Giáo án các môn lớp 2 - Tuần 27

Giáo án các môn lớp 2 - Tuần 27

T2.Toán: SỐ 1 TRONG PHÉP NHÂN VÀ PHÉP CHIA

 I. Mục tiêu:

- Biết được số 1 nhân với số nào cũng bằng chính số đó .

- Biết số nào nhân với 1 cũng bằng chính số đó .

- Biết số nào chia với 1 cũng bằng chính số đĩ .

*Bài tập cần làm: 1,2,3

 II. Chuẩn bị: Bảng phụ, bảng con

 

doc 26 trang thuychi 3030
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án các môn lớp 2 - Tuần 27", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN 27
 Sáng Thứ hai ngày 18 tháng 3 năm 2019. 
T1. GDTT CHÀO CỜ
T2.Toán: SỐ 1 TRONG PHÉP NHÂN VÀ PHÉP CHIA 
 I. Mục tiêu:
- Biết được số 1 nhân với số nào cũng bằng chính số đó .
- Biết số nào nhân với 1 cũng bằng chính số đó .
- Biết số nào chia với 1 cũng bằng chính số đĩ . 
*Bài tập cần làm: 1,2,3
 II. Chuẩn bị: Bảng phụ, bảng con
 III. Các hoạt động dạy học
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1. Bài cũ (3’) Luyện tập.
-Tính chu vi hình tam giác có số đo là: 12 cm , 7cm ,1dm
-GV nhận xét 
2. Bài mới: Giới thiệu, ghi mục bài: 
HĐ1:Giới thiệu phép nhân có thừa số 1.
a) GV nêu phép nhân, hướng dẫn HS chuyển thành tổng các số hạng bằng nhau, tính kết quả
1 x 2 = 1 + 1 = 2	 vậy 1 x 2 = 2
1 x 3 = 1 + 1 + 1 = 3 vậy 1 x 3 = 3
1 x 4 = 1 + 1 + 1 + 1 = 4 vậy 1 x 4 = 4
? 1x2=1+1. Mà 1+1=2. Vậy 1x2=?
Tương tự với các trường hợp còn lại
-GV cho HS nhận xét để rút ra kết luận: Số 1 nhân với số nào cũng bằng chính số đó.
b) Tương tự với nội dung b
-GV cho HS nhận xét để rút ra kết luận: Bất kì số số nào nhân với 1 cũng bằng chính số đó.
2 x 1 = 2	 3 x 1 = 3 4x1=4	
Chú ý: Cả hai nhận xét trên nên gợi ý để HS tự nêu; sau đó GV sửa lại cho chuẩn xác rồi kết luận (như SGK).
 HĐ2:Giới thiệu phép chia cho 1 (số chia là 1)
-Nêu quan hệ của phép nhân và phép chia, GV nêu: 1 x 2 = 2	
-Yêu cầu HS viết 1 phép chia có số chia bằng 1
-GV khẳng định 
 1 x 2 = 2 ta có 2 : 1 = 2
Tương tự 1 x 3 = 3 ta có 3 : 1 = 3
	 1 x 4 = 4 ta có 4 : 1 = 4
GV cho HS nhận xét để có kết luận: Số nào chia cho 1 cũng bằng chính só đó.
HĐ 3: Thực hành
Bài 1: HS tính nhẩm (theo từng cột)
-HS đọc yêu cầu 
-Tổ chức HS làm bài
-Nhận xét , củng cố KT...
Bài 2: Dựa vào bài học, HS tìm số thích hợp điền vào ô trống (ghi vào vở).
-HS đọc yêu cầu 
-Tổ chức HS làm bài
-Nhận xét , củng cố KT...
Bài 3: HS tự nhẩm từ trái sang phải.(Hs kh, giỏi làm thêm)
3. Củng cố – Dặn dò 
-Nhận xét tiết học.
-Chuẩn bị: Số 0 trong phép nhân và phép chia.
-1 HS lên bảng, lớp làm nháp 
-Bạn nhận xét.
- HS chuyển thành tổng các số hạng bằng nhau va tính kết quả
	1 x 2 = 1+1
	1 x 3 = 1+1+1
	1 x 4 = 1+1+1+1
-1x2 =2
HS nhận xét: Số 1 nhân với số nào cũng bằng chính số đó.
-Vài HS lặp lại.
-Dựa vào quan hệ của phép nhân và phép chia, GV nêu:HS kết luận: Số nào chia cho 1 cũng bằng chính só đó.
 HS lặp lại.
Bài 1
HS tính theo từng cột.nối tiếp nêu kết quả
-Bạn nhận xét.
Bài 2: .
 2 HS lên bảng làm bài ,HS dưới lớp làm vào vở.
1 x 2 = 2	5 x 1 = 5	3 : 1 = 3
2 x 1 = 2	5 : 1 = 5	4 x 1 = 4
 Bạn nhận xét.
Bài 3
3 HS lên bảng thi đua làm bài. Bạn nhận xét.
T3. Tiếng Việt ( Tập đọc) ÔN TẬP GIỮA KÌ II ( Tiết 1)
 I. Mục tiêu
- Đọc rõ ràng , rành mạch các bài tập đọc đã học tuần 19 đến tuần 26 ( phát âm rõ ràng tốc độ khoảng 45 tiếng /phút ); hiểu nội dung của đoạn , bài ( trả lời được câu hỏi về nội dung đoạn đọc ) 
- Biết đặt và trà lời CH với khi nào ? (BT2,BT3); biết đáp lời cảm ơn trong tình huống giao tiếp cụ thể ( 1 trong 3 tình huống ở BT4 ) 
 II. Chuẩn bị
-GV: Phiếu ghi sẵn tên các bài tập đọc và học thuộc lòng tuần 19 đến tuần 26 
-HS: Vở
 III. Các hoạt động
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1. Khởi động 
2. Bài mới : Giới thiệu , ghi mục bài: 
 HĐ1:Kiểm tra tập đọc và học thuộc lòng 
-Cho HS lên bảng gắp thăm bài đọc.
