Giáo án Trải nghiệm sáng tạo Lớp 2 - Tuần 29 đến 32

Giáo án Trải nghiệm sáng tạo Lớp 2 - Tuần 29 đến 32

I. MỤC TIÊU

- Nêu được tên và một số công việc chính trong nghề nghiệp của bố mẹ mình và một số đức tính, phẩm chất cần có trong công việc của bố mẹ;

- Thực hành tổ chức, tham gia hoạt động tập thể, thuyết trình về nghề nghiệp, công việc của bố mẹ;

- Bước đầu hình thành năng lực tự chủ, biết giải quyết những vấn đề của cá nhân, gia đình.

II. CHUẨN BỊ

- GV: Thẻ màu cho phần trò chơi. Giấy, kéo, băng dính, . Không gian lớp học để các nhóm tham gia trò chơi và trình bày bài thảo luận. Chuẩn bị các tình huống và cách giải quyết.

- HS: HS chuẩn bị theo yêu cầu của GV ở hoạt động tiếp nối lần trước. Giấy màu, bút vẽ, .

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

 

docx 12 trang haihaq2 2700
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Trải nghiệm sáng tạo Lớp 2 - Tuần 29 đến 32", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 29
Ngày soạn: 
Ngày dạy: 
CHỦ ĐỀ 8 : CÔNG VIỆC CỦA BỐ MẸ EM (Tiết 1)
I. MỤC TIÊU
- Nêu được tên và một số công việc chính trong nghề nghiệp của bố mẹ mình và một số đức tính, phẩm chất cần có trong công việc của bố mẹ;
- Thực hành tổ chức, tham gia hoạt động tập thể, thuyết trình về nghề nghiệp, công việc của bố mẹ;
- Bước đầu hình thành năng lực tự chủ, biết giải quyết những vấn đề của cá nhân, gia đình.
II. CHUẨN BỊ
- GV: Tranh ảnh liên quan đến những nghề nghiệp khác nhau.
- HS: Ảnh tranh chụp hoặc tranh vẽ về nghề nghiệp của bố mẹ.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC 
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1.Khởi động 
- Ổn định: Cho HS hát 
- GV trao đổi với cả lớp: 
+ Bố mẹ em làm nghề gì ? Công việc của bố mẹ em khi làm việc (ở nhà , nơi làm việc) mà em đã nhìn thấy là gì? 
+ Em thấy công việc của bố mẹ em giúp ích gì cho gia đình và mọi người ? Lưu ý : 
- GV giúp HS kể đúng tên nghề nghiệp của bố mẹ mình , 
- Nêu được 2 việc cần làm trong nghề nghiệp của bố mẹ nhưng chú ý vào việc làm chính . 
- Bài mới: GV giới thiệu “ Trong cuộc sống của chúng ta , mỗi người đều có một nghề nghiệp riêng , đòi hỏi những đức tính khác nhau để hoàn thành công việc của mình . Những nghề nghiệp ấy đều mang lại lợi ích cho bản thân , gia đình và xã hội , vì vậy mỗi chúng ta cần rèn luyện những đức tính phù hợp để có thể làm được những nghề mình mong muốn.”
2. Hoạt động 1: Tìm hiểu về công việc của bố, mẹ em 
- GV yêu cầu HS đọc nhiệm vụ 1 , trang 65 – 66 , sách Hoạt động trải nghiệm dành cho học sinh lớp 2. 
- GV giải thích nhiệm vụ mẫu , sau đó lấy thêm một ví dụ bên ngoài để HS hiểu rõ hơn cách làm. 
Ví dụ : Mẹ làm nông dân ; công việc trồng lúa , trồng khoai ... ; công việc này giúp nuôi gia đình , nuôi em ăn học ; mang lại của cải cho xã hội. 
- GV hỏi một vài HS xem bố mẹ các em làm gì và HS sẽ trả lời theo yêu cầu ở bảng mẫu như thế nào. 
- GV yêu cầu HS về nhà hỏi thêm bố mẹ để thực hiện nhiệm vụ này. 
3. Hoạt động 2: Tìm hiểu những đức tính cần có của bố, mẹ em trong công việc 
