Giáo án Khối 2 (Sách Kết nối tri thức với cuộc sống) - Tuần 25 - Năm học 2021-2022

Giáo án Khối 2 (Sách Kết nối tri thức với cuộc sống) - Tuần 25 - Năm học 2021-2022

BÀI 50: SO SÁNH CÁC SỐ TRÒN TRĂM, TRÒN CHỤC (TIẾT 2)

I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT :

1.Năng lực đặc thù :

- Năng lực giao tiếp toán học: Biết và so sánh được các số tròn trăm, tròn chục.

- Biết sắp xếp các số tròn trăm, tròn chục theo thứ tự từ bé đến lớn và ngược lại; tìm số bé nhất hoặc lớn nhất trong 4 số

- Năng lực giải quyết vấn đề toán học: Giải quyết được các bài tập giải có tình huống.

2.Năng lực chung:

- Năng lực tự chủ, tự học: HS nhận nhiệm vụ học tập với 1 tâm thế sẵn sàng. Quan sát, nhận biết hình ảnh các số tròn chục, tròn trăm, HS phát triển năng lực mô hình hóa toán học.

 - Năng lực giao tiếp, hợp tác:HS tham gia hoạt động chia sẻ với bạn để hoàn thành nhiệm vụ học tập

 - Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Diễn đạt, trả lời câu hỏi dựa trên vốn sống thực tế để thực hiện nhiệm vụ học tập

3.Phẩm chất:

Chăm chỉ : Thường xuyên hoàn thành các nhiệm vụ họnhiệm, có tinh thần hợp tác trong khi làm việc nhóm.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:

- GV: Máy tính, tivi chiếu nội dung bài;

- HS: SGK; Bộ đồ dùng Toán.

 

