xét, tuyên dương HS.
Tiết 2
Khởi động: Cho HS chơi TC chuyển tiết
3. Luyện tập, thực hành
Hoạt động 3: Luyện đọc lại.
- Đọc mẫu một lần trước lớp.Giọng đọc nhẹ nhàng, phát âm rõ ràng, tốc độ vừa phải
- Gọi HS đọc toàn bài.
- Nhận xét, khen ngợi.
Hoạt động 4: Luyện tập theo văn bản đọc.
Bài 1: Nói tiếp để hoàn thành câu.
- Gọi HS đọc yêu cầu sgk/ tr.102.
- YC HS trả lời câu hỏi đồng thời hoàn thiện vào VBTTV/tr.52.
- Tuyên dương, nhận xét.
Bài 2: Đặt 1 câu nói về trò chơi mà em thích.
- Gọi HS đọc yêu cầu sgk/ tr.102.
- Cho HS viết câu về điều em thích trong trò chơi Rồng rắn lên mây.
- Quan sát, hỗ trợ HS gặp khó khăn.
- Gọi HS nêu câu em viết.
- Nhận xét chung, tuyên dương HS.
4. Vận dụng
+ Ở nhà em thường chơi những trò chơi gì?
+ Hãy kể tên một số trò chơi dân gian mà em biết?
- Hôm nay em học bài gì?
- Nhận xét giờ học.
- Thảo luận theo cặp và chia sẻ.
- 2-3 HS chia sẻ.
- Cả lớp đọc thầm.
- Đọc nối tiếp đoạn.
- 2-3 HS luyện đọc.
- 2-3 HS đọc.
- Thực hiện theo nhóm ba.
- Lần lượt đọc.
- Lần lượt chia sẻ ý kiến:
C1: Túm áo nhau làm rồng rắn.
C2: Đến gặp thầy để xin thuốc cho con
C3: Khúc đuôi bị bắt thì đổi vai làm thầy thuốc
C4: Nếu khúc giữa bị đứt thì bạn phải làm đuôi.
- Lắng nghe, đọc thầm.
- 2-3 HS đọc.
- 2-3 HS đọc.
- 2-3 hoàn thiện câu tra lời.
- 1-2 HS đọc.
- Viết câu theo yêu cầu.
+ Nêu tên TC và chơi theo yêu cầu
- Chia sẻ.
 IV. Điều chỉnh sau bài dạy:
______________________________________
Sáng Thứ ba ngày 29 tháng 11 năm 2022
Tiết 3: 
TIẾNG VIỆT (123)
VIẾT: CHỮ HOA M
I. Yêu cầu cần đạt:
- Biết viết chữ hoa M (chữ cỡ vừa và chữ cỡ nhỏ); viết câu ứng dụng "Mường Lò là cánh đồng lúa lớn thứ hai của Tây Bắc".
II. Đồ dùng dạy học
1. GV: Mẫu chữ hoa "M".
2. HS: SGK
III. Các hoạt động dạy học:
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1. Khởi động:
- Cho HS quan sát mẫu chữ hoa: Đây là mẫu chữ hoa gì?
- Dẫn dắt, giới thiệu bài.
2. Khám phá:
Hoạt động 1: Hướng dẫn viết chữ hoa.
- Treo chữ M hoa (đặt trong khung):
- HD học sinh quan sát, nhận xét: 
• Độ cao, độ rộng chữ hoa M.
• Chữ hoa M gồm mấy nét?
- Treo quy trình viết chữ hoa M lên bảng.
- Thao tác mẫu trên bảng con, vừa viết vừa nêu quy trình viết từng nét.
- YC HS viết bảng con.
- Hỗ trợ HS gặp khó khăn.
- Nhận xét, động viên HS.
Hoạt động 2: Hướng dẫn viết câu ứng dụng.
- Gọi HS đọc câu ứng dụng cần viết.
Mường Lò là cánh đồng lúa lớn thứ hai của Tây Bắc.
mê
Mường Lò
mê
ǮǮǮǮ
ǮǮǮǮǮǮǮǮǮ
ǮǮǮǮǮǮǮǮǮ
- Viết mẫu câu ứng dụng trên bảng, lưu ý cho HS:
• Viết chữ hoa M đầu câu.
• Khoảng cách giữa các con chữ, độ cao, dấu thanh và dấu chấm cuối câu.
3. Luyện tập , thực hành
- YC HS thực hiện luyện viết chữ hoa M và câu ứng dụng trong vở Luyện viết.
- Quan sát, hỗ trợ HS gặp khó khăn.
- Nhận xét, đánh giá bài HS.
Củng cố, dặn dò:
- Hôm nay em học bài gì?
- Nhận xét giờ học.
- 1-2 HS chia sẻ.
- Quan sát, nhân xét.
- Quan sát.
- Theo dõi
- Luyện viết bảng con.
- 3-4 HS đọc.
- Quan sát, lắng nghe.
- Thực hiện.
- Chia sẻ.
IV. Điều chỉnh sau bài dạy:
Tiết 4: 
TIẾNG VIỆT (124)
NÓI VÀ NGHE: KỂ CHUYỆN BÚP BÊ BIẾT KHÓC
I. Yêu cầu cần đạt:
- Đoán được nội dung câu chuyện Búp bê biết khóc qua câu hỏi dưới tranh minh họa, kể được 1-2 đoạn của câu chuyện dựa vào tranh và câu hỏi gợi ý dưới tranh ( không bắt buộc kể đúng nguyên văn câu chuyện theolời cô kể). Có tinh thần hợp tác, khả năng làm việc nhóm, ý thức tập thể và trách nhiệm cá nhân( thông qua trò chơi rồng rắn lên mây).
