Ôn tập môn Tiếng Việt Lớp 2

Ôn tập môn Tiếng Việt Lớp 2

ĐỀ 1: Em hãy đọc bài: Có công mài sắt có ngày nên kim

 1. Ngày xưa có cậu bé làm việc gì cũng mau chán. Mỗi khi cầm quyển sách, cậu chỉ đọc vài dòng đã ngáp ngắn ngáp dài, rồi bỏ dở. Những lúc tập viết, cậu cũng chỉ nắn nót được mấy chữ đầu, rồi lại viết nguệch ngoạc, trông rất xấu.

 2. Một hôm trong lúc đi chơi, cậu nhìn thấy một bà cụ tay cầm thỏi sắt mải miết mài vào tảng đá ven đường . Thấy lạ, cậu bèn hỏi :

- Bà ơi, bà làm gì thế ?

Bà cụ trả lời :

- Bà mài thỏi sắt này thành một chiếc kim để khâu vá quần áo.

Cậu bé ngạc nhiên :

- Thỏi sắt to như thế, làm sao bà mài thành kim được

 3. Bà cụ ôn tồn giảng giải :

- Mỗi ngày mài thỏi sắt nhỏ đi một tí, sẽ có ngày nó thành kim Giống như cháu đi học, mỗi ngày cháu học một ít , sẽ có ngày cháu thành tài.

 4. Cậu bé hiểu ra, quay về nhà học bài.

 

