Giáo án Trải nghiệm sáng tạo Lớp 2 - Tuần 33+35

Giáo án Trải nghiệm sáng tạo Lớp 2 - Tuần 33+35

I. MỤC TIÊU

- Nhận diện được những việc làm tốt , một số đức tỉnh tốt của bản thân;

- Tự hào về bản thân, có ý thức tự chủ, biết yêu thương, giúp đỡ người thân, bạn bè và người xung quanh;

- Bước đầu hình thành các phầmất sống yêu thương, trách nhiệm, năng lực tự chủ, giao tiếp, thẩm mĩ và thể hiện cảm xúc.

II. CHUẨN BỊ

- GV: Không gian hoạt động trong lớp, mẫu lời khen được ghi trên mảnh giấy bìa các màu (phát cho mỗi nhóm khoảng 10 mẫu lời khen ngợi dành cho bạn bè); Kê bàn ghế theo 5 nhóm , để trong khu vực giữa để làm sân khấu; Mảnh giấy bìa màu hình trái tim (đủ số lượng cho HS trong lớp)

- HS : Bảng kế hoạch thực hiện các việc tốt.

 III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

 

docx 11 trang haihaq2 3140
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Trải nghiệm sáng tạo Lớp 2 - Tuần 33+35", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 33
Ngày soạn: 
Ngày dạy: 
MÔN: TNST
CHỦ ĐỀ 9 : TÔI ĐÁNG KHEN (Tiết 1)
I. MỤC TIÊU
- Nhận diện được những việc làm tốt , một số đức tỉnh tốt của bản thân;
- Tự hào về bản thân, có ý thức tự chủ, biết yêu thương, giúp đỡ người thân, bạn bè và người xung quanh;
- Bước đầu hình thành các phầmất sống yêu thương, trách nhiệm, năng lực tự chủ, giao tiếp, thẩm mĩ và thể hiện cảm xúc.
II. CHUẨN BỊ
- GV: Một số video clip về các tấm gương người tốt, việc tốt. 
- HS: Bảng kế hoạch thực hiện các việc làm tốt (ít nhất 2 việc tốt)
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC 
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1.Khởi động 
- Ổn định: Cho HS hát 
- GV cho cả lớp xem một số video clip về gương người tốt, việc tốt trong cuộc sống hằng ngày. Sau đó, GV có thể trao đổi với ca lớp về một số câu hỏi sau( mời càng nhiều HS trả lời càng tốt): 
+ Các em thấy nhân vật trong video clip đã làm được việc tốt nào? 
+ Theo em , nhân vật đó có đức tính gì? 
+ Các em có muốn làm những việc tốt như nhân vật trong video clip không? 
- Bài mới: GV giới thiệu chủ đề “Trong chủ đề này , chúng ta cùng lập kế hoạch thực hiện các việc tốt. Sau đó cùng tổ chức buổi giới thiệu kế hoạch thực hiện việc tốt của mình cho các bạn và thầy, cô giáo nghe “
2. Hoạt động 1: Tìm hiểu những việc tốt mà em làm ở nhà , ở trường và trong cộng đồng 
- GV yêu cầu cá nhân HS đọc thẩm việc 1 của nhiệm vụ 1, trang 72 - 76, sách Hoạt động trải nghiệm dành cho học sinh lớp 2. Chú ý hỏi lại xem HS đã hiểu đúng yêu cầu của nhiệm vụ chưa. 
- Yêu cầu cá nhân HS đặt tên cho từng bức tranh và đánh dấu X vào ô cạnh những việc mà mình đã làm được.
- Yêu cầu cá nhân HS trả lời việc 2 của nhiệm vụ 1, trang 76, sách Hoạt động trải nghiệm dành cho học sinh lớp 2
3. Hoạt động 2: Xác định việc làm để em đáng khen
 - GV chia lớp thành 6 nhóm , mỗi nhóm thảo luận về 1 tình huống của nhiệm vụ 2, trang 76 – 77, sách Hoạt động trải nghiệm dành cho học sinh lớp 2 
 - Các nhóm thảo luận và các thành viên trong nhóm đưa ra cách xử lí tình huống của bản thân, nêu lí do vì sao em lại lựa chọn cách xử lí như vậy, cùng nhau phân tích xem cách xử lí nào là phù hợp nhất.
