Giáo án Tự nhiên và xã hội Lớp 2 (Sách Chân trời sáng tạo) - Bài 19: Cơ quan vận động (2 tiết)

Giáo án Tự nhiên và xã hội Lớp 2 (Sách Chân trời sáng tạo) - Bài 19: Cơ quan vận động (2 tiết)

I. MỤC TIÊU: Sau bài học, HS:

1. Kiến thức: Chỉ và nói được tên các bộ phận chính của cơ quan vận động trên sơ đồ, tranh, ảnh.

2. Kĩ năng: Nhận biết được chức năng của cơ quan vận động ở mức độ đơn giản ban đầu qua hoạt động hằng ngày của bản thân.

3. Thái độ: Đưa ra được dự đoán điều gì sẽ xảy ra với cơ thể mỗi người nếu cơ quan vận động không hoạt động.

4. Năng lực chú trọng: Phát triển năng lực tự chủ và tự học, năng lực giao tiếp và hợp tác, năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo.

5. Phẩm chất: Biết quan tâm, chăm sóc yêu thương bản thân và có ý thức bảo vệ các cơ quan vận động.

II. PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC:

1. Giáo viên:

+ SGK, bài hát Bé tập thể dục buổi sáng.

+ Tranh bộ xương, tranh hệ cơ, giấy ghi tên các cơ.

2. Học sinh:

+ SGK, VBT.

III. PHƯƠNG PHÁP VÀ HÌNH THỨC DẠY HỌC:

1. Phương pháp dạy học: Đàm thoại, gợi mở - vấn đáp, trực quan, trò chơi, thí nghiệm, dự án, đóng vai, dạy học nêu vấn đề, kể chuyện, thảo luận nhóm, thực hành, điều tra đơn giản .

2. Hình thức dạy học: Cá nhân, nhóm, lớp.

 