II. Đồ dùng dạy học
1. GV: Tranh kể chuyện
2. HS: SGK
III. Các hoạt động dạy học chủ yếu:
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1. Khởi động:
- Cho HS quan sát tranh: Tranh vẽ gì?
- Dẫn dắt, giới thiệu bài.
2. Khám phá:
Hoạt động 1: Dựa vào câu hỏi gợi ý đoán nội dung tranh.
- Tổ chức cho HS quan sát từng tranh, trả lời câu hỏi:
• Khi được 6 tuối Hoa được quà gì ?
• Hoa yêu thích quà đó như thê nào?
• Khi được 7 tuổi Hoa được quà tăng quà gì? Hoa làm gì vơi món quà cũ? 
• Hoa nằm mơ thấy gì? 
• Hoa làm gì vơi hai món đồ chơi?
• Theo em, các tranh muốn nói điều gi?
- Tổ chức cho HS kể về Búp bê biết khóc, lưu ý chọn những điều nổi bật, đáng nhớ nhất.
- Hỗ trợ HS gặp khó khăn.
- Nhận xét, động viên HS.
Hoạt động 2: Nghe kể chuyện.
- Nêu nội dung câu chuyện.
- Kê chuyện lần 1 và kết hợp với các hình ảnh trong 4 bức tranh.
- YC chú ý nhắc lại những câu nói của búp bê trong đoạn 3.
- Kể lần 2 kết hợp vừa kể vừa hỏi để học sinh nhớ các chi tiết trong câu chuyện.
Hoạt động 3: Chọn 1- 2 đoạn của câu chuyện theo tranh
• Bước 1: HS quan sát tranh đọc và nhớ nôi dung .
- YC HS dựa vào tranh và kể theo đoạn
• Bước 2: Tập kể theo cặp
- Kể một đoạn em nhớ
- 2 HS lên bảng kể nối tiếp
- Sửa cách diễn đạt cho các em
- Nhận xét, khen ngợi HS.
Em học được gì qua câu chuyện này?
Đồ chơi cũ của em vẫn giữ hay cho các em nhỏ khác?
- Nhận xét.
Củng cố, dặn dò:
- Em hãy kể lại câu chuyện Búp bê biết khóc cho người thân nghe.
- Hôm nay em học bài gì?
- Nhận xét giờ học.
- 1-2 HS chia sẻ.
- Mỗi tranh, 2-3 HS chia sẻ.
- 1-2 HS trả lời.
- Thảo luận theo cặp, sau đó chia sẻ trước lớp.
- Suy nghĩ cá nhân, sau đó chia sẻ với bạn theo cặp.
- Lắng nghe, nhận xét.
- Lắng nghe.
- Thực hiện.
- 1-2 HS kể.
- 2 HS kể nối tiếp
- Trả lời
- Chia sẻ
IV. Điều chỉnh sau bài dạy:
________________________________________________
Sáng - Thứ tư ngày 30 tháng 11 năm 2022
Tiết 1+2:
TIẾNG VIỆT (125 + 126)
BÀI 24 - ĐỌC: NẶN ĐỒ CHƠI
I. Yêu cầu cần đạt:
- Đọc đúng các tiếng có âm dễ lẫn do ảnh hưởng của phát âm địa phương; đọc rõ ràng bài thơ, biết cách ngắt nghỉ, nhấn giọng phù hợp. Hiểu nội dung bài thơ ( về một trò chơi quen thuộc của trẻ thơ- nặn đồ chơi).
II. Đồ dùng dạy học
1. GV: Tranh bài tập đọc "Nặn đồ chơi"
2. HS: SGK
III. Các hoạt động dạy học chủ yếu:
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Tiết 1
1. Khởi động:
- Cho HS quan sát tranh: Tranh vẽ gì?
- Hỏi:
- Em còn biết những trò chơi nào khác?
- Dẫn dắt, giới thiệu bài.
2. Khám phá:
Hoạt động 1: Đọc văn bản.
- Đọc mẫu: 
- HDHS chia khổ thơ.
- HDHS cách ngắt, nghỉ mỗi dòng thơ và nghỉ hơi giữa mỗi câu thơ.
- Luyện đọc từ khó kết hợp giải nghĩa từ: vẫy, na, nặn, vểnh, 
- Luyện đọc đoạn: GV tổ chức cho HS luyện đọc đoạn theo nhóm đôi.
- Từng em tự luyện đọc toàn bộ bài đọc.
- Giúp đỡ HS gặp khó khăn khi đọc bài, tuyên dương trước lớp.
Hoạt động 2: Trả lời câu hỏi.
- Gọi HS đọc lần lượt 4 câu hỏi trong sgk/.
- HDHS trả lời từng câu hỏi đồng thời hoàn thiện vào TV.
C1: Kể tên những đồ chơi bé đã nặn?
C2: Bé nặn đồ chơi để tặng cho những ai?
C3: Việc bé nặn đồ chơi tặng mọi người thể hiện điều gì?
C4: Em thích nặn đồ chơi gí/ Để tặng cho ai?
- Hỗ trợ HS gặp khó khăn, lưu ý rèn cách trả lời đầy đủ câu.
- Nhận xét, tuyên dương HS.
Tiết 2:
Khởi động: Cho HS chơi TC chuyển tiết
3. Luyện tập, thực hành
Hoạt động 3: Luyện đọc lại.
- Đọc diễn cảm toàn bài. Lưu ý ngắt nghỉ hơi câu thơ cho phù hợp.
- Gọi HS đọc toàn bài.
- Nhận xét, khen ngợi.
Hoạt động 4: Luyện tập theo văn bản đọc.