-Gọi HS đọc và trả lời 1 câu hỏi về nội dung bài vừa đọc.
-Gọi HS nhận xét bài bạn vừa .
-Nhận xét từng HS.
 HĐ2. Bài tập củng cố kiến thức?
Bài 2
-Bài tập yêu cầu chúng ta làm gì?
-Câu hỏi “Khi nào?” dùng để hỏi về nội dung gì?
-Hãy đọc câu văn trong phần a.
-Khi nào hoa phượng vĩ nở đỏ rực?
Vậy bộ phận nào trả lời cho câu hỏi “Khi nào?”
-Yêu cầu HS tự làm phần b.
-Nhận xét , củng cố KT..
 Bài 3
-Gọi 1 HS đọc yêu cầu của bài.
-Gọi HS đọc câu văn trong phần a.
-Bộ phận nào trong câu trên được in đậm?
-Bộ phận này dùng để chỉ điều gì? Thời gian hay địa điểm?
-Vậy ta phải đặt câu hỏi cho bộ phận này ntn?
-Yêu cầu 2 HS ngồi cạnh nhau cùng thực hành hỏi đáp theo yêu cầu. Sau đó, gọi 1 số cặp HS lên trình bày trước lớp.
Bài4:
-Bài tập yêu cầu các em đáp lại lời cảm ơn của người khác.
-Yêu cầu 2 HS ngồi cạnh nhau, suy nghĩ để đóng vai thể hiện lại từng tình huống, 1 HS nói lời cảmơn, 1 HS đáp lại lời cảm ơn. Sau đó gọi 1 số cặp HS trình bày trước lớp.
Nhận xét từng HS. 
3. Củng cố – Dặn dò 
-Nhận xét tiết học
-4 HS lần lượt gắp thăm bài, về chỗ chuẩn bị.
-Đọc và trả lời câu hỏi.
-Theo dõi và nhận xét.
Bài 2:
Tìm bộ phận của mỗi câu dưới đây trả lời cho câu hỏi: “Khi nào?”
-Câu hỏi “Khi nào?” dùng để hỏi về thời gian.
-Đọc: Mùa hè, hoa phượng vĩ nở đỏ rực.
-Mùa hè, hoa phượng vĩ nở đỏ rực.
Mùa hè.
-Suy nghĩ và trả lời: khi hè về.
Bài 3
-Đặt câu hỏi cho phần được in đậm.
-Những đêm trăng sáng, dòng sông trở thành một đường trăng lung linh dát vàng.
-Bộ phận “Những đêm trăng sáng”
-Bộ phận này dùng để chỉ thời gian.
-Câu hỏi: Khi nào dòng sông trở thành một đường trăng lung linh dát vàng?
-Một số HS trình bày, cả lớp theo dõi và nhận xét. Đáp án
b) Khi nào ve nhởn nhơ ca hát?/ Ve nhởn nhơ ca hát khi nào?
Bài4:
Đáp án:
a) Có gì đâu./ Không có gì./ Đâu có gì to tát đâu mà bạn phải cảm ơn./ Ồ, bạn bè nên giúp đỡ nhau mà./ Chuyện nhỏ ấy mà./ Thôi mà, có gì đâu./ 
b) Không có gì đâu bà ạ./ Bà đi đường cẩn thận, bà nhé./ Dạ, không có gì đâu ạ./ 
c) Thưa bác, không có gì đâu ạ./ Cháu cũng thích chơi với em bé mà./ Không có gì đâu bác, lần sau bác bận bác lại cho cháu chơi với em, bác nhé./ 
-Câu hỏi “Khi nào?” dùng để hỏi về thời gian.
-Chúng ta thể hiện sự lịch sự, đúng mực.
 T4. Tiếng Việt ( Tập đọc) ÔN TẬP GIỮA KÌ II ( Tiết 1)
 I. Mục tiêu:
-Mức độ yêu cầu về kĩ năng như tiết 1
- Nắm được một số từ ngữ về bốn mùa ( BT2) ; Biết đặt dấu vào chỗ thích hợp trong đoạn văn ngắn(BT3 ) 
 II. Chuẩn bị:
-GV: Phiếu ghi sẵn tên các bài tập đọc và học thuộc lòng tuần 19 đến tuần 26 . Bảng phụ để HS điền từ trong trò chơi. HS: SGK, 	
 Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
HĐ1:Kiểm tra tập đọc và học thuộc lòng 
-Cho HS lên bảng gắp thăm bài đọc.
-Gọi HS đọc và trả lời 1 câu hỏi về nội dung bài vừa đọc.
-Gọi HS nhận xét bài bạn vừa .
-Nhận xét từng HS.
:HĐ2. Bài tập củng cố kiến thức?
Bài 2:Tṛò chơi mở rộng vốn từ về 4 mùa
-Chia lớp thành 4 đội , phát cho mỗi đội một bảng ghi từ,sau 10 phút , đội nào t́m được nhiều từ nhất là đội thắng cuộc
Đáp án: 
Mùa xuân
Mùa hạ
Mùa thu
Mùa đông
Thời gian
Từ tháng 1 đến tháng 3
Từ tháng 4 đến tháng 6
Từ tháng 7 đến tháng 9
Từ tháng 10 đến tháng 12
Các loài hoa
Hoa đào, hoa mai, hoa thược dược, 
Hoa phượng, hoa bằng lăng, hoa loa kèn, 
Hoa cúc 
Hoa mậm, hoa gạo, hoa sữa, 
Các loại quả
Quýt, vú sữa, táo, 
Nhãn, sấu, vải, xoài, 
Bưởi, na, hồng, cam, 
Me, dưa hấu, lê, 
Thời tiết
Am áp, mưa phùn, 
Oi nồng, nóng bức, mưa to, mưa nhiều, lũ lụt, 
Mát mẻ, nắng nhẹ, 
Rét mướt, gió mùa đông bắc, giá lạnh, 
Tuyên dương các nhóm tìm được nhiều từ, đúng.
-GV gợi ý để cung cấp thêm
Bài3:
-Yêu cầu 1 HS đọc đề bài tập 3.