docx 30 trang Hà Duy Kiên 30/05/2022 2313
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Khối 2 (Sách Kết nối tri thức với cuộc sống) - Tuần 25 - Năm học 2021-2022", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 KẾ HOẠCH DẠY HỌC LỚP 2A NĂM HỌC 2021-2022
 TUẦN 25
Thứ
ngày
Tiết
Môn học/
Giáo viên
Tên bài học
Tiết học/ thời lượng
Nội dung điều chỉnh, bổ sung (nếu có)
Thứ 2
07/03/2022
1
HĐTN
Sinh hoạt dưới cờ
3
Toán
Bài 50: So sánh các số tròn trăm, tròn chục ( tiết 2)
1 tiết
4
Tiếng Việt
Bài 13:Tiếng chổi tre (T1)
2 Tiết
5
Tiếng Việt
Đọc: Tiếng chổi tre (T2)
Thứ 4
09/03/2022
1
Toán
Bài 51: Các số có ba chữ số ( tiết 1)
1 tiết
3
Tiếng Việt
Viết: Chữ hoa X
1 tiết
4
Tiếng Việt
Nói và nghe: KC: Hạt giống nhỏ
 1 tiết
5
HĐTN
Ghép các bài Em tự làm lấy việc của mình với bài Nghĩ nhanh, làm giỏi với bài Việc của mình không cần ai nhắc thành chủ điểm “Tự phục vụ bản thân” dạy trong 1 tiết.
1 tiết
 Không dạy HĐ 2 (Em tự làm lấy việc của mình); Không dạy HĐ 1 (Nghĩ nhanh, làm giỏi); không dạy HĐ 2 (Việc của mình không cần ai nhắc).
Phần HĐ sau giờ học GV hướng dẫn HS thực hành ở nhà.
Thứ 5
10/03/2022
1
Toán
Bài 51: Các số có ba chữ số ( tiết 2)
1 tiết
3
Tiếng Việt
Bài 14: Cỏ non cười rồi (T1)
2 tiết
4
Tiếng Việt
Đọc: Cỏ non cười rồi (T2)
Thứ 6
11/03/2022
1
Toán
Bài 51: Các số có ba chữ số ( tiết 3)
1 tiết
3
Tiếng Việt
Viết: Nghe -viết: Cỏ non cười rồi.
Phân biệt: ng/ngh, tr/ch, êt/êch
1 tiết
4
Tiếng Việt
Luyện từ và câu
Mở rộng vốn từ về BVMT. Sử dụng dấu phẩy
1 tiết
5
HĐTN
Sinh hoạt lớp theo chủ đề - Tự phục vụ bản thân
Tự đánh giá sau chủ đề.
1 tiết
 Thứ 7
12/03/2022
1
Toán
Bài 52: Viết các số thành tổng của các trăm, chục, đơn vị (T1)
1 tiết
3
Tiếng Việt
Luyện viết đoạn: Viết lời xin lỗi 
1 tiết
4
Tiếng Việt
Đọc mở rộng.
1 tiết
TUẦN 25
 Thứ hai ngày 7 tháng 3 năm 2022
TIẾT 1: HOẠT ĐỘNG TRẢI NGHIỆM
SINH HOẠT DƯỚI CỜ
 .
TIẾT 2: TOÁN
BÀI 50: SO SÁNH CÁC SỐ TRÒN TRĂM, TRÒN CHỤC (TIẾT 2)
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT :
1.Năng lực đặc thù : 
- Năng lực giao tiếp toán học: Biết và so sánh được các số tròn trăm, tròn chục.
- Biết sắp xếp các số tròn trăm, tròn chục theo thứ tự từ bé đến lớn và ngược lại; tìm số bé nhất hoặc lớn nhất trong 4 số
- Năng lực giải quyết vấn đề toán học: Giải quyết được các bài tập giải có tình huống.
2.Năng lực chung:
- Năng lực tự chủ, tự học: HS nhận nhiệm vụ học tập với 1 tâm thế sẵn sàng. Quan sát, nhận biết hình ảnh các số tròn chục, tròn trăm, HS phát triển năng lực mô hình hóa toán học.
 - Năng lực giao tiếp, hợp tác:HS tham gia hoạt động chia sẻ với bạn để hoàn thành nhiệm vụ học tập
 - Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Diễn đạt, trả lời câu hỏi dựa trên vốn sống thực tế để thực hiện nhiệm vụ học tập 
3.Phẩm chất:
Chăm chỉ : Thường xuyên hoàn thành các nhiệm vụ họnhiệm, có tinh thần hợp tác trong khi làm việc nhóm.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
- GV: Máy tính, tivi chiếu nội dung bài; 
- HS: SGK; Bộ đồ dùng Toán.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1. Kiểm tra:
2. Dạy bài mới:
2.1. Giới thiệu bài.
2.2. Luyện tập:
Bài 1: 
- Gọi HS đọc YC bài.
- Bài yêu cầu làm gì?
- GV HDHS thực hiện lần lượt các YC:
So sánh 700 < 900 rồi chọn Đ
So sánh 890 > 880 rồi chọn Đ
So sánh 190 = 190 rồi chọn Đ
So sánh 520 = 250 rồi chọn S
So sánh 270 < 720 rồi chọn Đ
So sánh 460 > 640 rồi chọn S
- GV nêu: 
=> Để so sánh được hai vế, ta làm như thế nào? 
- Nhận xét, tuyên dương HS.
Bài 2:
- Gọi HS đọc YC bài.
- Bài yêu cầu làm gì?
- GV hướng dẫn HS cách sắp xếp từ bé đến lớn
- Tổ chức cho HS chia sẻ trước lớp.
- Nhận xét, tuyên dương.
Bài 3:
- Gọi HS đọc YC bài.
- Bài yêu cầu làm gì?
- GV hướng dẫn HS cách sắp xếp từ lớn đến bé
- GV cho HS làm bài vào vở ô li.
- GV quan sát, hỗ trợ HS gặp khó khăn.
- Nhận xét, đánh giá bài HS.
Bài 4:
- Gọi HS đọc YC bài.
- Bài yêu cầu làm gì?
a) Để tìm được số lớn nhất trong toa tàu ta phải làm như thế nào?
- GV nhận xét, khen ngợi HS.
b) - Muốn sắp xếp được toa tàu từ bé đến lớn ta phải làm gi?
- Ta đổi chỗ như thế nào?
- GV nhận xét, khen ngợi HS
Bài5:
- Gọi HS đọc YC bài.
- Bài yêu cầu làm gì?
-GV yêu cầu HS quan sát hình vẽ tìm ra hai cân thăng bằng tìm ra bạn gấu cân nặng bao nhiêu?
+ Từ hình thứ nhất ta có gấu xám nhẹ hơn gấu xám
+ Từ hình thứ hai ta có gấu xám nhẹ hơn gấu nâu
=> Cân nặng của các bạn là: Gấu xám, gấu trắng, gấu nâu
- Lần lượt cân nặng của các bạn là: 400kg, 480kg
- GV nhận xét, tuyên dương
3. Củng cố, dặn dò:
- Nhận xét giờ học.
- 2 -3 HS đọc.
- 1-2 HS trả lời.
- HS thực hiện lần lượt các YC.
- 1-2 HS trả lời.
- 2 -3 HS đọc.
- 1-2 HS trả lời.
- HS thực hiện theo cặp lần lượt các YC hướng dẫn.
- 2 -3 HS đọc.
- 1-2 HS trả lời.
- HS thực hiện chia sẻ.
- 1-2 HS trả lời.
- 2 -3 HS đọc.
- 1-2 HS trả lời.
- HS trả lời
- HS làm bài cá nhân.
- Đỏi chỗ thứ tự của các toa tàu
- Đổi toa tàu 130 và 730
- HS lắng nghe.
- 2 -3 HS đọc.
- 1-2 HS trả lời.
- Hs lắng nghe và tìm cách làm.
 .. 
TIẾT 4+ 5 : TIẾNG VIỆT
 BÀI 13: TIẾNG CHỔI TRE (Tiết 1 + 2)
 ĐỌC: TIẾNG CHỔI TRE 
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT :
1.Năng lực đặc thù:
Năng lực ngôn ngữ: Đọc đúng, rõ ràng các tiếng trong bài thơ Tiếng chổi tre, biết ngắt, nghỉ đúng nhịp thơ trong bài.
Năng lực văn học
- Hiểu nội dung bài: Nhận biết được thời gian, địa điểm miêu tả trong bài thơ, hiểu được công việc thầm lặng, vất vả nhưng đầy ý nghĩa của chị lao công, từ đó có thái độ trân trọng, giữ gìn môi truờng sống xung quanh mình. 
2. Năng lực chung : 
- Năng lực tự chủ và tự học: Tự hoàn thành nhiệm vụ học tập 
- Năng lực giao tiếp và hợp tác: Biết tương tác với bạn, cô giáo, cha mẹ, người thân để giải quyết vấn đề liên quan đến bài học.
- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Biết thu nhận thông tin từ tình huống, nhận ra những vấn đề đơn giản và giải quyết được vấn đề.
3. Phẩm chất: 
Nhân ái: Khơi dậy các em lòng biết ơn đối với những người lao động bình thường, làm đẹp môi trường sống, thức tỉnh ý thức bảo vệ môi truờng
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
- GV: Máy tính, tivi để chiếu hình ảnh của bài học.
- HS: Vở BTTV.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1. Kiểm tra:
2. Dạy bài mới:
2.1. Khởi động:
- Cho HS quan sát tranh: Tranh vẽ gì?
- GV hỏi:
+ 2 bức tranh miêu tả thời điểm nào trong ngày?
+ Vì sao con đuờng trong bức tranh thứ hai lại trở nên sạch sẽ như vậy? 