Bài 1: Tìm từ ngữ cho biết chú mèo rất vui vì được bé tặng quà.
- Gọi HS đọc yêu cầu sgk.
- YC HS trả lời câu hỏi đồng thời hoàn thiện vào TV
- Tuyên dương, nhận xét.
Bài 2: Tìm thêm từ ngữ chỉ cảm xúc vui mừng.
- Gọi HS đọc yêu cầu 
- HDHS trao đổi nhóm để tìm thêm từ ngữ chỉ cảm xúc vui mừng khác.
- Quan sát, hỗ trợ HS gặp khó khăn.
- Gọi các nhóm lên thực hiện.
- Ghi các từ đúng mà các nhóm tìm được lên bảng. (VD: vui vẻ, mừng rỡ, hớn hở, phấn khởi, )
- Nhận xét chung, tuyên dương HS.
Củng cố, dặn dò:
- Hôm nay em học bài gì?
- Nhận xét giờ học.
- Thảo luận theo cặp và chia sẻ.
- 2-3 HS chia sẻ.
- Cả lớp đọc thầm.
- Đọc nối tiếp đoạn.
- 2-3 HS luyện đọc.
- 2-3 HS đọc.
- Thực hiện theo nhóm đôi.
- Lần lượt đọc
- Lần lượt chia sẻ ý kiến.
C1: Những đồ chơi bé đã nặn là: quả na, quả thị, con chuột, cối giã trầu.
C2: Bé nặn đồ chơi tặng mẹ, tặng ba, tặng bà, tặng chú mèo.
C3: Thể hiện tình cảm yêu thương, quan tâm những người thân trong gia đình của bé.
C4: HS tự liên hệ.
- Lắng nghe, đọc thầm.
- 2-3 HS đọc.
- 2-3 HS đọc.
- Trả lời (Đáp án: thích chí)
- 1-2 HS đọc.
- Hoạt động nhóm 4, thực hiện luyện nói theo yêu cầu.
- 4-5 nhóm lên bảng.
- Chia sẻ.
IV. Điều chỉnh sau bài dạy:
Sáng - Thứ năm ngày 1 tháng 12 năm 2022
Tiết 2:
TIẾNG VIỆT (127)
NGHE – VIẾT: NẶN ĐỒ CHƠI
I. Yêu cầu cần đạt:
- Nghe- viết đúng chính tả bài thơ ( 3 khổ thơ đầu); trình bày đúng khổ thơ, biết viết hoa chữ cái đầu tên bài thơ và đầu các dòng thơ. Làm đúng các bài tập chính tả phân biệt da/gia; s/x; hoặc ươn/ương.
II. Đồ dùng dạy học
1. GV: Phiếu bài tập
2. HS: Vở , bút, bảng con
III. Các hoạt động dạy học chủ yếu:
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1. Khởi động
- Cho HS nghe và vận động theo nhạc bài hát
- Dẫn dắt vào bài
2. Luyện tập, thực hành:
Hoạt động 1: Nghe – viết chính tả.
- Đọc đoạn chính tả cần nghe viết.
- Gọi HS đọc lại đoạn chính tả.
- Hỏi: 
Đoạn thơ có những chữ nào viết hoa?
Đoạn thơ có chữ nào dễ viết sai?
- HDHS thực hành viết từ dễ viết sai vào bảng con. (tròn xoe, giã trầu, thích chí, vẫy đuôi, vểnh râu, )
- Đọc cho HS nghe viết.
- YC HS đổi vở soát lỗi chính tả.
- Nhận xét, đánh giá bài HS.
Hoạt động 2: Bài tập chính tả.
- Gọi HS đọc YC bài 5,6.
- HDHS hoàn thiện vào VBTTV/ tr. 54.
- Chữa bài, nhận xét.
Củng cố, dặn dò:
- Hôm nay em học bài gì?
- Nhận xét giờ học.
- Thực hiện
- Lắng nghe.
- 2-3 HS đọc.
- 2-3 HS chia sẻ.
- Luyện viết bảng con.
- Nghe viết vào vở ô li.
- Đổi chép theo cặp.
- 1-2 HS đọc.
- Làm bài cá nhân, sau đó đổi chéo kiểm tra.
- Chia sẻ.
IV. Điều chỉnh sau bài dạy:
_______________________________________
Tiết 3: 
TIẾNG VIÊT (128)
LUYỆN TẬP: MỞ RỘNG VỐN TỪ VỀ ĐỒ CHƠI; DẤU PHẨY
I. Yêu cầu cần đạt:
- Phát triển vốn từ chỉ đặc điểm của đồ chơi, luyện tập cách sử dụng dấu phẩy.
II. Đồ dùng dạy học
1. GV: Phiếu bài tập
2. HS: SGK
III. Các hoạt động dạy học chủ yếu:
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1. Khởi động:
- Tổ chức cho HS hát và vận động theo bài hát: “Hổng dám đâu”
- Nhận xét, giới thiệu bài
2. Luyện tập, thực hành:
Hoạt động 1: Giới thiệu về một đồ chơi có trong hình theo mẫu.
Bài 1:
- Gọi HS đọc YC bài.
- Bài yêu cầu làm gì?
- Cho HS làm việc theo nhóm.
Quan sát tranh.
Mỗi HS chọn một đồ chơi trong tranh.
- HDHS: Với mỗi đồ chơi được chọn, HS quan sát thật kĩ để tìm từ chỉ đặc điểm tương ứng.
- Từng HS nói trong nhóm.
- Mời đại diện 3-4 nhóm chia sẻ trước lớp.
- Hỗ trợ HS gặp khó khăn.
- Chữa bài, nhận xét.
- Nhận xét, tuyên dương HS.