- Yêu cầu HS đọc nhiệm vụ 2 , trang 66 và quan sát các bức tranh trang 67. Mỗi bức tranh mô tả một nghề ( từ trái sang phải , từ trên xuống dưới nông dân ; lính cứu hoả ; thợ làm gốm ; nhà khoa học ; giáo viên ; bác sĩ ; hoạ sĩ ; luật sư ). 
- Yêu cầu HS suy nghĩ và xem bức tranh đó là nghề gì , sau đó điền từ chỉ đức tính phù hợp với nghề đó. 
- Yêu cầu HS về nhà hoàn thành nhiệm vụ 2 , trang 66 – 68 , sách Hoạt động trải nghiệm dành cho học sinh lớp 2.
4. Hoạt động 3: Chia sẻ cảm xúc 
- GV yêu cầu HS nhớ lại những hình ảnh mà các em đã nhìn thấy khi bố mẹ làm việc ở nhà hoặc ở nơi làm việc.
- GV mời một số HS chia sẻ xem công việc của bố mẹ là gì và nếu muốn vẽ lại hình ảnh đang làm việc của bố mẹ thì em sẽ vẽ cái gì.
- GV hỏi : Khi biết về công việc của bố mẹ, em có suy nghĩ gì ? 
- GV mời một số HS trả lời , dựa vào đó để hướng dẫn HS làm nhiệm vụ này. 
Lưu ý : 
- Khuyến khích HS hướng đến những công việc chính về nghề nghiệp của bố , mẹ mình. 
- GV hướng dẫn HS phân chia sẻ cảm xúc của mình đối với công việc của bố , mẹ: 
+ Những việc làm chính của bố mẹ trong công việc. 
+ Cảm xúc của em khâm phục , ngưỡng mộ , yêu thương , tự hào, ... 
+ Em làm gì để giúp đỡ bố mẹ được nghỉ ngơi sau khi làm việc. 
5. Hoạt động nối tiếp
- Dặn HS về nhà đọc lại bài và xem nội dung tiếp theo trong bài.
 - Nhận xét tiết học.
- Hát
- HS thực hiện theo yêu cầu GV.
- HS chú ý nghe.
- HS đọc yêu cầu nhiệm vụ, lớp theo dõi.
- Chú ý lắng nghe
- Học sinh trả lời
- Học sinh đọc nhiệm vụ. 
- Học sinh trả lời.
- Học sinh lắng nghe.
- HS nhớ lại những hình ảnh mà các em đã nhìn thấy khi bố mẹ làm việc ở nhà hoặc ở nơi làm việc.
- HS chia sẻ.
- HS trả lời theo yêu cầu.
- Học sinh lắng nghe.
- HS thực hiện.
RÚT KINH NGHIỆM SAU TIẾT DẠY:
 ............................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
Tuần 30
Ngày soạn: 
Ngày dạy: 
CHỦ ĐỀ 8 : CÔNG VIỆC CỦA BỐ MẸ EM (Tiết 2)
I. MỤC TIÊU
- Nêu được tên và một số công việc chính trong nghề nghiệp của bố mẹ mình và một số đức tính, phẩm chất cần có trong công việc của bố mẹ;
- Thực hành tổ chức, tham gia hoạt động tập thể, thuyết trình về nghề nghiệp, công việc của bố mẹ;
- Bước đầu hình thành năng lực tự chủ, biết giải quyết những vấn đề của cá nhân, gia đình.
II. CHUẨN BỊ
- GV: Thẻ màu cho phần trò chơi. Giấy, kéo, băng dính, ... Không gian lớp học để các nhóm tham gia trò chơi và trình bày bài thảo luận. Chuẩn bị các tình huống và cách giải quyết.
- HS: HS chuẩn bị theo yêu cầu của GV ở hoạt động tiếp nối lần trước. Giấy màu, bút vẽ, ...
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC 
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1.Khởi động 
- Ổn định: HS hát Đưa cơm cho mẹ đi cày của nhạc sĩ Hàn Ngọc Bích. GV có thể chiếu video dip bài hát này, hoặc chiều lời bài hát để HS hiểu được lời bài hát tốt hơn. 
- KTBC: GV thảo luận cùng cả lớp theo các câu hỏi : 
+ Mẹ của bạn nhỏ này làm nghề gì ? Vì sao em biết ? Em hãy tìm các công việc mà mẹ của bạn nhỏ này đã làm. 
+ Bố của bạn nhỏ làm nghề gì ? Vì sao em biết ? - Bạn nhỏ đã làm gì để giúp mẹ ? 