 - GV gọi một vài nhóm trình bày cách xử lý tình huống của bản 
4. Hoạt động 3: Bày tỏ cảm xúc khi nhận được lời khen 
- GV yêu cầu cá nhân HS đọc thầm nhiệm vụ 3 , trang 78 , sách Hoạt động trải nghiệm dành cho học sinh lớp 2. 
- Đề nghị HS nhớ lại tình huống được khen , nội dung những lời khen của mọi người khi làm được việc tốt và cảm xúc của bản thân khi nhận được lời khen đó ( HS chọn 1 đối tượng khen là người thân , thầy cô giáo ở trường , bạn bè hoặc những người xung quanh để thực hiện tại lớp , phần còn lại về nhà tiếp tục thực hiện) 
- GV gọi một vài cá nhân chia sẻ phần thực hiện của mình.
 5. Hoạt động 4: Nhận diện đức tính thông qua việc làm 
- GV chia lớp thành 6 nhóm , yêu cầu các nhóm đọc thầm yêu cầu của nhiệm vụ 5 , trang 80 – 81 , sách Hoạt động trải nghiệm dành cho học sinh lớp 2. 
- Đề nghị các nhóm suy nghĩ và chia sẻ trong nhóm về tên gọi của đức tính tương ứng với các biểu hiện của đức tính , các thành viên bổ sung thêm các biểu hiện khác nếu có 
- GV gọi đại diện của từng nhóm đọc kết quả của nhóm mình.
6. Hoạt động nối tiếp
- GV mời HS nhắc lại những việc cần chuẩn bị cho tiết học sau.
- Hoàn thiện phần bày tỏ cảm xúc khi nhận được lời khen ( nội dung lời khen , cảm xúc của em ) ở trang 78 , sách Hoạt động trải nghiệm dành cho học sinh lớp 2.
- Lập bảng kế hoạch để thực hiện ít nhất 2 việc tốt mà em có thể làm 
- Chuẩn bị phần chia sẻ về kế hoạch làm việc tốt của mình ( tiết 3 ). 
- Nhận xét tiết học.
- Hát
- HS thực hiện theo yêu cầu GV.
- HS chú ý nghe.
- HS đọc yêu cầu nhiệm vụ, lớp theo dõi.
- HS đặt tên cho từng bức tranh và đánh dấu X 
- Học sinh trả lời
- HS hoạt động theo nhóm.
- Các nhóm thảo luận.
- Nhóm trình bày
- Học sinh đọc nhiệm vụ. 
- Học sinh trả lời.
- Học sinh trình bày, lớp lắng nghe.
- HS đọc nhiệm vụ.
- HS chia sẻ.
- HS trả lời theo yêu cầu.
- HS thực hiện.
RÚT KINH NGHIỆM SAU TIẾT DẠY:
 ............................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
Tuần 34
Ngày soạn: 
Ngày dạy: 
MÔN: TNST
CHỦ ĐỀ 9 : TÔI ĐÁNG KHEN (Tiết 2,3)
I. MỤC TIÊU
- Nhận diện được những việc làm tốt , một số đức tỉnh tốt của bản thân;
- Tự hào về bản thân, có ý thức tự chủ, biết yêu thương, giúp đỡ người thân, bạn bè và người xung quanh;
- Bước đầu hình thành các phầmất sống yêu thương, trách nhiệm, năng lực tự chủ, giao tiếp, thẩm mĩ và thể hiện cảm xúc.
II. CHUẨN BỊ
- GV: Không gian hoạt động trong lớp, mẫu lời khen được ghi trên mảnh giấy bìa các màu (phát cho mỗi nhóm khoảng 10 mẫu lời khen ngợi dành cho bạn bè); Kê bàn ghế theo 5 nhóm , để trong khu vực giữa để làm sân khấu; Mảnh giấy bìa màu hình trái tim (đủ số lượng cho HS trong lớp) 
- HS : Bảng kế hoạch thực hiện các việc tốt.
 III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC 
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1.Khởi động 
- Ổn định.
- KTBC: Trò chơi: “Đặt tên cho bạn”
GV phổ biến cách chơi: 
+ Nói tên bạn và một đặc điểm tính cách theo chữ cái đầu của tên bạn . HS phải nói được tên bạn và 2 từ ghép / láy có cùng chữ cái đầu của tên bạn cho có nghĩa . 