docx 36 trang huongadn91 3260
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Ôn tập môn Tiếng Việt Lớp 2", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ÔN TẬP MÔN TIẾNG VIỆT LỚP 2
A/ TẬP ĐỌC 
ĐỀ 1: Em hãy đọc bài: Có công mài sắt có ngày nên kim
 1. Ngày xưa có cậu bé làm việc gì cũng mau chán. Mỗi khi cầm quyển sách, cậu chỉ đọc vài dòng đã ngáp ngắn ngáp dài, rồi bỏ dở. Những lúc tập viết, cậu cũng chỉ nắn nót được mấy chữ đầu, rồi lại viết nguệch ngoạc, trông rất xấu.
 2. Một hôm trong lúc đi chơi, cậu nhìn thấy một bà cụ tay cầm thỏi sắt mải miết mài vào tảng đá ven đường . Thấy lạ, cậu bèn hỏi :
- Bà ơi, bà làm gì thế ?
Bà cụ trả lời :
- Bà mài thỏi sắt này thành một chiếc kim để khâu vá quần áo.
Cậu bé ngạc nhiên :
- Thỏi sắt to như thế, làm sao bà mài thành kim được
 3. Bà cụ ôn tồn giảng giải :
- Mỗi ngày mài thỏi sắt nhỏ đi một tí, sẽ có ngày nó thành kim Giống như cháu đi học, mỗi ngày cháu học một ít , sẽ có ngày cháu thành tài.
 4. Cậu bé hiểu ra, quay về nhà học bài.
 TRUYỆN NGỤ NGÔN
Dựa vào nội dung bài Có công mài sắt có ngày nên kim khoanh tròn vào chữ cái trước câu trả lời đúng nhất và thực hiện theo yêu cầu:
Câu 1. Lúc đầu, cậu bé học hành thế nào?
 a. Học rất giỏi 
 b. Học rất lười biếng, làm việc gì cũng mau chán.
 c. Rất chăm học
Câu 2. Cậu bé thấy bà cụ đang làm gì?
 a. Bà cụ đang nấu cơm dưới bếp
 b. Bà cụ đang đi chợ 
 c. Bà cụ đang mài thỏi sắt vào tảng đá ven đường.
Câu 3. Theo bà cụ, vì sao thỏi sắt to như thế mà có thể mài thành kim được?
a. Mỗi ngày mài thỏi sắt nhỏ đi một tí, sẽ có ngày nó thành kim.
b. Vì thỏi sắt rất dễ mòn nếu biết chọn đá mài tốt.
c. Cả hai đáp án trên đều đúng.
Câu 4. Câu chuyện này khuyên em là:
ĐỀ 2 : Em hãy đọc bài: Phần thưởng
 1. Na là một cô bé tốt bụng. Ở lớp, ai cũng mến em. Em gọt bút chì giúp bạn Lan. Em cho bạn Minh nửa cục tẩy. Nhiều lần, em làm trực nhật giúp các bạn bị mệt... Na chỉ buồn vì em học chưa giỏi.
 2. Cuối năm học, cả lớp bàn tán về điểm thi và phần thưởng. Riêng Na chỉ lặng yên nghe các bạn. Em biết mình chưa giỏi môn nào.
Một buổi sáng, vào giờ ra chơi, các bạn trong lớp túm tụm bàn bạc điều gì đó có vẻ bí mật lắm. Rồi các bạn kéo nhau đến gặp cô giáo.
Cô giáo cho rằng sáng kiến của các bạn rất hay.
 3.Ngày tổng kết năm học, từng học sinh giỏi bước lên bục nhận phần thưởng. Cha mẹ các em cũng hồi hộp. Bất ngờ, cô giáo nói:
- Bây giờ, cô sẽ trao phần thưởng đặc biệt. Đây là phần thưởng cả lớp đề nghị tặng bạn Na. Na học chưa giỏi, nhưng em có tấm lòng thật đáng quý.
Na không hiểu mình có nghe nhầm không. Đỏ bừng mặt, cô bé đứng dậy bước lên bục. Tiếng vỗ tay vang dậy. Mẹ của Na lặng lẽ chấm khăn lên đôi mắt đỏ hoe.
Phỏng theo BLAI-TƠN
(Lương Hùng dịch)
Dựa vào nội dung bài Phần thưởng khoanh tròn vào chữ cái trước câu trả lời đúng nhất và thực hiện theo yêu cầu:
Câu 1. Những việc làm tốt của bạn Na là:
Na gọt bút chì giúp bạn, cho bạn nửa cục tẩy, trực nhật giúp các bạn bị mệt. b. Cho bạn mượn cục tẩy.
Cho bạn mượn bút chì, trực nhật giúp bạn.
Câu 2. Theo em, các bạn của Na đã bàn bạc điều gì bí mật?
a. Cả lớp cùng giúp đỡ bạn Na học tốt hơn.
b. Cả lớp đến nhà bạn Na chơi.
c. Cả lớp đề nghị cô giáo tặng một phần thưởng đặc biệt cho bạn Na.
Câu 3. Tại sao bạn Na lại được tặng phần thưởng đặc biệt?
a. Vì bạn Na học rất giỏi.
b. Vì bạn Na có tấm lòng thật đáng quý.
c. Vì cô giáo muốn khuyến khích bạn Na.
Câu 4. Theo em, bạn Na có xứng đáng được thưởng không? Vì sao? 
a. Không, vì Na là người xấu.
b. Không, vì Na học chưa giỏi.
c. Có, vì Na là một cô bé tốt bụng, biết giúp đỡ bạn bè.
Câu 5. Câu chuyện này muốn khuyên em điều gì?
ĐỀ 3 : Em hãy đọc bài: Bạn của Nai Nhỏ
 1. Nai Nhỏ xin phép cha được đi chơi xa cùng bạn. Cha Nai Nhỏ nói:
- Cha không ngăn cản con. Nhưng con hãy kể cho cha nghe về bạn của con. 
 2. - Vâng! - Nai Nhỏ đáp - Có lần, chúng con gặp một hòn đá to chặn lối. Bạn con chỉ hích vai, hòn đá đã lăn sang một bên. 
Cha Nai Nhỏ hài lòng nói:
- Bạn con thật khỏe. Nhưng cha vẫn lo cho con.
 3. - Một lần khác, chúng con đang đi dọc bờ sông tìm nước uống thì thấy lão Hổ hung dữ đang rình sau bụi cây. Bạn con đã nhanh trí kéo con chạy nhanh như bay.
- Bạn con thật thông minh và nhanh nhẹn. Nhưng cha vẫn còn lo.
 4. Nai nhỏ nói tiếp:
- Lần khác nữa, chúng con đang nghỉ trên một bãi cỏ xanh thì thấy gã Sói hung ác đuổi bắt cậu Dê Non. Sói sắp tóm được Dê Non thì bạn con đã kịp lao tới, dùng đôi gạc chắc khỏe húc Sói ngã ngửa.
Nghe đến đây, cha Nai Nhỏ mừng rỡ nói:
- Đó chính là điều tốt nhất. Con trai bé bỏng của cha, con có một người bạn như thế thì cha không phải lo lắng một chút nào nữa.
 	Theo VĂN LỚP 3
Dựa vào nội dung bài Bạn của Nai Nhỏ khoanh tròn vào chữ cái trước câu trả lời đúng nhất và thực hiện theo yêu cầu:
Câu 1. Nai Nhỏ đã xin phép cha đi đâu?
a. Được đi du lịch cùng bạn.
b. Được đi ăn cùng bạn.
c. Được đi chơi xa cùng bạn.
Câu 2. Cha Nai Nhỏ đã nói gì?
a. Cha không ngăn cản con nhưng con hãy kể cho cha nghe về bạn của con.
b. Cha không ngăn cản con nhưng hãy để cha đi cùng, bảo vệ các con.
c. Cha không ngăn cản con nhưng con hãy rủ thêm nhiều bạn nữa đi cho vui.
Câu 3. Tại sao nói Bạn của Nai Nhỏ là một người bạn tốt?
a. Vì bạn của Nai Nhỏ rất cao lớn.
b. Vì bạn của Nai Nhỏ rất dũng cảm, sẵn sàng giúp đỡ bạn khi gặp khó khăn nguy hiểm.
c. Vì bạn của Nai Nhỏ rất hay cười, thân thiện với một mình Nai Nhỏ.
Câu 4. Biểu hiện của người cha ra sao khi nghe Nai Nhỏ kể những câu chuyện về bạn mình?
a. Không phải lo lắng nữa và đồng ý cho Nai Nhỏ đi chơi.
b. Vẫn còn băn khoăn về sự an toàn của chuyến đi chơi xa.
c. Muốn gặp ngay người bạn của Nai Nhỏ để dặn dò cho chuyến đi chơi xa.
Câu 5: Theo em, người bạn tốt và đáng tin cậy là người bạn như thế nào?
ĐỀ 4: Em hãy đọc bài: Top of FormBím tóc đuôi sam
 1. Một hôm, Hà nhờ mẹ tết cho hai bím tóc nhỏ, mỗi bím tóc buộc một cái nơ.
 2. Khi Hà đến trường, mấy bạn gái cùng lớp reo lên: "Ái chà chà! Bím tóc đẹp quá!" Điều đó làm Hà rất vui. Nhưng Tuấn bỗng sấn tới, nắm bím tóc và nói:
- Tớ mệt quá. Cho tớ vịn vào nó một lúc.
Tuấn lớn hơn Hà. Vì vậy, mỗi lần cậu kéo bím tóc, cô bé lại loạng choạng và cuối cùng ngã phịch xuống đất. Tuấn vẫn đùa dai, cứ cầm bím tóc mà kéo. Hà òa khóc. Rồi vừa khóc, em vừa chạy đi mách thầy.
 3. Thầy giáo nhìn hai bím tóc xinh xinh của Hà, vui vẻ nói:
- Đừng khóc, tóc của em đẹp lắm!
Hà ngước khuôn mặt đầm đìa nước mắt lên hỏi:
- Thật không ạ?
- Thật chứ!
Nghe thầy nói thế, Hà nín hẳn:
- Thưa thầy, em sẽ không khóc nữa.
Thầy giáo cười. Hà cũng cười.
 4. Tan học, Tuấn đến trước mặt Hà, gãi đầu ngượng nghịu:
- Tớ xin lỗi vì lúc nãy kéo bím tóc của bạn. Thầy giáo đã phê bình tớ. Thầy bảo phải đối xử tốt với các bạn gái.
 (Phỏng theo Ku-rô-y-a-na-gi - Phí Văn Gừng dịch)
Dựa vào nội dung bài Bím tóc đuôi sam khoanh tròn vào chữ cái trước câu trả lời đúng nhất và thực hiện theo yêu cầu:
Câu 1. Các bạn gái khen Hà thế nào?
a. Tóc bạn đẹp lắm!
b. Bím tóc đẹp quá!
c. Hà có hai bím tóc xinh xinh.
Câu 2. Tuấn đã nói gì khi nắm bím tóc của Hà?
a. Hôm nay tết tóc cơ à, điệu thế!
b. Tóc đẹp thế, cho tớ nghịch một lát!
c. Tớ mệt quá, cho tớ vịn vào nó một lúc!
Câu 3. Vì sao Hà khóc?
a. Vì Hà bị ngã.
b. Vì bị hỏng bím tóc.
c. Vì bị Tuấn đùa dai.
Câu 4. Thầy giáo làm cho Hà vui lên bằng cách nào?
a. Hứa sẽ phê bình Tuấn.
b. Khen tóc Hà rất đẹp.
c. Khen Hà ngoan và xinh xắn.
Câu 5. Nghe lời thầy, Tuấn đã làm gì?
a. Xin lỗi Hà.
b. Giúp Hà làm bài tập.
c. Giúp Hà trực nhật.
Câu 6. Câu chuyện này, khuyên em điều gì?
ĐỀ 5: Em hãy đọc bài: Chiếc bút mực
 1. Ở lớp 1A, học sinh bắt đầu được viết bút mực, chỉ còn Mai và Lan vẫn phải viết bút chì.
 2. Sáng hôm ấy, cô giáo gọi Lan lên bàn cô lấy mực. Mai hồi hộp nhìn cô, nhưng cô chẳng nói gì. Mai buồn lắm. Thế là trong lớp chỉ còn mình em viết bút chì.
 3. Bỗng Lan gục đầu xuống bàn khóc nức nở. Cô giáo ngạc nhiên:
- Em làm sao thế?
Lan nói trong nước mắt:
- Tối qua, anh trai em mượn bút, quên không bỏ vào cặp cho em. Lúc này, Mai cứ loay hoay mãi với cái hộp đựng bút. Em mở ra, đóng lại... Cuối cùng, em lấy bút đưa cho Lan:
- Bạn cầm lấy. Mình đang viết bút chì.
 4. Lan rất ngạc nhiên. Còn cô giáo thì rất vui. Cô khen:
- Mai ngoan lắm! Nhưng hôm nay cô cũng định cho em viết bút mực vì em viết khá rồi.
Mai thấy tiếc nhưng rồi em nói:
- Thôi cô ạ, cứ để bạn Lan viết trước.
Cô giáo mỉm cười lấy trong cặp ra một chiếc bút mới tinh:
- Cô cho em mượn, em thật đáng khen.
 (Phỏng theo Sva- rô / Khánh Nhu dịch)
Dựa vào nội dung bài Chiếc bút mực khoanh tròn vào chữ cái trước câu trả lời đúng nhất và thực hiện theo yêu cầu:
Câu 1. Câu chuyện xoay quanh những nhân vật nào?