doc 12 trang Hà Duy Kiên 27/05/2022 19433
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Tự nhiên và xã hội Lớp 2 (Sách Chân trời sáng tạo) - Bài 19: Cơ quan vận động (2 tiết)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
KẾ HOẠCH BÀI DẠY 
MÔN TỰ NHIÊN VÀ XÃ HỘI LỚP 2 
Tuần 23
CHỦ ĐỀ: CON NGƯỜI VÀ SỨC KHỎE
BÀI 19: CƠ QUAN VẬN ĐỘNG (Tiết 1, SHS TRANG 76, 77)
I. MỤC TIÊU: Sau bài học, HS:
1. Kiến thức: Chỉ và nói được tên các bộ phận chính của cơ quan vận động trên sơ đồ, tranh, ảnh.
2. Kĩ năng: Nhận biết được chức năng của cơ quan vận động ở mức độ đơn giản ban đầu qua hoạt động hằng ngày của bản thân.
3. Thái độ: Đưa ra được dự đoán điều gì sẽ xảy ra với cơ thể mỗi người nếu cơ quan vận động không hoạt động.
4. Năng lực chú trọng: Phát triển năng lực tự chủ và tự học, năng lực giao tiếp và hợp tác, năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo.
5. Phẩm chất: Biết quan tâm, chăm sóc yêu thương bản thân và có ý thức bảo vệ các cơ quan vận động.
II. PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC:	
Giáo viên: 
+ SGK, bài hát Bé tập thể dục buổi sáng.
+ Tranh bộ xương, tranh hệ cơ, giấy ghi tên các cơ.
Học sinh: 
+ SGK, VBT.
III. PHƯƠNG PHÁP VÀ HÌNH THỨC DẠY HỌC:
1. Phương pháp dạy học: Đàm thoại, gợi mở - vấn đáp, trực quan, trò chơi, thí nghiệm, dự án, đóng vai, dạy học nêu vấn đề, kể chuyện, thảo luận nhóm, thực hành, điều tra đơn giản .
2. Hình thức dạy học: Cá nhân, nhóm, lớp.
IV. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU:
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Hoạt động khởi động và khám phá:
+ Mục tiêu: Tạo hứng thú và khơi gợi những hiểu biết đã có của HS về cơ quan vận động.
+ Cách tiến hành:
- GV mở nhạc cho HS nghe và vận động theo nhịp bài hát Bé tập thể dục buổi sáng.
- GV hỏi: 
+ Nhờ có các cơ quan nào mà tay và chân các em cử động và múa được?
- GV dẫn dắt, giới thiệu bài: Cơ quan vận động.
- HS hát và múa theo nhạc.
- HS trả lời, nhận xét và bổ sung.
+ Nhờ có các cơ quan cơ và xương mà tay và chân các em cử động và múa được.
Hoạt động 1: Một số xương và khớp xương của cơ thể.
+Mục tiêu: HS chỉ và nói được tên các xương và khớp xương trên hình vẽ. 
+ Cách thực hiện:
- GV yêu cầu HS tự sờ nắn trên cơ thể mình, gọi tên và chỉ vị trí các xương trong cơ thể mình mà các em biết. 
- GV quan sát.
- GV treo tranh bộ xương lên. 
- GV yêu cầu HS thảo luận nhóm 2, chỉ và nói tên các xương. 
- GV quan sát.
- GV cho HS chia sẻ trước lớp bằng cách:
+ GV nói tên xương: xương sọ, xương mặt, xương sườn, xương sống, xương chậu, xương tay.
+ GV chỉ các vị trí xương trên tranh, HS nói tên xương. 
- GV nhận xét.
- GV nêu câu hỏi: 
+ Vị trí nào xương có thể gập, duỗi hoặc quay được?
- GV nhận xét và yêu cầu HS thực hiện các động tác; xoay cổ tay, cánh tay, gập đầu gối. 
- GV chốt: Các vị trí như cổ tay, bả vai, khuỷu tay, hang, đầu gối, cổ chân, ta có thể gập, duỗi hoặc quay được, người ta gọi là khớp xương. 
- GV chỉ vị trí các khớp xương. 
- GV chiếu hình các xương và khớp xương lên để HS khắc sâu kiến thức hơn.