+ Nếu ai ngập ngừng không nói hoặc chậm trễ , nói tử không có nghĩa hoặc khác chữ cái đầu của tên bạn là phạm luật. Một bạn có thể được nhắc đến nhiều lần nhưng không được nói lại từ mà bạn trước đã nói. Hai người có thể đối đáp tay đội nhưng không được nhắc lại từ mình đã ghép lần trước . 
Ví dụ : Quản trò nói : “ Tôi thương , tôi thương ” Tập thể hỏi : “ Thương ai , thương ai ? ” Quản trò nói : “ Lan lém lỉnh ” Lan nói : “ Tôi thương , tôi thương ” Tập thể hỏi : “ Thương ai , thương ai ? ” Lan nói : “ Thành trung thực ” Thành nói : “ Tôi thương , tôi thương ” Tập thể hỏi “ Thương ai , thương ai ? ” 
Lưu ý : Nhóm vi phạm luật sẽ phải lên trước lớp hát 1 bài.
 - GV trao đổi với cả lớp : 
+ Trò chơi vừa rồi mang lại cho các em cảm xúc gì ? 
+ Những điều chúng ta cần chú ý trong quá trình chơi vừa rồi là gì?
2. Hoạt động 1: Giới thiệu việc tốt của em.
* Thảo luận các yêu cầu đối với hoạt động 1
- GV tổ chức cho HS thảo luận để đưa ra yêu cầu đối với : 
+ Cách bài trí không gian lớp học. 
+ Cách trình bày bảng kế hoạch thực hiện các việc tốt của em. 
- GV mời một số nhóm nêu ý kiến thảo luận. 
* GV gợi ý và chốt lại những yêu cầu: 
+ Đối với không gian để hoạt động : bàn ghế kê thành 5 nhóm , theo hình chữ U sao cho có một khoảng không gian để HS trình bày và các em khác dễ quan sát. 
+ Đối với các em lên giới thiệu: Nói to, rõ ràng, lưu loát, biểu cảm và tự tin thể hiện khả năng của bản thân. 
* Giới thiệu về bảng thực hiện các việc tốt:
- GV chia lớp thành 5 nhóm , các thành viên trong nhóm giới thiệu về kế hoạch thực hiện các việc tốt của mình.
 - Những bạn có việc tốt giống nhau có thể chia sẻ để bổ sung cho nhau về cách thực hiện các việc tốt đó sao cho các việc có thể được thực hiện một cách thuận lợi. 
* Trình bày trước cả lớp:
- Sau khi thảo luận nhóm xong , GV đề nghị đại diện của mỗi nhóm lên trình bày và nhận xét phần hoạt động của nhóm . 
- GV mời một số HS lên giới thiệu về bảng kế hoạch thực hiện các việc tốt của bản thân và một số bạn chia sẻ về lời khen mà mình ấn tượng và nhớ nhất.
3. Hoạt động 2: Thể hiện lời khen với các bạn
 * Đọc lời khen mẫu: 
- GV vẫn giữ 5 nhóm như hoạt động 2 , cho các nhóm đọc một số lời khen ngợi dành cho bạn bè trong các tấm bìa màu mà GV đã chuẩn bị sẵn. 
Ví dụ : 
+ Bạn là một người rất ngăn nắp , gọn gàng. 
+ Bạn thật là tốt bụng , cảm ơn bạn đã giúp tớ xách cặp . Hôm nay nhìn bạn rất xinh xắn , chiếc váy màu xanh này rất hợp với bạn.
 - Thể hiện lời khen với các bạn : GV cho HS thực hiện trong nhóm : Mỗi bạn hãy quay sang bạn ngồi bên cạnh mình và khen bạn về một điều gì đó ( đặc điểm , tính cách , trang phục hoặc việc tốt mà bạn đã chia sẻ trong hoạt động 2, ... ) 
- Trao đổi , rút ra ý nghĩa và giá trị của lời khen ngợi : 
+ Các em cảm thấy thế nào khi được khen? + Các em cảm thấy bạn như thế nào khi em khen bạn? 
+ Về nhà hãy thường xuyên thể hiện lời khen với bố mẹ , người thân của mình. 
- GV tổng kết hoạt động , động viên, khích lệ HS.
4. Hoạt động 3: Làm việc tốt mọi lúc mọi nơi
- GV chia lớp thành 3 nhóm , đề nghị mỗi nhóm thảo luận 1 tình huống . Mỗi tình huống có thể có một vài phương án ứng xử giải quyết. 
+ Tình huống 1 : Em đi dưới sân trường và nhặt được một chiếc hộp bút ở dưới sân . Em thích chiếc hộp bút đó vì nó rất đẹp . Lúc đó em sẽ làm gì ? 
