Bài tập nâng cao Tiếng Việt Lớp 2 - Tuần 1: Chính tả

Bài tập nâng cao Tiếng Việt Lớp 2 - Tuần 1: Chính tả

1. Điền vào chỗ trống c hoặc k cho thích hợp:

cái éo, ủ gừng, chữ .í, cái ân, con iến, bánh uốn

2. Giải câu đố sau:

Mình dài bốn cạnh thẳng băng

Chỉ thích đường thẳng, đường cong xin chào.

(Là cái gì?)

3. Điền vào chỗ trống c hoặc k:

Bạn .im ể lại chuyện ác bạn đi âu á.

 

doc 13 trang Đồng Thiên 05/06/2024 15080
Bạn đang xem tài liệu "Bài tập nâng cao Tiếng Việt Lớp 2 - Tuần 1: Chính tả", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Bài tập nâng cao Tiếng Việt 2 - Tuần 1: Chính tả
Tuần 1: Phần A – Chính tả
PHÂN BIỆT c/k
1. Điền vào chỗ trống c hoặc k cho thích hợp:
cái éo, ủ gừng, chữ .í, cái ân, con iến, bánh uốn
2. Giải câu đố sau:
Mình dài bốn cạnh thẳng băng
Chỉ thích đường thẳng, đường cong xin chào.
(Là cái gì?)
3. Điền vào chỗ trống c hoặc k:
Bạn .im ể lại chuyện ác bạn đi âu á.
BẢNG CHỮ CÁI
4. Dòng nào ghi đúng trật tự bảng chữ cái? Ghi lại tên các chữ cái của dòng đó.
a) ả, ă, â, b, c
b) ă, â, a, b, c
c) a, â, ă, b, c
d) â, ă, a, c, b
5. Bạn Dũng xếp tên các ban trong bàn theo trật tự bảng chữ cái bị sai: Binh, Cúc, An, Dũng. Em hãy giúp bạn xếp lại cho đủng.
PHÂN BIÊT l/n
 Điền vào chỗ trống l hoặc n:
Giọt sương ong anh.
b) Gấu đi ặc è
c) Ăn uống o ê.
d) Mặt đất ..ứt ẻ
7. Chọn tiếng trong ngoặc đơn điền vào từng chỗ trống để tạo từ:
a) yên, nhẹ, lẽ, nhọc, im , bệnh . (lặng, nặng)
b) xóm, tiên, quê, Bân. (làng, nàng) 
8. Điền vào chỗ trống an hoặc ang:
a) Dây khoai l l khắp vườn.
b) Cửa h..`.. nhà em b..´.. hoa qụả.
c) T..´.. b..`.. xoè rộng một góc sân.
d) Dân l..`.. d..`.. h..` ngang đắp đập.
e) Trên đài quan sát, anh chiến sĩ nhìn s trận địa quân thù, thấy xe pháo ngổn ng .
9. Chọn tiếng trong ngoặc đơn điền vào chỗ trống:
Ở thành phố quê hương tôi, nhà cửa (sang, san) sát, phố xá dọc (ngang, ngan), thẳng (hàng, hàn) ngay lối.
Hướng dẫn làm bài
1. kéo; củ; kí; cân; kiến; cuốn.
2. Cái thước.
3. Bạn Kim kể lại chuyện các bạn đi câu cá.
4. a.
5. An, Bình, Cúc, Dũng.
6. a) long lanh; b) lặc lè; c) no nê; d) nứt nẻ.
7. a) lặng yên, nặng nhẹ, lặng lẽ, nặng nhọc, im lặng, bệnh nậng.
b) làng xóm, nàng tiên, làng quê, nàng Bân.
8. a) lang, lan; b) hàng, bán; c) tán, bàng;
d) làng, dàn hàng; e) sang, ngang.
9. san, ngang, hàng.
Bài tập nâng cao Tiếng Việt 2 - Tuần 1
Tuần 1: Phần B - Luyện từ và câu
1. Mỗi dòng thơ dưới đây có mấy từ?
Mẹ của em ở trường
Là cô giáo mến thương.
2. Sắp xếp các từ dưới đây thành một câu:
năm học, lớp, hai, em, này, mới, được, vào, lên.
