Giáo án Tự nhiên và xã hội Lớp 2 (Sách Chân trời sáng tạo) - Bài: Cơ quan hô hấp (2 tiết)

Giáo án Tự nhiên và xã hội Lớp 2 (Sách Chân trời sáng tạo) - Bài: Cơ quan hô hấp (2 tiết)

I. MỤC TIÊU

1. Năng lực đặc thù:

- Nhận thức khoa học:

+ Chỉ và nói được tên các bộ phận chính của cơ quan hô hấp trên sơ đồ, tranh ảnh.

+ Nhận biết được chức năng của cơ quan hô hấp ở mức độ đơn giản ban đầu qua hoạt động hằng ngày của bản thân.

2. Năng lực chung:

- Tự chủ và tự học: Tự quan sát và nêu được tên các bộ phận chính của cơ quan hô hấp trên sơ đồ. Đưa ra được dự đoán điểu gì sẽ xảy ra với cơ thể mỗi người nếu cơ quan hô hấp không hoạt động.

3. Phẩm chất chủ yếu:

- Yêu nước, trách nhiệm: Yêu con người và có trách nhiệm giữ gìn vệ sinh chung, vệ sinh cá nhân.

II. PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC:

1. Giáo viên: Sách Tự nhiên và Xã hội; bài hát, tranh, ảnh về các các bộ phận chính của cơ quan hô hấp.

2. Học sinh: SGK, tranh hoặc ảnh chụp về các các bộ phận chính của cơ quan hô hấp.

III. PHƯƠNG PHÁP VÀ HÌNH THỨC DẠY HỌC:

1. Phương pháp dạy học: Đàm thoại, gợi mở - vấn đáp, trực quan, trò chơi, dạy học nêu vấn đề, thảo luận nhóm,

2. Hình thức dạy học: Cá nhân, nhóm, lớp.

 

