Kế hoạch giáo dục môn học theo định hướng phát triển phẩm chất và năng lực học sinh năm học 2020 – 2021

Kế hoạch giáo dục môn học theo định hướng phát triển phẩm chất và năng lực học sinh năm học 2020 – 2021

Tuần Tiết Tên bài Nội dung cần đạt của BGD Nội dung điều chỉnh, bổ sung Thời lượng dạy học Hình thức tổ chức

1 1 Các bài tập viết Yêu cầu HS viết chữ đứng, nét đều. Nội dung chương trình không hướng dẫn HS viết chữ nghiêng. Nên phần luyện viết yêu cầu HS viết chữ nghiêng chỉ thực hiện đối với HS có năng khiếu.

 - 35 phút - Lớp học truyền thống.

1 1 TLV: Tự giới thiệu. Câu và bài BT3: Kể lại nội dung mỗi tranh dưới đây bằng 1, 2 câu để tạo thành một câu chuyện.

Bổ sung các câu hỏi gợi ý dưới mỗi tranh để tạo thành một câu chuyện.

T1: Các bạn đang đi đâu ?

T2: Bạn gái đang làm gì ?

T3: Bạn gái định làm gì, bạn trai nói gì với bạn gái ?

T4: Bạn trai và bạn gái nói gì ?

 - 35 phút

- Nhóm nhỏ

1 2 CT: Ngày hôm qua đâu rồi? Nghe viết chính xác khổ thơ cuối. Chuyển bài chính tả nghe-viết thành chính tả tập chép. - 35 phút - Lớp học truyền thống.

3 3 KC: Bạn của Nai Nhỏ Dựa theo tranh và gợi ý dưới mỗi tranh,nhắc lại lời kể của Nai Nhỏ về bạn mình BT1 nhắc lại được lời của cha Nai Nhỏ sau mỗi lần nghe con kể về bạn BT2 Do đầu năm lớp còn HS CHT, nên khi kể cho HSCHT nhìn SGK kể lại lời nhân vật. - 45 phút - Cá nhân kết hợp với nhóm 4

4 4 LT-C: Từ chỉ sự vật. Từ ngữ về ngày, tháng, năm BT3: Yêu cầu HS biết ngắt một đoạn văn thành những câu trọn ý. Thay bằng hình thức ngắt sẵn đoạn văn, rồi cho HS chọn dấu câu thích hợp để điền vào ô trống, rồi viết lại thành đoạn văn hoàn chỉnh. - 35 phút

- Nhóm nhỏ

4 8 CT: Trên chiếc bè Cho HS viết chính tả viết từ: “Tôi và Dế Trũi dưới đáy”. Viết từ “Tôi và Dế Trũi băng băng” (khoảng 50 chữ). - 35 phút

- Lớp học truyền thống.

 

