Giáo án Tự nhiên và xã hội Lớp 2 (Sách Chân trời sáng tạo) - Bài 29: Ôn tập chủ để Trái đất và bầu trời

Giáo án Tự nhiên và xã hội Lớp 2 (Sách Chân trời sáng tạo) - Bài 29: Ôn tập chủ để Trái đất và bầu trời

I.MỤC TIÊU: Sau bài học, HS:

1. Kiến thức:

- Ôn tập và củng cố lại cho HS các nội dung của chủ đề Trái Đất và bầu trời.

- Hình thành và phát triển năng lực vận dụng kiến thức của chủ đề để mặc trang phục phù hợp với thời tiết ở địa phương.

2. Năng lực khoa học:

- Nhận thức khoa học: Nêu được tên và một số đặc điểm của các mùa trong năm.

- Tìm hiểu môi trường TNXH xung quanh: Lựa chọn được trang phục phù hợp theo mùa để giữ cơ thể khoẻ mạnh.

- Vận dụng kiến thức, kỹ năng đã học : Biết cách bảo vệ sức khỏe theo từng mùa.

3. Năng lực chú trọng: Năng lực giao tiếp và hợp tác; năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo.

5. Phẩm chất: Biết quan tâm,chăm sóc bản thân và biết bảo vệ môi trường sống.

II. PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC:

1. Giáo viên: Sách Tự nhiên và Xã hội; bài hát, một số sơ đồ về các mùa của 2 miền Bắc và miền Nam, các tranh trong sách học sinh,

2. Học sinh: SGK, VBT, hình ảnh sưu tầm về mùa: xuân, hè, thu, đông; mùa mưa; mùa khô.

III. PHƯƠNG PHÁP VÀ HÌNH THỨC DẠY HỌC:

1. Phương pháp dạy học: Đàm thoại, gợi mở - vấn đáp, trực quan, trò chơi, thí nghiệm, dự án, đóng vai, dạy học nêu vấn đề, kể chuyện, thảo luận nhóm, thực hành, điều tra đơn giản .

2. Hình thức dạy học: Cá nhân, nhóm, lớp.

 