- GV dẫn dắt, giới thiệu bài.
2.2. Khám phá:
* Hoạt động 1: Đọc văn bản.
- GV đọc mẫu: giọng đọc tâm tình, tha thiết để diễn tả lòng biết ơn. 
- HDHS chia đoạn: (3 đoạn)
+ Đoạn 1: Từ đầu đến Quét rác 
+ Đoạn 2: Những đêm đông đến Quét rác
+ Đoạn 3: Còn lại.
- Luyện đọc từ khó kết hợp giải nghĩa từ: xao xác, lao công, lặng ngắt, gió rét, sach lề 
- Luyện đọc câu: Tiếng chổi tre/ Xao xác/ Hàng me//, Tiếng chổi tre/ Đêm hè/ Quét rác //, Chị lao công/ Như sắt/ Như đồng//, Chị lao công/ Đêm đông/ Quét rác //
- Luyện đọc đoạn: GV tổ chức cho HS luyện đọc đoạn theo nhóm hai.
* Hoạt động 2: Trả lời câu hỏi.
- GV gọi HS đọc lần lượt 4 câu hỏi trong sgk/tr.55.
- GV HDHS trả lời từng câu hỏi đồng thời hoàn thiện vào VBTTV/tr.29.
C1: Chị lao công làm việc vào những thời gian nào?
C2: Đoạn thơ thứ hai cho biết công việc của chị lao công vất vả như thế nào?
C3: Những câu thơ sau nói lên điều gì?
C4: Tác giả nhắn nhủ em điều gì qua 3 câu thơ cuối?
- GV hỗ trợ HS gặp khó khăn, lưu ý rèn cách trả lời đầy đủ câu.
- Nhận xét, tuyên dương HS.
* Hoạt động 3: Luyện đọc lại
- GV đọc diễn cảm toàn bài. Lưu ý ngắt gịọng, nhấn giọng .
- Gọi HS đọc toàn bài.
- Nhận xét, khen ngợi.
* Hoạt động 4: Luyện tập theo văn bản đọc.
Bài 1: Trong đoạn thơ thứ nhất, từ nào miêu tả âm thanh của tiếng chổi tre?
- Gọi HS đọc yêu cầu sgk/ tr. 55.
- YC HS trả lời câu hỏi đồng thời hoàn thiện vào VBTTV/tr. 29.
- Tuyên dương, nhận xét.
Bài 2: Thay tác giả, nói lời cảm ơn đối với chị lao công.
- Gọi HS đọc yêu cầu sgk/ tr. 55.
- HDHS đóng vai chị lao công, đóng vai tác giả nói lời cảm ơn chị lao công.
- GV quan sát, hỗ trợ HS gặp khó khăn 
- Gọi các nhóm lên thực hiện.
- Nhận xét chung, tuyên dương HS.
3. Củng cố, dặn dò:
- Hôm nay em học bài gì?
- GV nhận xét giờ học.
- HS thảo luận theo cặp và chia sẻ.
- 2-3 HS chia sẻ.
- Cả lớp đọc thầm.
- HS đọc nối tiếp đoạn.
- 2-3 HS luyện đọc.
- 2-3 HS đọc.
- HS thực hiện theo nhóm hai.
- HS lần lượt đọc.
- HS lần lượt chia sẻ ý kiến:
C1: Chị lao công làm việc vào đêm hè và đêm đông.
C2: Chị lao công phải làm việc vào lúc đêm khuya, không khí lạnh giá, con đuờng vắng lặng.
C3: a
C4: Qua 3 câu thơ cuối tác giả muốn nhắn nhủ em giữ gìn đường phố sạch đẹp.
- 1-2 HS đọc- cả lớp đọc thầm theo.- 1-2 HS đọc.
- HS hoạt động nhóm 4, tìm từ miêu tả âm thanh (Xao xác)
- nhóm lên bảng trình bày.
- 2-3 nhóm chia sẻ.
- 1-2 HS đọc.- HS hoạt động nhóm đôi: Tôi rất biết ơn chị vì chị đã làm cho đuờng phố sạch, đẹp.
- Đại diện 2-3 nhóm lên trình bày kết quả thảo luận của nhóm.
- HS chia sẻ nhóm.
......................................................................................................................................................................
Thứ tư ngày 9 tháng 3 năm 2022
TIẾT 1: TOÁN
Bài 51: SỐ CÓ BA CHỮ SỐ (TIẾT 1)
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT :
1.Năng lực đặc thù : 
- Năng lực giao tiếp toán học:Trình bày, trao đổi được các vấn đề trong bài học và qua hoạt động trò chơi, tương tác giữa giáo viên và học sinh, giữa học sinh và học sinh gây hứng thú học tập. 
- Năng lực giải quyết vấn đề toán học: HS đọc và viết được các số có ba chữ số. Củng cố về cấu tạo số của các số có ba chữ số.