Nhận xét và một số bài của HS. 
? Hỏi về nội dung đoạn văn
3. Củng cố – Dặn dò 
-Nhận xét tiết học.
-Yêu cầu HS về nhà tập kể những điều em biết về bốn mùa.
-4 HS lần lượt gắp thăm bài, về chỗ chuẩn bị.
-Đọc và trả lời câu hỏi.
-Theo dõi và nhận xét.
Bài 2:
-HS phối hợp cùng nhau tìm từ. Khi hết thời gian, các đội dán bảng từ của mình lên bảng. Cả lớp cùng đếm số từ của mỗi đội.
Bài3:
1 HS đọc thành tiếng, cả lớp đọc thầm theo.
-HS tự làm bài vào Vở bài tập Tiếng Việt 2 
- 1HS làm bài trước lớp.
 T2. Đạo đức LỊCH SỰ KHI ĐẾN NHÀ NGƯỜI KHÁC
 ( Tiết 2)
 I. Mục tiêu :
- Biết cách giao tiếp đơn giản khi đến nhà người khác.
- Biết cách cư xử phù hợp khi đến chơi nhà bạn bè, người quen.
- Biết được ý nghĩa của việc cư xử lịch sự khi đến nhà người khác.
 II. Chuẩn bị : Truyện kể Đến chơi nhà bạn. Phiếu thảo luận. SGK.
 III. Các hoạt động dạy học:
Hoạt động của Thầy
Hoạt động của Trò
1. Bài mới : Giới thiệu,ghi mục bài 
 HĐ 1: Thế nào là lịch sự khi đến chơi nhà người khác
 - Chia lớp thành 4 nhóm và yêu cầu thảo luận tìm các việc nên làm và không nên làm khi đến chơi nhà người khác.
- Gọi đại diện các nhóm trình bày kết quả.
- Gv nhắc nhở hs ghi nhớ các việc nên làm và không nên làm khi đến chơi nhà người khác để cư xử cho lịch sự.
HĐ2: Xử lí tình huống
- Phát phiếu học tập và yêu cầu HS làm bài trong phiếu.
- Yêu cầu HS đọc bài làm của mình.
- Đưa ra kết luận về bài làm của HS và đáp án đúng của phiếu. 
2.Củng cố, dặn dò:
- Chia nhóm, phân công nhóm trưởng, thư kí và tiến hành thảo luận theo yêu cầu.
- Một nhóm trình bày, các nhóm khác theo dõi để nhận xét và bổ sung nếu thấy nhóm bạn còn thiếu. Ví dụ:
- Các việc nên làm:
+ Gõ cửa hoặc nhấn chuông trước khi vào nhà.
+ Lễ phép chào hỏi mọi người trong nhà.
+ Nói năng nhẹ nhàng, rõ ràng.
+ Xin phép chủ nhà trước khi muốn sử dụng hoặc xem đồ dùng trong nhà.
- Các việc không nên làm:
+ Đập cửa ầm ĩ.
+ Không chào hỏi mọi người trong nhà.
+ Chạy lung tung trong nhà.
+ Nói cười ầm ĩ.
+ Tự ý sữ dụng đồ dùng trong nhà.
-Hs làm phiếu
1.Đến nhà người khác mình phải cư xử như thế nào?
............................................................
2.Vì sao cần cư xử lịch sự khi đến nhà người khác/
..........................................................
 T3. Tự nhiên và xã hội LOÀI VẬT SỐNG Ở ĐÂU ?
 ( PPBTNB 1 tiết)
Mục tiêu
- Biết được động vật có thể sống được ở khắp mọi nơi: trên cạn, dưới nước.
- Nêu được sự khác nhau về cách di chuyển trên cạn, trên không, dưới nước của một số loài động vật
 II. Các phương tiện dạy học.
- GV: Vô tuyến, băng hình về thế giới động vật. Ảnh minh họa, tranh ảnh sưu tầm về động vật. Các hình vẽ trong SGK trang 56, 57 phóng to. Phiếu xem băng.
- HS: SGK.
 III.Các hoạt động dạy học 
Hoạt động của Thầy
Hoạt động của Trò
 Khởi động 
Hoạt động 1: Nêu cảm nhận của em
GV hỏi 
+Theo em loài vật sống ở đâu?
+Em biết gì về các loài vật đó?
Gv: ghi nhanh ( sắp xếp có chủ định)các ý kiến hs nêu lên cột 3 của bảng 
- Loài vật sống ở khắp mọi nơi: Trên mặt đất, dưới nước và bay trên không.
-Một số loài vật mà em biết là: Mèo, chó, khỉ, chim chào mào, chim chích chòe, cá, tôm, cua, voi, ..
 Hoạt động 2: Đặt câu hỏi cho cảm nhận của em
GV hỏi
+ Em nào có thể đặt câu hỏi cho những cảm nhận trên?
Gv: ghi nhanh ( sắp xếp có chủ định)các ý kiến hs nêu lên cột 1 của bảng
 + Bạn cho mình biết loài vật sống ở đâu?
 + Bạn hãy kể tên các con vật mà em biết?
 + Bạn biết những con vật nào sống dưới nước; Con vật sống được trên mặt đất; con vật bay được trên không trung ?
Hoạt động 3: Tìm phương án giải đáp
GV hỏi
+Để trả lời cho những câu hỏi này theo em chúng ta có những giải pháp nào?
Hoạt động 4: Thảo luận nhóm
GV cho hs thảo luận nhóm tổ 
Gv cho các nhóm lên trình bày, hs nhận xét, chất vấn
Gv: ghi nhanh ( sắp xếp có chủ định)các ý kiến hs nêu lên cột 2 của bảng
 + Loài vật sống ở khắp mọi nơi: Trên mặt đất, dưới nước và bay trên không.
+Loài vật sống trên mặt đất:ngựa, voi, sói, cáo, gấu, chó ,trâu...
+Loài vật sống dưới nước: cá, tôm, cua, ốc, hến....
+Loài vật bay lượn trên không: đại bàng, diều hâu,....