docx 22 trang huongadn91 4520
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Kế hoạch giáo dục môn học theo định hướng phát triển phẩm chất và năng lực học sinh năm học 2020 – 2021", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO CHÂU PHÚ
TRƯỜNG TIỂU HỌC B THẠNH MỸ TÂY
Số: /KHGDMH – KHỐI 2
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
Thạnh Mỹ Tây, ngày 15 tháng 9 năm 2020
KẾ HOẠCH GIÁO DỤC MÔN HỌC THEO ĐỊNH HƯỚNG
 PHÁT TRIỂN PHẨM CHẤT VÀ NĂNG LỰC HỌC SINH
NĂM HỌC 2020 – 2021
 Căn cứ Công văn số 2348/BGDĐT – GDTrH ngày 01 tháng 7 năm 2020 của Bộ Giáo dục và Đào tạo về việc hướng dẫn xây dựng kế hoạch giáo dục nhà trường theo định hướng phát triển phẩm chất và năng lực học sinh.
 Thực hiện công văn 2186/ SGDĐT – GDTrH – GDTX ngày 24 tháng 8 năm 2020 về việc triển khai thực hiện hướng dẫn xây dựng kế hoạch giáo dục nhà trường theo định hướng phát triển phẩm chất và năng lực học sinh của Sở Giáo dục và Đào tạo.
 Thực hiện công văn 686/ PGDĐT- CM ngày 31 tháng 8 năm 2020 về việc triển khai thực hiện hướng dẫn xây dựng kế hoạch giáo dục nhà trường theo định hướng phát triển phẩm chất và năng lực học sinh .
 Trong quá trình thực hiện giảng dạy theo Quyết định số 16/2006/QĐ-BGDĐT, ngày 05 tháng 5 năm 2006, ban hành Chương trình giáo dục phổ thông - cấp Tiểu học. Tổ khối 2 nhận thấy một số nội dung dạy học vượt quá yêu cầu cần đạt theo quy định của chương trình và tiến hành rà soát, đối chiếu nội dung các bài học trong sách giáo khoa với các chủ đề tương ứng trong chương trình môn học để tinh giản, bổ sung, cập nhật những thông tin mới thay cho thông tin đã cũ, lạc hậu. 	
Nhằm góp phần xây dựng trường học an toàn, thân thiện, bình đẳng, kỷ cương, nâng cao chất lượng giáo dục. Học sinh có cơ hội học tập, phát triển năng lực và phẩm chất, yêu thích đi học, cảm nhận mỗi ngày đến trường là một ngày vui. Các thành viên trong Tổ khối 2 xây dựng và thực hiện kế hoạch dạy học, thiết kế tiến trình dạy học trong mỗi môn học, chủ đề dạy học, hình thức dạy học, thời gian tiến hành, tăng cường các hoạt động trải nghiệm giúp học sinh vận dụng kiến thức vào giải quyết các vấn đề thực tiễn. Xây dựng và thực hiện kế hoạch giáo dục định hướng phát triển phẩm chất và năng lực học sinh phù hợp với điều kiện thực tế của nhà trường, địa phương và khả năng học tập của học sinh.
BẢNG TỔNG HỢP KẾ HOẠCH GIÁO DỤC MÔN HỌC
MÔN TIẾNG VIỆT – LỚP 2
Năm học 2020 – 2021
Tuần
Tiết
Tên bài
Nội dung cần đạt của BGD
Nội dung điều chỉnh, bổ sung
Thời lượng dạy học
Hình thức tổ chức
1
1
Các bài tập viết
Yêu cầu HS viết chữ đứng, nét đều.
Nội dung chương trình không hướng dẫn HS viết chữ nghiêng. Nên phần luyện viết yêu cầu HS viết chữ nghiêng chỉ thực hiện đối với HS có năng khiếu.
- 35 phút
- Lớp học truyền thống.
1
1
TLV: Tự giới thiệu. Câu và bài
BT3: Kể lại nội dung mỗi tranh dưới đây bằng 1, 2 câu để tạo thành một câu chuyện.
Bổ sung các câu hỏi gợi ý dưới mỗi tranh để tạo thành một câu chuyện.
T1: Các bạn đang đi đâu ?
T2: Bạn gái đang làm gì ?
T3: Bạn gái định làm gì, bạn trai nói gì với bạn gái ?
T4: Bạn trai và bạn gái nói gì ?
- 35 phút
- Nhóm nhỏ
1
2
CT: Ngày hôm qua đâu rồi?
Nghe viết chính xác khổ thơ cuối.
Chuyển bài chính tả nghe-viết thành chính tả tập chép.
- 35 phút
- Lớp học truyền thống.
3
3
KC: Bạn của Nai Nhỏ
Dựa theo tranh và gợi ý dưới mỗi tranh,nhắc lại lời kể của Nai Nhỏ về bạn mình BT1 nhắc lại được lời của cha Nai Nhỏ sau mỗi lần nghe con kể về bạn BT2
Do đầu năm lớp còn HS CHT, nên khi kể cho HSCHT nhìn SGK kể lại lời nhân vật.
45 phút
- Cá nhân kết hợp với nhóm 4
4
4
LT-C: Từ chỉ sự vật. Từ ngữ về ngày, tháng, năm
BT3: Yêu cầu HS biết ngắt một đoạn văn thành những câu trọn ý.
Thay bằng hình thức ngắt sẵn đoạn văn, rồi cho HS chọn dấu câu thích hợp để điền vào ô trống, rồi viết lại thành đoạn văn hoàn chỉnh.
- 35 phút
- Nhóm nhỏ
4
8
CT: Trên chiếc bè
Cho HS viết chính tả viết từ: “Tôi và Dế Trũi dưới đáy”. 
Viết từ “Tôi và Dế Trũi băng băng” (khoảng 50 chữ).
- 35 phút
- Lớp học truyền thống.
7
14
CT: Cô giáo lớp em