a. Lan, Na, cô giáo.
b. Lan, Mai, cô giáo.
c. Lan, Mai, thầy giáo.
Câu 2. Chuyện gì xảy ra với Mai và Lan?
a. Chỉ Mai và Lan được cô giáo tặng bút mực.
b. Cả lớp được viết bút chì, chỉ Mai và Lan được viết bút mực.
c. Cả lớp được viết bút mực chỉ trừ Mai và Lan.
Câu 3. Chuyện gì đã xảy ra với Lan?
a. Bút của Lan hết mực mà Lan lại không biết bơm mực vào bút.
b. Lan được viết bút mực nhưng anh trai mượn bút mực chưa trả nên Lan không có bút để viết.
c. Anh trai đã làm hỏng bút nên Lan không có bút để viết
Câu 4. Vì sao Mai cứ loay hoay mãi với cái hộp bút?
a. Vì Mai chẳng có việc gì để làm.
b. Vì Mai vẫn đang mong chờ cô cho mình viết bút mực.
c. Vì Mai nửa muốn cho bạn mượn bút, nửa lại tiếc
Câu 5. Cuối cùng, Mai đã quyết định làm gì?
a. Cho Lan luôn chiếc bút mực của mình.
b. Lấy bút đưa cho Lan mượn.
c. Xin cô cho mình được viết bút mực.
Câu 6. Theo em, Mai là cô bé thế nào?
ĐỀ 6: Em hãy đọc bài: Mẩu giấy vụn
 1. Lớp học rộng rãi, sáng sủa và sạch sẽ nhưng không biết ai vứt một mẩu giấy ngay giữa lối ra vào. 
 2. Cô giáo bước vào lớp, mỉm cười:
- Lớp ta hôm nay sạch sẽ quá! Thật đáng khen! Nhưng các em có nhìn thấy mẩu giấy đang nằm ngay giữa cửa kia không?
- Có ạ! - Cả lớp đồng thanh đáp.
- Nào! Các em hãy lắng nghe và cho cô biết mẩu giấy đang nói gì nhé! - Cô giáo nói tiếp.
3. Cả lớp im lặng lắng nghe. Được một lúc, tiếng xì xào nổi lên vì các em không nghe thấy mẩu giấy nói gì cả. Một em trai đánh bạo giơ tay xin nói. Cô giáo cười:
- Tốt lắm! Em nghe thấy mẩu giấy nói gì nào?
- Thưa cô, giấy không nói được đâu ạ!
Nhiều tiếng xì xào hưởng ứng: "Thưa cô, đúng đấy ạ! Đúng đấy ạ!"
4. Bỗng một em gái đứng dậy tiến tới chỗ mẩu giấy, nhặt lên rồi mang bỏ vào sọt rác. Xong xuôi, em mới nói:
- Em có nghe thấy ạ. Mẩu giấy bảo: "Các bạn ơi! Hãy bỏ tôi vào sọt rác!"
 Cả lớp cười rộ lên thích thú. Buổi học hôm ấy vui quá!
 	 (Theo Quế Sơn)
Dựa vào nội dung bài Mẩu giấy vụn khoanh tròn vào chữ cái trước câu trả lời đúng nhất và thực hiện theo yêu cầu:
Câu 1. Mẩu giấy vụn nằm ở đâu trong lớp học?
a. Nằm ngay giữa lối ra vào
b. Nằm ngay giữa hành lang
c. Nằm ngay giữa dãy các bàn học
Câu 2. Cô giáo đã yêu cầu cả lớp làm gì?
a. Hãy lắng nghe lời cô giáo nói.
b. Hãy xem ai là người sạch sẽ, gọn gàng nhất.
c. Hãy lắng nghe lời mẩu giấy vụn nói gì.
Câu 3. Bạn gái đã nghe thấy mẩu giấy vụn nói gì?
a. “Hãy bỏ tôi vào sọt rác!”
b. “Hãy cho tôi vào ngăn bàn”
c. “Hãy nhặt tôi lên”
Câu 4. Câu chuyện muốn khuyên em điều gì?
ĐỀ 7 : Em hãy đọc bài: Người thầy cũ
 1. Giữa cảnh nhộn nhịp của giờ ra chơi, từ phía cổng trường bỗng xuất hiện một chú bộ đội. Chú là bố của Dũng. Chú tìm đến lớp của con mình để chào thầy giáo cũ.
 2. Vừa tới cửa lớp, thấy thầy giáo bước ra, chú vội bỏ mũ, lễ phép chào thầy. Thầy nhấc kính, chớp mắt ngạc nhiên. Chú liền nói:
- Thưa thầy, em là Khánh, đứa học trò năm nào trèo cửa sổ lớp bị thầy phạt đấy ạ!
Thầy giáo cười vui vẻ:
- À, Khánh! Thầy nhớ ra rồi. Nhưng... hình như hôm ấy thầy có phạt em đâu!
- Vâng, thầy không phạt. Nhưng thầy buồn. Lúc ấy, thầy bảo: "Trước khi làm việc gì, cần phải nghĩ chứ! Thôi, em về đi, thầy không phạt em đâu."
 3. Giờ ra chơi đã hết. Dũng xúc động nhìn theo bố đang đi ra phía cổng trường rồi lại nhìn khung cửa sổ lớp học. Em nghĩ: bố cũng có lần mắc lỗi, thầy không phạt, nhưng bố nhận đó là hình phạt và nhớ mãi. Nhớ để không bao giờ mắc lại nữa.
 (theo Phong Thu)
Dựa vào nội dung bài Người thầy cũ khoanh tròn vào chữ cái trước câu trả lời đúng nhất và thực hiện theo yêu cầu:
 Câu 1. Bố Dũng đến trường để làm gì?
a. Để họp phụ huynh đầu năm
b. Để tìm gặp lại người thầy giáo cũ
c. Để đưa Dũng đi học
Câu 2. Khi gặp thầy giáo cũ, bố của Dũng thể hiện sự kính trọng như thế nào?
a. Đứng nghiêm, giơ tay chào thầy
b. Cúi đầu chào thầy
c. Vội bỏ mũ, lễ phép chào thầy
Câu 3. Bố Dũng nhớ nhất kỉ niệm gì về thầy?
a. Trèo qua cửa sổ lớp, thầy chỉ nhắc nhở mà không phạt
b. Nói chuyện trong giờ bị thầy phạt
c. Trốn học bỏ đi chơi
Câu 4. Bố Dũng nhớ nhất câu nói nào của thầy?
a. “Trước khi trèo cửa sổ, phải xin phép thầy chứ!”
b. “Trước khi làm việc gì, cần phải nghĩ chứ!”
c. “Không được trèo cửa sổ!”
Câu 5. Dũng đã nghĩ gì khi bố đã ra về?
a. Bố cũng có lần mắc lỗi hồi còn đi học và đó lại là kỉ niệm đẹp đối với bố