Hoạt động 2: Đặt dấu phẩy vào vị trí thích hợp trong câu.
Bài 2:
- Gọi HS đọc YC.
- Bài YC làm gì?
- Cả lớp:
- Mời HS đọc câu mẫu.
- HDHS chú ý công dụng của dấu phẩy trong câu mẫu. 
- Cặp/nhóm.
- Mời đại diện các nhóm chia sẻ trước lớp.
- Thống nhất đáp án.
- Nhận xét, khen ngợi HS.
Bài 3: Đặt dấu phẩy vào vị trí thích hợp trong câu in nghiêng.
- Tổ chức tương tự bài 2.
- GV và HS thống nhất câu trả lời.
- Nhận xét, tuyên dương HS.
Củng cố, dặn dò:
- Hôm nay em học bài gì?
- Nhận xét giờ học.
- Thực hiện
- 1-2 HS đọc.
- 1-2 HS trả lời.
- Làm việc nhóm.
- Đại diện nhóm trả lời.
- Đọc.
- Nêu.
- Đọc.
- Chú ý.
- Thực hiện theo cặp/nhóm.
- Đọc thành tiếng từng câu trong bài tập.
- Xác định danh giới giữa các từ/cụm từ trong câu.
- Xác định từ/cụm từ cùng chức năng nhưng chưa được ngăn cách bởi dấu phẩy. 
- Thử đặt lại dấu phẩy và đọc lại thành tiếng 2-3 lần trong nhóm.
- Chia sẻ.
- Thực hiện.
- Chú ý.
- Chia sẻ.
IV. Điều chỉnh sau bài dạy:
_______________________________________
Sáng - Thứ sáu ngày 2 tháng 12 năm 2022
Tiết 2: 
TIẾNG VIỆT (129)
LUYỆN TẬP: VIẾT DOẠN VĂN TẢ ĐỒ CHƠI 
I. Yêu cầu cần đạt:
- Viết được một đoạn văn tả đồ chơi.
- Phát triển năng lực sử dụng ngôn ngữ trong việc kể, tả về đặc điểm của các đồ chơi quen thuộc, gần gũi ở xung quanh.
II. Đồ dùng dạy học
1. GV: Bảng phụ
2. HS: SGK, vở, bút
III. Các hoạt động dạy học chủ yếu:
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1. Khởi động:
- Cho HS vận động theo bài hát 
- Nhận xét dẫn vào bài
2. Luyện tập, thực hành:
Hoạt động 1: Luyện viết đoạn văn.
Bài 1:
- Gọi HS đọc YC bài.
- Bài yêu cầu làm gì?
- YC HS trao đổi nhóm về các nội dung:
- Cho HS lần lượt kể về những đồ chơi của mình?
- Cho HS kể về đồ chơi mình thích nhất?
- Nêu lí do vì sao em thích đồ chơi đó?
- Đại diện nhóm trình bày trước lớp
- HDHS nói về đồ chơi em thích nhất
- Hỗ trợ HS gặp khó khăn.
- Gọi HS lên thực hiện.
- Nhận xét, tuyên dương HS.
Bài 2:
- Gọi HS đọc YC bài.
- Bài yêu cầu làm gì?
- YC HS trao đổi nhóm:
 Mỗi HS chọn một đồ chơi 
 Từng HS trong nhóm nói về đồ chơi mà mình đã lựa chọn theo gợi ý
- HS khác nhận xét và góp ý
- Quan sát, hỗ trợ HS gặp khó khăn.
- YC HS thực hành viết vào VBT tr.7.
- Trao đổi bài trong nhóm để sửa bài cho nhau
 - Gọi HS đọc bài làm của mình.
- Nhận xét, chữa cách diễn đạt.
Củng cố, dặn dò:
- Hôm nay em học bài gì?
- Nhận xét giờ học.
- Thực hiện
- 1-2 HS đọc.
- 1-2 HS trả lời.
- 2-3 HS trả lời:
- Thực hiện thảo luận
- 2-3 nhóm trình bày
- 1-2 HS đọc.
- 1-2 HS trả lời.
- Lắng nghe, hình dung cách viết.
- Làm bài.
- Trao đổi
- 1-2 HS đọc.
- Chia sẻ
IV. Điều chỉnh sau bài dạy:
______________________________________________
Tiết 3: 
TIẾNG VIỆT (130)
ĐỌC MỞ RỘNG
I. Yêu cầu cần đạt:
- Tìm và đọc mở rộng được một bài thơ hoặc một bài đồng dao về đồ chơi, trò chơi, chia sẻ với bạn được tên và cách chơi đồ chơi đó.
 Biết chia sẻ khi chơi, biết quan tâm đến người khác bằng những hành động đơn giản..
II. Đồ dùng dạy học
1. GV: Thơ, ca, sách báo về đồ chơi, trò chơi
2. HS: SGK, vở, bút
III. Các hoạt động dạy học chủ yếu:
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1. Khởi động:
- Cho HS vận động theo bài hát “ Hổng dám đâu”
- Bài hát nhắc đến những trò chơi nào ?
- Nhận xét – Giới thiệu bài.
2. Luyện tập, thực hành:
Bài 1: Tìm đọc một bài thơ hoặc bài đồng dao về một đồ chơi , trò chơi.
- Gọi HS đọc YC bài 1, 
- Tổ chức cho HS tìm đọc một bài thơ, một bài đồng ca về một đồ chơi, trò chơi
- Tổ chức cho HS chia sẻ tìm đọc một bài thơ, một bài đồng ca về một đồ chơi, trò chơi 
- Nhận xét tuyên dương
Bài 2: Nói với bạn
- Tên của đồ chơi, trò chơi
- Cách chơi đồ chơi, trò chơi đó
- Tổ chức cho HS trao đổi về tên của đồ chơi, trò chơi; cách chơi đồ chơi, trò chơi đó trong bài thơ, bài đồng dao vừa đọc.