Yêu cầu HS nghe viết đúng 2 khổ thơ đầu.
Do bài chưa được học qua tiết Tập đọc nên nghe – viết sẽ gây khó khăn cho các em. Cần cho HS tập chép 2 khổ thơ đầu.
- 35 phút
- Lớp học truyền thống.
9
17
CT: Cân voi
Nghe viết chính xác, trình bày đúng bài chính tả.
Do bài viết dài quá số tiếng quy định, từ khó nhiều và viết hoa tên riêng lại chưa được học qua tiết Tập đọc. Nên điều chỉnh đoạn viết : “ Từ đầu đến vào thuyền”
- 35 phút
- Lớp học truyền thống.
10
10
TLV: Kể về người thân
- BT1: Kể về người thân theo gợi ý.
- BT2: Viết đoạn văn ngắn từ 3 đến 5 câu 
Không nên ép HS viết theo câu hỏi gợi ý sẽ gây gò bó tư tưởng HS. Chỉ yêu cầu HS viết theo suy nghĩ về người thân với tình cảm đặc biệt.
- 35 phút
- Nhóm nhỏ
11
11
LT-C: Từ ngữ về đồ dùng và công việc trong nhà
Tìm tên đồ vật trong tranh và nêu tác dụng của nó (BT1).
Kể tên 1 số đồ vật mà em biết và nêu tác dụng của nó.( Không cho HS tìm vật ẩn trong tranh vì vừa khó tìm và mất thời gian và nhận dạng đồ vật )
- 10 phút
- Nhóm nhỏ
11
11
TLV: Chia buồn, an ủi
BT3: HS viết được một bưu thiếp ngắn thăm hỏi ông, bà khi biết tin quê nhà bị bão.
Được tin ông, bà của em bị bệnh, bố mẹ em về thăm ông, bà. Em hãy viết một bức thư ngắn thăm hỏi ông, bà.( Do HS một số nơi chưa hình dung được bão và tác hại của nó.)
- 15 phút
- Nhóm nhỏ
12
12
LT-C: Từ ngữ về tình cảm gia đình
BT3: Nhìn vào tranh, nói 2, 3 câu về hoạt động của mẹ và con.
Do HS chưa hiểu rõ yêu cầu của bài, nên thêm một số câu hỏi gợi ý theo từng tranh:
+ Mẹ đang làm gì ?
+ Bé khoe với mẹ điều gì ? 
+ Mẹ nói gì với Bé ?
- 15 phút
- Lớp học truyền thống.
12
12
TLV : Gọi điện
-Đọc và hiểu bài Gọi điện.Nắm một số thao tác khi gọi điện.
-Trả lời các câu hỏi về thứ tự các việc cần làm và cách giao tiếp qua điện thoại.
-Viết được 3 , 4 câu trao đổi qua điện thoại theo 1 trong 2 nội dung nêu ở bài tập 2
Do công nghệ thông tin có nhiều tiến bộ nên nội dung bài đã lạc hậu. Cần thực hiện dạy học tích hợp ở tiết đạo đức tuần 23 : Lịch sự khi nhận và gọi điện thoại.
- 35 phút
- Nhóm nhỏ
16
31
CT: Con chó nhà hàng xóm
 - CT tập chép : Con chó nhà hàng xóm.
 - Chép chính xác bài chính tả, trình bày đúng đoạn văn xuôi.
 - Làm được BT2, BT3 a/b hoặc bài tập chính tả phương ngữ do GV soạn.
- Chuyển thành hình thức nghe – viết để học sinh rèn khả năng viết thành thạo hơn ở cuối HKI.
- 35 phút
- Lớp học truyền thống.
17
34
CT: Gà “tỉ tê” với gà
- CT tập chép : Gà “ tỉ tê” với gà.
 - Chép chính xác bài chính tả, trình bày đúng đoạn văn xuôi.
 - Làm được BT2, BT3 a/b hoặc bài tập chính tả phương ngữ do GV soạn.
- Chuyển thành hình thức nghe – viết để học sinh rèn khả năng viết thành thạo hơn ở cuối HKI.
- 35 phút
- Lớp học truyền thống.
19
55, 56
TĐ: Chuyện bốn mùa
Có 4 câu hỏi.
Cần liên hệ thực tế địa phương bằng cách bổ sung thêm câu hỏi 5: Nơi em đang ở có mấy mùa? Đó là những mùa nào trong năm.
- 5 phút
- Cá nhân, nhóm
22
22
LT-C: Từ ngữ về loài chim. Dấu chấm, phẩy
BT1: Nói tên các loài chim có trong tranh.
Cần cho HS nêu những loài chim em biết vì tên các loài chim trong sách đa số còn xa lạ với các em. Có thể GV giới thiệu tên các loài chim đến HS thông qua bài tập 1
- 10 phút
- Nhóm, lớp
22
22
LT-C: Từ ngữ về loài chim. Dấu chấm, dấu phẩy
BT2: HS chỉ điền từ cho sẵn vào chỗ các chỗ trống.
Nhằm giúp HS hiểu rõ hơn về ý nghĩa các câu thành ngữ :
Bổ sung thêm hai câu hỏi:
+ Thành ngữ nào có ý chê, có ý khen (a, b có ý chê; c, d, e có ý khen). 
+ Ngoài các thành ngữ vừa học, các em hãy tìm thêm một số thành ngữ nói về đặc điểm của các loài vật? (chậm như sên; khỏe như trâu; chậm như rùa...)
- 10 phút
- Nhóm, lớp
23
23
TLV: Đáp lời khẳng định. Viết nội quy (SGK/49)
Theo chuẩn kiến thức kĩ năng, giảm tải BT1, 2. Chỉ thực hiện BT3.
Thay BT1, 2 bằng BT khác: Nói lời đề nghị trong các tình huống sau:
+ Khi bỏ quên bút ở nhà, muốn mượn bút của bạn em sẽ nói như thế nào?
+ Khi tan học, trời mưa to. Muốn dùng chung áo mưa với bạn em sẽ nói như thế nào?
- 15 phút
- Nhóm nhỏ
25
25
TLV: Đáp lời đồng ý. Quan sát tranh và TLCH
BT3: có 4 câu hỏi.