- GV mở rộng: Khớp khuỷu tay chỉ có thể giúp ta co (gập) về phía trước, không gập về phía sau. Vì vậy khi chơi đùa các em cần lưu ý không gập tay mình hay tay bạn về phía sau vì sẽ bị gãy tay. Tương tư, khớp đầu gối chỉ giúp chân co về phía sau, không co được về phía trước. 
- HS làm việc các nhân: xương tay ở tay, xương chân ở chân, 
- HS làm việc nhóm đôi. 
- HS mời đại diện mỗi nhóm 1 bạn lên bảng.
- HS chỉ trên cơ thể mình.
- HS nhận xét bạn.
- HS nói tên xương: xương sọ, xương mặt, xương sườn, xương sống, xương chậu, xương tay.
- HS nhận xét.
- 2, 3 HS trả lời: cổ tay, vai, đầu gối, 
- Cả lớp thực hiện.
- HS đứng lại chỗ nêu tên.
- HS nhận xét.
- HS quan sát.
- HS lắng nghe.
Hoạt động 2: Một số cơ của cơ thể.
+Mục tiêu: HS chỉ và nói được tên một số cơ của cơ thể trong hình vẽ. 
+ Cách thực hiện:
- GV chia lớp thành các nhóm 4 HS.
- GV treo hình vẽ về hệ cơ.
- GV yêu cầu HS dùng bút nối tên hệ cơ ứng với vị trí các cơ đó trên cơ thể.
- GV nhận xét:
- GV chốt: Trong cơ thể con người có nhiều cơ khác nhau: cơ mặt, cơ bụng, cơ lưng, . 
- HS nhận tên các hệ cơ và mô hình cơ thể cơ của người. 
- HS thảo luận và nối.
- Đại diện nhóm chia sẻ, nhóm khác nhận xét.
- HS chú ý lắng nghe.
Hoạt động 3: Vận dụng
+Mục tiêu: HS được tên các bộ phận chính của cơ quan vận động. 
+ Cách thực hiện: Trò chơi: Hiểu ý đồng đội
- GV chia lớp thành 4 đội (mỗi đội là 1 tổ)
- Cách chơi: 
+ Một bạn trong đội sẽ bốc thăm mảnh giấy có ghi tên cơ hoặc xương.
+ Dùng hành động mô tả để các bạn còn lại trong đội đoán được tên của cơ hoặc xương đã ghi trong mảnh giấy. 
+ Đội thắng sẽ là đội đóan trúng nhiều nhất.
+ Lưu ý HS chỉ được dùng tay để diễn tả. Nếu dùng miệng để nói coi như thua. 
- GV tổ chức cho HS chơi.
- GV tuyên bố đội thắng cuộc.
- GV nhận xét và nêu câu hỏi:
+ Dưới lớp da ta có gì?
+ Nhờ đâu mà các bộ phận đó cử động được?
- GV chốt: Vậy cơ quan vận động gồm bộ xương và hệ cơ, giữa các xương là khớp xương.
- HS tham gia trò chơi.
- HS trả lời: 
+ Dưới lớp da có xương và bắp thịt. 
+ Nhờ cử động của xương và cơ.
- HS nhắc lại.
Hoạt động 4: Hoạt động tiếp nối sau bài học
- GV yêu cầu HS về nhà thực hiện: 
+ Đặt bàn tay lên trang giấy và vẽ lại bàn tay của mình.
+ Tưởng tượng và vẽ xương, cơ cho bàn tay của em.
- GV nhận xét tiết dạy.
- Học sinh về nhà chuẩn bị tuần sau mang đến lớp cho cô xem.
KẾ HOẠCH BÀI DẠY 
MÔN TỰ NHIÊN VÀ XÃ HỘI LỚP 2 
Tuần 23
CHỦ ĐỀ: CON NGƯỜI VÀ SỨC KHỎE
BÀI 19: CƠ QUAN VẬN ĐỘNG (Tiết 2, SHS TRANG 78, 79)
I.MỤC TIÊU: Sau bài học, HS:
1. Kiến thức: Chỉ và nói được tên các bộ phận chính của cơ quan vận động trên sơ đồ, tranh, ảnh.
2. Kĩ năng: Nhận biết được chức năng của cơ quan vận động ở mức độ đơn giản ban đầu qua hoạt động hằng ngày của bản thân.
3. Thái độ: Đưa ra được dự đoán điều gì sẽ xảy ra với cơ thể mỗi người nếu cơ quan vận động không hoạt động.
4. Năng lực chú trọng: Phát triển năng lực tự chủ và tự học, năng lực giao tiếp và hợp tác, năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo.
5. Phẩm chất: Biết quan tâm, chăm sóc yêu thương bản thân và có ý thức bảo vệ các cơ quan vận động.
II. PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC:	
Giáo viên: 