- Nhận xét, đánh giá việc đọc mở rộng của HS.
3. Vận dụng
- Cho HS kể cho người thân nghe về các đồ chơi, trò chơi mà hôm nay em được nói trước lớp.
- Nhận xét giờ học.
- Thực hiện
- Nêu
- 1-2 HS đọc.
- Tìm các bài thơ về trò chơi, đồ chơi 
- Chia sẻ theo nhóm 4: đọc một bài đồng ca về một đồ chơi, trò chơi 
VD: Trò chơi Nu na nu nống
Nu na nu nống,
Đánh trống phất cờ.
Mở cuộc thi đua,
Thi chân đẹp đẽ.
Chân ai sạch sẽ,
Gót đỏ hồng hào.
Không bẩn tí nào,
Được vào đánh trống.
- Đọc yêu cầu
- Thực hiện.
- Trao đổi trình bày trước lớp về tên trò chơi, cách chơi.
VD: - Cách chơi: Trò chơi Nu na nu nống:
 Những người chơi ngồi xếp hàng bên nhau, duỗi thẳng chân ra, tay cầm tay, vừa nhịp tay vào đùi vừa đọc các câu đồng dao. Mỗi từ trong bài đồng dao được đập nhẹ vào một chân, bắt đầu từ đầu tiên của bài đồng dao là từ “nu” sẽ đập nhẹ vào chân 1, từ “na” sẽ đập vào chân 2 của người đầu, tiếp theo đến chân của người thứ hai thứ ba theo thứ tự từng người đến cuối cùng rồi quay ngược lại cho đến từ “trống”. Chân của ai gặp từ “trống” thì co chân đó lại, ai co đủ hai chân đầu tiên người đó sẽ vế nhất, ai co đủ hai chân kế tiếp sẽ về nhì người còn lại cuối cùng sẽ là người thua cuộc. Trò chơi lại bắt đầu từ đầu.
- Thực hiện
IV. Điều chỉnh sau bài dạy:
______________________________________________
TUẦN 14
Sáng - Thứ hai ngày 5 tháng 12 năm 2022
Tiết 2+3: 
TIẾNG VIỆT (131+132)
BÀI 25 - ĐỌC: SỰ TÍCH HOA TỈ MUỘI
I. Yêu cầu cần đạt:
- Đọc đúng các từ khó, biết cách đọc lời người kể chuyện, lời thoại của các nhân vật trong bài: Sự tích hoa tỉ muội.
- Nhận biết được tình cảm chị em hồn nhiên mà đầy xúc động thể hiện qua bài đọc.
II. Đồ dùng dạy học: 
1. GV: Tranh bài tập đọc "Sự tích hoa tỉ muội"
2. HS: SGK
III. Các hoạt động dạy học chủ yếu:
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Tiết 1
1. Khởi động:
- Cho HS quan sát tranh: Tranh vẽ gì?
- Hỏi:
• Nói về những việc anh, chị thường làm cho em.
• Em cảm thấy thế nào trước những việc anh, chị làm cho mình?
- Nhận xét, thống nhất câu trả lời.
- Dẫn dắt, giới thiệu bài.
2. Khám phá:
Hoạt động 1: Đọc văn bản.
- Đọc mẫu: giọng chậm rãi, tình cảm
- HDHS chia đoạn: (2 đoạn)
• Đoạn 1: Từ đầu đến ôm nhau ngủ.
• Đoạn 2: Còn lại.
- Luyện đọc từ khó kết hợp giải nghĩa từ: sườn núi, ôm choàng, dân làng, rúc rích,...
- Luyện đọc câu dài: Ngày xưa,/có hai chị em Nết và Na/ mồ côi cha mẹ,/ sống trong ngôi nhà nhỏ/ bên sườn núi.//
- Luyện đọc đoạn: GV tổ chức cho HS luyện đọc đoạn theo cặp, nhóm.
Hoạt động 2: Trả lời câu hỏi.
- Gọi HS đọc lần lượt 4 câu hỏi trong sgk/tr 110.
- HDHS trả lời từng câu hỏi 
- Hỗ trợ HS gặp khó khăn, lưu ý rèn cách trả lời đầy đủ câu.
• Câu 1: Tìm những chi tiết cho thấy chị em Nết, na sống bên nhau rất đầm ấm.
• Câu 2: Nước lũ dâng cao, chị Nết đưa Na đến nơi an toàn bằng cách nào ?
• Câu 3: Nói về điều kì lạ xảy ra khi Nết cõng em chạy lũ.
• Câu 4: Theo em vì sao dân làng đặt tên loài hoa ấy là hoa tỉ muội ?
- Nhận xét, tuyên dương HS.
Tiết 2
Khởi động: Cho HS chơi TC chuyển tiết
- Thảo luận theo cặp và chia sẻ.
- 2-3 HS chia sẻ.
- Cả lớp đọc thầm.
- Đọc nối tiếp đoạn.
- 2-3 HS luyện đọc.
- 2-3 HS đọc.
- Thực hiện theo nhóm bốn .
- Lần lượt đọc.
- Lần lượt chia sẻ ý kiến:
- Chị Nết có gì cũng nhường em; Đêm đông, Nết ôm em cho em đỡ rét; Na ôm choàng lấy chị, cười rúc rích; Nết ôm em thật chặt, thầm thì; hai chị em ôm nhau ngủ,....
- Nước lũ dâng cao, chị Nết đưa Na đến nơi an toàn bằng cách cõng em chạy theo dân làng.