Bổ sung: a) Tranh vẽ cảnh gì? Thể hiện buổi nào trong ngày ? 
- 5 phút
- Nhóm nhỏ
28
28
LT-C: Từ ngữ về cây cối. Đặt và TLCH: Để làm gì? Dấu chấm, dấu phẩy
Nêu được một số từ ngữ về cấy cối BT1.
Bổ sung thêm tên loài cây : Cây công nghiệp; cây làm thuốc; cây làm cảnh (cây kiểng).
- 10 phút
- Nhóm nhỏ
30
88,89
TĐ: Ai ngoan sẽ được thưởng
Câu hỏi 5. Tại sao Bác khen bạn Tộ ngoan?
Thêm vào câu hỏi 5: Tại sao Bác khen bạn Tộ ngoan? Bạn Tộ có đức tính gì đáng quý?
- 5 phút
- Lớp học truyền thống.
31
31
LT-C: Từ ngữ về Bác Hồ. Dấu chấm, phẩy
Cung cấp từ, cách đặt câu phù hợp vào đoạn văn cho trước.
Bổ sung yêu cầu vào BT2: Tìm từ ca ngợi Bác Hồ và đặt câu với từ vừa tìm được.
- 10 phút
- Cá nhân, nhóm
34
34
LT-C: Từ trái nghĩa. Từ chỉ nghề nghiệp
BT2 (trang 137): Hãy giải nghĩa từng từ dưới đây bằng từ trái nghĩa với nó.
Hãy cho biết từ nào trong ngoặc đơn trái nghĩa với các từ đã cho (đầu tiên, người lớn, cuống quýt, biến mất, mất tăm, hốt hoảng, bắt đầu).
- 10 phút
- Cá nhân, nhóm nhỏ.
34
34
KC: Người làm đồ chơi
- HSHTT biết kể lại toàn bộ câu chuyện (BT3)
- Do nội dung câu chuyện hơi dài nên yêu cầu HSHTT dựa vào nội dung tóm tắt, kể được từng đoạn của câu chuyện
- 50 phút
- Cá nhân kết hợp với nhóm 3
BẢNG TỔNG HỢP KẾ HOẠCH GIÁO DỤC MÔN HỌC
MÔN TOÁN – LỚP 2
Năm học 2020 – 2021
Tuần
Tiết
Tên bài
Nội dung cần đạt của BGD
Nội dung điều chỉnh, bổ sung
Thời lượng dạy học
Hình thức tổ chức
3
15
9 cộng với một số 9+5
(trang 15)
Biết hình thành phép cộng dạng 9 + 5.
HS dễ hiểu khi học bài: 6 cộng với một số 6+5 rồi mới học bài: 7 cộng với một số 7+5 rồi học bài: 8 cộng với một số 8+5 rồi học bài: 9 cộng với một số 9+5.
- 40 phút.
- Cá nhân, nhóm
6
27, 28
47+5; 47+25
(trang 27, 28)
Đặt tính 7 cộng 5 bằng 12 viết 2 nhớ 1; 4 cộng 2 bằng 6 thêm 1 bằng 7, viết 1.
7 cộng 5 bằng 12 viết 2 nhớ 1; 4 thêm 1 bằng 5; 5 cộng 2 bằng 7, viết 7.
- 10 phút.
- Cá nhân, thi đua
7
32
Kí lô gam
(trang 32)
Phải làm bài tập 1 và 2.
Nên giới thiệu thêm về cân đồng hồ.
- 5 phút.
- Cá nhân
7
35, 36
26+5 và 36+15
(trang 35, 36)
Bài: 26+ 5 và 36+15. Hình thành kiến thức mới.
Gộp 2 bài lại trong 1 tiết. Tiết sau cho luyện tập thực hành nhiều hơn.
- 45 phút.
- Cá nhân, nhóm đôi
8
38
Bảng cộng 
(trang 38)
Thuộc bảng cộng. Biết thực hiện phép + có nhớ và giải toán,...
Bỏ câu b thay vào cho HS thực hành bài tập 4.
- 45 phút.
- Cá nhân, nhóm
9
45
Tìm một số hạng trong một tổng (trang 45)
Quy tắc: Muốn tìm một số hạng ta lấy tổng trừ đi số hạng kia.
Muốn tìm số hạng chưa biết, ta lấy tổng trừ đi số hạng đã biết.
- 50 phút.
- Cá nhân, thi đua
10
48, 49
11-5 và 31-5
(trang 48, 49)
Bài: 11-5 và 31-5.
Gộp 2 bài lại trong 1 tiết. Tiết sau cho luyện tập thực hành nhiều hơn.
- 45 phút.
- Cá nhân, nhóm
12
56
Tìm số bị trừ
(trang 56)
Bài tập 4: vẽ đoạn thẳng xác định điểm giao cắt nhau và đặt tên điểm đó.
Bỏ luôn BT này.
- 45 phút.
- Cá nhân, thi đua
12
58, 59
33-5 và 53-15
(trang 58, 59)
Bài: 33-5 và 53-15
Gộp 2 bài dạy trong một tiết, tiết còn lại thực hành luyện tập để học sinh khắc sâu hơn.
- 50 phút.
- Cá nhân, nhóm 4
13
62, 63
34-8 và 54-18
(trang 62, 63)
Bài: 34-8 và 54-18
Gộp 2 bài dạy trong một tiết, tiết còn lại thực hành luyện tập để học sinh khắc sâu hơn.
- 50 phút.
- Cá nhân, nhóm
14
67
65 - 38; 46 - 17;
57 - 28; 78 - 29
(trang 67)
Thực hiện BT 1 (cột 1, 2, 3);
BT 2 (cột 1); BT 3.
Thực hiện BT 1; BT 3.
- 40 phút.
- Cá nhân, thi đua
15
73
Đường thẳng
(trang 73)
Nhận dạng, vẽ đoạn thẳng, đường thẳng, biết ghi tên đường thẳng.
Cho HS làm bài tập 2 mới đúng với nội dung bài đã học.
- 40 phút.
- Cá nhân
15
75
Luyện tập chung
(trang 75)
HS làm bài tập:
Bài1; Bài 2 (cột1, 3)
Bài 3, Bài 5.
Bỏ bớt dòng 2 (BT3)
58-24-6= 72-36+24=
- 40 phút.
- Cá nhân, nhóm
21
101
Luyện tập 
(trang 102)
Thuộc bảng nhân 5.
- Biết tính giá trị của biểu thức số có 2 dấu phép tính nhân và trừ trong trường hợp đơn giản.
- Biết giải bài toán có 1 phép nhân (trong bảng nhân 5).
- Nhận biết đặc điểm của dãy số để viết số còn thiếu.
- BT cần làm: B1(a), B2, B3.
Bổ sung bài tập 5 cho phù hợp với yêu cầu cần đạt.
- 45 phút.
