Giáo án Tự nhiên và Xã hội Lớp 2 - Bài 14: Phòng tránh ngộ độc khi ở nhà - Phan Thị Thông

Giáo án Tự nhiên và Xã hội Lớp 2 - Bài 14: Phòng tránh ngộ độc khi ở nhà - Phan Thị Thông

I.MỤC TIÊU: Sau bài học, học sinh phải:

1.Kiến thức:

- Nêu được những thứ có thể gây ngộ độc cho mọi người trong gia đình (đặc biệt là em bé).

- Trình bày được một số lí do khiến chúng ta có thể bị ngộ độc qua đường ăn uống.

- Trình bày được những việc nên làm và tác dụng của việc làm đó trong việc phòng tránh ngộ độc cho mình và cho người khác.

- Liên hệ thực tế với gia đình bạn.

2.Kĩ năng:

- Kĩ năng quan sát và trả lời câu hỏi.

- Kĩ năng thảo luận nhóm.

3.Thái độ:

- Có ý thức trong việc phòng tránh ngộ độc cho mình và cho mọi người.

II.CHUẨN BỊ:

1.Giáo viên:

- SGK; tranh, ảnh trong SGK trang 30,31.

- Vỏ hộp hóa chất hoặc thuốc tây,

2.Học sinh: SGk, Vở BT,

 

