Giáo án tổng hợp Lớp 2, Tuần 17 theo CV 2345 - Năm học 2022-2023 - Mai Hoa
TIẾNG VIỆT (161 + 162)
ĐỌC: ÁNH SÁNG CỦA YÊU THƯƠNG
I. Yêu cầu cần đạt:
- Đọc đúng các từ khó, biết cách đọc lời thoại, độc thoại của các nhân vật trong bài Ánh sáng của yêu thương. Nhận biết được tình yêu thương, lòng hiếu thảo của con đối với mẹ (qua bài đọc và tranh minh họa); hiểu vì sao mà Ê-đi-xơn đã nảy ra sáng kiến giúp mẹ được phẫu thuật kịp thời. Cứu mẹ thoái khỏi tay thần chết
- Nhận biết các Sự việc và trình tự các Sự việc trong câu chuyện Ánh sáng của yêu thương; kể lại được 1-2 đoạn của câu chuyện dựa vào tranh ( không bắt buộc kể đúng nguyên văn câu chuyện đã đọc, đã nghe).
II. Đồ dùng dạy học:
1. GV: Tranh bài tập đọc "Ánh sáng của yêu thương"
2. HS: SGK, vở viết
III. Các hoạt động dạy học chủ yếu:
TUẦN 17: Sáng - Thứ hai ngày 26 tháng 12 năm 2022 Tiết 2+3 : TIẾNG VIỆT (161 + 162) ĐỌC: ÁNH SÁNG CỦA YÊU THƯƠNG I. Yêu cầu cần đạt: - Đọc đúng các từ khó, biết cách đọc lời thoại, độc thoại của các nhân vật trong bài Ánh sáng của yêu thương. Nhận biết được tình yêu thương, lòng hiếu thảo của con đối với mẹ (qua bài đọc và tranh minh họa); hiểu vì sao mà Ê-đi-xơn đã nảy ra sáng kiến giúp mẹ được phẫu thuật kịp thời. Cứu mẹ thoái khỏi tay thần chết - Nhận biết các Sự việc và trình tự các Sự việc trong câu chuyện Ánh sáng của yêu thương; kể lại được 1-2 đoạn của câu chuyện dựa vào tranh ( không bắt buộc kể đúng nguyên văn câu chuyện đã đọc, đã nghe). II. Đồ dùng dạy học: 1. GV: Tranh bài tập đọc "Ánh sáng của yêu thương" 2. HS: SGK, vở viết III. Các hoạt động dạy học chủ yếu: Hoạt động của GV Hoạt động của HS 1. Khởi động: - Cho HS quan sát tranh: Tranh vẽ gì? - Hỏi: • Nếu người thân của em bị mệt, em có thể làm những gì để giúp đỡ, động viên người đó? - Nhận xét dẫn dắt vào bài mới. 2. Khám phá: Hoạt động 1: Đọc văn bản. - Đọc mẫu: giọng buồn bã, thể hiện sự khẩn khoản cầu cứu bác sĩ. - HDHS chia đoạn: (4đoạn) • Đoạn 1: Từ đầu đến mời bác sĩ. • Đoạn 2: Tiếp cho đến được cháu ạ. • Đoạn 3: Tiếp theo cho đến ánh sáng. • Đoạn 4: Còn lại. - Luyện đọc từ khó kết hợp giải nghĩa từ: Ê - đi - xơn, ái ngại, sắt tây. - Luyện đọc câu dài: Đột nhiên, / cậu trông thấy/ ánh sáng của ngọn đèn hắt lại/ từ mảnh sắt tây trên tủ. // - Luyện đọc đoạn: GV tổ chức cho HS luyện đọc đoạn theo nhóm bốn. Hoạt động 2: Trả lời câu hỏi. - Gọi HS đọc lần lượt 4 câu hỏi trong sgk/tr.131. • Câu 1: Khi thấy mẹ đau bụng dữ dội, Ê - đi - xơn đã làm gì? • Câu 2: Ê - đi - xơn đã làm cách nào để mẹ được phẫu thuật kịp thời. • Câu 3: Những việc làm của Ê - đi - xơn cho thấy tình cảm của cậu dành cho mẹ như thế nào? • Câu 4: Trong câu chuyện em thích nhân vật nào nhất? Vì sao? - Hỗ trợ HS gặp khó khăn, lưu ý rèn cách trả lời đầy đủ câu. - Yêu cầu hs đọc lại bài - Nhận xét, tuyên dương HS. - Thảo luận theo cặp và chia sẻ. - 2-3 HS chia sẻ. - Cả lớp đọc thầm. - Đọc nối tiếp đoạn. - 2-3 HS luyện đọc. - 2-3 HS đọc. - Thực hiện theo nhóm bốn. - Lần lượt chia sẻ ý kiến: - Khi thấy mẹ đau bụng dữ dội Ê- đi-xơn đã chạy đi mời bác sĩ đến khám cho mẹ. - Ê- đi-xơn đã đi mượn gương, thắp đèn nến trước gương để mẹ được kịp phẫu thuật. - Những việc làm của Ê- đi-xơn cho thấy tình cảm của cậu dành cho mẹ là rất yêu thương và quý mến mẹ. - Trao đổi ý kiến. VD: Em thích nhân vật Ê- đi-xơn vì Ê- đi-xơn hiếu thảo - 2-3 HS đọc. - Lắng nghe, đọc thầm. Tiết 2 Khởi động: Cho HS chơi TC chuyển tiết 3. Luyện tập, thực hành Hoạt động 3: Luyện đọc lại. - Đọc diễn cảm toàn bài. Lưu ý giọng của nhân vật. - Gọi HS đọc toàn bài. - Nhận xét, khen ngợi. Hoạt động 4: Luyện tập theo văn bản đọc. Bài 1: Những chi tiết nào cho thấy Ê - đi- xơn rất lo cho sức khỏe của mẹ? Gợi ý HS HS: - Thấy mẹ đau