GV chốt( chỉ vào nội dung cột 2) đây chính là nội dung bài học hôm nay
Hoạt động 5: Trò chơi: Triển lãm tranh ảnh
* Bước 1: Hoạt động theo nhóm.
-Yêu cầu HS tập trung tranh ảnh sưu tầm của các thành viên trong tổ để dán và tranh trí vào một tờ giấy to, ghi tên và nơi sống của con vật.
* Bước 2: Trình bày sản phẩm.
-Các nhóm lên treo sản phẩm của nhóm mình trên bảng.
-GV nhận xét.
-Yêu cầu các nhóm đọc to các con vật mà nhóm đã sưu tầm được theo 3 nhóm: Trên mặt đất, dưới nước và bay trên không.
-Yêu cầu đội trưng bày được nhiều con vật đúng theo 3 nhóm là đội thắng cuộc.
-Nhận xét trò chơi của các em
4. Củng cố – Dặn dò 
-GV cho hs du lịch qua màn hình nhỏ tham quan các loài vật trong tự nhiên
-Gv : Chúng ta cần làm gì để bảo vệ các loài vật?
-Nhận xét tiết học.
-Hát bài Con chim vành khuyên
-Nhiều HS trả lời.
- HS lần lượt nêu câu hỏi cho những cảm nhận trên
-HS lần lượt trả lời: Quan sát thực tế; thảo luận nhóm; tìm hiểu qua màn hình nhỏ; hỏi người lớn.....
-Hs lấy tranh ảnh các con vật đã sưu tầm chuẩn bị ra để quan sát thảo luận nhóm , thư kí ghi nhanh kết quả thảo luận nhóm mình vào phiếu
-HS đọc :
 Kết luận: Loài vật sống ở khắp mọi nơi: Trên mặt đất, dưới nước và bay trên không.
-HS tiến hành trò chơi( 3 phút)
Dưới nước
Trên mặt đất
Bay lượn
 trên không
-Hs quan sát, nhận xét
-Hs trả lời
 Sáng thứ ba ngày 19 tháng 3 năm 2019
 T1.Tiếng Việt: ( Kể chuyện) ÔN TẬP GIỮA KÌ II ( Tiết 3)
 I. Mục tiêu:
-Mức độ yêu cầu về kĩ năng như tiết 1
 - Biết cách đặt và trả lời câu hỏi với ở đâu ? ( BT2,BT3) ; biết đáp lời xin lỗi trong tình huống giao tiếp cụ thể ( 1 trong 3 tình huống ở BT4)
 II. Chuẩn bị GV: 
 - GV :Phiếu ghi sẵn tên các bài tập đọc tuần19 đến tuần 26 
 -HS: SGK, vở.
 III. Các hoạt động
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1. Bài mới Giới thiệu , ghi mục bài: HĐ1: Kiểm tra tập đọc và học thuộc lòng ( Khoảng 4em)
-Gọi HS đọc và trả lời 1 câu hỏi về nội dung bài vừa đọc.
- Nhận xét trực tiếp từng HS.
HĐ2. Bài tập củng cố kiến thức
Bài 2: Tìm bộ phận câu trả lời cho câu hỏi: “Ở đâu?” 
-Bài tập yêu cầu chúng ta làm gì?
- Câu hỏi “Ở đâu?” dùng để hỏi về nội dung gì?
-Hãy đọc câu văn trong phần a.
-Hoa phượng vĩ nở đỏ rực ở đâu?
-Vậy bộ phận nào trả lời cho câu hỏi “Ở đâu?”
-Yêu cầu HS tự làm phần b.
Bài 3 Đặt câu hỏi cho bộ phận được in đậm
-Gọi 1 HS đọc yêu cầu của bài.
-Gọi HS đọc câu văn trong phần a.
-Bộ phận nào trong câu văn trên được in đậm?
-Bộ phận này dùng để chỉ điều gì? Thời
-Vậy ta phải đặt câu hỏi cho bộ phận này ntn?
 -Yêu cầu 2 HS ngồi cạnh nhau cùng thực hành hỏi đáp theo yêu cầu. Sau đó, gọi 1 số cặp HS lên trình bày trước lớp.
-Nhận xét HS.
Bài 4
Bài tập yêu cầu các em đáp lời xin lỗi của người khác.
-Yêu cầu 2 HS ngồi cạnh nhau, suy nghĩ để đóng vai thể hiện lại từng tình huống, 1 HS nói lời xin lỗi, 1 HS đáp lại lời xin lỗi. Sau đó gọi 1 số cặp HS trình bày trước lớp.
-Nhận xét HS.
3. Củng cố – Dặn dò (3’)
-Nhận xét tiết học
4 HS lần lượt gắp thăm bài, về chỗ chuẩn bị.
-Đọc và trả lời câu hỏi.
-Theo dõi và nhận xét.
Bài 2
- Bài tập yêu cầu chúng ta Câu hỏi “Ở đâu?” dùng để hỏi về địa điểm (nơi chốn).
- Hai bên bờ sông, hoa phượng vĩ nở đỏ rực.
Hai bên bờ sông.
Hai bên bờ sông.
Suy nghĩ và trả lời: trên những cành cây.
Bài 3
-Hoa phượng vĩ nở đỏ rực hai bên bờ sông.
-Bộ phận “hai bên bờ sông”.
-Bộ phận này dùng để chỉ địa điểm.
-Câu hỏi: Hoa phượng vĩ nở đỏ rực ở đâu?/ Ở đâu hoa phượng vĩ nở đỏ rực?
-Một số HS trình bày, cả lớp theo dõi và nhận xét. 
*Đáp án: 
b) Ở đâu trăm hoa khoe sắc?/ Trăm hoa khoe sắc ở đâu?
Bài 4
- 2 HS ngồi cạnh nhau, suy nghĩ để đóng vai thể hiện lại từng tình huống, 1 HS nói lời xin lỗi, 1 HS đáp lại lời xin lỗi. Sau đó gọi 1 số cặp HS trình bày trước lớp.