b. Bố của Dũng cũng từng là cậu học trò rất nghịch ngợm từng bị thầy trách phạt
c. Bố cũng có lần mắc lỗi, thầy không trách phạt nhưng bố nhận đó là hình phạt và nhớ mãi.
Câu 6. Câu chuyện “Người thầy cũ” giúp em hiểu điều gì?
ĐỀ 8 : Em hãy đọc bài : Người mẹ hiền
1. Giờ ra chơi, Minh thầm thì với Nam: "Ngoài phố có gánh xiếc. Bọn mình ra xem đi!"
Nghe vậy, Nam không nén nổi tò mò. Nhưng cổng trường khóa, trốn ra sao được. Minh bảo:
- Tớ biết có một chỗ tường thủng.
2. Hết giờ ra chơi, hai em đã ở bên bức tường. Minh chui đầu ra. Nam đẩy Minh lọt ra ngoài. Đến lượt Nam đang cố lách ra thì bác bảo vệ vừa tới, nắm chặt hai chân em: "Cậu nào đây? Trốn học hả?" Nam vùng vẫy. Bác nắm chặt cổ chân Nam. Sợ quá, Nam khóc toáng lên.
3. Bỗng có tiếng cô giáo:
- Bác nhẹ tay kẻo cháu đau. Cháu là học sinh lớp tôi.
Cô nhẹ nhàng kéo Nam lùi lại rồi đỡ em ngồi dậy. Cô phủi đất cát lấm lem trên người Nam và đưa em về lớp.
4. Vừa đau vừa xấu hổ, Nam bật khóc. Cô xoa đầu Nam và gọi Minh đang thập thò ở cửa lớp vào, nghiêm giọng hỏi:
- Từ nay các em có trốn học đi chơi nữa không?
Hai em cùng đáp:
- Thưa cô, không ạ. Chúng em xin lỗi cô.
Cô hài lòng, bảo hai em về chỗ, rồi tiếp tục giảng bài.
 ( Theo Nguyễn Văn Thịnh)
Dựa vào nội dung bài Nguời mẹ hiền khoanh tròn vào chữ cái trước câu trả lời đúng nhất và thực hiện theo yêu cầu:
Câu 1. Giờ ra chơi, Minh rủ Nam đi đâu?
a. Đi ăn quà vặt
b. Chơi bắn bi
c. Đi xem xiếc ở ngoài phố
Câu 2. Nam và Minh định đi xem xiếc bằng cách nào?
a. Giả vờ ốm để bố mẹ đến đón
b. Chui qua chỗ tường thủng
c. Đi qua cổng trường
Câu 3. Khi Nam và Minh đang lách để trốn ra ngoài thì bị ai giữ lại?
a. Bác bảo vệ
b. Cô giáo
c. Thầy hiệu trưởng
Câu 4. Khi bắt gặp, cô đã làm thế nào với hai bạn Nam và Minh?
a. Phạt hai bạn
b. Cho hai bạn đi chơi tiếp
c. Cô xoa đầu và nhắc các bạn không trốn học nữa
Câu 5. Vì sao cô giáo trong bài được gọi là người mẹ hiền?
ĐỀ 9: Em hãy đọc bài : Sáng kiến của bé Hà
1. Ở lớp cũng như ở nhà, bé Hà được coi là một cây sáng kiến.
Một hôm, Hà hỏi bố:
- Bố ơi, sao không có ngày của ông bà, bố nhỉ?
Thấy bố ngạc nhiên, Hà bèn giải thích:
- Con đã có ngày 1 tháng 6. Bố là công nhân, có ngày 1 tháng 5. Mẹ có ngày 8 tháng 3. Còn ông bà thì chưa có ngày lễ nào cả.
Hai bố con bàn nhau lấy ngày lập đông hàng năm làm "ngày ông bà", vì khi trời bắt đầu rét, mọi người cần chăm lo sức khỏe cho các cụ già.
 2. Ngày lập đông đến gần. Hà suy nghĩ mãi mà chưa biết nên chuẩn bị quà gì biếu ông bà.
Bố khẽ nói vào tai Hà điều gì đó. Hà ngả đầu vào vai bố:
- Con sẽ cố gắng, bố ạ.
 3. Đến ngày lập đông, các cô, các chú đều về chúc thọ ông bà. Ông bà cảm động lắm. Bà bảo:
- Con cháu đông vui, hiếu thảo thế này, ông bà sẽ sống lâu trăm tuổi.
Ông thì ôm lấy bé Hà, nói:
- Món quà ông thích nhất hôm nay là chùm điểm mười của cháu đấy.
(theo Hồ Phương)
Dựa vào nội dung bài Sáng kiến của bé Hà khoanh tròn vào chữ cái trước câu trả lời đúng nhất và thực hiện theo yêu cầu:
Câu 1. Bé Hà có sáng kiến gì?
a. Chọn cho ông bà một ngày lễ.
b. Chọn cho bố mẹ một ngày lễ.
c. Tổ chức mừng thọ cho ông bà.
Câu 2. Bé Hà đã giải thích tại sao phải chọn cho ông bà một ngày lễ?
a. Vì không có ông bà sẽ buồn
b. Vì muốn tổ chức cho ông bà vui
c. Vì ông bà không có ngày lễ nào cả
Câu 3. Hai bố con Hà chọn ngày nào làm "ngày ông bà"? Vì sao?
a. Ngày lập xuân. Vì khi tết đến, cả nhà quây quần bên nhau.
b. Ngày lập đông. Vì khi trời trở rét, mọi người cần chăm lo nhiều hơn cho sức khỏe của các cụ già.
c. Ngày đầu hạ. Vì đó là thời điểm mọi người rảnh rỗi.
Câu 4. Ngày lập đông sắp đến, bé Hà băn khoăn điều gì?
a. Tổ chức ngày lễ của ông bà như thế nào.
b. Chưa biết tặng ông bà quà gì.
c. Không biết ông bà có vui không.
Câu 5. Bé Hà đã tặng cho ông bà món quà gì?
a. Một cái hôn.
b. Khăn len do Hà tự đan.
c. Chùm điểm mười.
Câu 6. Bé Hà trong câu chuyện là cô bé như thế nào?
ĐỀ 10: Em hãy đọc bài : Bà cháu
 1. Ngày xưa, ở làng kia, có hai em bé ở với bà. Ba bà cháu rau cháo nuôi nhau, tuy vất vả nhưng cảnh nhà lúc nào cũng đầm ấm.
Một hôm, có cô tiên đi qua cho một hạt đào và dặn: "Khi bà mất, gieo hạt đào này bên mộ, các cháu sẽ giàu sang, sung sướng."
 2. Bà mất. Hai anh em đem hạt đào gieo bên mộ bà. Hạt đào vừa gieo xuống đã nảy mầm, ra lá, đơm hoa, kết bao nhiêu là trái vàng, trái bạc.