bụng, việc đầu tiên Ê-đi-xơn làm là gì? Từ nào cho thấy Ê-đi-xơn rất khẩn trương tìm bác sĩ? - Khi không đủ ánh sáng, thấy bác sĩ không thể phẫu thuật được cho mẹ, tâm trạng của Ê-đi-xơn ra sao? - Nhìn mẹ đau đớn, Ê-đi-xơn thế nào và nói gì với bác sĩ? Ê-đi-xơn nghĩ gì khi đó? - Nhận xét đánh giá ý kiến của các nhóm - Tuyên dương, nhận xét. Bài 2: - Gọi HS đọc yêu cầu sgk/ tr.131. - Tìm câu văn trong bài văn phù hợp với bức tranh? - Nhận xét chung, tuyên dương HS. - Theo dõi đọc thầm - 2-3 HS đọc. - 1-2 HS đọc yêu cầu BT. - Trao đổi nhóm để tìm câu trả lời. - Đại diện các nhóm trình bày. - Thấy mẹ đau bụng Ê-đi-xơn (liền chạy đi) tìm bác sĩ, khi mẹ chưa được phẫu thuật Ê-đi-xơn rất lo lắng . - Tìm được cách tạo ánh sáng, Ê-đi-xơn khẩn trương sang mượn gương nhà hàng xóm (vội chạy sang) - Lắng nghe - Đọc yêu cầu. - Xem lại đoạn 3 và quan sát tranh minh họa. - Suy nghĩ trả lời câu hỏi - Trình bày trước lớp: • Thương mẹ, Ê-đi-xơn ôm đầu suy nghĩ. Làm thế nào để cứu mẹ bây giờ? - Lắng nghe Củng cố, dặn dò: - Hôm nay em học bài gì? - Nhận xét giờ học. - Chia sẻ. IV. Điều chỉnh sau bài dạy: ______________________________________ Sáng - Thứ ba ngày 27 tháng 12 năm 2022 Tiết 3 : TIẾNG VIỆT (163) VIẾT: CHỮ HOA P I. Yêu cầu cần đạt: - Biết viết chữ viết hoa P chữ cỡ vừa và cỡ chữ nhỏ; viết câu ứng dụng "Púng Luông là một xã của huyện Mù Cang Chải". II. Đồ dùng dạy học: 1. GV: Mẫu chữ hoa P. 2. HS: Vở Tập viết; bảng con. III. Các hoạt động dạy học : Hoạt động của GV Hoạt động của HS 1. Khởi động: - Cho HS quan sát mẫu chữ hoa: Đây là mẫu chữ hoa gì? - Dẫn dắt, giới thiệu bài. 2. Khám phá: Hoạt động 1: Hướng dẫn viết chữ hoa. - Treo chữ P hoa (đặt trong khung): - HD học sinh quan sát, nhận xét: • Độ cao, độ rộng chữ hoa P. • Chữ hoa P gồm mấy nét? - Treo HD quy trình viết chữ hoa P. - Thao tác mẫu trên bảng con, vừa viết vừa nêu quy trình viết từng nét. - YC HS viết bảng con. - Hỗ trợ HS gặp khó khăn. - Nhận xét, động viên HS. Hoạt động 2: Hướng dẫn viết câu ứng dụng. - Gọi HS đọc câu ứng dụng cần viết. Púng Luông Púng Luông là một xã của một xã của huyện Mù Cang Chải - Viết mẫu câu ứng dụng trên bảng, lưu ý cho HS: • Viết chữ hoa P đầu câu. • Cách nối từ P sang h. • Khoảng cách giữa các con chữ, độ cao, dấu thanh và dấu chấm cuối câu. 3. Luyện tập, thực hành Hoạt động 3: Thực hành luyện viết. - YC HS thực hiện luyện viết chữ hoa P và câu ứng dụng trong vở tập viết. - Quan sát, hỗ trợ HS gặp khó khăn. - Nhận xét, đánh giá bài HS. Củng cố, dặn dò: - Hôm nay em học bài gì? - Nhận xét giờ học. - 1-2 HS chia sẻ. - Quan sát. - Quan sát, nhận xét. - Quan sát - Luyện viết bảng con. - 3-4 HS đọc. - Quan sát, lắng nghe. - Thực hiện vào vở tập viết. - Chia sẻ. IV. Điều chỉnh sau bài dạy: Tiết 4 : TIẾNG VIỆT (164) NÓI VÀ NGHE: KỂ CHUYỆN ÁNH SÁNG CỦA YÊU THƯƠNG I. Yêu cầu cần đạt: - Bồi dưỡng tình yêu thương mẹ và người thân trong gia đình; hình thành và phát triển năng lực văn học (sáng tạo khi kể về cậu bé Ê-đi-Xơn trong câu chuyện Ánh sáng của yêu thương); có tinh thần hợp tác khi làm việc nhóm. II. Đồ dùng dạy học 1. GV: Tranh kể chuyện 2. HS: Sách giáo khoa; VBT Tiếng Việt. III. Các hoạt động dạy học chủ yếu Hoạt động của GV Hoạt động của HS 1. Khởi động: - Cho HS quan sát tranh: Tranh vẽ gì? - Dẫn dắt, giới thiệu bài. 2. Khám phá: Hoạt động 1: Quan sát tranh và nói về các sự việc trong từng tranh - Tổ chức cho HS quan sát từng tranh, trả lời câu hỏi: - Tranh vẽ gì? - Trong tranh có những ai? - Mọi người đang làm gì? - Theo em, các tranh muốn nói về những việc gì? - Tổ chức cho HS kể lại nội dung của từng tranh - Hỗ trợ HS gặp khó khăn. - Nhận xét, động viên HS. Hoạt động 2: Sắp xếp các tranh theo trình tự của câu