+ SGK, bài hát Bé tập thể dục buổi sáng.
+ Tranh bộ xương, tranh hệ cơ, giấy ghi tên các cơ.
Học sinh: 
+ SGK, VBT.
III. PHƯƠNG PHÁP VÀ HÌNH THỨC DẠY HỌC:
1. Phương pháp dạy học: Đàm thoại, gợi mở - vấn đáp, trực quan, trò chơi, thí nghiệm, dự án, đóng vai, dạy học nêu vấn đề, kể chuyện, thảo luận nhóm, thực hành, điều tra đơn giản .
2. Hình thức dạy học: Cá nhân, nhóm, lớp.
IV. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU:
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Hoạt động khởi động và khám phá:
+ Mục tiêu: Tạo hứng thú và khơi gợi những hiểu biết đã có của HS về tên gọi và vị trí của xương, cơ, khớp xương.
+ Cách tiến hành:
- GV tổ chức cho các nhóm chơi trò chơi: Ráp hình.
- GV chia lớp thành 4 nhóm, mỗi nhóm là một tổ.
- GV phát cho mỗi tổ 1 bức tranh hình bộ xương, 1 bức tranh hình các cơ đã được cắt.
- Nhiệm vụ các em sắp xếp để thành bức tranh về bộ xương và hệ cơ đã học.
- Nêu cách đánh giá:
+ Mỗi bộ phận ghép vào hình đúng: 10 điểm.
+ Mỗi bộ phận ghép vào hình sai chỉ đạt: 5 điểm
+ Nhóm nào nhiều điểm hơn sẽ thắng.
+ Nếu điểm hai nhóm bằng nhau thì nhóm nào nhanh hơn sẽ thắng.
- GV nhận xét.
- HS chia nhóm.
- HS lắng nghe.
- HS tham gia trò chơi.
Hoạt động 1: Chức năng của xương và cơ trong cơ thể.
+Mục tiêu: HS nêu được chức năng của cơ quan vận động ở mức độ đơn giản, ban đầu qua hoạt động hằng ngày. 
+ Cách thực hiện:
- GV treo tranh hình 4. 
- GV yêu cầu HS quan sát tranh và thảo thuận nhóm 4.
+ Nam và các bạn đang làm gì?
+ Nêu một số xương và cơ giúp Nam và các bạn thực hiện những hoạt động đó.
- GV nhận xét và chốt: Nhờ có sự phối hợp giữa xương và cơ mà cơ thể con người có thể thực hiện được nhiều hoạt động khác nhau.
- HS quan sát tranh.
- HS chia nhóm và nhận câu tah3o luận.
- HS thảo luận.
- Đại diện nhóm chia sẻ.
- Nhóm khác nhận xét.
+ Nam và các bạn đang chơi đá bóng. 
+ Một số xương và cơ giúp các bạn thực hiện hoạt động đó là: Xương chân, xương tay, xương chậu, xương sống, cơ chân, cơ tay, cơ ngực,...
Hoạt động 2: Thực hành cử đông co, duỗi tay
+Mục tiêu: Nhận biết sự thay đổi của cơ khi co và duỗi tay, thực hành kiến thức về cơ và xương.
+ Cách thực hiện:
- GV cho HS quan sát tranh
- GV tổ chức HS trò chơi: Tôi bảo
- GV nêu yêu cầu: 
+ Cô bảo các em hãy nắm chặt tay lại, co tay và duỗi tay.
+ Khi co và duỗi, em hãy sờ nắn xem bắp tay em như thế nào?
+ Cơ, xương và khớp xương nào giúp em thực hiện co, duỗi tay?
- GV nhận xét và chốt: Khi cơ thể cử động thì các xương và cơ cũng hoạt động.
- HS thực hiện theo lệnh.
- HS quan sát.
- HS trả lời:
+ Em thấy bắp tay của mình to hơn khi gập tay vào. 
+ Em thấy bắp tay của mình mềm hơn khi duỗi tay.
+ Cơ tay, khớp khủy tay, khớp bả vau và xương tay giúp em co, duỗi tay dễ dàng hơn.
Hoạt động 3: Thực hành mỉm cười và bắt tay
+Mục tiêu: HS thực hiện để thấy được chức năng cuả xương và cơ khi mỉm cười và bắt tay nhau.
+ Cách thực hiện:
- GV yêu cầu HS quan sát tranh
GV yêu cầu HS hoạt động theo nhóm 2 bạn.
+ Hãy mỉm cười với bạn.
+ Hãy bắt tay bạn.
+ Khi mỉm cười hay bắt tay, em thấy xương, cơ nào hoạt động?
+ Em mỉm cười và bắt tay bạn, nhưng bạn đứng yên ngó em. Em thấy xương và cơ nào hoạt động?