 3. Nhưng vàng bạc, châu báu không thay được tình thương ấm áp của bà. Nhớ bà, hai anh em ngày càng buồn bã.
 4. Cô tiên lại hiện lên. Hai anh em òa khóc xin cô hóa phép cho bà sống lại. Cô tiên nói: "Nếu bà sống lại thì ba bà cháu sẽ cực khổ như xưa, các cháu có chịu không?" Hai anh em cùng nói: "Chúng cháu chỉ cần bà sống lại."
Cô tiên phất chiếc quạt màu nhiệm. Lâu đài, ruộng vườn phút chốc biến mất. Bà hiện ra, móm mém, hiền từ, dang tay ôm hai đứa cháu hiếu thảo vào lòng.
(theo Trần Hoài Dương)
Dựa vào nội dung bài Bà cháu khoanh tròn vào chữ cái trước câu trả lời đúng nhất và thực hiện theo yêu cầu:
Câu 1. Trước khi gặp cô tiên, ba bà cháu sống như thế nào?
a. Giàu có, của cải thừa thãi.
b. Sung túc, cơm no áo ấm.
c. Nghèo khổ, rau cháo nuôi nhau nhưng đầm ấm.
Câu 2. Cô tiên cho hạt đào và nói gì?
a. “Khi bà mất, gieo hạt đào này bên mộ, các cháu sẽ giàu sang, sung sướng.”
b. “Hãy gieo hạt đào này trong vườn, chúng là giống đào trường sinh đấy.”
c. “Hãy trồng hạt đào trước cửa nhà, ba bà cháu sẽ trở nên giàu có.”
Câu 3. Khi bà mất, hai anh em đã làm gì?
a. Chuyển nhà lên thành phố.
b. Tìm ở nhờ nhà họ hàng.
c. Gieo hạt đào bên mộ bà.
Câu 4. Khi trở nên giàu có, hai anh em đã sống ra sao?
a. Vui vẻ giúp đỡ người nghèo khổ.
b. Ngày càng sung sướng, hạnh phúc.
c. Ngày càng buồn bã vì nhớ bà.
Câu 5. Câu chuyện kết thúc như thế nào?
a. Hai anh em chấp nhận sống giàu sang và nhớ bà.
b. Nhà cửa, cảnh giàu sang biến mất. Người bà sống lại.
c. Bà sống lại. Ba bà cháu cùng sống trong cảnh sung túc.
Câu 6. Nội dung câu chuyện là gì?
ĐỀ 11: Em hãy đọc bài : ​Cây xoài của ông em
 Ông em trồng cây xoài cát này trước sân khi em còn đi lẫm chẫm. Cuối đông, hoa nở trắng cành. Đầu hè, quả sai lúc lỉu. Trông từng chùm quả to, đu đưa theo gió, em càng nhớ ông. Mùa xoài nào, mẹ em cũng chọn những quả chín vàng và to nhất bày lên bàn thờ ông.
 Xoài thanh ca, xoài tượng...đều ngon. Nhưng em thích xoài cát nhất. Mùi xoài thơm dịu dàng, vị ngọt đậm đà, màu sắc đẹp, quả lại to.
 Ăn quả xoài cát chín trảy từ cây của ông em trồng, kèm với xôi nếp hương, thì đối với em không thứ quà gì ngon bằng.
(theo Đoàn Giỏi)
Dựa vào nội dung bài Cây xoài của ông em khoanh tròn vào chữ cái trước câu trả lời đúng nhất và thực hiện theo yêu cầu:
Câu 1. Cây xoài mà bạn nhỏ miêu tả là do ai trồng?
a. Do mẹ trồng
b. Do ông trồng
c. Do bạn nhỏ tự trồng
Câu 2. Ông bạn nhỏ trồng cây xoài này từ bao giờ?
a. Từ khi ông còn nhỏ
b. Từ khi bạn nhỏ còn chưa ra đời.
c. Từ khi bạn nhỏ còn đi lẫm chẫm.
Câu 3. Quả xoài cát chín có mùi vị, màu sắc như thế nào?
a. Hoa nở trắng cành, quả sai lúc lỉu.
b. Thơm dịu dàng, vị ngọt đậm đà, màu sắc vàng đẹp, quả lại to.
c. Từng chùm quả to, đu đưa theo gió.
Câu 4. Tại sao mẹ lại chọn quả xoài ngon nhất bày lên bàn thờ ông?
a. Vì quả xoài rất ngon.
b. Vì mẹ muốn dạy bé tôn thờ tổ tiên.
c. Vì để tưởng nhớ ông, thể hiện lòng kính trọng, biết ơn đối với ông.
Câu 5. Tại sao bạn nhỏ cho rằng quả xoài cát nhà mình là thứ quà ngon nhất?
a. Xoài cát ăn kèm xôi nếp hương rất ngon,lại gắn với kỉ niện về người ông đã mất.
b. Xoài tượng kèm xôi nếp rán.
c. Xoài thanh ca xay sinh tố.
Câu 6. Em hiểu nội dung câu chuyện là gì?
ĐỀ 12: Em hãy đọc bài : Sự tích cây vú sữa
 1. Ngày xưa, có một cậu bé ham chơi. Một lần, bị mẹ mắng, cậu vùng vằng bỏ đi. Cậu la cà khắp nơi, chẳng nghĩ đến mẹ ở nhà mỏi mắt chờ mong.
 2. Không biết cậu đi đã bao lâu. Một hôm, vừa đói vừa rét, lại bị trẻ lớn hơn đánh, cậu mới nhớ đến mẹ, liền tìm đường về nhà.
Ở nhà, cảnh vật vẫn như xưa, nhưng không thấy mẹ đâu. Cậu khản tiếng gọi mẹ, rồi ôm lấy một cây xanh trong vườn mà khóc. Kì lạ thay, cây xanh bỗng run rẩy. Từ các cành lá, những đài hoa bé tí trổ ra, nở trắng như mây. Hoa tàn, quả xuất hiện, lớn nhanh, da căng mịn, xanh óng ánh, rồi chín. Một quả rơi vào lòng cậu. Môi cậu vừa chạm vào, một dòng sữa trắng trào ra, ngọt thơm như sữa mẹ.
Cậu nhìn lên tán lá. Lá một mặt xanh bóng, mặt kia đỏ hoe như mắt mẹ khóc chờ con. Cậu bé òa khóc. Cây xòa cành ôm cậu, như tay mẹ âu yếm vỗ về.
 3. Trái cây thơm ngon ở vườn nhà cậu bé, ai cũng thích. Họ đem hạt gieo trồng khắp nơi và gọi đó là cây vú sữa.
(Theo Ngọc Châu)
Dựa vào nội dung bài Sự tích cây vú sữa khoanh tròn vào chữ cái trước câu trả lời đúng nhất và thực hiện theo yêu cầu:
Câu 1. Vì sao cậu bé lại bỏ nhà ra đi?
a. Vì cậu bị bắt cóc.
b. Vì cậu bị chúng bạn rủ rê.
c. Vì cậu bị mẹ mắng.
Câu 2. Trở về nhà không thấy mẹ, cậu bé đã làm gì?
a. Chạy sang nhà hàng xóm hỏi tìm mẹ nhưng vẫn không thấy.
b. Cậu nghĩ mẹ đi làm, cậu dọn dẹp nhà cửa chờ mẹ về.
c. Khản tiếng gọi mẹ và ôm lấy một cây xanh trong vườn mà khóc.
Câu 3. Thứ quả lạ xuất hiện trên cây như thế nào?
a. Những đài hoa bé tí trổ ra, nở trắng như mây.
b. Hoa tàn, quả xuất hiện, lớn nhanh.
c. Từ các cành lá, những đài hoa bé tí trổ ra, nở trắng như mây. Hoa tàn, quả xuất hiện, lớn nhanh, da căng mịn, xanh óng ánh, rồi chín.
Câu 4. Những nét nào ở cây gợi lên hình ảnh của mẹ?
 a. Lá một mặt xanh bóng, mặt kia vàng ươm.
 b. Lá một mặt xanh bóng, mặt kia đỏ hoe như mắt mẹ khóc chờ con.
 c. Lá một mặt xanh thẫm, mặt kia đỏ hoe như mắt mẹ khóc chờ con.
Câu 5. Theo em, nếu được gặp mẹ, cậu bé sẽ nói gì?
ĐỀ 13: Em hãy đọc bài : Bông hoa Niềm Vui
 1. Mới sáng tinh mơ, Chi đã vào vườn hoa của trường. Em đến tìm những bông cúc màu xanh, được cả lớp gọi là hoa Niềm Vui. Bố của Chi đang nằm viện. Em muốn đem tặng bố một bông hoa Niềm Vui để bố dịu cơn đau.
 2. Những bông hoa màu xanh lộng lẫy dưới ánh mặt trời buổi sáng. Chi giơ tay định hái, nhưng em bỗng chần chừ vì không ai được ngắt hoa trong vườn. Mọi người vun trồng và chỉ đến đây để ngắm vẻ đẹp của hoa.
 3. Cánh cửa kẹt mở. Cô giáo đến. Cô không hiểu vì sao Chi đến đây sớm thế. Chi nói:
- Xin cô cho em được hái một bông hoa. Bố em đang ốm nặng.
Cô giáo đã hiểu. Cô ôm em vào lòng:
- Em hãy hái thêm hai bông nữa, Chi ạ! Một bông cho em, vì trái tim nhân hậu của em. Một bông cho mẹ, vì cả bố và mẹ đã dạy dỗ em thành một cô bé hiếu thảo.
 4. Khi bố khỏi bệnh, Chi cùng bố đến trường cảm ơn cô giáo. Bố còn tặng nhà trường một khóm hoa cúc đại đóa màu tím đẹp mê hồn.
(Phỏng theo XU-KHÔM-LIN-XKI)
Dựa vào nội dung bài Bông hoa niềm vui khoanh tròn vào chữ cái trước câu trả lời đúng nhất và thực hiện theo yêu cầu:
Câu 1. Mới sáng tinh mơ, Chi đã vào vườn hoa để làm gì?
a. Hái một bó hoa tặng mẹ nhân ngày Quốc tế Phụ nữ.
b. Hái một bó hoa để tặng cô giáo nhân ngày 20 - 11.
c. Hái tặng bố một bông hoa, mong bố dịu cơn đau.
Câu 2. Những bông cúc xanh được Chi và cả lớp gọi là gì?
a. Hoa Thần Tiên
b. Hoa Hiếu Thảo
c. Hoa Niềm Vui
Câu 3. Vì sao Chi không dám tự ý hái bông hoa Niềm Vui?
a. Vì để mọi người đến đây để ngắm vẻ đẹp của hoa, không ai được phép hái hoa.
b. Vì hoa có nhiều gai.
c. Vì Chi sợ muộn học.
Câu 4. Khi biết vì sao Chi cần bông hoa, cô giáo đã nói thế nào?
a. “Em không được hái, vì hoa là để ngắm.”
b. “Em chỉ được hái một bông hoa.”
c. “Em hãy hái thêm hai bông nữa, Chi ạ! Một bông cho em, vì trái tim nhân hậu của em. Một bông cho mẹ, vì cả bố và mẹ đã dạy dỗ em thành một cô bé hiếu thảo.”
Câu 5. Theo em, bạn Chi có những đức tính gì đáng quý?
ĐỀ 14: Em hãy đọc bài : Câu chuyện bó đũa
1. Ngày xưa, ở một gia đình kia, có hai anh em. Lúc nhỏ, anh em rất hòa thuận. Khi lớn lên, anh có vợ, em có chồng, tuy mỗi người một nhà nhưng vẫn hay va chạm. 
2. Thấy các con không yêu thương nhau, người cha rất buồn phiền. Một hôm, ông đặt một bó đũa và một túi tiền trên bàn, rồi gọi các con, cả trai, gái, dâu, rể lại và bảo:
- Ai bẻ gãy được bó đũa này thì cha thưởng cho túi tiền.
Bốn người con lần lượt bẻ bó đũa. Ai cũng cố hết sức mà không sao bẻ gãy được. Người cha bèn cởi bó đũa ra, rồi thong thả bẻ gãy từng chiếc một cách dễ dàng.
3. Thấy vậy, bốn người con cùng nói:
- Thưa cha, lấy từng chiếc mà bẻ thì có khó gì!
Người cha liền bảo:
- Đúng. Như thế là các con đều thấy rằng chia lẻ ra thì yếu, hợp lại thì mạnh. Vậy các con phải biết yêu thương, đùm bọc lẫn nhau. Có đoàn kết thì mới có sức mạnh.
(Theo NGỤ NGÔN VIỆT NAM)
Dựa vào nội dung bài Câu chuyện bó đũa khoanh tròn vào chữ cái trước câu trả lời đúng nhất và thực hiện theo yêu cầu:
Câu 1. Câu chuyện có những nhân vật nào?
a. Người cha và bó đũa.
b. Con trai, con gái, con dâu, con rể.
c. Người cha và các con: trai, gái, dâu, rể.
Câu 2. Khi lớn lên, các người con trong câu chuyện sống với nhau như thế nào?
a. Hay va chạm, không đoàn kết.
b. Sống hòa thuận, yêu thương, giúp đỡ lẫn nhau.
c. Mỗi người một nhà, không quan tâm đến nhau.
Câu 3. Người cha bẻ gãy bó đũa bằng cách nào?
a. Ông bẻ gãy từng chiếc một.