chuyện. - YC HS nhắc lại nội dung của từng tranh. Sau đó sắp xếp các tranh theo nội dung bài đã học. - Gọi HS chia sẻ trước lớp; - Nhận xét, khen ngợi HS. 3. Vận dụng: Hoạt động 3: Chọn kể 1 2 đoạn của câu chuyện theo tranh vừa sắp xếp - Kể cho người thân nghe những suy nghĩ, cảm xúc, việc làm của ê-đi-xơn khiến em cảm động và khâm phục. - Lắng nghe ý kiến người thân sau khi nghe em kể chuyện. - Nhận xét, tuyên dương HS. Củng cố, dặn dò: - Hôm nay em học bài gì? - Nhận xét giờ học. - 1-2 HS chia sẻ. - Mỗi tranh, 2-3 HS chia sẻ. - 1-2 HS trả lời. - Thảo luận theo cặp, sau đó chia sẻ trước lớp. - Suy nghĩ cá nhân, sau đó chia sẻ với bạn theo cặp. - Lắng nghe, nhận xét. - Nêu ý nghĩa của câu chuyện. - Lắng nghe. - Chia sẻ. IV. Điều chỉnh sau bài dạy: ________________________________________________ Sáng - Thứ tư ngày 28 tháng 12 năm 2022 Tiết 2+3 : TIẾNG VIỆT (165 + 166) ĐỌC: CHƠI CHONG CHÓNG I. Yêu cầu cần đạt: - Đọc đúng các từ dễ nhầm lẫn do phát âm địa phương, đọc rõ ràng một câu chuyện ngắn; biết nghỉ hơi sau khi đọc câu, đọc đoạn. Hiểu nội dung bài đọc về hai anh em chơi về một trò chơi rất vui, qua đó thấy được tình cảm anh em thân thiết, đoàn kêt, nhường nhịn lẫn nhau. + ATGT: HS nhận biết và lựa chọn được những nơi vui chơi an toàn. Chia sẻ và nhắc nhở mọi người cùng thực hiện II. Đồ dùng dạy học: 1. GV: Tranh bài tập đọc "Chơi chong chóng" 2. HS: SGK III. Các hoạt động dạy học : Hoạt động của GV Hoạt động của HS 1. Khởi động: - Tranh vẽ gì? - Ở nhà các em thường chơi những trò chơi gì? - Dẫn dắt, giới thiệu bài. 2. Khám phá: Hoạt động 1: Đọc văn bản. - Đọc mẫu: giọng đọc lưu luyến, tình cảm. - HDHS chia đoạn: (2 đoạn) • Đoạn 1: Từ đầu đến rất lạ. • Đoạn 2: Tiếp cho đến hết bài. - Luyện đọc từ khó kết hợp giải nghĩa từ: cười toe. Luyện đọc câu dài: Mỗi chiếc chong chóng / chỉ có một cái cán nhỏ và dài, / một đầu gắn bốn cánh giấy mỏng,/ xinh xinh như một bông hoa.// Chú ý quan sát, hỗ trợ HS. - Luyện đọc đoạn: GV tổ chức cho HS luyện đọc đoạn theo nhóm đôi. Hoạt động 2: Trả lời câu hỏi. - Gọi HS đọc lần lượt 4 câu hỏi trong sgk/tr.134. • Tìm chi tiết cho thấy An rất thích chơi chong chóng. • Vì sao An luôn thắng khi thi chơi chong chóng cùng bé Mai? • An nghĩ ra cách gì để bé Mai vui ? • Qua câu chuyện, em thấy tình cảm của anh em An và Mai thế nào? - Hỗ trợ HS gặp khó khăn, lưu ý rèn cách trả lời đầy đủ câu. - Nhận xét, tuyên dương HS. + ATGT: HS nhận biết và lựa chọn được những nơi vui chơi an toàn. Chia sẻ và nhắc nhở mọi người cùng thực hiện. - Em đã chơi chong chóng bao giờ chưa? - Em thường chơi chong chóng ở đâu? Với ai ? - Nơi nào an toàn để các em vui chơi, nơi nào không an toàn? - Khi chơi chong chóng em cần lưu ý điều gì? - Hướng dẫn HS lựa chọn những nơi vui chơi an toàn và tránh xa những nơi không an toàn. Tiết 2 Khởi động: Cho HS chơi TC chuyển tiết - 2-3 HS chia sẻ. - Cả lớp đọc thầm. - 3-4 HS đọc nối tiếp. - Đọc nối tiếp. - Luyện đọc theo nhóm hai. - Đọc đoạn theo nhóm 2 - Lần lượt chia sẻ ý kiến: - Chi tiết cho thấy An rất thích chơi chong chóng là: An yêu thích những chiếc chong chóng giấy; An thích chạy thật nhanh để chong chóng quay; hai anh em đều mê chong chóng. - Vì An chạy nhanh hơn nên chong chóng quay lâu hơn. - An cho em giơ chong chóng đứng trước quạt máy còn mình thì phùng má thổi phù phù cho chong chóng quay. - Anh em An và Mai rất đoàn kết, yêu thương, nhường nhịn lẫn nhau. - Thực hiện. + Lần lượt trả lời. - Lựa chọn những nơi vui chơi an toàn và tránh xa những nơi không an toàn. Hoạt động 3: Luyện đọc lại. - Đọc diễn cảm toàn bài. Lưu ý giọng đọc tình cảm. - Gọi HS đọc toàn bài. - Nhận xét, khen ngợi. Hoạt động 4: Luyện tập theo văn bản đọc. Bài 1: Tìm từ ngữ trong bài