docx 6 trang Hà Duy Kiên 25193
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Tự nhiên và xã hội Lớp 2 (Sách Chân trời sáng tạo) - Bài: Cơ quan hô hấp (2 tiết)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Kế hoạch bài dạy môn Tự nhiên và xã hội lớp 2 
CHỦ ĐỀ: CON NGƯỜI VÀ SỨC KHỎE
BÀI: CƠ QUAN HÔ HẤP (2 tiết) – LỚP 2
TIẾT 1
I. MỤC TIÊU	
1. Năng lực đặc thù:
- Nhận thức khoa học: 
+ Chỉ và nói được tên các bộ phận chính của cơ quan hô hấp trên sơ đồ, tranh ảnh.
+ Nhận biết được chức năng của cơ quan hô hấp ở mức độ đơn giản ban đầu qua hoạt động hằng ngày của bản thân.
2. Năng lực chung:
- Tự chủ và tự học: Tự quan sát và nêu được tên các bộ phận chính của cơ quan hô hấp trên sơ đồ. Đưa ra được dự đoán điểu gì sẽ xảy ra với cơ thể mỗi người nếu cơ quan hô hấp không hoạt động.
3. Phẩm chất chủ yếu: 
- Yêu nước, trách nhiệm: Yêu con người và có trách nhiệm giữ gìn vệ sinh chung, vệ sinh cá nhân.
II. PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC:	
1. Giáo viên: Sách Tự nhiên và Xã hội; bài hát, tranh, ảnh về các các bộ phận chính của cơ quan hô hấp.
2. Học sinh: SGK, tranh hoặc ảnh chụp về các các bộ phận chính của cơ quan hô hấp.
III. PHƯƠNG PHÁP VÀ HÌNH THỨC DẠY HỌC:
1. Phương pháp dạy học: Đàm thoại, gợi mở - vấn đáp, trực quan, trò chơi, dạy học nêu vấn đề, thảo luận nhóm, 
2. Hình thức dạy học: Cá nhân, nhóm, lớp.
IV. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU:
TG
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
5’
1. Hoạt động khởi động và khám phá
* Mục tiêu: Tạo hứng thú và khơi gợi những hiểu biết đã có của HS về cơ quan hô hấp để dẫn dắt vào bài học mới.
* Phương pháp, hình thức tổ chức: Đàm thoại, gợi mở - vấn đáp, 
* Cách tiến hành:
- GV tổ chức cho HS thực hiện vươn vai hít thở sâu.
- HS trả lời câu hỏi: Em cảm thấy như thế nào sau khi hít thở sâu? Cơ 
quan nào giúp bạn thực hiện việc làm 
đó?
- GV nhận xét chung và dẫn dắt vào bài học: “Cơ quan hô hấp”
- Cả lớp thực hiện 
- 2 - 3 HS trả lời câu hỏi 
20’
2. Hoạt động hình thành, phát triển năng lực nhận thức, tìm hiểu: 
* Hoạt động 1: Các bộ phận của cơ quan hô hấp
* Mục tiêu: HS chỉ và nói được tên các bộ phận của cơ quan hô hấp trên hình vẽ.
* Phương pháp, hình thức tổ chức: Thảo luận, hỏi - đáp, 
* Cách tiến hành:
- GV yêu cầu HS quan sát hình 1 trong SGK trang 84 và làm việc nhóm đôi: chỉ và nói tên các bộ phận của cơ quan hô hấp trong hình.	việc nhóm đôi:	Chỉ	và
- GV mời 2 đến 3 cặp HS lên chỉ hình trong SGK hoặc hình vẽ phóng to trên bảng vị trí các bộ phận của cơ quan hô hấp trên sơ đồ.	phóng to	trên bảng	về
- GV và HS cùng nhận xét và rút ra kết luận.
Kết luận: Cơ quan hô hấp gồm: mũi, khí quản, phế quản và phổi (phổi trái, phổi phải).
* Ghi nhớ: Cơ quan hô hấp gồm: mũi, khí quản, phế quản và phổi (phổi trái, phổi phải).
Hoạt động 2: Thực hành làm sơ đồ cơ quan hô hấp.
* Mục tiêu: HS làm được sơ đồ cơ quan hô hấp đơn giản, bao gồm các bộ phận: phổi, khí quản, phế quản, mũi từ các giấy màu, tờ bìa, kéo, keo dán.
* Phương pháp, hình thức tổ chức: thực hành, chia sẻ, hỏi - đáp, 
* Cách tiến hành:
- HS thực hiện làm sơ đồ theo nhóm 4 hoặc nhóm 6.
- Các nhóm chia sẻ sản phẩm trước lóp.
- GV đặt câu hỏi để dẫn dắt HS nêu được nội dung trọng tâm của bài học.