3. Trong những dòng dưới đây, dòng nào viết chưa thành çâu, dòng nào viết đã thành câu?
a) Cái cặp sách rất đẹp của em
b) Cái cặp sách của em rất đẹp
c) Cái cặp của sách em rất đẹp
Hướng dẫn làm bài
1. Muốn biết mỗi dòng thơ có mấy từ, em phải hiểu: từ có nghĩa và dùng để đặt câu. Như vậy, ta thấy:
– Dòng 1: có 5 từ (mẹ, của, em, ở, trường)
– Dòng 2: có 3 từ (là, cô giáo, mến thương)
(Lưu ý: Các từ của, ở, là đều có nghĩa. Lên lớp trên em sẽ hiểu rõ hơn.)
2. Em sắp xếp các từ cho sẵn thành một câu hoàn chỉnh, nhớ đừng bỏ sót từ nào. Câu có được là:
Vào năm học mới này, em được lên lớp hai.
3. Em xem từng dòng đã diễn đạt một ý hoàn chỉnh, trọn vẹn hay chưa; các từ trong mỗi dòng kết hợp với nhau đã họp lí chưa. Kết quả như sau: Dòng b đã là câu.
Bài tập nâng cao Tiếng Việt 2 - Tuần 1
Tuần 1: Phần C – Tập làm văn
Tự giới thiệu câu và bài
Đề 1
Tạm biệt mái trường cũ, em được ba mẹ chuyển đến một ngôi trường mới. Trong buổi đầu ra mắt cô giáo chủ nhiệm và các bạn trong lớp, em hãy giới thiệu đôi chút về mình để làm quen với mọi người.
Đề 2
Em được lớp bầu chọn tham gia hội thi “Hoạ sĩ tí hon” ở trường. Em hãy giới thiệu mình bằng một vài câu có vần để gây ấn tượng.
Đề 3
Lớp em có một bạn mới chuyển đến. Là lớp trưởng, em hãy tự giới thiệu về mình và cho bạn biết họ tên và điểm mạnh của ba bạn tổ trưởng.
Đề 4
Kể lại nội dung mỗi tranh dưới đây bằng 1-2 câu để tạo thành câu chuyện.
Hướng dẫn làm bài
Đề 1
Giới thiệu mình với các bạn trong lớp: em có thể giới thiệu họ, tên, trường, lớp cũ và một vài sở thích của mình, ví dụ:
Chào các bạn! Mình tên là Nguyễn Thuỳ Linh. Năm học trước mình học lớp 1A Trường Tiểu học Bình Minh. Mình thích làm toán, đọc thơ và thích chơi đàn. Mình rất vui khi năm học này được học cùng các bạn.
Đề 2
Em tự giới thiệu, ví dụ:
iEm xin tự giới thiệu Tên em là Thanh Hà Học sinh lớp 2A. Em rất thích vẽ tranh. Mong các chị các anh đến xem và cổ vũ.
Đề 3
Em tự giới thiệu về mình và ba bạn tổ trưởng, về mỗi người, chỉ giới thiệu một, hai câu ngắn, ví dụ:
Mình là Lê Nhật Linh, lớp trưởng của lớp ta. Mình giới thiệu ba bạn tổ trưởng cho bạn nhé:
– Đây là bạn Nguyễn Vân Anh, tổ trưởng tổ một. Bạn viết chữ rất đẹp và là cây toán của lớp.
– Đây là bạn Trần Việt Hà, tổ trưởng tổ hai. Bạn hát hay và rất vui tính.
– Còn đây là bạn Hoàng Tuấn Nam, tổ trưởng tổ ba. Bạn vẽ rất đẹp, bạn đã được giải Nhất trong kì thi Vẽ tranh của trường mình đấy.
Đề 4
Em đặt tên cho hai bạn hoặc gọi là bạn nam và bạn nữ rồi kể thành câu chuyện, ví dụ:
Minh và Lan cùng vào công viên chơi. Minh ăn kẹo và vứt giấy xuống đất. (Tranh 1). Lan quay lại nhắc Minh: “Bạn bỏ giấy yào thùng rác đi!” (Tranh 2). Minh cúi nhặt giấy kẹo bỏ vào thùng rác. Lan nhìn Minh tươi cười. (Tranh 3).
Bài tập nâng cao Tiếng Việt 2 - Tuần 2: Chính tả
Tuần 2: Phần A – Chính tả
PHÂN BIỆT s/x
1. Điền vào chỗ trống s hay x:
Ngay át dưới chân đồi, con ông Vạn nước anh ngắt chảy qua. Chiều chiều người uống quảy nước làm bến Đăng nhộn nhịp hẳn lên.
2. Ghép từng tiếng ở cột trái với những tiếng thích hợp ở cột phải tạo thành từ:
3. Tìm tên các loại cây được viết:
a) Bắt đầu bằng s.
b) Bắt đầu bằng x.
PHÂN BIỆT ăn/ăng
4. Điền vào chỗ trống ăn hoặc ăng:
a) Món m xào này m ..
b) Tr . sắp l .
c) Chiếc kh tr..´ tinh.
5. Ghép từng tiếng ở cột trái với những tiếng thích hợp ở cột phải để tạo thành từ:
6. Giải câu đố sau:
a)
Dệt từ sợi bông
Mà lại có công
Giúp người rửa mặt.
(Là cái gì?)
b)
Vài hàng cước trăng
Có cán cầm tay
Giúp bé hằng ngày
Đánh răng sạch bóng.
(Là cái gì?)
PHÂN BIỆT g/gh
7. Điền g hoặc gh vào chỗ trống:
 ế gỗ, nhà a, i bài, con à, ặt lúa, ửi thư, é thăm.
8. Giải câu đố sau:
Lấp la lấp lánh
Treo ở trên tường
Trước khi đến trường
Bé soi chải tóc.
(Là cái gì?)
ÔN BẢNG CHỮ CÁI
9. Trong tổ Nam có 3 bạn: Nguyễn Hải Anh, Lê Tuấn Anh, Đỗ Đức Anh. Nam chưa xếp được tên các bạn này theo trật tự bảng chữ cái. Em hãy giúp bạn.
Hướng dẫn làm bài
1. sát; sông ; xanh ; xuống.
2. xong chuyện ; xong xuôi; song sắt; song ca.
3. Chẳng hạn: a) sắn, si, sim ; b) xoài, xoan, xà cừ.
4. a) măng, mặn ; b) trăng, lặn ; c) khăn, trắng.
5. Ghép: chăng dây, chăng đèn, chăn bông, chăn dắt.
6. a) Khăn mặt; b) Bàn chải đánh răng.
7. ghế ; ga ; ghi; gà ; gặt; gửi; ghé.
8. Cái gương.
9. Đỗ Đức Anh, Nguyễn Hải Anh, Lê Tuấn Anh.
Bài tập nâng cao Tiếng Việt 2 - Luyện từ và câu
Tuần 2: Phần B – Luyện từ và câu
MỞ RỘNG VÓN TỪ: TỪ NGỮ VỀ HỌC TẬP, DẤU CHẤM HỎI
1. Em kể tên các đồ vật phục vụ việc dạy – học có ở trong lớp học.
VD: bàn học sinh, 
2. “Sách Tiếng Việt” khác “vở Tiếng Việt” như thế nào?
3. Em đặt dấu chấm, hoặc dầu chấm hỏi vào cuối mỗi câu sau:
a) Cô bé vội vã ra đi
b) Bỗng cô bé gặp một cụ già râu tóc bạc phơ
c) Cháu đi đâu mà vội thế
d) Mẹ chỉ còn sống có hai mươi ngày nữa thôi ư
e) Mẹ cháu đã khỏi bệnh rồi
Hướng dẫn làm bài
1. Em quan sát kĩ các đồ vật trong lớp học của mình, rồi kể ra.
Ví dụ: bàn học sình, bàn giáo viên, ghế, bảng, phan, bản đồ, sách giáo khoa, vở ghi, bút bi, bút chì, thước, tẩy, 
2. – Muốn biết “sách Tiếng Việt” khác “vở Tiếng Việt” như thế nào, em phải phân biệt được nghĩa hai từ sách và vở.
(Sách: tập giấy đóng lại, có bìa bên ngoài, trong có in chữ để đọc, để học ; Vở: tập giấy trắng đóng lại, có bìa bên ngoài, dùng để viết, ghi bài học, làm bài tập).