đọc tả chiếc chong chóng. - Gọi HS đọc yêu cầu sgk/ tr.134. - HD HS đọc lại đoạn 1 để tìm các chi tiết trả lời cho câu hỏi. - Tuyên dương, nhận xét. Bài 2: Nếu là Mai, em sẽ nói gì với anh An sau khi chơi ? - Gợi ý HS: • Khi chiến thắng một trò chơi, em có cảm xúc gì? Em nói gì để thể hiện cảm xúc đó ? • Nếu biết anh nhường mình thắng, em nên nói gì ? • Em nói gì để thể hiện em rất thích một trò chơi ? • Em nói thế nào để thể hiện em muốn chơi tiếp một trò chơi ? - Gọi hs nói câu theo ý hiểu của mình. - Sửa cho HS cách diễn đạt. - Nhận xét chung, tuyên dương HS. Củng cố, dặn dò: - Hôm nay em học bài gì? - Nhận xét giờ học. - Theo dõi đọc thầm - 2 -3 HS đọc toàn bài. - 2-3 HS đọc. - Đọc lại đoạn 1. - Trình bày nối tiếp: Cán nhỏ và dài, một đầu gắn bốn cánh giấy mỏng, xinh như một bông hoa. - Đọc yêu cầu. - Lần lượt chia sẻ. - Tưng HS luân phiên đóng vai Mai để nói trong nhóm - Đại diện 2-3 nhóm nói trước lớp. - Lớp nhận xét. VD có thể nói: Em cảm ơn anh! Trò chơi này vui quá! Lần sau mình lại chơi tiếp nhé !..... - Chia sẻ IV. Điều chỉnh sau bài dạy: Sáng - Thứ năm ngày 29 tháng 12 năm 2022 Tiết 3 : TIẾNG VIỆT (167) NGHE – VIẾT: CHƠI CHONG CHÓNG I. Yêu cầu cần đạt: - Nghe - viết đúng chính tả một đoạn ngắn trong bài đọc theo hình thức nghe - viết, biết viết hoa các chữ cái đầu câu. Làm đúng các bài tập chính tả, phân biệt iu/ưu; ăt/ăc; ât/âc II. Đồ dùng dạy học: 1. GV: Bảng phụ, tranh, ảnh 2. HS: SGK III. Các hoạt động dạy học : Hoạt động của GV Hoạt động của HS 1. Khởi động: - Cho HS vận động thư giãn - Giới thiệu bài 2. Luyện tập, thực hành Hoạt động 1: Nghe – viết chính tả. - Đọc đoạn chính tả cần nghe viết. - Gọi HS đọc lại đoạn chính tả. - Hỏi • Bài viết có mấy câu? • Những chữ nào viết hoa - HDHS thực hành viết từ dễ viết sai vào bảng con. - Đọc cho HS nghe viết. - YC HS đổi vở soát lỗi chính tả. - Nhận xét, đánh giá bài HS. Hoạt động 2: Bài tập chính tả. Bài 2a: Chọn iu hoặc ưu thay cho ô vuông - Gắn nội dung BT2 lên bảng - HDHS nắm vững yêu cầu bài. - Yêu cầu HS làm bài cá nhân - Gọi HS trình bày bài trước lớp. - Nhận xét, góp ý, bổ sung Củng cố, dặn dò: - Hôm nay em học bài gì? - Nhận xét giờ học. - Cán sự lớp điều khiển - Lắng nghe. - 2-3 HS đọc. - 2-3 HS chia sẻ. - Luyện viết bảng con. - Nghe viết vào vở ô li. - Đổi chép theo cặp. - Đọc yêu cầu của bài tập, - Xác định yêu cầu bài. - Làm bài cá nhân - Đọc bài làm của mình trước lớp. - Nhận xét Sưu tầm phụng phịu Dịu dàng tựu trường - Đọc lại đáp án trên bảng. - Chia sẻ. IV. Điều chỉnh sau bài dạy: _____________________________________________ Tiết 4 : TIẾNG VIÊT (168) LUYỆN TẬP: MRVT VỀ TÌNH CẢM GIA ĐÌNH; DẤU PHẨY I. Yêu cầu cần đạt: - Phát triển vốn từ về tình cảm gia đình; luyện tập về sử dụng dấu phẩy II. Đồ dùng dạy học: 1. GV: Bảng phụ 2. HS: SGK III. Các hoạt động dạy học chủ yếu : Hoạt động của GV Hoạt động của HS 1. Khởi động: - Cho HS vận động theo nhac - Nhận xét, dẫn vào bài 2. Luyện tập, thực hành: Hoạt động 1: Tìm từ ngữ về tình cảm gia đình Bài 1: - Gọi HS đọc YC bài. - Bài yêu cầu làm gì? - Những người trong gia đình là những ai? - Y/c hs thảo luận nhóm 4 tìm các từ chỉ tình cảm giữa mọi người trong gia đình. - Gọi các nhóm trình bày kết quả, các nhóm khác nhận xét, bổ sung. - YC HS làm bài vào vở - Hỗ trợ HS gặp khó khăn. - Chữa bài, nhận xét. - Nhận xét, tuyên dương HS. Hoạt động 2: Tìm câu nói về tình cảm anh chị em Bài 2: - Gọi HS đọc YC. - Bài YC làm gì? - Y/c hs suy nghĩ tìm ra câu nói về tình cảm anh chị em. - Nhận xét, khen ngợi HS. - Chốt đáp án: • Những câu tục ngữ nói về tình cảm anh chị em: Chị ngã em nâng Anh em thuận hòa là nhà có phúc. Anh em như thể tay chân Rách lành đùm bọc, dở hay đỡ đần. Hoạt động 3: Luyện tập