- Điều kì lạ xảy ra khi Nết cõng em chạy lũ: Bàn chân Nết đang rớm máu, bỗng lành hẳn, nơi bàn chân Nết đi qua mọc lên những khóm hoa đỏ thắm.
- Vì có bông hoa lớn che chở nụ hoa bé nhỏ như Nết che chở cho em Na,....
2. Luyện tập, thực hành:
Hoạt động 3: Luyện đọc lại.
- Đọc diễn cảm toàn bài. Lưu ý giọng của nhân vật.
- Gọi HS đọc toàn bài.
- Nhận xét, khen ngợi.
Hoạt động 4: Luyện tập theo văn bản đọc.
Bài 1: Xếp các từ ngữ vào nhóm thích hợp
- Gọi HS đọc yêu cầu sgk/ tr110.
- HD HS xác định yêu cầu của bài, trả lời câu hỏi 
- Nhận xét thống nhất đáp án đúng.
Bài 2: Đặt một câu nói về việc chị Nết đã làm cho em Na.
- Gọi HS đọc yêu cầu sgk/ tr.110.
- HDHS xem lại toàn bài, HĐ nhóm tìm ra những việc chị Nết đã làm để chăm sóc, thể hiện tình yêu thương với em Na.
- Viết 1 câu nói về việc chị Nết làm cho em Na vào vở.
- Quan sát, hỗ trợ HS gặp khó khăn.
- Gọi HS đọc câu của mình.
- Nhận xét chung, tuyên dương HS.
Củng cố, dặn dò:
- Hôm nay em học bài gì?
- Nhận xét giờ học.
- Lắng nghe, đọc thầm.
- 2-3 HS đọc.
- 2-3 HS đọc.
- HĐ nhóm: trao đổi tìm từ ngữ chỉ hoạt động của chị Nết và em Na; từ chỉ màu sắc, hình dáng hoặc kích thước của sự vật.
- Trình bày kết quả:
• Từ chỉ hoạt động: cõng, chạy theo, đi qua, gật đầu.
• Từ chỉ đặc điểm: đỏ thắm, bé nhỏ, đẹp, cao.
- 1-2 HS đọc.
- Từng HS suy nghĩ, đặt câu nói nói về một việc chị Nết đã làm cho em Na.
- Đại diện trình bày kết quả
VD: Chị Nết luôn nhường em.
 Chị Nết kể chuyện cho em nghe
 Chị Nết cõng em đi tránh lũ; 
- Chia sẻ
IV. Điều chỉnh sau bài dạy:
______________________________________
Sáng - Thứ ba ngày 6 tháng 12 năm 2022
Tiết 3: 
TIẾNG VIỆT (133)
VIẾT: CHỮ HOA N
I. Yêu cầu cần đạt:
- Biết viết chữ hoa N, (cỡ vừa và nhỏ). Viết câu ứng dụng: "Khu bảo tồn thiên nhiên Nà Hẩu có nhiều khe, suối, thác nước"
II. Đồ dùng dạy học: 
1. GV: Mẫu chữ hoa "N"
2. HS: Vở Tập viết; bảng con.
III. Các hoạt động dạy học chủ yếu:
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1. Khởi động:
- Cho HS quan sát mẫu chữ hoa: Đây là mẫu chữ hoa gì?
- Dẫn dắt, giới thiệu bài.
2. Khám phá:
Hoạt động 1: Hướng dẫn viết chữ hoa.
- Treo chữ N hoa (đặt trong khung):
- HD học sinh quan sát, nhận xét: 
- Tổ chức cho HS nêu:
• Độ cao, độ rộng chữ hoa N.
• Chữ hoa N gồm mấy nét?
- Treo lên bảng HD quy trình viết chữ hoa N.
- Thao tác mẫu trên bảng con, vừa viết vừa nêu quy trình viết từng nét.
- YC HS viết bảng con.
- Hỗ trợ HS gặp khó khăn.
- Nhận xét, động viên HS.
Hoạt động 2: Hướng dẫn viết câu ứng dụng.
- Gọi HS đọc câu ứng dụng cần viết.
- Viết mẫu câu ứng dụng trên bảng, lưu ý cho HS:
Khu bảo tồn thiên nhiên Nà Hẩu có nhiều khe, suối, thác nước.
mê
• Viết chữ hoa N đầu câu.
• Cách nối từ N sang o.
• Khoảng cách giữa các con chữ, độ cao, dấu thanh và dấu chấm cuối câu.
3. Luyện tập, thực hành
Hoạt động 3: Thực hành luyện viết.
- YC HS thực hiện luyện viết chữ hoa N và câu ứng dụng trong vở Luyện viết.
- Quan sát, hỗ trợ HS gặp khó khăn.
- Nhận xét, đánh giá bài HS.
Củng cố, dặn dò:
- Hôm nay em học bài gì?
- Nhận xét giờ học.
- 1-2 HS chia sẻ.
- Quan sát, nhận xét.
- Quan sát, lắng nghe.
- Quan sát
- Luyện viết bảng con.
- 3-4 HS đọc.
- Quan sát, lắng nghe.
- Thực hiện.
- Chia sẻ.