– Sau đó, em nêu sự khác nhau giữa “sách Tiếng Việt” và “vở Tiếng Việt”. Cụ thể:
+ “Sách Tiếng Việt”: sách giáo khoa môn Tiếng Việt + “Vở Tiếng Việt”: vở ghi môn Tiếng Việt.
3. Dấu chấm dùng để đặt cuối câu kể và tả. Dấu chấm hỏi dùng đặt cuối câu hỏi. Từ đó, em thấy, trong 5 câu cho sẵn, hai câu c, d là câu hỏi. Dựa vào gợi ý này, em tự làm bài tập.
Bài tập nâng cao Tiếng Việt 2 - Tập làm văn
Tuần 2: Phần C – Tập làm văn
CHÀO HỎI, TỰ GIỚI THIỆU
Đề 1
Em sang nhà bạn Nam để mượn một quyển truyện. Bố Nam ra mở cửa, em sẽ nói với bác như thế nào? Hãy ghi lại lời củạ em và bố Nam.
Đề 2
Hãy tưởng tượng em được tham dự chương trình “Đồ – Rê – Mí” trên ti vi. Em hãy tự giới thiệu mình bằng một vài câu.
Đề 3
Đặt mình vào vai Minh – người bạn được Na giúp đỡ – trong câu chuyện “Phần thưởng” (Tiếng Việt 2, tập một, trang 13) hãy giới thiệu vài nét về bạn Na.
Đề 4
Em đã được xem rất nhiều phim hoạt hình. Hãy đóng vai một nhân vật hoạt hình mà em thích và tự giới thiệu về mình với các bạn nhỏ.
Hướng dẫn làm bài
Đề 1
Em nói lời chào, tự giới thiệu và nêu mục đích đến gặp Nam của mình, ví dụ ;
– Cháu chào bác ạ!
– Chào cháu. Có việc gì hả cháu?
– Dạ, cháu là bạn cùng lóp với bạn Nam Cháu muốn gặp bạn Nam ạ.
Đề 2
Em tự giới thiệu, ví dụ:
Kính thưa các cô các bác! Cháu tên là Nguyễn Lan Chi, học sinh lớp 2B, Trường Tiểu học Ngọc Hà. Cháu rất vui vì được tham gia chương trình “Đồ – Rê – Mí”. Mong các cô bác cổ vũ, cho một tràng vỗ tay để cháu hát thật hay ạ.
Đề 3
Lớp minh có một bạn gái tên là Na, bạn học không thật giỏi nhưng rất tốt bụng. Na thường xuyên giúp đỡ các bạn trong lớp. Có hôm bạn ấy gọt bút chì cho bạn Lan. Hôm trước bạn ấy đã cho mình nửa cục tẩy. Nhiều lần, Na đã làm trực nhật giúp các bạn bị mệt Các bạn trong lớp mình ai cũng yêu quý bạn Na.
Đề 4
Em đặt mình vào vai một nhân vật hoạt hình, ví dụ mèo Tôm, chuột Je-ri, cá Nê-mô, chó Bút-đi, gấu Uyn-ni-pu, tự giới thiệu và nêu mong ước của mình. Em có thể tham khảo ví dụ sau:
Xin chào các bạn! Tôi là Je-ri – chú chuột nhỏ trong bộ phim hoạt hình Tôm và Je-ri dó hãng phim hoạt hình nổi tiếng của Mĩ sản xuất. Tôi đã luôn cố gắng hết sức để mang lại cho các bạn tiếng cười sảng khoái sau những giờ học căng thẳng.i Tôi giúp các bạn có thêm nghị lực, lòng dũng cảm và trí thông minh để vượt qua những khó khăn trong học tập và trong cuộc sống. Nhưng các bạn cũng đừng quá mải mê với những cuộc . Vui của tôi mà quên việc học hành nhé.

Tài liệu đính kèm:

  • docbai_tap_nang_cao_tieng_viet_lop_2_tuan_1_chinh_ta.doc