docx 5 trang huongadn91 15930
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Tự nhiên và Xã hội Lớp 2 - Bài 14: Phòng tránh ngộ độc khi ở nhà - Phan Thị Thông", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
KẾ HOẠC BÀI DẠY
 MÔN: TỰ NHIÊN VÀ XÃ HỘI. LỚP: 2
 BÀI 14: PHÒNG TRÁNH NGỘ ĐỘC KHI Ở NHÀ
 NGƯỜI SOẠN: PHAN THỊ THÔNG
I.MỤC TIÊU: Sau bài học, học sinh phải:
1.Kiến thức:
- Nêu được những thứ có thể gây ngộ độc cho mọi người trong gia đình (đặc biệt là em bé).
- Trình bày được một số lí do khiến chúng ta có thể bị ngộ độc qua đường ăn uống.
- Trình bày được những việc nên làm và tác dụng của việc làm đó trong việc phòng tránh ngộ độc cho mình và cho người khác.
- Liên hệ thực tế với gia đình bạn.
2.Kĩ năng:
- Kĩ năng quan sát và trả lời câu hỏi.
- Kĩ năng thảo luận nhóm.
3.Thái độ:
- Có ý thức trong việc phòng tránh ngộ độc cho mình và cho mọi người.
II.CHUẨN BỊ:
1.Giáo viên:
- SGK; tranh, ảnh trong SGK trang 30,31.
- Vỏ hộp hóa chất hoặc thuốc tây, 
2.Học sinh: SGk, Vở BT, 
III.PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC:
- Phương pháp trực quan.
- Phương pháp vấn đáp gợi mở.
- Phương pháp thuyết trình.
- Phương pháp hoạt động nhóm.
IV. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
Nội dung giảng dạy
1.Ổn định lớp:(1 phút)
- Mục tiêu: Ổn định tổ chức lớp trước giờ vào học.
2.Kiểm tra bài cũ:
 (5 phút)
- Mục tiêu: Kiểm tra lại kiến thức đã học.
3. Bài mới:
* Hoạt động 1: Giới thiệu bài.(1 phút)
- Mục tiêu: Nêu được mục đích, yêu cầu, nội dung chính của bài học; tạo hứng thú cho HS.
* Hoạt động 2: Tìm hiểu những thứ có thể gây ngộ độc cho mọi người trong gia đình
 ( đặc biệt là em bé).(15 phút)
- Mục tiêu :
+ Nêu được những thứ có thể gây ngộ độc cho mọi người trong gia đình (đặc biệt là em bé).
+ Trình bày được một số lí do khiến chúng ta có thể bị ngộ độc qua đường ăn uống.
=> Kết luận :
+ Một số thứ có trong nhà có thể gây ngộ độc là : thuốc trừ sâu, dầu hỏa, thuốc tây, thức ăn thiu hay thức ăn có ruồi, muỗi và các con vật khác đậu vào.
+ Một số người có thể bị ngộ độc do ăn, uống vì những lí do sau :
 . Uống nhầm dầu hỏa, thước trừ sâu, do chai không có nhãn hoặc dễ lẫn với những thức ăn, uống thường ngày.
 . Ăn những thức ăn ôi thiu hoặc những thức ăn có ruồi, gián, chuột đụng vào.
 . Ăn hoặc uống thuốc tây quá liều vì tưởng kẹo hay nước ngọt.
* Hoạt động 3 : Tìm hiểu cách phòng tránh ngộ độc. (15phút)
- Mục tiêu : 
+ Trình bày được những việc nên làm và tác dụng của việc làm đó trong việc phòng tránh ngộ độc cho mình và cho người khác.
+ Liên hệ thực tế với gia đình bạn.
=> Kết luận: Để phòng tránh ngộ độc trong nhà chúng ta cần:
+ Sắp xếp gọn gàng, ngăn nắp những thứ thường dùng trong gia đình.
+ Các loại thuốc cần để đúng nơi quy định, xa tầm với của trẻ em và nên có tủ thuốc gia đình.
+ Thức ăn không nên để lẫn với hóa chất tẩy rửa hoặc các chất hóa học khác.
4. Củng cố - Dặn dò:(3 phút)
- Mục tiêu: Củng cố lại kiến thức bài học; dặn dò các HS yêu cầu ở nhà.
Hoạt động của Giáo Viên
- GV kiểm tra sĩ số HS.
- GV kiểm tra đồ dùng học tập.
- GV cho HS hát bài hát “lớp chúng mình”
- GV gọi 2 HS trả lời câu hỏi:
+ Em cần làm gì để môi trường xung quanh nhà em được sạch sẽ?
+ Em hãy nêu lợi ích của việc giữ vệ sinh môi trường xung quanh nhà ở?
- GV yêu cầu HS nhận xét.
- GV nhận xét, tuyên dương.
- Giới thiệu bài:
 Ở bài trước các em đã được học và biết cách giữ sạch môi trường xung quanh nhà ở. Vậy bài học ngày hôm nay cô cùng các con chúng ta sẽ cùng tìm hiểu cách phòng tránh ngộ độc khi ở nhà như thế nào nhé. “ Bài 14: Phòng tránh ngộ độc khi ở nhà”.
- GV ghi tên bài lên bảng.
- GV yêu cầu thảo luận nhóm đôi, quan sát tranh 1,2,3 và trả lời câu hỏi theo các gợi ý của GV:
 (5 phút)
- Gợi ý:
+ Tranh vẽ gì?
+ Bạn nhỏ trong tranh đã làm gì?
+ Việc làm của bạn như thế đúng hay là sai?
+ Em có làm giống như bạn không? Nếu không thì em thường làm như thế nào?
+ Nếu bạn trong hình ăn bắp ngô thì chuyện gì sẽ xảy ra?
+ Trong những thứ các e đã được thấy trong hình thì những thứ nào thường được cất giữ trong nhà?
- GV yêu cầu các nhóm lên trình bày.
- GV yêu cầu các nhóm khác nhận xét và bổ sung.
- GV nhận xét, chốt kết quả và rút ra kết luận.
- GV yêu cầu HS thảo luận nhóm 4, quan sát tranh 4,5,6 trong SGK và trả lời các câu hỏi :
+ Em hãy chỉ và nói mọi người đang làm gì? Nêu tác dụng của việc làm đó?
- GV yêu cầu các nhóm trình bày.
- GV yêu cầu các nhóm khác nhận xét và bổ sung.
- GV nhận xét, chốt kết quả.
- GV yêu cầu HS nói trước lớp về những thứ có thể gây ngộ độc và chúng đang được cất giữ ở đâu trong nhà?
- GV yêu cầu các HS khác nhận xét và bổ sung.
- GV nhận xét, chốt kết quả và rút ra kết luận.
- GV hỏi: Khi bị ngộ độc chúng ta nên làm gì?
- GV nhận xét, chốt kết quả.
- GV nhận xét tiết học.
- GV yêu cầu HS về nhà làm BT và chuẩn bị bài sau“bài 15: 
Trường học.”
Hoạt động của Học Sinh
- HS báo cáo sĩ số.
- HS bỏ đồ dùng học tập lên bàn cho GV kiểm tra.
- HS hát bàì hát.
- 2 HS trả lời câu hỏi:
+ Em cần vệ sinh sạch sẽ nhà ở, sân vườn và chuồng gia súc.
- Tạo môi trường xanh, sạch đẹp. Tránh các căn bệnh ngoài da, 
- HS nhận xét và bổ sung.
- HS lắng nghe.
- HS lắng nghe.
- HS ghi tên bài vào vở.
- HS thảo luận nhóm đôi và trả lời câu hỏi theo gợi ý của GV:
- HS trả lời theo gợi ý:
VD hình1:
+ Trong tranh vẽ 1 bạn nam ăn những bắp ngô có những con ruồi đang đậu vào.
+ Việc làm của bạn nam là sai. Bạn ấy không nên ăn thức ăn đã bị ruồi, muỗi đậu vào.
+ Không ạ. Nếu em thấy thức ăn đã bị ruồi, muỗi đậu vào thì e sẽ đổ chúng đi ạ.
+ Bạn ấy sẽ bị đau bụng, 
+ Dầu hỏa, thuốc uống, thức ăn thừa, 
- Đại diện các nhóm lên trình bày.
- Các nhóm khác nhận xét và bổ sung.
- HS lắng nghe.
- HS thảo luận nhóm 4,quan sát tranh và trả lời câu hỏi:
+ Tranh 4: Bạn nam đổ thức ăn bị thiu. Tránh bị ngộ độc hoặc đau bụng.
 + Tranh 5: Bạn nữ cất lọ thuốc lên giá. Tránh trẻ nhỏ lấy nhầm và uống.
 + Tranh 6: Bạn nam bỏ chai nước mắm vào cùng các chai dầu ăn. Tránh nhầm lẫn khi lấy.
- Đại diện các nhóm trình bày.
- Các nhóm khác nhận xét và bổ sung.
- HS lắng nghe.
- Một số HS lần lượt kể.
- HS nhận xét và bổ sung.
- HS lắng nghe.
- HS trả lời: Khi bị ngộ độc chúng ta phải báo cho người lớn và gọi cấp cứu.
- HS lắng nghe.
- Hs lắng nghe.
- HS về nhà làm BT và chuẩn bị bài mới.

Tài liệu đính kèm:

  • docxgiao_an_tu_nhien_va_xa_hoi_lop_2_bai_14_phong_tranh_ngo_doc.docx