+ Tình huống 2 : Em đi siêu thị cùng bố mẹ , có một em bé đang khóc vì bị lạc mẹ . Em ngỏ ý muốn bố mẹ giúp em bé đó nhưng lúc đó bố mẹ đang vội nên muốn em đi về nhanh . Lúc đó em sẽ nói gì với bố mẹ? 
+ Tình huống 3 : Em đang chơi cùng bạn ở dưới sân chơi của khu nhà . Em nhìn thấy có một cụ già đang xách theo một cái túi hơi nặng mà nếu một mình em xách cũng sẽ khó khăn . Lúc đó em sẽ làm gì? 
- GV chốt lại cách giải quyết phù hợp nhất.
5. Hoạt động 4: Bày tỏ cảm xúc
- Chia nhóm và thảo luận về tình huống : Chia lớp làm 3 nhóm , mỗi nhóm thảo luận 1 tình huống ( mỗi nhiệm vụ có thể có một vài phương án ứng xử / giải quyết ). 
+ Tình huống 1 : Cô giáo khen em trước lớp vì em thường xách cặp giúp cho một bạn bị đau chân. Khi nhận được lời khen này, em sẽ làm gì?
+ Tình huống 2: Lớp em có một bạn bình thường rất nghịch ngợm và hay bị cô giáo phê bình về việc làm mất trật tự trong giờ học . Hôm nay em thấy bạn tiến bộ rất nhiều , đã không làm việc riêng và trêu chọc các bạn trong lớp . Em sẽ nói gì với bạn để bạn có thể duy trì sự tiến bộ đó? 
+ Tình huống 3: Lớp Minh hôm nay có cuộc thi chạy, bạn Hà lớp Minh đã xuất sắc giành được giải nhất. Em sẽ nói gì với bạn Hà? 
- GV chốt lại cách giải quyết phù hợp nhất 
6. Hoạt động nối tiếp
- GV cho cả lớp tập luyện gương mặt phấn khởi , vui vẻ khi nhận được lời khen. 
- GV phát cho mỗi HS một mảnh giấy hình trái tim có các màu khác nhau . Mỗi HS sẽ viết một lời khen ngợi , động viên tới bố mẹ hoặc người thân và đem về nhà tặng cho người thân của mình
- GV mời HS nhắc lại những việc cần chuẩn bị cho tiết học sau.
- Nhận xét tiết học.
- HS ngồi ngay ngắn. 
- HS tham gia trò chơi.
- HS thực hiện theo yêu cầu GV.
- HS chú ý nghe.
- HS hoạt động nhóm.
- Đại diện nhóm trình bày
- HS lên giới thiệu về bảng kế hoạch thực hiện các việc tốt
- HS hoạt động theo nhóm.
- Các nhóm thảo luận.
- Nhóm trình bày
- Học sinh trả lời.
- HS hoạt động nhóm để giải quyết các tình huống.
- Đại diện các nhóm chia sẻ về các cách giải quyết của nhóm mình. Các nhóm khác bổ sung.
- HS thực hiện.
- Các nhóm trình bày kết quả : Đại diện các nhóm chia sẻ về các cách giải quyết của nhóm mình . Các nhóm khác bổ sung.
- HS thực hiện.
RÚT KINH NGHIỆM SAU TIẾT DẠY:
 ............................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
Tuần 35
Ngày soạn: 
Ngày dạy: 
MÔN: TNST
CHỦ ĐỀ 9 : TÔI ĐÁNG KHEN (Tiết 4)
I. MỤC TIÊU
- Nhận diện được những việc làm tốt , một số đức tỉnh tốt của bản thân;
- Tự hào về bản thân, có ý thức tự chủ, biết yêu thương, giúp đỡ người thân, bạn bè và người xung quanh;
 - Bước đầu hình thành các phầmất sống yêu thương, trách nhiệm, năng lực tự chủ, giao tiếp, thẩm mĩ và thể hiện cảm xúc.
II. CHUẨN BỊ
- GV: Không gian hoạt động trong lớp, bậc thang mức độ đánh giá.
- HS : Bảng kế hoạch thực hiện các việc tốt.
 III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC 
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1.Khởi động 
- Ổn định.
- Bài mới: Chủ đề 9, tiết 4 : TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG ĐÁNH GIÁ VÀ XÂY DỰNG KẾ HOẠCH RÈN LUYỆN
2. Hoạt động 1: Tự đánh giá
- Tổ chức cho HS đọc lại nhiệm vụ
- Đối với nhiệm vụ 6 , yêu cầu HS suy nghĩ và nói thêm về những điều học được khác ngoài những điều liệt kê trong bảng.