IV. Điều chỉnh sau bài dạy:
Tiết 4: 
TIẾNG VIỆT (134)
NÓI VÀ NGHE: KỂ CHUYỆN HAI ANH EM
I. Yêu cầu cần đạt:
- Nhận biết được sự việc trong câu chuyện: Hai anh em trong tranh minh họa; đoán được nội dung câu chuyện qua câu hỏi gợi ý dưới tranh; kể lại được 1-2 đoạn của câu chuyện dựa vào tranh và lời gợi ý dưới tranh; kể được cho người thân nghe những sự việc cảm động trong câu chuyện (không bắt buộc kể đúng nguyên văn câu chuyện đã nghe)
- Bồi dưỡng tình yêu thương anh chị em và người thân trong gia đình; bước đầu hiểu được khó khăn của người dân vùng lũ; hình thành và phát triển năng lực văn học (trí tưởng tượng về sự vật, sự việc trong tự nhiên), có tinh thần hợp tác trong làm việc nhóm.
II. Đồ dùng dạy học
1. GV: Tranh kể chuyện.
2, HS: Sách giáo khoa.
III. Các hoạt động dạy học chủ yếu:
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1. Khởi động:
- Cho HS quan sát tranh: Tranh vẽ gì?
- Dẫn dắt, giới thiệu bài.
2. Khám phá:
Hoạt động 1: Nghe kể chuyện
- Tổ chức cho HS quan sát từng tranh, trả lời câu hỏi:
• Tranh vẽ cảnh ở đâu?
• Trong tranh có những ai? 
• Mọi người đang làm gì?
• Theo em, các tranh muốn nói tới sự việc gì?
- Kể lại toàn bộ câu chuyện.
- Kể lại từng đoạn và đặt câu hỏi với HS.
- Hỗ trợ HS gặp khó khăn.
- Nhận xét, động viên HS.
Hoạt động 2: Chọn kể 1-2 đoạn của câu chuyện theo tranh.
- YC HS nhớ lại câu chuyện cô kể và dựa vào tranh minh họa cùng phần gợi ý phía dưới chọn kể 1-2 đoạn của câu chuyện.
- Gọi HS chia sẻ trước lớp; GV sửa cách diễn đạt cho HS.
- Nhận xét, khen ngợi HS.
3. Vận dụng:
- HDHS kể cho người thân nghe những sự việc cảm động trong câu chuyện Hai anh em.
- Nhắc lại những sự việc cảm độngtrong câu chuyện để có thể kể cho mọi người cùng nghe.
- Nhận xét, tuyên dương HS.
Củng cố, dặn dò:
- Hôm nay em học bài gì?
- Nhận xét giờ học.
- 1-2 HS chia sẻ.
- Mỗi tranh, 2-3 HS chia sẻ.
- Lắng nghe.
- Thảo luận theo cặp, sau đó chia sẻ trước lớp.
- Suy nghĩ cá nhân
- Chia sẻ với bạn theo cặp.
- Lắng nghe, nhận xét.
- Lắng nghe.
- Thực hiện.
- Chia sẻ.
IV. Điều chỉnh sau bài dạy:
________________________________________________
Sáng - Thứ tư ngày 7 tháng 12 năm 2022
Tiết 1+2
TIẾNG VIỆT (135 + 136)
BÀI 26 - ĐỌC: EM MANG VỀ YÊU THƯƠNG 
I. Yêu cầu cần đạt:
- Đọc đúng rõ ràng một bài thơ ngắn. Biết ngắt hơi ở chỗ có dấu câu, chỗ ngắt nhịp thơ 
- Hiểu nội dung của từng khổ thơ, hiểu tình cảm yêu thương của bạn nhỏ dành cho em bé.
II. Đồ dùng dạy học: 
1. GV: Tranh bài tập đọc "Em mang về yêu thương".
2. HS: SGK
III. Các hoạt động dạy học chủ yếu:
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Tiết 1
1. Khởi động:
- Yêu cầu HS quan sát tranh và trả lời câu hỏi:
• Em nhìn thấy gì trong bức tranh? Cảnh vẽ ở đâu? Bạn nhỏ đang làm gì trong tranh?
- Dẫn dắt, giới thiệu bài.
2. Khám phá:
Hoạt động 1: Đọc văn bản.
- Đọc mẫu: giọng thể hiện được sự băn khoăn, ngây thơ của nhân vật.
- HDHS chia đoạn: 4 khổ thơ; mỗi lần xuống dòng là một khổ thơ.
- Luyện đọc từ khó kết hợp giải nghĩa từ: lẫm chẫm, cuộn tròn, giọt nước,...
- Luyện đọc khổ thơ: GV gọi HS đọc nối tiếp từng khổ thơ. Chú ý quan sát, hỗ trợ HS.
Hoạt động 2: Trả lời câu hỏi.
- Gọi HS đọc lần lượt 4 câu hỏi trong sgk/tr.112.
- HDHS trả lời từng câu hỏi 
- Hỗ trợ HS gặp khó khăn, lưu ý rèn cách trả lời đầy đủ câu.
• Câu 1: Bạn nhỏ đã hỏi mẹ điều gì ?
• Câu 2: Trong khổ thơ đầu bạn nhỏ tả em của mình như thế nào ?
• Câu 3: Trong khổ thơ thứ hai và thứ ba, bạn nhỏ đoán em bé từ đâu đến ?
• Câu 4: Em bé mang đến những gì cho gia đình bạn nhỏ ?
- HDHS học thuộc lòng 2 khổ thơ bất kỳ.
- Nhận xét, tuyên dương HS.
Tiết 2:
Khởi động: Cho HS chơi TC chuyển tiết
- Quan sát tranh
- 2-3 HS chia sẻ.
- Cả lớp đọc thầm.
- 3-4 HS đọc nối tiếp.
- Đọc nối tiếp.
- Luyện đọc theo nhóm bốn.
- Lần lượt chia sẻ ý kiến:
- Bạn nhỏ đã hỏi mẹ em bé từ đâu đến.
- Bạn nhỏ tả em của mình: Nụ cười như tia nắng,bàn tay như nụ hoa, bước chân đi lẫm chẫm, tiếng cười vang sân nhà.