 T2.Tiếng Việt:(Chính tả) ÔN TẬP GIỮA KÌ II ( Tiết 4)
 I. Mục tiêu :
-Mức độ yêu cầu về kĩ năng đọc như ở tiết 1
Nắm được một từ về chim chóc (BT2) ; viết được một đoạn văn ngắn về một loại chim hoặc gia cầm (BT3)
 II. Chuẩn bị
GV: Phiếu ghi sẵn tên các bài tập đọc tuần 19 đến tuần 26 Các câu hỏi về chim chóc để chơi trò chơi. 4 lá cờ.
HS: SGK, vở.
 III. Các hoạt động dạy học
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1. Khởi động 
2.Bài mới Giới thiệu, ghi mục bài HĐ1: Kiểm tra tập đọc 
Cho HS lên bảng gắp thăm bài đọc.
-Gọi HS đọc và trả lời 1 câu hỏi về nội dung bài vừa đọc.
 Gọi HS nhận xét bài bạn vừa đọc.
 Cho nhận xét trực tiếp từng HS.
 HĐ2. Bài tập củng cố kiến thức?
Bài 2: Trò chơi mở rộng vốn từ về chim chóc 
 -Chia lớp thành 4 đội, phát cho mỗi đội một lá cờ.
 -Phổ biến luật chơi: Trò chơi diễn ra qua 2 vòng.
+ Vòng 1: GV đọc lần lượt từng câu đố về các loài chim. Mỗi lần GV đọc, các đội phất cờ để dành quyền trả lời, đội nào phất cờ trước được trả lời trước, nếu đúng được 1 điểm, nếu sai thì không được điểm nào, đội bạn được quyền trả lời.
 + Vòng 2: Các đội được quyền ra câu đố cho nhau. Đội 1 ra câu đố cho đội 2, đội 2 ra câu đố cho đội 3, đội 3 ra câu đố cho đội 4, đội 4 ra câu đố cho đội 5. Nếu đội bạn trả lời được thì đội ra câu đố bị trừ 2 điểm, đội giải đố được cộng 3 điểm. Nếu đội bạn không trả lời được thì đội ra câu đố giải đố và được cộng 2 điểm. Đội bạn bị trừ đi 1 điểm.
-Nhận xét va cống bố kết quả .
Bài 3: Viết một đoạn văn ngắn (từ 2 đến 3 câu) về một loài chim hay gia cầm mà em biết
-Gọi 1 HS đọc đề bài.
-Hỏi: Em định viết về con chim gì?
 Hình dáng của con chim đó thế nào? (Lông nó màu gì? Nó to hay nhỏ? Cánh của nó thế nào )
 Em biết những hoạt động nào của con chim đó? (Nó bay thế nào? Nó có giúp gì cho con người không )
-Yêu cầu cả lớp làm bài vào Vở bài tập Tiếng Việt 2, tập hai.
3. Củng cố – Dặn dò 
-Nhận xét tiết học.
 Dặn dò HS về nhà ôn lại kiến thức của bài và chuẩn bị bài sau.
- 4 HS tiếp theo gắp thăm bài, về chỗ chuẩn bị.
-Đọc và trả lời câu hỏi.
-Theo dõi và nhận xét.
Bài 2.
-Chia đội theo hướng dẫn của GV.
Giải đố. Ví dụ:
1/Con gì biết đánh thức mọi người vào mỗi sáng? (gà trống)
2/Con chim có mỏ vàng, biết nói tiếng người. (vẹt)
3/Con chim này còn gọi là chim chiền chiện. (sơn ca)
4/Con chim được nhắc đến trong bài hát có câu: “luống rau xanh sâu đang phá, có thích không ” (chích bông)
5/Chim gì bơi rất giỏi, sống ở Bắc Cực? (cánh cụt)
6/Chim gì có khuôn mặt giống với con mèo? (cú mèo)
7/Chim gì có bộ lông đuôi đẹp nhất? (công)
8/Chim gì bay lả bay la? (cò)
Bài 3
-HS đọc thành tiếng, cả lớp theo dõi SGK.
-HS nối tiếp nhau trả lời.
-HS viết bài, sau đó một số HS trình bày bài trước lớp.
 T3.Toán: SỐ 0 TRONG PHÉP NHÂN VÀ PHÉP CHIA 
 I. Mục tiêu:
- Biết được số 0 nhân với số nào cũng bằng 0 .Biết được số nào nhân với 0 cũng bằng 0
- Biết số 0 chia cho số nào khác không cũng bằng 0. Biết không có phép chia cho 0
* Bài tập cần làm : 1,2,3
 II. Chuẩn bị GV: Bảng phụ.Bảng con.Vở.
 III. Các hoạt động dạy học
 Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Bài cũ 
- Số 1 trong phép nhân và phép chia.
-Sửa bài 3.GV nhận xét 
2. Bài mới
 Giới thiệu , ghi mục bài: 
HĐ1.Giới thiệu phép nhân có thừa số0.
- a) GV nêu phép nhân, hướng dẫn HS chuyển thành tổng các số hạng bằng nhau, tính kết quả
 0 x 2 = 0 + 0 = 0 
? 0 x2=0+10. Mà 0+0=0. Vậy 0 x 2= ?
Tương tự với các trường hợp còn lại
0 x 3 = 0 + 0 + 0 = 0	vậy 0 x 3 = 0
0 x 4 = 0 + 0 + 0 + 0 = 0 vậy 0 x 4 = 0
-GV cho HS nhận xét để rút ra kết luận: + Số 0 nhân với số nào cũng bằng 0.Số nào nhân với 0 cũng bằng 0.
b) Tương tự với nội dung a
-GV cho HS nhận xét để rút ra kết luận: số Số 0 chia cho số nào khác 0 cũng bằng 0.
 HĐ2: Thực hành
Bài 1:Tính nhẩm
-HS nêu yêu cầu 
- HS nhẩm , nối tếp nêu kết quả
-Nhận xét , củng cố kt...	
Bài 2: 
-HS nêu yêu cầu 
- HS làm bảng con
-Nhận xét , củng cố kt...