b. Ông cũng không bẻ gãy được bó đũa.
c. Ông dùng dao để cưa.
Câu 4. Tại sao cả bốn người con không ai bẻ gãy được bó đũa?
a. Vì bó đũa làm bằng kim loại, rất cứng, không thể bẻ.
b. Vì họ cầm cả bó đũa mà bẻ.
c. Vì cả bốn người con đều yếu đuối.
Câu 5. Câu chuyện muốn khuyên em điều gì?
ĐỀ 15: Em hãy đọc bài : ​Bé Hoa
 Bây giờ, Hoa đã là chị rồi. Mẹ có thêm em Nụ. Em Nụ môi đỏ hồng, trông yêu lắm. Em đã lớn lên nhiều. Em ngủ ít hơn trước. Có lúc, mắt em mở to, tròn và đen láy. Em cứ nhìn Hoa mãi. Hoa yêu em và rất thích đưa võng ru em ngủ.
 Đêm nay, Hoa hát hết các bài hát mà mẹ vẫn chưa về. Từ ngày bố đi công tác xa, mẹ bận việc nhiều hơn. Em Nụ đã ngủ. Hoa lấy giấy bút, viết thư cho bố. Vặn to đèn, em ngồi trên ghế, nắn nót viết từng chữ:
 Bố ạ,
 Em Nụ ở nhà ngoan lắm. Em ngủ cũng ngoan nữa. Con hết cả bài hát ru em rồi. Bao giờ bố về, bố dạy thêm bài khác cho con. Dạy bài dài dài ấy, bố nhé!
Theo VIỆT TÂM
Dựa vào nội dung bài Bé Hoa khoanh tròn vào chữ cái trước câu trả lời đúng nhất và thực hiện theo yêu cầu:
Câu 1. Gia đình Hoa có bao nhiêu người?
a. Ba người
b. Bốn người
c. Năm người
Câu 2. Chỉ ra những chi tiết miêu tả sự đáng yêu của em Nụ?
a. Em lớn lên nhiều và ngủ ít hớn trước.
b. Môi đỏ hồng, mắt mở to tròn, đen láy.
c. Hoa hát hết các bài để ru em ngủ.
Câu 3. Hoa đã làm gì để giúp mẹ?
a. Trông em và hát ru em ngủ.
b. Học và tập viết chăm chỉ.
c. Chờ mẹ đi làm về.
Câu 4. Trong thư gửi bố, Hoa kể chuyện gì?
a. Hoa kể chuyện mình được điểm cao, cô giáo khen.
b. Hoa kể chuyện mẹ bận đi làm, em Nụ hay quấy.
c. Hoa kể chuyện về em Nụ và chuyện hát ru em.
Câu 5. Trong thư gửi bố, Hoa mong muốn điều gì?
ĐỀ 16: Em hãy đọc bài : Con chó nhà hàng xóm
 1. Bé rất thích chó nhưng nhà Bé không nuôi con nào. Bé đành chơi với Cún Bông, con chó của bác hàng xóm. Bé và Cún thường nhảy nhót tung tăng khắp vườn. 
 2. Một hôm, mải chạy theo Cún, Bé vấp phải một khúc gỗ và ngã đau, không đứng dậy được. Bé khóc. Cún nhìn Bé rồi chạy đi tìm người giúp. Mắt cá chân của Bé sưng to, vết thương khá nặng nên Bé phải bó bột, nằm bất động trên giường.
 3. Bè bạn thay nhau đến thăm, kể chuyện, mang quà cho Bé. Nhưng các bạn về, Bé lại buồn. Thấy vậy, mẹ lo lắng hỏi:
- Con muốn mẹ giúp gì nào?
- Con nhớ Cún, mẹ ạ!
 4. Ngày hôm sau, bác hàng xóm dẫn Cún sang với Bé. Bé và Cún càng thân thiết. Cún mang cho Bé khi thì tờ báo hay cái bút chì, khi thì con búp bê... Bé cười, Cún sung sướng vẫy đuôi rối rít. Thỉnh thoảng, Cún muốn chạy nhảy và nô đùa. Nhưng con vật thông minh hiểu rằng chưa đến lúc chạy đi chơi được.
 5. Ngày tháo bột đã đến. Bác sĩ rất hài lòng vì vết thương của Bé đã lành hẳn. Nhìn Bé vuốt ve Cún, bác sĩ hiểu chính Cún đã giúp Bé mau lành.
Theo THÚY HÀ
Dựa vào nội dung bài Con chó nhà hàng xóm khoanh tròn vào chữ cái trước câu trả lời đúng nhất và thực hiện theo yêu cầu:
Câu 1. Bạn của Bé ở nhà là ai?
 a. Mèo Mun b. Chích chòe c. Cún Bông
Câu 2. Khi Bé bị thương, Cún đã giúp Bé như thế nào?
 a. Gọi xe cứu thương cho Bé. 
b. Chạy đi tìm người giúp. 
c.Tìm cách kéo Bé về nhà.
Câu 3. Những ai đến thăm Bé?
a. Bạn bè của Bé. 
b. Bác sĩ 
c. Bác hàng xóm
Câu 4. Cún đã làm cho Bé vui như thế nào?
a. Cún sung sướng vẫy đuôi rối rít. 
b. Cún chạy nhảy, ngoáy đuôi khiến Bé vui.
c. Cún mang cho Bé khi thì tờ báo, bút chì, con búp bê 
Câu 5. Bác sĩ nghĩ rằng Bé mau lành là nhờ ai?
 a. Mẹ bé b. Cún Bông c. Bác sĩ
Câu 6. 
a) Qua câu chuyện này, em thấy Cún là một con vật như thế nào?
b) Kể những việc làm của em thể hiện tình yêu thương đối với các con vật nuôi?
ĐỀ 17: Em hãy đọc bài : Tìm ngọc 
 1. Xưa có chàng trai thấy một bọn trẻ định giết con rắn nước liền bỏ tiền ra mua, rồi thả rắn đi. Không ngờ con rắn ấy là con của Long Vương. Đền ơn chàng trai, Long Vương tặng chàng một viên ngọc quý.
 2. Có người thợ kim hoàn biết đó là viên ngọc hiếm, bèn đánh tráo. Chàng trai rất buồn. Thấy vậy, Chó và Mèo xin chủ đi tìm ngọc,
 3. Đến nhà người thợ kim hoàn, Mèo bắt một con chuột đi tìm ngọc. Quả nhiên, con chuột tìm được.
 4. Ra về, Chó tranh ngậm ngọc. Lúc qua sông, nó làm rơi viên ngọc xuống nước. Một con cá lớn thấy viên ngọc, đớp ngay. Chó nghĩ ra cách rình ở bên sông, chờ ai câu được con cá nuốt ngọc thì lấy lại.
Mấy hôm sau, có người đánh 

Tài liệu đính kèm:

  • docxon_tap_mon_tieng_viet_lop_2.docx