+ Nếu xương và cơ không phối hợp hoạt động thì em có thể thực hiện các việc làm đó không? Vì sao?
- GV nhận xét: Nhờ có xương và cơ mà chúng ta có thể mỉm cười và bắt tay nhau. Vì các cơ, xương liên kết với nhau giúp ta thực hiện dễ dàng hơn, nó gắn liền với nhau trong các hoạt động.
- HS quan sát tranh
- HS hoạt động với nhau.
- 2, 3 HS chia sẻ với lớp.
- HS nhận xét.
+ Khi mỉm cười hay bắt tay, em thấy xương mặt, xương tay, cơ mặt, khớp khuỷu tay, khớp cổ tay hoạt động.
+ Em mỉm cười và bắt tay bạn, nhưng bạn đứng yên ngó em. Em thấykhông có xương và cơ nào hoạt động cả.
+ Nếu xương và cơ không phối hợp hoạt động thì em không thể thực hiện các việc làm đó.
Hoạt động 4: Thực hành 
+Mục tiêu: HS đưa ra dự đoán điều sẽ xảy ra với cơ thể mỗi người nếu cơ quan vận động không hoạt động.
+ Cách thực hiện:
- GV cho HS quan sát tranh và dự đoán kết quả.
- GV yêu cầu HS thực hiện theo tranh và nêu nhận xét.
+ Khi em đứng lên và ngồi xuống em thấy xương và cơ nào cử động?
+ Khi em đứng lên và ngồi xuống mà không được gập đầu gối em cảm thấy thế nào?
- GV nhận xét và nêu tiếp câu hỏi.
+ Chân, tay em sẽ cử động như thế nào nếu không có các khớp khuỷu tay và khớp đầu gối?
+ Điều gì sẽ xảy ra nếu chúng ta không có bộ xương?
- Gv nhận xét và chốt: Cơ thể chúng ta sẽ không đứng được, không di chuyển, không tham gia các hoạt động được nếu chúng ta không có bộ xương. 
Tay chân chúng ta không thể co, duỗi được nếu không có khớp khuỷu tay và khớp đầu gối. 
- GV mở rộng: Bộ xương là một phần quan trọng trong cấu trúc cơ thể của chúng ta, tham gia vào các vận động của những bộ phận trên cơ thể, giúp chúng ta di chuyển, vận động. Xương được hình thành và phát triển từ khi chúng ta còn là bào thai trong bụng mẹ, nó tiếp tục phát triển và thay đổi liên tục trong suốt cuộc đời của mỗi người.
- GV nêu câu hỏi:
+ Vậy trong cơ thể mỗi con người chúng ta có gì?
+ Nhờ đâu mà chúng ta có thể vận động được?
- GV treo 2 tấm bảng ghi sẵn cho HS ghi nhớ.
- HS thực hiện theo nhóm 4.
- Đại diện nhóm chia sẻ.
+ Khi em đứng lên và ngồi xuống em thấy xương chậu, xương chân, khớp gối, cơ mông và cơ chân nào cử động.
+ Khi em đứng lên và ngồi xuống mà không được gập đầu gối em cảm thấy không thể ngồi xuống và đứng lên dễ dàng mà phải dựa vào người khác.
- HS trả lời cá nhân.
- HS bổ sung và nhận xét.
+ Chân, tay em sẽ không cử động được nếu không có các khớp khuỷu tay và khớp đầu gối.
+ Chúng ta sẽ không hoạt động gì được cả. Bò như con rắn vậy.
- HS lắng nghe.
- HS trả lời:
+ Trong cơ thể mỗi con người chúng ta có bộ xương, hệ cơ, khớp xương?
+ Nhờ sự phối hợp nhịp nah2ng giữa cơ và xương mà chúng ta có thể vận động được. 
- HS đọc nhiều lần. 
Hoạt động tiếp nối sau bài học:
- Em hãy chia sẻ với người thân về tên, vị trí và chức năng của các cơ, xương khớp xương trên cơ thể của em.
- HS chia sẻ với người thân.
- Người thân chia sẻ với GV để nắm bắt được HS mình tiếp thu bao nhiêu.
Rút kinh nghiệm:
 ..
 ..
 ..
 ..
 ..

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_tu_nhien_va_xa_hoi_lop_2_sach_chan_troi_sang_tao_bai.doc