Bài 3: HS nêu yêu cầu 
- Tổ chức trò chơi
-HD luật chơi
-Nhận xét , củng cố kt..
Bài 4:(Hs kh, giỏi làm thêm)
-HD HS tính nhẩm từ trái sang phải. 
	Nhẩm:2 : 2 = 1;	1 x 0 = 0.	
	Viết	2 : 2 x 0 = 1 x 0.= 0
3. Củng cố – Dặn dò 
-Nhận xét tiết học.
-3HS lên bảng sửa bài 3, bạn nhận xét.
- HS viết phép nhân thành tổng các số hạng bằng nhau:
0 x 2 = 0	 2 x 0 = 0
HS nêu bằng lời: Hai nhân không bằng không, không nhân hai bằng không.
HS nêu nhận xét:
+ Số 0 nhân với số nào cũng bằng 0.
+ Số nào nhân với 0 cũng bằng 0.
Vài HS lặp lại.
HS thực hiện theo gợi ý của GV
Bài 1:
- HS làm bài
0 x 4 = 0 0 x 2 = 0 0 x 1 = 0
 4 x 0 = 0 2 x 0 = 0 1 x 0 = 0
- HS nhận xét
Bài 2- HS làm bảng con.
0 : 4 = 0 0 : 3 = 0
 0 : 2 = 0 0 : 1 = 0
Bài 3.HS chơi.
Kết quả đúng
 0 x 5 = 0 3 x 0 = 0
 0 : 5 = 0 0 : 3 = 0
 - Nhận xét	
 Chiều thứ ba ngày 19 tháng 3 năm 2019
T1.Tiếng Việt :(Tập đọc) ÔN TẬP GIỮA KÌ II (Tiết 5) 
 I. Mục tiêu:
- Đọc đúng, rõ ràng các đoạn (bài) tập đọc đã học từ tuần 19 đến tuần 26 (phát âm rõ, tốc độ khoảng 45 tiếng/ 1 phút).
- Hiểu nội dung từng đoạn, nội dung của cả bài, trả lời câu hỏi về nội dung bài.
- Biết đặt và trả lời câu hỏi với từ Như thế nào? (BT2)
- Biết đáp lời khẳng định trong những tình huống giao tiếp cụ thể.
 II. Chuẩn bị:
1. Giáo viên: Phiếu ghi các bài tập đọc, học thuộc lòng.
2. Học sinh: SGK Tiếng Việt 2 - Tập 2
 III. Các hoạt động dạy học:
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1. Khởi động
2.Bài mới: Giới thiệu , ghi mục bài: 	
HĐ1: Kiểm tra tập đọc 
Cho HS lên bảng gắp thăm bài đọc.
-Gọi HS đọc và trả lời 1 câu hỏi về nội dung bài vừa đọc.
 Gọi HS nhận xét bài bạn vừa đọc.
 Cho nhận xét trực tiếp từng HS.
HĐ2. Bài tập củng cố kiến thức?
 Bài 2: (SGK)
- Gọi HS đọc đề
- 2 HS lên bảng. Yêu cầu HS dùng bút chì gạch chân cho bộ phận trả lời cho câu hỏi: Như thế nào? 
- Nhận xét , củng cố kt...
H: Như thế nào là từ để hỏi về gì?
Bài 3: 
- Gọi HS đọc đề
H: Từ in đậm chỉ về gì?
H: Ta cần dùng cụm từ để hỏi nào?
H: Khi viết câu hỏi ta lưu ý điều gì?
- 2 HS lên bảng, lớp làm vào vở
- Nhận xét, củng cố kt...
Bài 4: 
H: Đề yêu cầu gì?
- Gọi HS đọc các tình huống
H: Trong các tình huống trên, ta cần đáp lại lời gì?
-Làm việc theo nhóm đôi
- Gọi từng cặp lên đóng vai thể hiện
- Nhận xét
3. Củng cố - dặn dò
- Nhận xét tiết học
- Chuẩn bị bài sau: Ôn tập (tiết 6)
-Hát tập thể
- 4 HS tiếpp theo gắp thăm bài, về chỗ chuẩn bị.
-Lên đọc và trả lời câu hỏi.
-Theo dõi và nhận xét.
Bài 2
+ Đáp án:
a. đỏ rực 
b. nhởn nhơ
- Nhận xét
- Đặc điểm
Bài 3: 
Đọc yêu cầu
- Chỉ về đặc điểm
- Từ Như thế nào?
- Cuối câu có dấu chấm hỏi
- Đáp án:
+ Chim đậu như thế nào trên những cành cây?
+ Bông cúc sung sướng như thế nào?
- Nhận xét – Lắng nghe
Bài 4: 
- Nói lời đáp của em
- Đáp lời khẳng định
- Đáp án:
a. A! Hay quá! Tối nay con nhất định phải xem mới được.
b. Thật vậy sao! Cảm ơn cậu! Mình vui lắm! Mình phải về nhà khoe với bố mẹ mới được.
c. Cô đừng buồn ạ! Chúng em xin hứa tháng sau sẽ cố gắng đoạt giải nhất ạ.
- Nhận xét
T3.Tự học: HOÀN THÀNH TRONG NGÀY 
 I.Mục tiêu:
 - Giúp HS hoàn thành các bài tập Toán , TV trong ngày.
 - Giáo dục học sinh ý thức tự giác trong học tập.
 II. Chuẩn bị: VBT
 III.Các hoạt động dạy học:
Hoạt động của gv
Hoạt động của hs
Tiếng Việt
-GV kiểm tra việc hoàn thành bài tập của học sinh và động viên học sinh hoàn thành xong bài tập. 
Toán:
-Giúp một số HS chưa hoàn thành các 
bài tập toán 
-GV nhận xét 
-HS ......................................................
.............................................................
-Hoàn thành bài tập:............................
............................................................
 Sáng thứ tư ngày 20 tháng 3 năm 2019
T1.Tiếng Việt :(LTVC ) ÔN TẬP GIỮA KÌ II (Tiết 6) 
 I. Mục tiêu:
- Đọc đúng, rõ ràng các đoạn (bài) tập đọc đã học từ tuần 19 đến tuần 26 (phát âm rõ, tốc độ khoảng 45 tiếng/ 1 phút).