- Cá nhân, nhóm
21
102
Đường gấp khúc. 
Độ dài đường gấp khúc
(trang 103)
- Nhận dạng được và gọi đúng tên đường gấp khúc. Nhận biết độ dài, biết tính độ dài đường gấp khúc khi biết độ dài mỗi đoạn thẳng của nó.
- Bài tập cần làm : 1a, 2, 3.
Làm thên BT 1b, làm cơ sở để HS làm được BT 2, 3.
- 50 phút.
- Cá nhân, nhóm đôi
22
109
Một phần hai
(trang 110)
- Nhận biết (bằng hình ảnh trực quan) "Một phần hai", biết đọc, viết 1/2. Biết thực hành chia 1 nhóm đổ vật thành 2 phần bằng nhau.
- Bài tập cần làm: bài 1, 3.
Nên giữ lại bài 2 để củng có kiến thức cho HS.
- 45 phút.
- Cá nhân, nhóm
22
109
Một phần hai (tr 110)
Một phần ba (tr 114)
Một phần tư (tr 119)
Một phần năm (tr122)
Chuẩn KTKN chỉ yêu cầu cho HS làm Bài tập 1 (SGK có 3 bài tập).
Nên dạy luôn bài tập 2, 3 để HS khắc sâu hơn.
- 45 phút.
- Cá nhân, nhóm đôi
22
110
Luyện tập
(trang 111)
BT5 giảm tải.
Vẫn thực hiện dạy BT5 để khắc sâu kiến thức HS
- 40 phút.
- Cá nhân, nhóm
23
111
Số bị chia - Số chia - Thương
(trang 112)
- Nhận biết được số bị chia, số chia, thương. Biết cách tìm kết quả của phép chia.
- Bài tập cần làm: 1, 2.
Tăng cường làm bài tập 3. nhưng làm 2 dòng đầu.
- 45 phút.
- Cá nhân, nhóm 4
23
114
Luyện tập
(trang 115)
BT quy định 1, 2, 4.
BT cần làm 1, 2, 3a, 4.
- 40 phút.
- Cá nhân, thi đua
23
115
Tìm một thừa số của phép nhân
(trang 116)
Phần qui tắc trong khung xanh SGK.
Muốn tìm thừa số chưa biết ta lấy tích chia cho thừa số đã biết.
- 45 phút.
- Cá nhân, nhóm 4
24
118
Một phần tư
(trang 119)
Không cho HS làm bài tập 2, 3.
Nên cho HS làm bài tập 2, 3.
- 45 phút.
- Cá nhân, nhóm đôi
25
124
Giờ, phút
(trang 125)
Bài 2: Tranh 3: Mai đến trường lúc 7 giờ 15 phút.
Mai đến trường lúc 6 giờ 45 phút.
- 40 phút.
- Cá nhân, nhóm đôi
26
126
Luyện tập
(trang 127)
BT2a: Hà đến trường lúc 7giờ, Toàn đến trường lúc 7giờ15 phút 
Hà đến trường 6 giờ 30, Toàn đến trường lúc 6 giờ 45 phút.
- 40 phút.
- Cá nhân, thi đua
26
129
Chu vi hình tam giác
(trang 130)
Tính chu vi hình tam giác lấy 3 cạnh cộng lại.
- 45 phút.
- Cá nhân, nhóm 4
29
142
Các số có 3 chữ số (trang 146)
- Nhận biết được các số có 3 chữ số, biết cách đọc, viết chúng. Nhận biết số có 3 chữ số gồm có số trăm, số chục, số đơn vị.
- Bài tập cần làm: 2, 3.
Dạy bài tập 1.
- 40 phút.
- Cá nhân
29
145
Mét
(trang 150)
Biết ước lượng độ dài trong một số trường hợp đơn giản ở bài tập 4.
Cần cho HS ước lượng cụ thể hơn qua đồ dùng học tập, bàn, ghế trong lớp.
- 45 phút.
- Cá nhân
30
150
Phép trừ (không nhớ) trong phạm vi 1000
(trang 158)
Phần kiến thức, GV hướng dẫn cho HS cách đặt tính trừ.
Để HS giỏi lên bảng đặt tính trừ, vừa đặt vừa nêu.
- 40 phút.
- Cá nhân, nhóm đôi
34
167
Ôn tập về đại lượng 
(trang 174)
Không cho HS làm bài tập 3.
Nên cho HS làm BT 3.
- 45 phút.
- Cá nhân, nhóm 4
BẢNG TỔNG HỢP KẾ HOẠCH GIÁO DỤC MÔN HỌC
MÔN TNXH – LỚP 2
Năm học 2020 – 2021
Tuần
Tiết
Tên bài
Nội dung cần đạt của BGD
Nội dung điều chỉnh, bổ sung
Thời lượng dạy học
Hình thức tổ chức
2
2
Bộ xương
HĐ1: Quan sát hình vẽ bộ xương.
Thay câu hỏi : - Hộp sọ có tác dụng gì? - Lồng ngực bảo vệ cho bộ phận nào bên trong cơ thể? - Cột sống có tác dụng gì đối với cơ thể?
- 35 phút
- Nhóm nhỏ
4
4
Làm gì để xương và cơ phát triển tốt?
Trò chơi "Nhấc vật nặng".
Trò chơi "Đeo cặp đúng quy định".
- 35 phút
- Nhóm, lớp
6
6
Tiêu hóa thức ăn
HĐ2: Sự tiêu hóa thức ăn ở ruột non, ruột già.
GV nêu một số câu hỏi đơn giản để HS trả lời.
- 35 phút
- Nhóm, lớp
7
7
Ăn uống đầy đủ
HS quan sát đồng hồ trong tranh 1, 2, 4.
Điều chỉnh đồng hồ tranh 2 cho phù hợp.
- 10 phút
- Nhóm, lớp
7
7
Ăn uống đầy đủ
Ăn uống đầy đủ. Theo chuẩn KTKN, HS có ý thức ăn đủ 3 bữa chính mỗi ngày.
Điều chỉnh tất cả các kết luận của bài. Một ngày ăn 3 bữa chính đó là: Sáng, trưa, chiều.
- 5 phút
- Nhóm, lớp
11
11
Gia đình
Dán ảnh gia đình.
Hỏi về gia đình và cho HS giới thiệu về gia đình.
- 5 phút
- Nhóm, lớp
11
11
Gia đình
HĐ2: HS ghi các công việc của những thành viên trong gia đình mình vào phiếu. 
HS kể cá nhân trước lớp về công việc của các thành viên trong gia đình mình.
- 5 phút