về cách sử dụng dấu phẩy. Bài 3: - Cho HS TL nhóm 2 tìm ra vị trí của dấu phẩy trong các câu. - Gọi đại diện các nhóm trình bày kết quả. - Nhận xét, tuyên dương HS. - Chốt cách sử dụng dấu phẩy. Củng cố, dặn dò: - Hôm nay em học bài gì? - Nhận xét giờ học. - Thực hiện theo yêu cầu - 1-2 HS đọc. - 1-2 HS trả lời. - 3-4 HS nêu. - Thảo luận nhóm 4 - Đại diện các nhóm trình bày kết quả thảo luận: Tôn trọng, kính trọng, yêu thương, che chở, đùm bọc, gắn bó, thân thiết, - Đổi chéo kiểm tra theo cặp. - 1-2 HS đọc yêu cầu BT, đọc cả câu tục ngữ - Trả lời - Trao đổi ý nghĩa của các câu tục ngữ. - Xác định các câu tục ngữ nào nói về tình cảm anh chị em. - Chia sẻ câu trả lời. - Đọc yêu cầu BT - TL nhóm. - Đại diện các nhóm trình bày kết quả thảo luận của nhóm mình. IV. Điều chỉnh sau bài dạy: _______________________________________ Sáng - Thứ sáu ngày 30 tháng 12 năm 2022 Tiết 1 : TIẾNG VIỆT (169) LUYỆN TẬP: VIẾT TIN NHẮN I. Yêu cầu cần đạt: - Viết được một tin nhắn cho người thân. - Hình thành và phát triển năng lực văn học (nhận biết được các nhân vật trong câu chuyện, hiểu được cốt truyện); phát triển năng lực ngôn ngữ trong việc viết một tin nhắn. II. Đồ dùng dạy học: 1. GV: Tranh minh họa 2. HS: Vở , SGK. III. Các hoạt động dạy học chủ yếu : Hoạt động của GV Hoạt động của HS 1. Khởi động - Cho HS nghe và vận động theo nhạc bài hát - Nhận xét dẫn vào bài 2. Luyện tập, thực hành: Hoạt động 1: Quan sát tranh, đọc tin nhắn của sóc và TLCH. Bài 1: - Gọi HS đọc YC bài. - Bài yêu cầu làm gì? - YC HS quan sát tranh, hỏi: a. Sóc con nhắn tin cho ai? b. Sóc nhắn cho mẹ chuyện gì? c. Vì sao Sóc con lại phải nhắn tin? - Gọi hs nhắc lại câu TL. - Hỗ trợ HS gặp khó khăn. - Gọi HS lên thực hiện. - Nhận xét, tuyên dương HS. Bài 2: Viết tin nhắn cho người thân. - Gọi HS đọc YC bài. - Bài yêu cầu làm gì? - Đưa ra một số câu hỏi gợi ý: ? Em muốn viết tin nhắn cho ai? ? Em muốn nhắn điều gì? ? Vì sao em phải nhắn? - YC HS dựa vào các cau hỏi gợi ý trên và mẩu tin nhắn ở bài tập 1 thực hành viết vào vở - Quan sát, hỗ trợ HS gặp khó khăn. - Gọi HS đọc bài làm của mình. - Nhận xét, chữa cách diễn đạt. Củng cố, dặn dò: - Hôm nay em học bài gì? - Nhận xét giờ học. - Thực hiện theo yêu cầu - 1-2 HS đọc. - 1-2 HS trả lời. - Quan sát và trả lời: - Sóc con nhắn tin cho mẹ - Sóc nhắn bà sang đón Sóc sang nhà bà và ăn cơm tối nhà bà xong mới về -Vì bố mẹ đi vắng Sóc không xin phép trược tiếp được. - Thực hiện nói theo cặp. - 2-3 cặp thực hiện. - 1-2 HS đọc. - 1-2 HS trả lời. - Lắng nghe, hình dung cách viết. - Làm bài. - Chia sẻ bài. - Chia sẻ. IV. Điều chỉnh sau bài dạy: ______________________________________________ Tiết 2 : TIẾNG VIỆT (170) ĐỌC MỞ RỘNG I. Yêu cầu cần đạt: - Tìm đọc mở rộng được một bài thơ, câu chuyện kể về sinh hoạt chung của gia đình. II. Đồ dùng dạy học 1. GV: Sách, báo câu chuyện về tình cảm gia đình. 2. HS: SGK, vở, bút III. Các hoạt động dạy học chủ yếu: Hoạt động của GV Hoạt động của HS 1. Khởi động: - Cho HS vận động theo bài hát - Nhận xét – Giới thiệu bài. 2. Luyện tập, thực hành: Bài 1: Tìm đọc một bài thơ, câu chuyện kể về sinh hoạt chung của gia đình (nấu ăn, thăm họ hàng, đi du lịch..) Khi đọc, chú ý những điều sau... - Gọi HS đọc YC bài 1, - Tổ chức cho HS tìm đọc một bài thơ, câu chuyện kể về sinh hoạt chung của gia đình - Tổ chức cho HS chia sẻ tìm đọc một bài thơ, câu chuyện kể về sinh hoạt chung của gia đình - Nhận xét tuyên dương Bài 2: Kể lại câu chuyện hoặc đọc một đoạn thơ cho các nghe. Chia sẻ điều em thấy thú vị nhất trong câu chuyện hoặc bài thơ đã học - Gọi HS đọc yêu cầu - Tổ chức cho HS chia sẻ tên bài thơ, câu chuyện, tên tác giả. - Tổ chức thi đọc một số câu chuyện hoặc bài thơ hay. - Nhận