- Hiểu nội dung từng đoạn, nội dung của cả bài, trả lời câu hỏi về nội dung bài.
- Thuộc khoảng 2 đoạn (hoặc bài) thơ đã học.
- Nắm được một số từ ngữ về muông thú: tên, đặc điểm và hoạt động của từng loài. (BT2)
- Biết kể về một con vật.
 II. Chuẩn bị:
1. Giáo viên: Phiếu ghi các bài tập đọc, học thuộc lòng.
2. Học sinh: SGK Tiếng Việt 2 - Tập 2
 III. Các hoạt động dạy và học
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1. Kiểm tra bài cũ: 
+Tìm bộ phận trả lời cho câu hỏi Như thế nào?
 Mùa hè, hoa phượng nở đỏ rực.
+ Đặt câu hỏi cho bộ phận được in đậm
Trong thư viện, các bạn đang say sưa đọc sách.
- Nhận xét
2 Bài mới. Giới thiệu , ghi mục bài: 	
 HĐ1: Kiểm tra tập đọc 
Cho HS lên bảng bốc thăm bài đọc.
-Gọi HS đọc và trả lời 1 câu hỏi về nội dung bài vừa đọc.
 Gọi HS nhận xét bài bạn vừa đọc.
 Cho nhận xét trực tiếp từng HS.
 HĐ2. Bài tập củng cố kiến thức?
 Bài 2: (Trò chơi)
- Gọi HS đọc đề
- Trò chơi: Xì điện
+ Lớp chia thành 2 đội. Một đội nói tên con vật, đội kia nêu một từ chỉ đặc điểm hoặc hoạt động của nó. Trả lời đúng được 10 điểm. Sai, đội kia phải đưa ra được đáp án và được cộng 10 điểm. Nếu không sẽ bị trừ 5 điểm. Sau đó các đội đổi lượt chơi
-Tổ chức chơi.
- Nhận xét, tuyên đương
Bài 3: 
- Gọi HS đọc đề
- Hướng dẫn HS cách kể: Trước hết phải giới thiệu được con vật định kể. Kể hình dáng rồi kể hoạt động. Cuối cùng, nói lên được tình cảm của em dành cho con vật đó.
* Lưu ý: Khi kể cần kết hợp ngữ điệu, sử dụng cử chỉ, điệu bộ để lời kẻ thêm hấp dẫn.
- 4 đại điện của 4 tổ thi kể
- Nhận xét
- GV liên hệ giáo dục HS biết yêu thương, chăm sóc các loài vật.
- Bình chọn
3. Củng cố - dặn dò
- Nhận xét tiết học
- Chuẩn bị bài sau: Ôn tập (tiết 7)
- 2HS trả lời.
- 4 HS tiếpp theo bốc thăm bài, về chỗ chuẩn bị.
-Lên đọc và trả lời câu hỏi.
-Theo dõi và nhận xét.
Bài 2
- HS chơi
- HD mẫu: 
 HS1 : Con hổ 
 HS2 :săn mồi.
-HS chơi
- Nhận xét 
Bài 3: 
 Đọc
- Nhà mình có nuôi một chú chó. Mình đặt tên cho nó là Lu Lu. Lu Lu có bộ lông màu trắng rất đẹp. Hai cái tai rất thính, lúc nào cũng vểnh lên để nghe ngóng. Vì thế, có ai đến nhà, Lu Lu luôn biết trước tiên. Nó sủa vang gâu... gâu để báo cho mọi người cùng biết. Mình rất yêu Lu Lu. Đi học về, mình cho nó ăn, tắm cho nó và dẫn nó đi dạo.
- Nhận xét
 T2. Tiếng Việt :(Tập viết ) ÔN TẬP GIỮA KÌ II (Tiết 7) 
 I. Mục tiêu
- Đọc đúng, rõ ràng các đoạn (bài) tập đọc đã học từ tuần 19 đến tuần 26 (phát âm rõ, tốc độ khoảng 45 tiếng/ 1 phút).
- Hiểu nội dung từng đoạn, nội dung của cả bài, trả lời câu hỏi về nội dung bài.
- Biết cách đặt và trả lời câu hỏi với vì sao ? ( BT2,BT3) ; biết đáp lời đồng ý người khác trong tình huống giao tiếp cụ thể ( 1 trong 3 tình huống ở BT4 ) 
 II. Chuẩn bị :GV: Phiếu ghi sẵn tên các bài học thuộc lòng25.
 HS: Vở, SGK.
 III. Các hoạt động
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1. Bài mới Giới thiệu: 
 -Nêu mục tiêu tiết học và ghi tên bài lên bảng.
 HĐ1:Kiểm tra đọc 
-Cho HS lên bảng gắp thăm bài đọc.
Gọi HS đọc và trả lời 1 câu hỏi về nội dung bài vừa đọc.
-Gọi HS nhận xét bài bạn vừa đọc.
-Nhận xét trực tiếp từng HS.
HĐ2. Bài tập củng cố kiến thức?
 Bài 2: Tìm bộ phận trả lời câu hỏi: 
 Vì sao? 
? Bài tập yêu cầu chúng ta làm gì?
-Câu hỏi “Vì sao?” dùng để hỏi về nội dung gì?
-Hãy đọc câu văn trong phần a.
-Vì sao Sơn ca khô khát họng?
-Vậy bộ phận nào trả lời cho câu hỏi “Vì sao?”
-Yêu cầu HS tự làm phần b. 1 HS lên bảng gạch chân..
-Nhận xét , củng cố kt..
Bài3 Đặt câu hỏi cho bộ phận được in đậm.
-Gọi 1 HS đọc yêu cầu của bài.
-Gọi HS đọc câu văn trong phần a.
-Bộ phận nào trong câu trên được in đậm?
-Phải đặt câu hỏi cho bộ phận này ntn?