- Cá nhân, lớp
12
12
Đồ dùng trong gia đình
HĐ1, Bước 3: HS làm việc nhóm ghi tên các đồ dùng trong nhà vào phiếu theo nhóm đồ gỗ, sứ, thủy tinh, đồ điện.
Cho một số HS kể cá nhân các đồ vật sử dụng trong gia đình, các em khác bổ sung nếu chưa đầy đủ. GV hỏi: Những đồ vật vừa kể được làm bằng những chất liệu nào?
- 10 phút
- Cá nhân, lớp
13
13
Giữ sạch môi trường xung quanh nhà ở
Hình 5.
Đa số HS sống gần sông, hồ nên khó hình dung về giếng. Đổi giếng thành sông hồ.
- 5 phút
- Cá nhân, lớp
13
13
Giữ sạch môi trường xung quanh nhà ở
- Trò chơi: Bắt muỗi.
- HĐ2: Đóng vai tự suy nghĩ ra tình huống để nói với mọi người phải biết giữ sạch môi trường xung quanh nhà ở.
Thay trò chơi : Diệt các con vật có hại, GV đưa ra tình huống : đi học về thấy mẹ đang phát hoang bụi rậm xung quanh nhà. Em sẽ làm gì?
- 10 phút
- Cá nhân, lớp
14
14
Phòng tránh ngộ độc khi ở nhà
HĐ3: Đóng vai.
Xử lí các tình huống bằng cách trả lời câu hỏi.
- 10 phút
- Cá nhân, lớp
15
15
Trường học
HĐ3: Nói về hoạt động diễn ra phòng truyền thống, phòng y tế, 
Tùy theo đơn vị có phòng nào thì GV dặn HS tham quan vào tiết trước giờ ra chơi để các em nêu được hoạt động diễn ra các phòng đó.
- 10 phút
- Cá nhân, lớp
17
17
Phòng tránh ngã khi ở trường
Ở trường bạn nên và không nên làm gì để giữ an toàn cho mình và cho người khác?
Em nên và không nên làm gi để giữ an toàn cho mình và cho người khác.
- 5 phút
- Cá nhân, lớp
20
20
An toàn khi đi các phương tiện giao thông
HĐ3:Vẽ một số phương tiện giao thông.
Cho HS (hoặc chính GV) sưu tầm tranh ảnh; đồ chơi bằng nhựa về phương tiện giao thông cho lớp xem.
- 10 phút
- Nhóm nhỏ
21
21
Cuộc sống xung quanh
Nêu được một số nghề nghiệp chính và hoạt động sinh sống của người dân nơi HS ở.
Bỏ tranh 2, hoặc có thể thay thế bằng tranh khác do GV sưu tầm để làm rõ hơn nội dung SGK.
- 10 phút
- Cá nhân
22
21
Cuộc sống xung quanh (Tiết 2) 
Nêu được một số nghề nghiệp chính và hoạt động sinh sống của người dân nơi HS ở.
Tìm hiểu nghề của người dân tại địa phương mình đang sống. Giới thiệu thêm một số ngành nghề ở thành thị.
- 10 phút
- Cá nhân
23
23
Ôn tập : Xã hội
Hãy kể về : gia đình, trường học của em, nghề nghiệp chính của người dân nơi em sống.
HĐ 1: Gia đình bạn (Đính bảng phụ ghi nội dung hoạt động).
HĐ 2: Trường học : Gắn cây và quả lên bảng, trong quả có chứa câu hỏi, tổ chức cho HS chơi trò chơi. (Treo bảng phụ, thảo luận nhóm 4, nối chữ ở cột A với cột B).
- 35 phút
- Nhóm, lớp
24
24
Cây sống ở đâu ?
HĐ2 yêu cầu HS phân loại thành 3 nhóm và dán vào một tờ giấy khổ to hoặc tờ báo.
Cho HS tự sưu tầm và lên trình bày tên cây trước lớp, sau đó cho cả lớp nhận xét.(HS lên trình bày bảng phân loại mà nhóm đã thực hiện).
- 10 phút
- Nhóm, lớp
24
24
Cây sống ở đâu?
Tranh hình 1 và tranh hình 3.
GV sưu tầm tranh bổ sung cho rõ ràng hơn.
- 5 phút
- cá nhân, lớp
25
25
Một số loài cây sống trên cạn
Tranh 2: Chỉ cây phi lao có tác dụng che bóng mát và chắn gió.
GV cần sưu tầm và chuẩn bị tranh phóng to để giới thiệu cho HS. 
- 5 phút
- Nhóm nhỏ
27
27
Loài vật sống ở đâu ?
HĐ 2: Triển lãm.
Kể tên và nêu nơi sống của con vật mà em biết.
- 10 phút
- cá nhân, lớp
30
30
Nhận biết cây cối và các con vật
HĐ: Làm việc với các mẫu vật và tranh ảnh HS sưu tầm.
HS quan sát tranh trả lời câu hỏi SGK.
- 10 phút
- cá nhân, lớp
30
30
Nhận biết cây cối và các con vật
HĐ 1: Làm việc với SGK.
HĐ 2: Triển lãm.
Cần tách hoạt động 1 thành 2 hoạt động:
HĐ 1: Nhận biết cây cối
HĐ 2: Nhận biết con vật
HĐ 3: Triển lãm
- 35 phút
- Nhóm, lớp
31
31
Mặt Trời 
HĐ 1: Vẽ Mặt Trời và tô màu.
Chuyển sang hoạt động 3 cuối tiết.
- 10 phút
- cá nhân, lớp
33
33
Mặt Trăng và các vì sao
Câu hỏi 3.
Vào những đêm rằm, bạn nhìn thấy Mặt Trăng như thế nào ?
- 3 phút
- Nhóm nhỏ
33
33
Mặt Trăng và các vì sao
HĐ 1: HS vẽ cá nhân. GV yêu cầu HS vẽ và tô màu bầu trời có Mặt Trăng và các vì sao. HS vẽ theo trí tưởng tượng.
GV sưu tầm hình ảnh của Mặt Trăng, vì sao để giới thiệu với HS. 
- 10 phút
- Nhóm, lớp
34, 35
34, 35
Ôn tập tự nhiên
HĐ3: Trò chơi du hành vũ trụ. Yêu cầu học sinh đóng vai theo kịch bản.