doc 7 trang Hà Duy Kiên 27/05/2022 11813
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Tự nhiên và xã hội Lớp 2 (Sách Chân trời sáng tạo) - Bài 29: Ôn tập chủ để Trái đất và bầu trời", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: / ./20 ... Ngày dạy: ../ ../20 .
Kế hoạch bài dạy môn Tự nhiên và xã hội lớp 2 – Tuần 35
CHỦ ĐỀ: TRÁI ĐẤT VÀ BẦU TRỜI
BÀI 29: Ôn tập chủ để Trái Đất và bầu trời ( Tiết 1, SHS, trang 118)
I.MỤC TIÊU: Sau bài học, HS:
1. Kiến thức: 
Ôn tập và củng cố lại cho HS các nội dung của chủ đề Trái Đất và bầu trời.
Hình thành và phát triển năng lực vận dụng kiến thức của chủ đề để mặc trang phục phù hợp với thời tiết ở địa phương.
2. Năng lực khoa học: 
- Nhận thức khoa học: Nêu được tên và một số đặc điểm của các mùa trong năm. 
- Tìm hiểu môi trường TNXH xung quanh: Lựa chọn được trang phục phù hợp theo mùa để giữ cơ thể khoẻ mạnh.
- Vận dụng kiến thức, kỹ năng đã học : Biết cách bảo vệ sức khỏe theo từng mùa.
3. Năng lực chú trọng: Năng lực giao tiếp và hợp tác; năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo.
5. Phẩm chất: Biết quan tâm,chăm sóc bản thân và biết bảo vệ môi trường sống.
II. PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC:	
1. Giáo viên: Sách Tự nhiên và Xã hội; bài hát, một số sơ đồ về các mùa của 2 miền Bắc và miền Nam, các tranh trong sách học sinh, 
2. Học sinh: SGK, VBT, hình ảnh sưu tầm về mùa: xuân, hè, thu, đông; mùa mưa; mùa khô.
III. PHƯƠNG PHÁP VÀ HÌNH THỨC DẠY HỌC:
1. Phương pháp dạy học: Đàm thoại, gợi mở - vấn đáp, trực quan, trò chơi, thí nghiệm, dự án, đóng vai, dạy học nêu vấn đề, kể chuyện, thảo luận nhóm, thực hành, điều tra đơn giản .
2. Hình thức dạy học: Cá nhân, nhóm, lớp.
IV. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU:
TG
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
5’
1.Hoạt động khởi động và khám phá
Mục tiêu: Tạo hứng thú và khơi gợi những hiểu biết đã có của HS về các thành viên trong gia đình để dẫn dắt vào bài học mới.
Phương pháp, hình thức tổ chức: Đàm thoại, gợi mở - vấn đáp, 
Cách tiến hành:
GV tổ chức cho HS cùng hát bài “ Bốn mùa trong năm”.
HS trả lời câu hỏi:
+ Trong bài hát có mấy mùa?
+ Em thấy có những hiện tượng thời tiết nào trong bài hát?
GV mời 2 - 3 HS trả lời.
GV nhận xét chung và dẫn dắt vào bài học: “Ôn tập chủ để Trái Đất và bầu trời”.
HS trả lời câu hỏi:
- HS lắng nghe
12’
2.Hoạt động hình thành, phát triển năng lực nhận thức, tìm hiểu: (25 -27’)
2.1.Hoạt động 1: Ôn tập về các mùa trong năm ở nước ta 
Mục tiêu: HS ôn lại kiến thức về các mùa trong năm ở các vùng miền khác nhau của nước ta.
Phương pháp: Đàm thoại
 hình thức tổ chức: Nhóm
Cách tiến hành:
- GV chia nhóm và yêu cầu HS chia sẻ với nhau về nội dung các tranh, ảnh đã sưu tầm về các mùa trong năm. 
- GV tổ chức cho các nhóm trưng bày triển lãm tranh về các mùa trong năm.
- GV mời đại diện các nhóm trình bày về đặc điểm của 4 mùa đặc trưng của miền Bắc và đặc trưng 2 mùa của miền Nam.
G V tổng kết và tuyên dưong các nhóm.
GV đặt câu hỏi: Nơi các em đang sinh sống thuộc miền nào và có mấy mùa trong năm?
GV và HS cùng nhận xét và rút ra kết luận.
Kết luận: Ở nước ta, có những địa phưong có bốn mùa (mùa xuân, mùa hè, mùa thu, mùa đông) trong năm và cũng có những địa phương chỉ có hai mùa (mùa khô và mùa mưa) trong năm.
- HS chọn tranh, ảnh phù hợp và dán vào sơ đồ có sẵn (như sơ đồ gợi ý ở trang 118 trong SGK) để hoàn thành sản phẩm trang bày của nhóm.
- HS thực hiện.
- Đại diện nhóm trình bày
-Nhóm khác lắng nghe và nhận xét bổ sung ý kiến.
- HS lắng nghe
- HS trả lời.
- HS lắng nghe
13’
2.2.Hoạt động 2: Chọn trang phục phù họp theo mùa.
 Mục tiêu: HS ôn tập về cách chọn trang phục phù họp vói ứiời tiết của từng mùa trong năm.
Phương pháp: Trò chơi
* Hình thức tổ chức: Nhóm
Cách tiến hành:
- Tổ chức trò chơi: Trình diễn trang phục theo mùa.
- GV chia các nhóm yêu cầu các nhóm lựa chọn và mặc đúng trang phục theo mùa, sau đó khi biểu diễn mỗi đại diện 1 nhóm sẽ lên biểu diễn theo tên gọi các mùa và các nhóm cùng quan sát, nhận xét.
- GV nhận xét sự chuẩn bị của các nhóm.
GV mời 2 đến 3 nhóm HS lên trước lớp nêu cách chọn trang phục theo mùa bất kì và nêu lí do chọn.
- GV nhận xét và cho HS xem đoạn phim Kỹ năng sống: TRANG PHỤC THEO MÙA.
Kết luận: Chúng ta cần chọn trang phục phù họp theo mùa để bảo vệ sức khoẻ.
- HS các nhóm thực hiện
- HS thực hiện
- HS theo dõi
3’
3.Hoạt động tiếp nối sau bài học:
- GV nhận xét tiết học và tuyên dương HS
- GV yêu cầu HS về nhà chuẩn bị:
+ Tranh vẽ hoặc ảnh chụp các hiện tượng thiên nhiên.
Học sinh lắng nghe
V.RÚT KINH NGHIỆM, ĐIỀU CHỈNH, BỔ SUNG:
Ngày soạn: / ./20 ... Ngày dạy: ../ ../20 .
Kế hoạch bài dạy môn Tự nhiên và xã hội lớp 2 – Tuần 35
CHỦ ĐỀ: TRÁI ĐẤT VÀ BẦU TRỜI
BÀI 29: Ôn tập chủ để Trái Đất và bầu trời ( Tiết 2, SHS, trang 119)
I.MỤC TIÊU: Sau bài học, HS:
1. Kiến thức: 
Ôn tập và củng cố lại cho HS các nội dung của chủ đề Trái Đất và bầu trời.
Hình thành và phát triển năng lực vận dụng kiến thức của chủ đề biết ứng phó vói các thiên tai: hạn hán, bão, lũ, lụt.
2. Kĩ năng: 
- Nêu được những thiệt hại do những thiên tai (giông sét, hạn hán, lũ lụt, bão ) gây ra cho con người và tài sản.
3. Thái độ: 
- Có ý thức bảo vệ môi trường để giảm thiệt hại về con người và tài sản khi xảy ra thiên tai.
4. Năng lực chú trọng: Phát triển năng lực tự chủ và tự học, năng lực giao tiếp và hợp tác, năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo.
5. Phẩm chất: 
- Biết chia sẻ với mọi người gặp khó khăn ở những vùng bị thiên tai.
II. PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC:	
1. Giáo viên: Sách Tự nhiên và Xã hội; bài hát, tranh tình huống, các tranh trong sách học sinh, 
2. Học sinh: SGK, VBT, tranh vẽ, ảnh chụp về các thành viên trong gia đình.
III. PHƯƠNG PHÁP VÀ HÌNH THỨC DẠY HỌC:
1. Phương pháp dạy học: Đàm thoại, gợi mở - vấn đáp, trực quan, trò chơi, thí nghiệm, dự án, đóng vai, dạy học nêu vấn đề, kể chuyện, thảo luận nhóm, thực hành, điều tra đơn giản .
2. Hình thức dạy học: Cá nhân, nhóm, lớp.
IV. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU:
TG
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
5’
1.Hoạt động khởi động và khám phá
Mục tiêu: Tạo hứng thú và khơi gọi lại nội dung bài học của tiết học trước.
Phương pháp, hình thức tổ chức: dạy học nêu vấn đề, thực hành, vấn đáp, 
Cách tiến hành:
- Cho học sinh chơi trò chơi “ Mưa rơi, gió thổi”
 - Điều gì sẽ xảy ra khi mưa quá to và gió quá lớn?
- GV dẫn dắt, giới thiệu bài.
GV nhận xét, dẫn dắt HS vào tiết 2 của bài học.
- HS thực hiện.
- HS chia sẻ.
10’
2.Hoạt động hình thành, phát triển năng lực nhận thức, tìm hiểu
2.1.Hoạt động 1: Ảnh hưởng của thiên tai 
Mục tiêu: HS nhận xét và tìm ra những hình phù hợp với hiện tượng hạn hán, bão, lũ, lụt.
Phương pháp, hình thức tổ chức: Quan sát, vấn đáp, 
Cách tiến hành:
GV chia nhóm và tổ chức thi đua giữa các nhóm.
Một nhóm đưa ra chủ đề “hạn hán” hoặc “bão, lũ, lụt”, nhóm khác chỉ được hình tương ứng.
G V đề nghị HS giải thích câu trả lời và tổng kết thi đua.
- Nêu một số rủi ro dẫn đến thiệt hại về con người và tài sản khi xảy ra thiên tai?
- GV nhận xét, tuyên dương.
Kết luận: Các hiện tượng thiên tai như hạn hán, bão, lũ, lụt có thể gây ra nhiều rủi ro và thiệt hại. Chúng ta cần tích cực giảm nhẹ các rủi ro, thiệt hại đó bằng cách trồng cây gây rừng và bảo vệ rừng để giảm các thiên tai. 
- HS thực hiện
- HS thực hiện
- HS trả lời
- HS lắng nghe
9’
2.2.Hoạt động 2: Đóng vai
Mục tiêu: HS nhận thức và thực hành được một số kĩ năng cần thiết khi xảy ra mưa bão.
Phương pháp, hình thức tổ chức: Đóng vai, nhóm
Cách tiến hành:
GV chia lớp thành các nhóm và yêu cầu HS quan sát hình 3 trang 119 trong SGK và trả lời câu hỏi: 
+ Tranh vẽ cảnh gì?
- GV nêu tình huống và hỏi:
+ Nếu em là bạn nam trong tình huống thì em sẽ làm gì?
- Tổ chức cho HS thảo luận nhóm và phân vai
- GV mời HS trình bày ý kiến của mình.
HS và GV cùng nhau nhận xét, rút ra kết luận.
Kết luận: Em không nên ra gần vùng có nước lũ vì có thể bị té ngã xuống nước, gây nguy hiểm cho tính mạng.
- GV cho HS xem đoạn phim: Đừng sợ thiên tai – Ứng phó với lũ lụt.
- HS quan sát trả lời
- HS lắng nghe
- HS thực hiện
- HS lắng nghe
- HS theo dõi
5’
2.3.Hoạt động 3: Tổng kết
Mục tiêu: Củng cố lại kiến thức
Phương pháp, hình thức tổ chức: đàm thoại, gợi mở-vấn đáp, 
Cách tiến hành:
- Gv hỏi:
+ Kể tên các mùa trong năm?
+ Nêu đặc điểm của từng mùa trong năm?
+ Chúng ta cần lựa chọn trang phục theo từng mùa như thế nào?
+ Kể tên một số loại thiên tai và nêu tác hạc của nó.
- GV nhận xét và chốt bài
- HS trả lời
3’
3.Hoạt động tiếp nối sau bài học
- Hôm nay em được ôn lại nội dung nào đã học?
- Nhận xét giờ học.
- HS trả lời
V.RÚT KINH NGHIỆM, ĐIỀU CHỈNH, BỔ SUNG:

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_tu_nhien_va_xa_hoi_lop_2_sach_chan_troi_sang_tao_bai.doc