- Đáp án: a,b,c,e
- Em bé mang tình yêu thương đến cho gia đình bạn nhỏ.
- Thực hiện.
Hoạt động 3: Luyện đọc lại.
- Gọi HS đọc toàn bài; Chú ý giọng đọc thể hiện sự băn khoăn của bạn nhỏ.
- Nhận xét, khen ngợi.
Hoạt động 4: Luyện tập theo văn bản đọc.
Bài 1: Tìm thêm các từ ngữ tả em bé
- Gọi HS đọc yêu cầu sgk/ tr.112.
- Gọi HS trả lời câu hỏi 1.
- Tuyên dương, nhận xét các từ HS tìm được.
Bài 2: Đặt một câu với từ ngữ vừa tìm được.
- Gọi HS đọc yêu cầu sgk/ tr.113.
- HDHS đặt câu với từ vừa tìm được.
- Sửa cho HS cách diễn đạt.
- Nhận xét chung, tuyên dương HS.
Củng cố, dặn dò:
- Hôm nay em học bài gì?
- Nhận xét giờ học.
- Luyện đọc cá nhân, đọc trước lớp.
- 2-3 HS đọc yêu cầu BT, đọc cả từ mẫu.
- Thi tìm tên các từ ngữ tả em bé
- Nêu nối tiếp.
 VD: mũm mĩm, mập mạp, đáng yêu, xinh xắn, dễ thương, chũn chĩn, tròn trịa, ngây thơ, hồn nhiên, 
- Đọc.
- Nêu.
- Thực hiện.
- Chia sẻ.
IV. Điều chỉnh sau bài dạy:
Sáng - Thứ năm ngày 8 tháng 12 năm 2022
Tiết 2:
TIẾNG VIỆT (137)
NGHE – VIẾT: EM MANG VỀ YÊU THƯƠNG
I. Yêu cầu cần đạt:
- Nghe - viết đúng chính tả 2 khổ thơ đầu bài Em mang về yêu thương; trình bày đúng khổ thơ, biết viết hoa chứ cái đầu tên bài thơ và đầu các dòng thơ. Làm đúng các bài tập chính tả phân biệt iên/yên/uyên; d/r/gi hoặc ai/ay
II. Đồ dùng dạy học
1. GV: Phiếu bài tập
2. HS: Vở, bút, bảng con
III. Các hoạt động dạy học chủ yếu:
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1. Khởi động
- Cho HS nghe và vận động theo nhạc bài hát
- Nhận xét dẫn vào bài
2. Luyện tập, thực hành:
Hoạt động 1: Nghe – viết chính tả.
- Đọc đoạn chính tả cần nghe viết.
- Gọi HS đọc lại đoạn chính tả.
- Hỏi: 
• Đoạn thơ có những chữ nào viết hoa?
• Đoạn thơ có chữ nào dễ viết sai? ( Nụ cười, lẫm chẫm)
- HDHS thực hành viết từ dễ viết sai vào bảng con.
- Đọc cho HS nghe viết.
- YC HS đổi vở soát lỗi chính tả.
- Nhận xét, đánh giá bài HS.
Hoạt động 2: Bài tập chính tả.
- Gọi HS đọc YC bài 2, 3.
- HDHS hoàn thiện BT
- Chữa bài, nhận xét.
Củng cố, dặn dò:
- Hôm nay em học bài gì?
- Nhận xét giờ học.
- Thực hiện
- Lắng nghe.
- 2-3 HS đọc.
- 2-3 HS chia sẻ.
- Luyện viết bảng con.
- Nghe viết vào vở ô li.
- Đổi chép theo cặp.
- 1-2 HS đọc.
- Làm bài cá nhân, sau đó đổi chéo kiểm tra.
- Chia sẻ.
IV. Điều chỉnh sau bài dạy:
_______________________________________
Tiết 3: 
TIẾNG VIÊT (138)
LUYỆN TẬP: MỞ RỘNG VỐN TỪ VỀ GIA ĐÌNH,
TỪ NGỮ CHỈ ĐẶC ĐIỂM; CÂU NÊU ĐẶC ĐIỂM
I. Yêu cầu cần đạt:
- Phát triển vốn từ chỉ quan hệ học hàng, từ chỉ đặc điểm, đặt câu nêu đặc điểm
II. Đồ dùng dạy học
1. GV: Bảng phụ
2. HS: SGK
III. Các hoạt động dạy học chủ yếu:
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1. Khởi động:
- Tổ chức cho HS hát và vận động theo bài hát: 
- Nhận xét, dẫn vào bài
2. Luyện tập, thực hành:
Hoạt động 1: Tìm từ ngữ chỉ họ hàng
Bài 1
- Gọi HS đọc YC bài.
- Bài yêu cầu làm gì?
- Cho HS hoạt động nhóm, nêu:
. Nêu từ ngữ chỉ họ hàng thích hợp.
. Tìm từ ngữ chỉ đặc điểm.
- YC HS làm bài vào vở.
- Hỗ trợ HS gặp khó khăn.
- Chữa bài, nhận xét.
- Nhận xét, tuyên dương HS.
Hoạt động 2: Viết câu nêu đặc điểm
Bài 2:
- Gọi HS đọc YC.
- Bài YC làm gì?
- Gọi HS đọc các từ ngữ cột A, cột B.
- Tổ chức HS ghép các từ ngữ tạo thành câu nêu đặc điểm.
- Nhận xét, khen ngợi HS.
Bài 3:
- Gọi HS đọc YC bài 3.
- 

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_tong_hop_lop_2_tuan_13_theo_cv_2345_nam_hoc_2022_202.doc