-Yêu cầu 2 HS ngồi cạnh nhau cùng thực hành hỏi đáp theo yêu cầu. Sau đó, gọi 1 số cặp HS lên trình bày trước lớp.
-Nhận xét khắc sâu kt...
Bài4:Nói lời đáp.. 
-Bài tập yêu cầugì?
 -Yêu cầu 2 HS ngồi cạnh nhau, suy nghĩ để đóng vai thể hiện lại từng tình huống, 1 HS nói lời đồng ý, 1 HS nói lời đáp lại. Sau đó gọi 1 số cặp HS trình bày trước lớp.
-Nhận xét từng HS. 
3. Củng cố – Dặn dò 
 -Câu hỏi “Vì sao?” dùng để hỏi về nội dung gì?
 -Khi đáp lại lời đồng ý của người khác, chúng ta cần phải có thái độ ntn?
- Số HS còn lại gắp thăm bài, về chỗ chuẩn bị.
-Đọc và trả lời câu hỏi.
-Theo dõi và nhận xét.
Bài 2
Câu hỏi “Vì sao?” dùng để hỏi về nguyên nhân, lí do của sự việc nào đó.
Đọc: Sơn ca khô cả họng vì khát.
Vì khát.
.
-Suy nghĩ và trả lời: Vì mưa to.
Bài 3
Bông cúc héo lả đi vì thương xót sơn ca.
 Bộ phận “vì thương xót sơn ca”.
 Câu hỏi: Vì sao bông cúc héo lả đi?
b) Vì sao đến mùa đông ve không có gì ăn?
Bài4 : Đáplời đồng ý của người khác.
-Đáp án:
a) Thay mặt lớp, em xin cảm ơn thầy (cô) đã đến dự tiệc liên hoan văn nghệ với chúng em./ Lớp em rất vinh dự được đón thầy (cô) đến dự buổi liên hoan này. Chúng em xin cảm ơn thầy (cô)./ 
b) Thích quá! Chúng em cảm ơn thầy (cô)./ Chúng em cảm ơn thầy (cô) ạ./ Oi, tuyệt quá. Chúng em muốn đi ngay bây giờ./ 
c) Dạ! Con cảm ơn mẹ./ Thích quá. Con phải chuẩn bị những gì hả mẹ?/ 
T3. Thủ công Bài : LÀM ĐỒNG HỒ ĐEO TAY ( tiết 1)
 I.Mục tiêu
Biết cách làm đồng hồ đeo tay .
Làm được đồng hồ đeo tay.
Thích làm đồ chơi, yêu thích sản phẩm lao động của mình.
* Với HS khéo tay: Làm được đồng hồ đeo tay.Đồng hồ cân đối.
II. Chuẩn bị :
- Mẫu đồng hồ đeo tay bằng giấy. Quy trình làm đồng hồ đeo tay bằng giấy, có hình minh họa. Giấy thủ công, giấy màu, giấy trắng. Kéo, hồ dán. 
 III. Các hoạt động
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
 HOẠT ĐỘNG CỦA HS
1. Kiểm tra 
-Kiểm tra đồ dùng học tập.
2. Dạy bài mới :
 a)Giới thiệu bài. Làm đồng hồ đeo tay
Nghe – nhắc lại
b)Hướng dẫn các hoạt động :
Hoạt động 1 : Quan sát, nhận xét.
Đồng hồ đeo tay có những bộ phận nào? 
+ Vật liệu làm đồng hồ ?
Hướng dẫn mẫu.
Hướng dẫn học sinh các bước.
Quan sát.
Mặt đồng hồ, dây đeo, đai cài dây đồng hồ.
Làm bằng giấy, hoặc lá chuối, lá dừa
Bước 1 : Cắt thành các nan giấy.
Ta phải cắt một nan giấy màu nhạt dài 24 ô, rộng 3 ô để làm mặt đồng hồ.
Cắt và dán nối thành một nan giấy khác dài 35 ô, rộng 3 ô để làm dây đồng hồ.
Cắt một nan dài 8 ô rộng 1 ô để làm đai cài dây đồng hồ.
Quan sát, theo dõi.
Bước 2 : Làm mặt đồng hồ 
Gấp 1 đầu nan giấy làm mặt đồng hồ vào mấy ô? (3 ô như hình 1)
-Tiếp theo ta làm sao? (gấp cuốn tiếp như hình 2 cho đến hết nan giấy được hình 3).
Bước 3 : Gài dây đeo đồng hồ.
Gài 1 đầu nan giấy làm dây đeo vào khe giữa của các nếp gấp mặt đồng hồ.(H4)
Gấp nan này đè lên nếp gấp cuối của mặt đồng hồ rồi luồn đầu nan qua một khe khác vừa gài. Kéo đầu nan cho nếp gấp khít chặt để giữ mặt đồng hồ và dây đeo.(H5)
Dán nối hai đầu của nan giấy dài 8 ô, rộng 1 ô làm đai để giữ dây đồng hồ.(mép dán chồng lên nhau 1 ô rưỡi)
Bước 4 : Vẽ số và kim lên mặt đồng hồ.
Hướng dẫn lấy dấu bốn điểm chính để ghi số: 12, 3, 6 ,9 và chấm các điểm chỉ giờ khác(H6a)
Vẽ kim ngắn chỉ giờ ,kim dài chỉ phút Luồn đai vào dây đeo đồng hồ (H6b)
Gài dây đeo vào mặt đồng hồ ,gài đầu dây thừa qua đai, ta được chiếc đồng hồ đeo tay hoàn chỉnh. (H7) 
Hoạt động 2 : Thực hành.
Tổ chức HS thực hành theo nhóm
Quan sát giúp đỡ HS còn lúng túng.
Thực hành làm đồng hồ đeo tay.
Nhận xét đánh giá sản phẩm của học sinh.
Trưng bày sản phẩm.
 T4. Toán: LUYỆN TẬP
 I. Mục tiêu: 
- Lập được bảng nhân 1, bảng chia 1.
- Biết thực hiện phép tính có số 1, số 0.
* Bài tậ

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_cac_mon_lop_2_tuan_27.doc