HS thảo luận nhóm tìm hiểu về Mặt Trăng, Mặt Trời, vì sao với các câu hỏi gợi ý:
- Mặt trời mọc vào lúc nào?
- Mặt trời lặn vào lúc nào?
- Vào những ngày âm lịch nào trong tháng chúng ta nhìn thấy mặt trăng tròn?
- Nhìn lên bầu trời vào những đêm quang mây, em có thể thấy những gì?
- 10 phút
- Nhóm, lớp
BẢNG TỔNG HỢP KẾ HOẠCH GIÁO DỤC MÔN HỌC
MÔN ĐẠO ĐỨC – LỚP 2
Năm học 2020 – 2021
Tuần
Tiết
Tên bài
Nội dung cần đạt của BGD
Nội dung điều chỉnh, bổ sung
Thời lượng dạy học
Hình thức tổ chức
1, 2
1, 2
Học tập, sinh hoạt đúng giờ
HS biết học tập và sinh hoạt đúng giờ.
Thống nhất sử dụng Vở bài tập mới xuất bản, do có một số nội dung mới phù hợp với kĩ năng sống của học sinh.
- 35 phút
- Nhóm, lớp
4
4
Biết nhận lỗi và sửa lỗi
(Tiết 2)
Bài tập 4
Thay đổi tình huống cụ thể sao cho phù hợp với yêu cầu bài tập giúp HS dễ phân biệt có lỗi hay không có lỗi.
- 5 phút
- Nhóm, lớp
5
5
Gọn gàng, ngăn nắp
(Tiết 1)
HĐ1: Hoạt cảnh : "Đồ dùng để ở đâu”.
GV viết tiểu phẩm lên bảng phụ để HS theo dõi và đóng vai, xử lí tình huống.
- 10 phút
- Nhóm, lớp
10
10
Chăm chỉ học tập
(Tiết 2)
HĐ3 : Phân tích tiểu phẩm.
GV hướng dẫn HS phân tích tiểu phẩm bằng cách : viết câu hỏi lên bảng phụ để HS tìm nội dung trả lời và biểu hiện hành vi thái độ của bản thân.
- 10 phút
- cá nhân, lớp
11, 12
11, 12
Quan tâm, giúp đỡ bạn
Nội dung sách cũ, mới chưa nhất quán.
Thống nhất sử dụng theo vở bài tập mới hiện nay.
- 35 phút
- Nhóm, lớp
20, 21
20, 21
Biết nói lời yêu cầu, đề nghị
BT5b/ Hỏi chú công an đường đến nhà người thân.
Có thể hỏi người khác khi không gặp được chú công an.
- 5 phút
- Cá nhân.
26, 27
26, 27
Lịch sự khi đến nhà người khác
Vở BT in năm 2010: Có 4 bài tập.
Dạy theo vở bài tập in năm 2013.
- 35 phút
- Nhóm, lớp
28
28
Giúp đỡ người khuyết tật
Sưu tầm tranh ảnh về người khuyết tật.
GV tìm tư liệu và cho HS xem, thảo luận nhóm.
- 10 phút
- Nhóm, lớp
29
29
Bảo vệ loài vật có ích
- BT4: Tình huống
- BT6: Sưu tầm tranh, ảnh 
- Thay thế: Gặp một người khuyết tật lăn xe qua đường 
- Thay thế: Kể mẩu chuyện, tấm gương giúp đỡ người khuyết tật.
- 15 phút
- Nhóm, lớp
BẢNG TỔNG HỢP KẾ HOẠCH GIÁO DỤC MÔN HỌC
MÔN ÂM NHẠC – LỚP 2
Năm học 2020 – 2021
Tuần
Tiết
Tên bài
Nội dung cần đạt của BGD
Đề xuất điều chỉnh, bổ sung
Thời lượng dạy học
Hình thức tổ chức
2
2
Thật là hay
Hát theo giai điệu và lời ca.
Tập trung ôn lời 1 (HĐ1), giới thiệu lời 2 (HĐ3).
(HĐ1) 15 phút
(HĐ 3)20 phút
Theo nhóm, cá nhân.
8
8
Ôn tập 3 bài hát: Thật là hay, Xòe hoa, Múa vui
Giảm tải:
- Ôn tập 3 bài hát: Thật là hay, Xòe hoa, Múa vui.
- Phân biệt âm thanh cao/thấp, dài/ngắn.
- Nghe nhạc: (tr 22, 23, 24).
Không dạy :
- Phân biệt âm thanh cao/thấp, dài/ ngắn.
+ Cho nghe nhạc: để tập trung ôn 3 bài hát Thật là hay, Xòe hoa, Múa vui.
40 phút
Theo từng tổ, nhóm, cá nhân
9
9
Chúc mừng sinh nhật
- Biết hát kết hợp vỗ tay hoặc gõ đệm theo bài hát.
- Biết gõ đệm theo phách.
+ Đối với GV không dạy chuyên nhạc: Tập trung dạy HS biết hát theo giai điệu và đúng lời ca.
+ Đối với GV dạy chuyên: dạy HS biết hát theo giai điệu và đúng lời ca. HS biết gõ đệm theo phách.
40 phút
Theo từng tổ, nhóm, cá nhân
11
11
Cộc cách tùng cheng
Không có hoạt động gõ đệm.
Cho HS gõ theo phách.
Theo nhóm, cá nhân
13
13
Chiến sĩ tí hon
Hát, gõ nhịp theo tiết tấu.
Hát, gõ theo nhịp.
Theo nhóm, cá nhân
14
14
Chiến sĩ tí hon
Không ôn tập lại bài hát này.
Dạy luôn theo sách giáo khoa. 
Theo nhóm, cá nhân
15
15
Ôn tập 3 bài hát: Chúc mừng sinh nhật, Cộc cách tùng cheng, Chiến sĩ tí hon
Hát kết hợp với vận động phụ họa.
Ôn tập hai bài hát. Trò chơi âm nhạc.
Theo nhóm 4, cá nhân.
16
16
Kể chuyện âm nhạc. Nghe nhạc
Nghe một ca khúc không lời, đoán tên bài hát.
Nghe một số bài hát có lời và đoán tên bài hát.
Theo từng nhóm, cá nhân.
17
17
Học hát: dành cho địa phương tự chọn
Biết hát theo giai điệu và lời ca.
Dạy bài hát: Mẹ đi vắng.
Theo nhóm 4, cá nhân
18
18
Tập biểu diễn bài hát
Tập biểu diễn vài bài hát.
Tập biểu diễn 1 số bài hát.
Theo từng nhóm, cá nhân
21
21
Hoa lá mùa xuân
Bài hát yêu cầu gõ đệm theo phách và tiết tấu lời ca.