- Bài mới: GV nhấn mạnh niềm tự hào về nghề , lợi ích của nghệ , ... và dẫn dắt vào chủ đề.
2. Hoạt động 1: Giới thiệu về công việc của bố mẹ và những đức tính cần có 
- GV yêu cầu HS đọc lại nhiệm vụ 1 mà mình đã hoàn thành ở nhà.
- Gọi HS chia sẻ theo cặp về công việc của bố mẹ mình , qua chia sẻ.
- GV yêu cầu HS thảo luận nhiệm vụ 2 , trang 67, sách Hoạt động trải nghiệm dành cho học sinh lớp 2 theo nhóm 4 : Các bạn trong nhóm nói các phương án lựa chọn từ chỉ đức tính phù hợp với mỗi bức tranh. Một tranh có thể có nhiều hơn một từ để mô tả . Các thành viên trong nhóm có thể bổ sung , điều chỉnh các từ chỉ đức tính sao cho phù hợp nhất với tranh. 
- GV quan sát và nhắc nhở các nhóm làm việc tích cực. 
- GV trình chiếu các bức tranh (trang 67) với các phương án có thể để HS tham khảo.
- GV nhận xét và ghi nhận kết quả hoạt động . 
3. Hoạt động 2: Chia sẻ cảm xúc và suy nghĩ của em về nghề nghiệp của bố mẹ
- GV chia lớp thành các nhóm , yêu cầu các nhóm thực hiện nhiệm vụ 3, trang 69: Thảo luận về cảm xúc của bản thân đối với công việc của bố mẹ và giải thích tại sao có cảm xúc như vậy. Từ đó , cùng nhau chia sẻ về những việc làm ở nhà mà mình có thể giúp đỡ để bố mẹ có thời gian nghỉ ngơi. 
- GV hướng dẫn , gợi ý HS cách trình bày sản phẩm nhóm : 
- Trình bày rõ ràng cảm xúc của mình đối với công việc của bố mẹ. Nêu một số việc mà mình có thể làm để giúp đỡ bố mẹ.
- GV mời lần lượt các nhóm lên trình bày, chia sẻ.
- GV tổng kết, nhận xét về phần trình bày, chia sẻ của mỗi nhóm. 
+ Tinh thần làm việc nhóm: đoàn kết, sôi nổi, ... 
+ Hình thức trình bày: sáng tạo, đẹp mắt,... 
+ Nội dung : đầy đủ , chia sẻ chi tiết,... 
+ Kĩ năng trình bày: tự tin, nói to, rõ ràng,... 
4. Hoạt động nối tiếp
- Dặn HS về nhà đọc lại bài và xem nội dung tiếp theo trong bài.
 - Nhận xét tiết học.
- Hát
- HS thực hiện theo yêu cầu GV.
- HS chú ý nghe.
- HS đọc yêu cầu nhiệm vụ, lớp theo dõi.
- HS chia sẻ theo nhóm và góp ý bạn.
- HS thảo luận nhóm 4.
- Nhóm trình bày
- Học sinh lắng nghe.
- HS thực hiện.
RÚT KINH NGHIỆM SAU TIẾT DẠY:
 ............................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
Tuần 31
Ngày soạn: 
Ngày dạy: 
CHỦ ĐỀ 8 : CÔNG VIỆC CỦA BỐ MẸ EM (Tiết 3)
I. MỤC TIÊU
- Nêu được tên và một số công việc chính trong nghề nghiệp của bố mẹ mình và một số đức tính, phẩm chất cần có trong công việc của bố mẹ;
- Thực hành tổ chức, tham gia hoạt động tập thể, thuyết trình về nghề nghiệp, công việc của bố mẹ;
- Bước đầu hình thành năng lực tự chủ, biết giải quyết những vấn đề của cá nhân, gia đình.
II. CHUẨN BỊ
- GV: Thẻ màu cho phần trò chơi. Giấy, kéo, băng dính, ... Không gian lớp học để các nhóm tham gia trò chơi và trình bày bài thảo luận. Chuẩn bị các tình huống và cách giải quyết.
- HS: HS chuẩn bị theo yêu cầu của GV ở hoạt động tiếp nối lần trước. Giấy màu, bút vẽ, ...
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC 
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1.Khởi động 
- Ổn định: GV ổn định tổ chức bằng 1 bài hát .
- Bài mới.