xét, đánh giá việc đọc mở rộng của HS. Củng cố, dặn dò: - Hôm nay em học bài gì? - Nhận xét giờ học. - Thực hiện - 1-2 HS đọc. - Tìm các bài thơ, câu chuyện kể về sinh hoạt chung của gia đình - Chia sẻ theo nhóm 4: - Đọc yêu cầu - Thực hiện chia se. - Thi cá nhân - Lắng nghe - Chia sẻ IV. Điều chỉnh sau bài dạy: ____________________________________________________________________ TUẦN 18: Sáng - Thứ hai ngày 2 tháng 1 năm 2023 Tiết 2+3 : TIẾNG VIỆT (171 + 172) ÔN TẬP VÀ ĐÁNH GIÁ CUỐI HỌC KÌ 1 I. Yêu cầu cần đạt: - Đọc đúng rõ ràng đoạn văn, câu chuyện, bài thơ,... Tốc độ khoảng 60 - 65 tiếng trong một phút. Biết ngắt nghỉ hơi ở chỗ có dấu câu, chỗ ngắt nhịp thơ. Hiểu nội dung bài đã đọc, hiểu điều tác giả muốn nói qua VB đơn giản (dựa vào gợi ý), nhận biết được thái độ, tình cảm giữa các nhân vật thể hiện qua hành động, lời nói... II. Đồ dùng dạy học: 1. GV: Tranh, ảnh, bảng phụ 2. HS: SGK III. Các hoạt động dạy học chủ yếu: Tiết 1 + 2 Hoạt động của GV Hoạt động của HS 1. Khởi động: - Tổ chức trò chơi: Chuyền hoa - GV cùng HS tổng kết trò chơi. - Dẫn dắt vào bài: Tuần học thứ 18 này chúng ta sẽ ôn lại tất cả các bài đã học trong 17 tuần vừa qua. - Ghi đề bài: Ôn tập cuối học kì 1 2. Luyện tập, thực hành Bài 1: Nhìn tranh nói tên các bài đã học. - Mỗi bạn chỉ vào tranh và nói tên các bài đã học. - Cho Hs chia sẻ - Nhận xét khen ngợi Bài 2: Dựa vào các tranh vẽ ở bài tập 1, tìm từ ngữ chỉ sự vật theo mẫu - Nêu yêu cầu bài tập, hướng dẫn HS quan sát mẫu. - Tổ chức cho HS làm việc nhóm - Cho các nhóm báo cáo kết quả. - Nhận xét khen ngợi các nhóm hoàn thành đúng. Bài 3: Đọc lại một bài đọc em thích, nêu chi tiết, nhân vật hoặc hình ảnh trong bài khiến em nhớ nhất. - Tổ chức HD cho HS làm việc nhóm • Từng HS chọn đọc một bài mình thích • Đọc nêu chi tiết, nhân vật hoặc hình ảnh trong bài mình nhớ nhất, có thể giải thích vì sao thích bài đọc đó. • Các thành viên có thể nêu thêm câu hỏi về bài đọc để các bạn trong nhóm xung phong trả lời. - Quan sát các nhóm, ghi nhận xét Củng cố, dặn dò: - Hôm nay em học bài gì? - Nhận xét giờ học. - Tham chơi. - Lắng nghe. - Nhắc lại, mở vở ghi đề bài. - Thảo luận theo cặp và chia sẻ. - Lần lượt chỉ vào từng tranh và nói tên bài đã học (theo thứ tự tranh từ trái qua phải, từ trên xuống dưới) - Chia sẻ. - Lắng nghe - Các nhóm nhận phiếu bài tập. - Nhóm trưởng điều khiển các bạn quan sát tranh nêu từ ngữ chỉ sự vật trong tranh (theo thứ tự tranh từ trái qua phải, từ trên xuống dưới). - Đại diện 2-3 nhóm lên chia sẻ và giao lưu cùng các bạn. Từ ngữ chỉ sự vật Từ ngữ chỉ người Ông, Việt, Na, cháu Từ ngữ chỉ vật Nhím, cánh diều, quyến sách, quả bóng, cây hoa, - Đọc yêu cầu BT 3 - Hoạt động nhóm - Lần lượt từng HS thực hiện theo yêu cầu: chọn đọc một bài và nêu chi tiết, nhân vật mà mình nhớ. - Lớp nhận xét - Chia sẻ IV. Điều chỉnh sau bài dạy: ______________________________________ Sáng - Thứ ba ngày 3 tháng 1 năm 2023 Tiết 3 + 4: TIẾNG VIỆT (173 + 174) ÔN TẬP VÀ ĐÁNH GIÁ CUỐI HỌC KÌ 1 I. Yêu cầu cần đạt: - Viết đúng chính tả khoảng 45-50 chữ theo hình thức nghe-viết, tốc độ khoảng 45-50 chữ trong 15 phút; viết đúng các từ ngữ có tiếng chứa âm/vần dễ viết sai, lẫn do ảnh hưởng của cách phát âm địa phương. Viết được một đoạn văn khoảng 3-4 câu. Kể về một việc làm tốt của em ở nhà hoặc ở trường dựa vào gợi ý. II. Đồ dùng dạy học: 1. GV: Tranh, ảnh, bảng phụ 2. HS: SGK, vở III. Các hoạt động dạy học chủ yếu : Tiết 3+ 4 Hoạt động của GV Hoạt động của HS 1. Khởi động: - Tổ chức cho HS hát và vận động theo nhạc. - Dẫn dắt, giới thiệu bài. 2. Luyện tập, thực hành: Bài 4 Đọc lời của chim Hải âu và trả lời câu hỏi. - Tổ chức cho HS làm việc nhóm. Yêu cầu 1: Trả lời câu hỏi: Theo em chim