Có thể thay gõ đệm theo phách thành gõ đệm theo nhịp.
Theo từng nhóm, cá nhân.
22
22
Ôn tập bài hát Hoa lá mùa xuân
Chuẩn KT-KN : Ôn tập bài hát Hoa lá mùa xuân.
Có thể giảm trò chơi đố vui.
Theo từng tổ, nhóm, cá nhân.
23
23
Chú chim nhỏ dễ thương
Biết hát theo giai điệu và lời ca.
Bổ sung: Gõ đệm theo phách.
Theo từng tổ, nhóm, cá nhân.
29
29
Ôn tập bài hát Chú ếch con
- Biết hát theo giai điệu và đúng lời 1. Tập hát lời 2.
- Biết hát kết hợp vận động phụ họa đơn giản.
Điều chỉnh: Tiết 29: Học hát: Chú ếch con (tiếp theo).
40 phút
Theo từng nhóm, cá nhân
33
33
Học hát do địa phương tự chọn
Học hát do địa phương tự chọn.
Dạy bài hát: Ai dậy sớm.
Theo từng nhóm, cá nhân
BẢNG TỔNG HỢP KẾ HOẠCH GIÁO DỤC MÔN HỌC
MÔN THỦ CÔNG – LỚP 2
Năm học 2020 – 2021
Tuần
Tiết
Tên bài
Nội dung cần đạt của BGD
Đề xuất điều chỉnh, bổ sung
Thời lượng dạy học
Hình thức tổ chức
16
16
Bài: Gấp, cắt, dán biển báo giao thông
cấm xe đi ngược chiều. (Tiết 2)
- Biết cách gấp, cắt, dán biển báo giao thông cấm xe đi ngược chiều.
- Gấp, cắt, dán được biển báo giao thông cấm xe đi ngược chiều. Đường cắt có thể mấp mô. Biển báo tương đối cân đối
- Để hoàn thành biển báo giao thông cấm xe đi ngược chiều phải thực hiện qua nhiều bước gấp cắt nên kéo dài hoạt động thực hành cho HS.
50 phút
Nhóm 4
22
22
Bài: Gấp, cắt dán phong bì
Gấp, cắt, dán phong bì . Nếp gấp, đường cắt, đường dán tương đối thẳng, phẳng. Phong bì có thể chưa cân đối.
Biết cách gấp, cắt ,dán phong bì.
Kéo dài hoạt động thực hành
45 phút
Nhóm 3
BẢNG TỔNG HỢP KẾ HOẠCH GIÁO DỤC MÔN HỌC
MÔN MĨ THUẬT – LỚP 2
Năm học 2020 – 2021
Tuần
Tiết
Tên bài
Nội dung cần đạt của BGD
Đề xuất điều chỉnh, bổ sung
Thời lượng dạy học
Hình thức tổ chức
2
2
CĐ 1- tiết 2: Vẽ dáng người 
Hiểu các bộ phận của con người và vẽ được dáng người đơn giản.
- Do tiết 1 chỉ xem tranh nên đã cho HS tìm hiểu luôn các hoạt động, các bộ phận của con người và HS đã vẽ dáng người ở tiết 1.
- Tiết 2 này cho các em “Tạo bối cảnh không gian” theo nhóm. 
- Nhóm
5
5
CĐ 2- tiết 2: Tạo bối cảnh không gian và giới thiệu sản phẩm
Yêu cầu HS hoàn thành sản phẩm và giới thiệu sản phẩm
- Chỉ yêu cầu vài nhóm lên giới thiệu, không giới thiệu hết các nhóm
- Tăng thời lượng tiết học.
40-45 phút
- Nhóm
24
24
CĐ 10- tiết 1: Xem tranh, mô phỏng tranh DG Đông Hồ.
Yêu cầu HS xem tranh- mô phỏng tranh DG Đông Hồ
Tiết học này chỉ cho HS xem tranh DG Đông Hồ (HS lớp 2 không thực hiện được mô phỏng tranh).
- Cá nhân
- Nhóm
25
25
CĐ 10- tiết 2: Giới thiệu sản phẩm
Yêu cầu HS giới thiệu sản phẩm tiết 1
Tô màu vào tranh DG và giới thiệu sản phẩm (Tiết 1 không có sản phẩm).
- Cá nhân.
BẢNG TỔNG HỢP KẾ HOẠCH GIÁO DỤC MÔN HỌC
MÔN THỂ DỤC – LỚP 2
 Năm học 2020 – 2021
Tuần
Tiết
Tên bài
Nội dung cần đạt của BGD
Nội dung điều chỉnh, bổ sung
Thời lượng dạy học
Hình thức tổ chức
10
20
Ôn bài thể dục phát triển chung.Điểm số 1 – 2, 1 – 2 theo đội hình vòng tròn.
Trò chơi “ bỏ khăn”. CKT: 113, SGV: 63)
- Thực hiện đúng 8 động tác vươn thở, tay, chân, lườn, bụng, toàn thân, nhảy và động tác điều hòa của bài thể dục phát triển chung
- Biết cách điểm số 1 – 2, 1 – 2 theo đội hình vòng tròn ( có thể còn chậm).
- Bước đầu biết cách chơi và tham gia chơi được
Ôn bài thể dục phát triển chung.Điểm số 1 – 2, 1 – 2 theo đội hình vòng tròn.
35 phút
Nhóm ngoài sân
17
33
Tên bài: Trò chơi “Nhóm ba nhóm bảy” và “Vòng tròn”.
( CKT: 114, SGV: 83)
- Biết cách chơi và tham gia chơi được các trò chơi
Trò chơi “Nhóm ba nhóm bảy” và “Bịt mắt bắt dê”
35 phút
Nhóm ngoài sân
22
44
Đi thường theo vạch kẽ thẳng, hai tay chống hông và dang ngang
Trò chơi “nhảy ô”( CKT: 115, SGV: 100)
- Biết cách đi thường theo vạch kẽ thẳng, hai tay chống hông và dang ngang.
- Biết cách chơi và tham gia chơi được.
Đi thường theo vạch kẽ thẳng, hai tay chống hông và dang ngang
Trò chơi”nhanh lên bạn ơi”
35 phút
Nhóm ngoài sân
DUYỆT CỦA BGH Thạnh Mỹ Tây, ngày 15 tháng 9 năm 2020
 Tổ trưởng
 Trần Thị Liền

Tài liệu đính kèm:

  • docxke_hoach_giao_duc_mon_hoc_theo_dinh_huong_phat_trien_pham_ch.docx