2. Hoạt động 1: Biết tự hào về lao động nghề nghiệp của bố mẹ
- GV có thể kể về một câu chuyện của bạn nhỏ tên H , mẹ bạn ấy làm công việc quét dọn vệ sinh trong trường học. H thường nhìn thấy mẹ trong bộ quần áo lao động cũ kĩ và H cảm thấy rất ngại khi ai đó ở trường nhìn thấy mẹ mình. 
- GV hỏi cả lớp : Mẹ H làm nghề gì ? H có thái độ như thế nào về nghề của mẹ ? Suy nghĩ đó có đúng không ? Vì sao? Theo em, H nên có thái độ như thế nào mới đúng ? 
- GV chia lớp thành các nhóm , mỗi nhóm 6 HS để thảo luận câu trả lời . Đại diện các nhóm trình bày câu trả lời của nhóm trước lớp. 
- GV ghi nhận kết quả của HS
3. Hoạt động 2: Nhờ ai đó giúp đỡ
- GV đưa ra các tình huống và nghề nghiệp của bố mẹ một số bạn , HS sẽ phải tìm ai có thể hỗ trợ mình trong các tình huống đó - Chia lớp làm 6 nhóm , GV trình chiếu ( hoặc viết vào những thẻ màu ) 3 tình huống cho 6 nhóm và yêu cầu HS thảo luận giải quyết câu hỏi mà tình huống đưa ra.
+ Tình huống cho nhóm 1 , 2 : Trên đường đi học về , vì mải chạy theo một chú chó nên em đã đi lạc đường , em nhìn thấy một chủ công nhân làm đường , một bạn HS và một chú cảnh sát giao thông bên đường . Em sẽ quyết định làm gì ? Tại sao ? ( thông qua việc giải thích vì sao lại tìm đến chủ cảnh sát khi bị lạc , HS hiểu hơn về nghề và vai trò của cảnh sát ). 
+ Tình huống cho nhóm 3 , 4 : Nhà em bị mất điện . Ở gần nhà em có chủ làm thợ điện , chủ làm thợ hàn và có cô bán đồ điện . Em sẽ quyết định làm gì ? Tại sao ? ( thông qua việc giải thích vì sao lại tìm đến chú thợ điện , HS hiểu hơn về nghệ thợ điện ). 
+ Tình huống cho nhóm 5, 6: Em rất muốn học hát để hát hay. Có 3 người có thể giúp đỡ em , đó là nhạc sĩ, ca sĩ và vũ công ( người nhảy múa ). Em sẽ quyết định nhờ ai dạy mình là tốt nhất? Vì sao? ( thông qua việc giải thích vì sao lại tìm đến ca sĩ , HS hiểu hơn về nghề ca sĩ ).
- Các nhóm thảo luận xem quyết định nhờ sự hỗ trợ của ai và vì sao lại chọn người đó. Từng nhóm trình bày phương án của mình. 
- GV nhận xét về cách giải quyết tình huống của từng nhóm xem có phù hợp với hoạt động của nghề đó hay không.
4. Hoạt động nối tiếp
- Dặn HS về nhà đọc lại bài và xem nội dung tiếp theo trong bài.
 - Nhận xét tiết học.
- Hát
- HS thực hiện theo yêu cầu GV.
- HS trả lời.
- HS thảo luận nhóm 6 
- HS chú ý nghe.
- HS chia sẻ theo nhóm và góp ý bạn.
- HS thảo luận nhóm.
- Nhóm trình bày
- Học sinh lắng nghe.
- HS thực hiện.
RÚT KINH NGHIỆM SAU TIẾT DẠY:
 ............................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
Tuần 32
Ngày soạn: 
Ngày dạy: 
CHỦ ĐỀ 8 : CÔNG VIỆC CỦA BỐ MẸ EM (Tiết 4)
I. MỤC TIÊU
- Nêu được tên và một số công việc chính trong nghề nghiệp của bố mẹ mình và một số đức tính, phẩm chất cần có trong công việc của bố mẹ;
- Thực hành tổ chức, tham gia hoạt động tập thể, thuyết trình về nghề nghiệp, công việc của bố mẹ;
- Bước đầu hình thành năng lực tự chủ, biết giải quyết những vấn đề của cá nhân, gia đình.
II. CHUẨN BỊ
- GV: Thẻ màu cho phần trò chơi. Giấy, kéo, băng dính, ... Không gian lớp học để các nhóm tham gia trò chơi và trình bày bài thảo luận. Chuẩn bị các tình huống và cách giải quyết.