- GV khích lệ , động viên HS trong hoạt động tự đánh giá: 
+ Em đã thực hiện các việc tốt mà mình để ra như thế nào? 
+ Em có khó khăn gì trong việc thực hiện các việc làm đó không? 
+ Em đã vượt qua những khó khăn đó như thế nào? 
3. Hoạt động 2: Tổ chức đánh giá bằng sự tiến bộ của bạn theo nhóm 
 - GV cho HS thảo luận nhóm / tổ về 4 câu hỏi: 
+ Em nhận thấy phần trình bày về kế hoạch thực hiện các việc tốt của bạn như thế nào? 
+ Bạn có phải là người hay giúp đỡ bạn bè và người xung quanh không? 
+ Bạn có thể hiện sự quan tâm tới những người xung quanh hay không? 
+ Bạn tiến bộ nhất ở điểm nào trong tháng vừa qua? 
* GV lưu ý HS khi chia sẻ , hãy nhìn vào mắt bạn , tươi cười nói suy nghĩ của mình . Người nghe cần nói cảm ơn sau khi bạn nói xong. 
- GV mời HS đại diện nhóm báo cáo điểm tiến bộ của mỗi bạn trong tháng vừa qua. 
- GV động viên , khuyến khích HS.
4. Hoạt động 3: Đánh giá tổng hợp 
- GV lựa chọn phẩm chất và năng lực cơ bản sau để đánh giá : sự tự tin , tự hào khi thực hiện các việc tốt và biết thể hiện cảm xúc khi nhận được lời khen ngợi. 
- Vẽ bậc thang mức độ và quy định vị trí đứng trong lớp tương ứng với từng bậc thang mức độ: 
+ Bậc 1: Em chưa tự tin / chưa biết thể hiện cảm xúc khi được khen. 
+ Bậc 2: Em còn ngại ngùng / còn chưa tích cực thể hiện cảm xúc khi được khen, được khen. 
+ Bậc 3: Em lúc tự tin, lúc không và thỉnh thoảng chưa biết thể hiện cảm xúc khi 
+ Bậc 4: Em khá tự tin / cố gắng thể hiện cảm xúc khi được khen. 
+ Bậc 5: Em hoàn toàn tự tin và biết thể hiện cảm xúc phù hợp khi được khen. 
- Đề nghị HS suy nghĩ và đứng vào bậc phù hợp với bản thân mình. 
- GV trao đổi với HS về vị trí mà các em lựa chọn , giúp các em nhìn nhận mình khách quan hơn.
5. Hoạt động 4: Xây dựng kế hoạch rèn luyện 
- GV cho HS chia sẻ dự định rèn luyện tiếp theo trong nhóm. Em hãy ứng dụng vào cuộc sống hằng ngày để làm nhiều việc tốt hơn và biết thể hiện cảm xúc khi nhận được những lời khen ngợi. Em tự rèn luyện , nhận ra sự thay đổi tích cực của bản thân để em yêu và tự hào về bản thân mình. 
- Đề nghị HS thực hiện đúng dự định rèn luyện , hướng dẫn HS cách theo dõi sự tiến bộ của bản thân. Sau 1 tháng trải nghiệm với chủ đề, HS có cơ hội nhìn nhận lại bản thân, phấn đấu thực hiện nhiều việc tốt để được khen như thế nào, biết biểu lộ cảm xúc khi nhận được lời khen ngợi cũng như biết khen ngợi động viên người thân, bạn bè để thể hiện sự quan tâm của mình tới những người xung quanh như thế nào,... 
- Thu thập thêm ý kiến của phụ huynh về sự thay đổi tích cực của con, về việc HS đã nỗ lực rèn luyện khả năng vượt trội của bản thân như thế nào, sau đó trao đổi lại với HS.
6. Hoạt động nối tiếp
- GV mời HS nhắc lại những việc cần chuẩn bị cho tiết học sau.
- Nhận xét tiết học.
- HS ngồi ngay ngắn. 
- HS đọc nhiệm vụ.
- HS suy nghĩ và nói về những điều học được.
- HS thực hiện theo yêu cầu GV.
- HS chú ý nghe.
- Đại diện nhóm báo cáo.
- HS trình bày
- HS thực hiện.
- HS chia sẻ dự định và ứng dụng rèn luyện tiếp theo trong nhóm.
- HS thực hiện
-
- HS thực hiện.

Tài liệu đính kèm:

  • docxgiao_an_trai_nghiem_sang_tao_lop_2_tuan_3335.docx