- GV và HS cùng nhận xét và rút ra kết luận.
* Kết luận: Cơ quan hô hấp gồm: mũi, khí quản, phế quản và phổi (phổi trái, phổi phải).
- HS quan sát tranh 1 trong SGK trang 84 và chỉ và nói tên các bộ phận của cơ quan hô hấp trong hình.
- 2 hoặc 3 nhóm HS 
- HS cùng nhận xét và rút ra kết luận.
- HS đọc ghi nhớ
- HS thực hành làm sơ đồ cơ quan hô hấp đơn giản trong nhóm
- HS chia sẻ
- HS hỏi - đáp
8’
3. Hoạt động hình thành, phát triển năng lực vận dụng kiến thức và kĩ năng:
* Mục tiêu: HS kể được tên các bộ phận của cơ quan hô hấp. 
* Phương pháp, hình thức tổ chức: Thảo luận, trò chơi: Phóng viên, 
* Cách tiến hành:
- GV yêu cầu HS thảo luận nhóm theo câu hỏi: Chia sẻ với bạn về các bộ phận của cơ quan hô hấp. 
- GV yêu cầu 2 - 3 nhóm HS trình bày.
- GV và HS cùng nhận xét.
- GV tổ chức cho HS chia sẻ trong nhóm đôi: Nêu tên các bộ phận của cơ quan hô hấp. 
- GV và HS cùng nhận xét.
- HS thảo luận và chia sẻ với bạn.
- 2 - 3 nhóm HS trình bày.
- HS cùng nhận xét.
2’
3. Hoạt động tiếp nối sau bài học 
- GV yêu cầu HS về nhà vẽ sơ đồ đơn giản về các bộ phận của cơ quan hô hấp.
- Học sinh về nhà chuẩn bị hình vẽ mang đến lớp trong tiết sau.
Kế hoạch bài dạy môn Tự nhiên và xã hội lớp 2 
CHỦ ĐỀ: CON NGƯỜI VÀ SỨC KHỎE
BÀI: CƠ QUAN HÔ HẤP (2 tiết) – LỚP 2
TIẾT 2
I. MỤC TIÊU	
1. Năng lực đặc thù:
- Tìm hiểu khám phá về chức năng, ích lợi của cơ quan hô hấp.
- Nêu được các bộ phận của cơ quan hô hấp và lợi ích của chúng.
2. Năng lực chung:
- Giao tiếp và hợp tác: Sử dụng ngôn ngữ kết hợp với sơ đồ, cử chỉ để khám phá chức năng, tác dụng của cơ quan hô hấp và nêu được đường đi của không khí khi hít vào thở ra.
3. Phẩm chất chủ yếu: 
- Yêu nước, trách nhiệm: Yêu thiên nhiên và có trách nhiệm giữ gìn vệ sinh chung để không khí trong lành là bảo vệ được các cơ quan hô hấp của chúng ta..
II. PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC:	
1. Giáo viên: Sách Tự nhiên và Xã hội; tranh, ảnh về các bộ phận cơ quan hô hấp và tiện ích của các bộ phận cơ quan hô hấp.
2. Học sinh: SGK, tranh hoặc ảnh, sơ đồ chụp về các bộ phận cơ quan hô hấp. 
III. PHƯƠNG PHÁP VÀ HÌNH THỨC DẠY HỌC:
1. Phương pháp dạy học: Đàm thoại, gợi mở - vấn đáp, trực quan, dạy học nêu vấn đề, thảo luận nhóm, thực hành, điều tra đơn giản .
2. Hình thức dạy học: Cá nhân, nhóm, lớp.
IV. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU:
TG
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
5’
1. Hoạt động khởi động và khám phá
* Mục tiêu: Tạo hứng thú và khơi gợi nội dung đã học ở tiết trước.
* Phương pháp, hình thức tổ chức: Trò chơi
* Cách tiến hành:
GV tổ chức cho HS chơi trò chơi “Truyền điện”
GV đặt câu hỏi:
+ Các em nêu nhanh tên các bộ phận cơ quan hô hấp.
GV nhận xét chung và dẫn dắt vào tiết 2 bài học: “Cơ quan hô hấp”.
- HS giơ tay và nêu nhanh tên các bộ phận của cơ quan hô hấp.
- 2 - 3 HS trả lời:
Mũi, khí quản, phế quản và phổi (phổi trái, phổi phải).
10’
2. Hoạt động hình thành, phát triển năng lực nhận thức, tìm hiểu: 
* Hoạt động 1: Quan sát hình và nhận xét
* Mục tiêu: Nêu được sự thay đổi kích thước của lồng ngực và phổi khi thực hiện động tác hít vào, thở ra.
* Phương pháp, hình thức tổ chức: Thảo luận, hỏi - đáp, , 
Cách tiến hành:
- GV tổ chức cho HS quan sát hình 4a, 4b trong SGK trang 86 (có thể trình chiếu hoặc phóng to tranh).
- Thảo luận cặp đôi theo câu hỏi: Tranh nào vẽ bạn đang hít vào? Tranh nào vẽ bạn đang thở ra? Vì sao em biết?
- GV mời 2 - 3 cặp HS lên trước lóp chỉ tranh hỏi và trả lời câu hỏi trước lớp.
- GV và HS cùng nhận xét và rút ra kết luận.
* Kết luận: Khi chúng ta thở, lồng ngực phồng lên, xẹp xuống đều đặn đó là cử động hô hấp. Khi hít vào, lồng ngực nở to ra và khi thở ra, lồng ngực xẹp xuống.
- HS quan sát tranh 4a,4b trong SGK trang 86 và trả lời các câu hỏi. 
+ Hình 4a: Hít vào
+ Hình 4b: Thở ra
- 2 – 3 nhóm lên chỉ hình và nêu. 
- HS cùng nhận xét và rút ra kết luận.
- HS nêu lại.
18’
3. Hoạt động hình thành, phát triển năng lực vận dụng kiến thức và kĩ năng:
* Hoạt động 2: Đường đi của không khí khi hít vào và khi thở ra
* Mục tiêu: Chỉ trên sơ đồ và nói đường đi của không khí khi hít vào, thở ra.
* Phương pháp, hình thức tổ chức: Quan sát, thảo luận, hỏi – đáp, 
* Cách tiến hành:
- GV chia lớp thành các nhóm 2 HS.
- GV tổ chức cho HS quan sát hình 5a, 5b trong SGK trang 86, thảo luận về nội dung: Chỉ và nói đường đi của không khí khi hít vào thở ra.
- Một số nhóm HS lên trước lóp trình bày.
- GV và HS cùng nhau nhận xét, rút ra kết luận về đường đi của không khí khi hít vào, thở ra. 
Hoạt động 3: Thực hành
* Mục tiêu: HS thực hành để thấy được chức năng của cơ quan hô hấp.
* Phương pháp, hình thức tổ chức: Thảo luận, trò chơi, chia sẻ , 
* Cách tiến hành:
- GV yêu cầu HS thực hành theo các bước và trả lòi câu hỏi:
- Hoạt động thực hành 1:
+ Đặt bàn tay trái lên trước ngực và đặt bàn tay phải trước mũi của em.
+ Hít vào và thở ra thật sâu.	rJ ^„
+ Em cảm nhận được gì ở ngực và ở tay khi hít vào và thở ra. 
- Hoạt động thực hành 2:
+ Cùng nhảy múa theo một đoạn nhạc.
+ Em cảm thấy nhịp thở của mũi thay đổi như thế nào sau khi nhảy?
- GV và HS cùng nhận xét.
* Kết luận: Khi cơ thể vận động nhiều thì nhịp thở của chúng ta cũng tăng lên.
* Hoạt động 4: Đố bạn
* Mục tiêu: HS đưa ra được dự đoán điều gì sẽ xảy ra với cơ thể mỗi người nếu cơ quan hô hấp không hoạt động.
* Phương pháp, hình thức tổ chức: Thảo luận, chia sẻ 
* Cách tiến hành:
- Tổ chức cho HS hỏi đáp nhóm đôi theo nội dung các câu hỏi: Chúng ta có thể nín thở được bao lâu? Điều gì sẽ xảy ra nếu chúng ta nín thở quá lâu?
- Một số cặp HS trình bày trước lớp.
* Kết luận: Cơ quan hô hấp giúp chúng ta thở để duy trì sự sống. Nếu bị ngừng thở từ 3 đến 4 phút thì con người có thể không sống được.
- GV đặt câu hỏi để dẫn dắt HS nêu nội dung trọng tâm của bài học.
- GV dẫn dắt để HS nêu được các từ khoá: “Cơ quan hô hấp - Khí quản - Mũi - Phế quản - Phổi.
- HS quan sát và thảo luận cặp đôi
- 2 – 3 cặp trình bày
- HS cùng nhận xét.
- HS thực hành
- HS thực hành nhảy múa và cảm nhận nhịp thở của mình
- HS chia sẻ cảm nhận
- HS cùng nhận xét 
- HS nêu lại 
- HS thảo luận cặp đôi
- HS chia sẻ
- HS nêu lại 
- 2 dãy HS thi đua trả lời 
2’
3. Hoạt động tiếp nối sau bài học	
GV yêu cầu HS về nhà thực hiện:
Chia sẻ với người thân về tên của các cơ quan hô hấp của con người.
Học sinh về nhà thực hiện theo dặn dò.

Tài liệu đính kèm:

  • docxgiao_an_tu_nhien_va_xa_hoi_lop_2_sach_chan_troi_sang_tao_bai.docx