- HS: HS chuẩn bị theo yêu cầu của GV ở hoạt động tiếp nối lần trước. Giấy màu, bút vẽ, ...
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC 
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1.Khởi động 
- Ổn định: GV ổn định tổ chức bằng 1 bài hát .
- Bài mới.
2. Hoạt động 1: Tự đánh giá
- GV đề nghị HS đọc lại các nhiệm vụ của chủ đề này trong sách Hoạt động trải nghiệm dành cho học sinh lớp 2, sau đó bổ sung , hoàn thiện các nhiệm vụ.
- Đối với nhiệm vụ 5 , yêu cầu HS suy nghĩ và nói thêm về những điều học được khác ngoài những điều liệt kê trong bảng . 
- GV khích lệ , động viên HS trong hoạt động tự đánh giá . 
3. Hoạt động 2: Tổ chức tự đánh giá sự tiến bộ của bạn theo nhóm
- GV tổ chức đánh giá đồng đẳng theo tổ . GV gợi ý những tiêu chí đánh giá: 
+ Tinh thần trách nhiệm với các nhiệm vụ trong sách Hoạt động trải nghiệm dành cho học sinh lớp 2: Tranh vẽ : bố cục , màu sắc , hình thức trình bày bài viết : thiệp , đối thoại phỏng vấn , bài viết , ... ( hướng đến sự sáng tạo). 
+ Sự đầy đủ của nội dung trình bày : tên của nghề , một số hoạt động chính của nghề , đức tính cần có. 
+ Tự tin khi trình bày : Bạn đã nói to , rõ ràng , tự tin khi giới thiệu nghề nghiệp của bố mẹ chưa?
- Các nhóm thảo luận về sự tiến bộ của bạn cũng như mong muốn của mình đối với bạn theo các nội dung đánh giá đã đưa ra
- Đại diện các nhóm trình bày. 
- GV nhận xét , động viên , khích lệ HS . 4. Hoạt động 3 : Đánh giá tổng hợp
- GV chuẩn bị 5 hình ảnh của 5 nghề với công việc đặc trưng của nghề đó và thể hiện được thái độ ( đức tính nào đó ) khi làm việc ( không dùng lại hình ảnh của nhiệm vụ 1 ). 
- GV chia lớp thành 5 nhóm và mỗi nhóm được nhận 1 hình ảnh. GV yêu cầu các nhóm thảo luận nhanh và đưa ra câu trả lời về: 
+ Tên nghề; 
+ Công việc chính của nghề; 
+ Đức tính cần có ; 
+ Thái độ của em với nghề. 
- Các nhóm trình bày. 
- GV quan sát đánh giá và nhận xét về: 
+ Những hiểu biết của các em về nghề nghiệp; 
+ Hình thức trình bày ( thuyết trình , báo cáo nhóm , ... ); 
+ Sự tự tin khi đứng trước mọi người; 
+ Tình cảm , cảm xúc với nghề.
5. Hoạt động 4. Xây dựng kế hoạch rèn luyện 
- GV nêu câu hỏi : Em sẽ rèn luyện đức tính gì để giống với những đức tính tốt của bố mẹ / người thân?
- Mời đại diện một số người chia sẻ trước lớp về kế hoạch của bản thân. 
- GV tôn trọng mọi ý tưởng của HS , tổng hợp các ý kiến và đề nghị các em thực hiện đúng dự định của mình để nuôi dưỡng và thực hiện ước mơ của mình trong tương lai.
6. Hoạt động nối tiếp
- Dặn HS về nhà đọc lại bài và xem nội dung tiếp theo trong bài.
 - Nhận xét tiết học.
- Hát
- HS thực hiện theo yêu cầu GV.
- HS suy nghĩ trả lời.
- HS đánh giá theo tổ
- HS chú ý nghe.
- HS thảo luận nhóm.
- Nhóm trình bày
- HS thực hiện.
- HS thực hiện.
RÚT KINH NGHIỆM SAU TIẾT DẠY:
 ............................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................

Tài liệu đính kèm:

  • docxgiao_an_trai_nghiem_sang_tao_lop_2_tuan_29_den_32.docx