hải âu nói những câu trên với ai, trong tình huống nào? - Nhận xét Yêu cầu 2: Đóng vai một loài chim khác, đáp lời hải âu. - Cho HS chọn một loài chim mình biết rõ để nói được lời chào, lời tự giới thiệu về loài chim đó, đáp lời chim hải âu. - GV và các nhóm nhận xét, khen ngợi các nhóm đưa ra ý kiến hay Bài 5: Thực hành luyện nói theo tình huống - Tổ chức cho HS làm việc nhóm. - Hướng dẫn HS thực hành nói lời chào, lời tự giới thiệu theo nhóm dựa trên dựa trên cách giới thiệu đã được học ở đầu năm học. - Hướng dẫn HS đặt mình vào tình huống để giới thiệu tự nhiên - Cho HS nói lời chào, lời tự giới thiệu phù hợp với tình huống giao tiếp. - Cho các nhóm báo cáo kết quả trước lớp. - GV cùng cả lớp nhận xét, tuyên dương các bạn xung phong nói trước lớp. Củng cố, dặn dò: - Hôm nay em học bài gì? - Nhận xét giờ học. - Lớp hát và vận động theo bài hát - Đọc lời của chim hải âu - Thảo luận theo cặp, sau đó chia sẻ trước lớp. VD: • Chim hải âu nói những câu đó với các loài chim khác khi đi đâu xa hoặc khi gặp những người bạn ở nơi khác đến. • Chim hải âu nói lời chào và lời tự giới thiệu về bản thân (tên, tính tình, nơi ở, sở thích của bản thân) với những người bạn mới. - Từng cặp HS đóng vai: một bạn nói lời chào, lời tự giới thiệu của chim hải âu, một bạn đáp lại lời hải âu. - Nhóm trưởng yc các bạn đọc yêu cầu bài tập 5 - Nhóm trưởng điều hành các bạn thực hiện yêu cầu lần lượt từng tình huống. - Tình huống 1. • Nhóm trưởng đọc tình huống 1, tất cả các bạn trong nhóm suy nghĩ và chuẩn bị lời giới thiệu về bản thân. • Nhóm trưởng mời từng bạn nói lời giới thiệu của mình. Cả nhóm góp ý. VD: Chào các bạn! Tôi tên là Mạnh. Tôi mới từ trường chuyển đến. Rất mong được các bạn giúp đỡ. - Tình huống 2. • Từng HS đọc thầm tình huống 2, chuẩn bị lời nói của mình trong tình huống 2. • Nhóm tưởng mời từng bạn phát biểu ý kiến đã chuẩn bị. Cả nhóm nhận xét góp ý. VD: Chào bạn! Rất vui có bạn học cùng lớp mình. - Một số HS nói trước lớp: môt bạn nói lời giới thiệu của người mới chuyển đến, một bạn đáp lời thể hiện sự thân thiện, đón chào bạn mới chuyển đến. - Chia sẻ. IV. Điều chỉnh sau bài dạy: ________________________________________________ Sáng - Thứ tư ngày 4 tháng 1 năm 2023 Tiết 2+3 : TIẾNG VIỆT (175 + 176) ÔN TẬP VÀ ĐÁNH GIÁ CUỐI HỌC KÌ 1 I. Yêu cầu cần đạt: - Biết trao đổi ý kiến về bài đọc yêu thích trong học kì I; biết nói lời chào, lời tự giới thiệu phù hợp với tình huống giao tiếp. Kể được sự việc trong tranh dựa vào gợi ý II. Đồ dùng dạy học: 1. GV: Tranh, ảnh, bảng phụ. 2. HS: SGK III. Các hoạt động dạy học chủ yếu: Tiết 5 + 6 Hoạt động của GV Hoạt động của HS 1. Khởi động: - Tổ chức cho HS vận động theo trò chơi Gọi thuyền. - Kết nối vào bài mới. 2. Luyện tập, thực hành: Bài 6: Dựa vào tranh tìm từ ngữ (chỉ người, chỉ vật, chỉ hoạt động). - GV gọi HS đọc YC bài. - Bài yêu cầu làm gì? - YC HS quan sát tranh, nêu: • Chỉ người, chỉ vật • Chỉ hoạt động. - YC HS làm bài vào vở. - Hỗ trợ HS gặp khó khăn. - Chữa bài, nhận xét. - Nhận xét, tuyên dương HS. Bài 7: Nói 2- 3 câu về một nhân vật trong tranh ở mục 6 ( SGK T139) - Gọi HS đọc YC bài. - Bài yêu cầu làm gì? - Hướng dẫn HS làm mẫu: cho HS chỉ vào một nhât vật được vẽ trong tranh, một em khác trả lời với sự giúp đỡ của GV và các bạn. VD: Người đó là ai? Người đó đang làm gì ? Em có nhận xét gì về cử chỉ, hành động, của người đó ? - Quan sát, hỗ trợ HS gặp khó khăn. - Gọi HS đọc bài làm của mình. - Nhận xét, chữa cách diễn đạt. Bài 8: Chọn dấu chấm, dấu chấm hỏi, dấu chấm than thay cho ô vuông. - Gọi HS đọc YC bài. - Bài yêu cầu làm gì? - Viết lên bảng - YC HS trao đổi theo cặp - YC HS thực hành viết vào vở. - Quan sát, hỗ trợ HS gặp khó khăn. - Gọi HS đọc bài làm của mình. - Nhận xét, tuyên dương Củng cố, dặn dò: - Hôm nay em học bài gì? - Nhận xét giờ học. - Chơi trò chơi Gọi thuyền - 1-2 HS đọc. - 1-2 HS trả lời. - Quan sát và nêu. • Từ ngữ chỉ người: Người bán hàng, người bán cây cảnh, người bán cành đào, người đnà ông, người bán chậu quất, người đi chợ, người phụ nữ, người nặn đồ chơi, bạn nhỏ • Từ ngữ chỉ vật: cành đào, chậu quất, cây quất, chậu cây cảnh, cây cảnh, cái túi, đồ chơi, • Từ ngữ chỉ hoạt động: bán hàng, mua hàng, nặn đồ chơi, xem, nhìn, đi chợ, đi chơi, - Thực hiện làm bài cá nhân. - Đổi chéo kiểm tra theo cặp. - 1-2 HS đọc. - 1-2 HS trả lời. - Lắng nghe - Thực hành nói trước lớp • Người đó là bác bán cây cảnh • Bác ấy đang bán cành đào. • Bác ấy rất niềm nở với người mua hàng - Chia sẻ bài. - Đọc yêu cầu - Nêu - Trao đổi theo cặp - Viết vào vở - Chia sẻ bài làm của mình • Em đang viết gì đấy? • Em đang viết thư cho em. • Hay đấy! • Trong thư nói gì? • Ngày mai, nhận được thư em mới biết. - Nhận xét - Chia sẻ IV. Điều chỉnh sau bài dạy: Sáng - Thứ năm ngày 5 tháng 1 năm 2023 Tiết 3 + 4 : TIẾNG VIỆT (177 + 178) ÔN TẬP VÀ ĐÁNH GIÁ CUỐI HỌC KÌ 1 I. Yêu cầu cần đạt: - Tìm được các từ ngữ chỉ người, chỉ vật, chỉ hoạt động, đặc điểm thuộc một số chủ điểm đã học; biết sử dụng các từ ngữ để đặt câu; bước đầu biết sử dụng dấu chấm, dấu chấm hỏi, dấu chấm than. II. Đồ dùng dạy học: 1. GV: Tranh, ảnh, bảng phụ 2. HS: SGK III. Các hoạt động dạy học chủ yếu: Tiết 7 + 8 Hoạt động của GV Hoạt động của HS 1. Khởi động - Cho học sinh hát thư giãn - Nhận xét dẫn vào bài 2. Luyện tập, thực hành: Hoạt động 1: Nghe – viết chính tả. Bài 9: Nghe viết: Niềm vui là gì - Đọc đoạn chính tả cần nghe viết. - Gọi HS đọc lại đoạn chính tả. - Hỏi: • Đoạn thơ có những chữ nào viết hoa? • Đoạn thơ có chữ nào dễ viết sai? - HDHS thực hành viết từ dễ viết sai vào bảng con. - Đọc cho HS nghe viết. - YC HS đổi vở soát lỗi chính tả. - Nhận xét, đánh giá bài HS. Hoạt động 2: Bài tập chính tả. Bài 10: Tìm tiếng chứa iên hoặc yên thay vào ô trống - HDHS nắm vững yêu cầu bài. - Yêu cầu HS làm bài cá nhân - Gọi HS trình bày bài trước lớp. - Nhận xét, góp ý, bổ sung Bài 11: Nói tiếp câu kể lại sự việc trong tranh.(SGK T 140) - Hướng dẫn HS nắm yêu cầu của bài tập. - Tổ chức cho HS quan sát từng tranh, trả lời câu hỏi: - Hướng dẫn HS làm việc nhóm quan sát từng tranh: • Tranh vẽ những gì? - Hỗ trợ HS gặp khó khăn. - Nhận xét, động viên HS. Củng cố, dặn dò: - Hôm nay em học bài gì? - Nhận xét giờ học. - Hát thư giãn - Lắng nghe. - 2-3 HS đọc. - 2-3 HS chia sẻ. - Luyện viết bảng con. - Nghe viết vào vở ô li. - Đổi chéo theo cặp. - Đọc yêu cầu của bài tập, - Xác định yêu cầu bài. - Làm bài cá nhân - Đọc bài làm của mình trước lớp. Biển rộng mênh mông. Xóm làng bình yên. Miền núi có ruộng bậc thang. - Nhận xét - Đọc lại đáp án trên bảng. - Đọc yêu cầu của bài tập - Xác định yêu cầu BT. - Quan sát từng tranh, trả lời câu hỏi - Làm việc theo nhóm 4 quan sát từng tranh, đọc lời dưới tranh rồi đoán xem 4 tranh cho biết điều gì về gà mẹ và các con. • Nhìn tranh xem tranh vẽ nói về câu chuyện nào. • Hỏi đáp trong nhóm. • Trao đổi với nhau để thống nhất các phương án. - Đại diện nhóm trình bày trước lớp. Trả lời: 1. Sáng tinh mơ, gà mẹ đánh thức đàn con dậy 2. Gà mẹ cho đàn con tắm dưới ánh mặt trời ấm áp. 3. Gà mẹ dẫn gà con đi kiếm mồi 4. Buối trưa, gà mẹ và đàn con nghỉ trưa dưới tán lá cây - Chia sẻ. IV. Điều chỉnh sau bài dạy: Sáng - Thứ sáu ngày 6 tháng 12 năm 2023 Tiết 1 + 2 : TIẾNG VIỆT (179 + 180) KIỂM TRA ĐÁNH GIÁ ĐỊNH KÌ CUỐI HỌC KÌ I (Đề nhà trường ra) ______________________________________________
Tài liệu đính kèm:
- giao_an_tong_hop_lop_2_tuan_17_theo_cv_2345_nam_hoc_2022_202.doc