2.Năng lực chung:
- Năng lực tự chủ, tự học: Nhận biết về cấu tạo số của các số có ba chữ số. HS phát triển năng lực mô hình hóa toán học.
 - Năng lực giao tiếp, hợp tác:HS tham gia hoạt động chia sẻ với bạn để hoàn thành nhiệm vụ học tập
 - Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Dựa trên vốn sống thực tế để thực hiện nhiệm vụ học tập 
3.Phẩm chất:
Chăm chỉ : Thường xuyên hoàn thành các nhiệm vụ học tập, hợp tác, rèn tính cẩn thận.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
- GV: Máy tính, tivi chiếu nội dung bài.
- HS: SGK, vở
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1. Kiểm tra:
2. Dạy bài mới:
2.1. Khám phá:
- GV lần lượt gắn một số nhóm hình vuông to, hình chữ nhật, hình vuông nhỏ lên bảng.
+ Mỗi nhóm có mấy hình?
+ Có tất cả bao nhiêu hình?
+ Số đó gồm mấy trăm, mấy chục, mấy đơn vị?
- GV HDHS viết số và đọc số tương ứng
- Phân tích cấu tạo của một số có ba chữ số:
+ ví dụ: 465
- YCHS lấy thêm ví dụ và phân tích cấu tạo của số đó.
- Nhận xét, tuyên dương.
2.2. Hoạt động:
Bài 1: 
- Gọi HS đọc YC bài.
- Bài yêu cầu làm gì?
- GV hướng dẫn mẫu: HS dựa vào cách đọc để tìm đúng số theo yêu cầu.
- GV YCHS lên bảng tìm số tương ứng với cách đọc đã cho.
- Làm thế nào em tìm ra được số?
- GV hướng dẫn tương tự với các số 472; 247
- Nhận xét, tuyên dương.
Bài 2:
- Gọi HS đọc YC bài.
- Bài yêu cầu làm gì?
- Bài cho những số nào?
- Các số này được sắp xếp như thế nào trên tia số?
- Số đứng sau hơn số đứng trước bao nhiêu đơn vị?
- YCHS nêu số thích hợp với ô có dấu ? đầu tiên.
- Em làm thế nào điền được số 108?
- GV nhận xét, tuyên dương
- Tương tự với phần còn lại và phần b.
- Đánh giá, nhận xét bài HS.
Bài 3:
- Gọi HS đọc YC bài.
- Bài yêu cầu làm gì?
- GV HDHS tương tự bài 1.
- GV nhận xét, khen ngợi HS.
Bài 4:
- Gọi HS đọc YC bài
- Bài yêu cầu gì?
- GV HD mẫu: Để viết, đọc được số thì em cần nắm được cấu tạo số đó.
- GV đưa bảng phụ. Gọi HS lên bảng viết số, đọc số.
- Số 749 gồm mấy trăm, mấy chục, mấy đơn vị?
- GV cho HS làm tương tự các phần còn lại vào vở
- GV nhận xét, tuyên dương.
3. Củng cố, dặn dò:
- Hôm nay em học bài gì? 
- Lấy ví dụ về số có ba chữ số và phân tích cấu tạo số đó?
- Nhận xét giờ học.
- HS quan sát
- HS thực hiện đếm hình.
+ HS trả lời, nhận xét.
- HS nêu
- HS theo dõi
- 2-3 HS trả lời.
+ Số gồm 4 trăm, 6 chục và 5 đơn vị. đọc là: Bốn trăm sáu mươi lăm
- HS nhắc lại cá nhân, đồng thanh.
- HS lấy ví dụ và chia sẻ
- 2 -3 HS đọc.
- 1-2 HS trả lời.
- HS lắng nghe.
- 1 HS lên bảng tìm nối.
- 1-2 HS trả lời.
- HS nêu.
- 2 -3 HS đọc.
- 1-2 HS trả lời.
- HS trả lời: Các số hạng: 105, 106 
- HS nêu: từ bé đến lớn (tăng dần).
- HS trả lời: 1 đơn vị
- HS nêu: 108
- HS trả lời
- HS thực hiện làm bài cá nhân.
- 2 -3 HS đọc.
- 1-2 HS trả lời.
- HS trả lời
- HS nghe.
- 2 – 3 HS đọc
- 1 – 2 HS trả lời
- HS nghe
- HS lên bảng
- HS viết, đọc
- HS trả lời
- HS làm cá nhân vào vở
- Đổi chéo vở kiểm tra
 - HS nêu.
- HS chia sẻ.
.............................................................................
TIẾT 3: TIẾNG VIỆT
BÀI 13: TIẾNG CHỔI TRE (Tiết 3)
VIẾT: CHỮ HOA X
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT :
1.Năng lực đặc thù :
Năng lực ngôn ngữ :
- Biết viết chữ viết hoa X cỡ vừa và cỡ nhỏ.
- Viết đúng câu ứng dựng: Xuân về, hàng cây bên đường thay áo mới.
2.Năng lực chung:
- Năng lực tự chủ, tự học: HS viết được chữ hoa X trong vở tập viết 
- Năng lực giao tiếp, hợp tác: HS tham gia hoạt động chia sẻ, đánh giá và tự đánh giá về: cách viết chữ hoa X và câu ứng dụng. 
- Năng lực giải quyết vấn đề, sáng tạo: HS dựa trên vốn sống thực tế để thực hiện nhiệm vụ học tập.
3. Phẩm chất :
- Chăm chỉ: Học sinh tập trung lắng nghe cô hướng dẫn viết chữ X
- Trách nhiệm : Có ý thức thẩm mỹ khi viết chữ.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
- GV: Mẫu chữ hoa X. Bảng phụ viết sẵn mẫu chữ, câu ứng dụng trên dòng kẻ 
(cỡ vừa và nhỏ).
- HS:Vở Tập viết, bảng con.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1. Kiểm tra:
2. Dạy bài mới:
2.1. Khởi động:
- Cho HS quan sát mẫu chữ hoa: Đây là mẫu chữ hoa gì?
- GV dẫn dắt, giới thiệu bài.
2.2. Khám phá:
* Hoạt động 1: Hướng dẫn viết chữ hoa.
- GV tổ chức cho HS nêu:
+ Độ cao, độ rộng chữ hoa X.
+ Chữ hoa X gồm mấy nét?
- GV chiếu video HD quy trình viết chữ hoa X.
- GV thao tác mẫu trên bảng con, vừa viết vừa nêu quy trình viết từng nét.
- YC HS viết bảng con.
- GV hỗ trợ HS gặp khó khăn.
- Nhận xét, động viên HS.
* Hoạt động 2: Hướng dẫn viết câu ứng dụng.
- Gọi HS đọc câu ứng dụng cần viết.
- GV viết mẫu câu ứng dụng trên bảng, lưu ý cho HS:
+ Viết chữ hoa X đầu câu.
+ Cách nối từ X sang u, a, n.
+ Khoảng cách giữa các con chữ, độ cao, dấu thanh và dấu chấm cuối câu.
* Hoạt động 3: Thực hành luyện viết.
- YC HS thực hiện luyện viết chữ hoa X và câu ứng dụng trong vở Luyện viết.
- GV quan sát, hỗ trợ HS gặp khó khăn.
- Nhẫn xét, đánh giá bài HS.
3. Củng cố, dặn dò:
- Hôm nay em học bài gì?
- GV nhận xét giờ học.
- 1-2 HS chia sẻ.
- 2-3 HS chia sẻ.
- HS quan sát.
- HS quan sát, lắng nghe.
- HS luyện viết bảng con.
- 3-4 HS đọc.
- HS quan sát, lắng nghe.
- HS thực hiện.
- HS chia sẻ.
...............................................................
TIẾT 4: TIẾNG VIỆT
BÀI 13: TIẾNG CHỔI TRE (TIẾT 4)
NÓI VÀ NGHE: KỂ CHUYỆN: HẠT GIỐNG NHỎ
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT :
1.Năng lực đặc thù:
Năng lực ngôn ngữ:
- Nhận biết được các sự việc trong tranh minh họa nhờ đâu hạt giống nhỏ trở thành một cây cao, to, khoẻ mạnh. Hiểu đuợc tác dụng của cây cối với đời sống con người.
- Kể lại được từng đoạn của câu chuyện dựa vào tranh và câu hỏi gợi ý dưới tranh. 
2.Năng lực chung:
+ Năng lực tự chủ, tự học: HS nhận nhiệm vụ học tập với 1 tâm thế sẵn sàng. HS tích cực tương tác để hoàn thành nhiệm vụ học tập.
+ Năng lực giao tiếp, hợp tác: Học sinh phát triển kĩ năng trình bày, kĩ năng giao tiếp, hợp tác nhóm cùng nhau thảo luận các bức tranh và kể lại được từng đoạn của câu chuyện hạt giống nhỏ
+ Năng lực giải quyết vấn đề, sáng tạo: HS vận dụng kiến thức vào cuộc sống hàng ngày. 
3.Phẩm chất: Trách nhiệm:Yêu quý cây cối, thiên nhiên. 
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
- GV:Hình ảnh của bài học.
- HS: Sách giáo khoa; VBT Tiếng Việt.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC:
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1. Kiểm tra:
2. Dạy bài mới:
2.1. Khởi động:
- Cho HS quan sát tranh: Tranh vẽ gì?
- GV dẫn dắt, giới thiệu bài.
2.2. Khám phá:
* Hoạt động 1: Kể về “Hạt giống nhỏ”
- GV tổ chức cho HS quan sát từng tranh, trả lời câu hỏi:
+ Hạt giống nhỏ trở thành cây như thế nào?
+ Cây mong muốn quả đồi như thế nào? 
+ Những hạt cây nẩy mầm nhờ đâu?
+ Tranh vẽ quả đồi thay đổi như thế nào? 
- Theo em, các tranh muốn nói làm thế nào quả đồi có thêm nhiều cây xanh?
- Tổ chức cho HS kể về Hạt giống nhỏ, lưu ý tác dụng của cây cối đối với cuộc sống con người.
- GV hỗ trợ HS gặp khó khăn.
- Nhận xét, động viên HS.
* Hoạt động 2: Qua câu chuyện để biết làm thế nào quả đồi có thêm nhiều cây xanh. 
- YC HS nhớ lại sự việc thể hiện trong mỗi tranh, hiểu tác dụng của cây cối đối với cuộc sống con người.
- Gọi HS chia sẻ trước lớp; GV sửa cách diễn đạt cho HS.
- Nhận xét, khen ngợi HS.
* Hoạt động 3: Vận dụng:
- HDHS viết 2-3 câu về hạt giống nhỏ: có thể viết một hoạt động em thích nhất, một nơi em từng đến, cảm xúc, suy nghĩ của em, hiểu được tác dụng của cây cối với đời sống con người 
- YCHS hoàn thiện bài tập trong VBTTV, tr.30.
- Nhận xét, tuyên dương HS.
3. Củng cố, dặn dò:
- Hôm nay em học bài gì?
- GV nhận xét giờ học.
- 1-2 HS chia sẻ.
- Mỗi tranh, 2-3 HS chia sẻ.
- 1-2 HS trả lời.
- HS thảo luận theo cặp, sau đó chia sẻ trước lớp.
- HS lắng nghe.
- HS suy nghĩ cá nhân, sau đó chia sẻ với bạn theo cặp.
- HS lắng nghe, nhận xét.
- HS lắng nghe.
- HS thực hiện.
- HS chia sẻ.
 ..............................................................................................
TIẾT 5: HOẠT ĐỘNG TRẢI NGHIỆM
Hoạt động giáo dục theo chủ đề 
CHỦ ĐỀ: TỰ PHỤC VỤ BẢN THÂN
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT :
1. Các việc HS làm được 
Kể được những việc cần làm để tự phục vụ bản thân.
- Nêu được cách làm những việc đó.
- Thực hiện được một số việc tự phục vụ phù hợp với lứa tuổi. 
2. Chủ đề này góp phần hình thành và phát triển cho học sinh
- Năng lực giao tiếp hợp tác: thể hiện thông qua việc hợp tác với bạn để hoàn thành nhiệm vụ nhóm trong hoạt động tập thể, 
- Năng lực thích ứng với cuộc sống: Thực hiện được những việc tự phục vụ bản thân trong sinh hoạt hằng ngày.
+ HS chủ động sắp xếp các hoạt động hằng ngày của mình: biết giờ nào phải làm gì, phải chuẩn bị những gì.
3.Phẩm chất :
- Chăm chỉ: Thường xuyên hoàn thành nhiệm vụ học tập 
- Trách nhiệm: HS kể về những việc mình nên tự làm để phục vụ bản thân. Khi kể cho nhau nghe, HS sẽ cảm thấy tự hào và mong muốn tiếp tục thực hiện những việc tự phục vụ.
- Giúp HS trải nghiệm, xử lí các tình huống xảy ra với bản thân mình trong cuộc sống.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
- GV: Máy tính, tivi chiếu nội dung bài. Thẻ chữ: Bình tĩnh, nghĩ, hành động. 
- HS: Sách giáo khoa.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC: 
 HOẠT ĐỘNG CỦA GV HOẠT ĐỘNG CỦA HS
1. Khởi động: Nghe và thảo luận về câu chuyện Bạn nhỏ hay gọi “Mẹ ơi!”. (Bài 13)
Tổ chức hoạt động:
- GV kể cho HS nghe câu chuyện về Bạn nhỏ hay gọi: “Mẹ ơi!”, vừa kể vừa tương tác
với HS.
Kẹo là một cô bé xinh xắn, đã học lớp 2 rồi nhưng vẫn chưa tự làm được nhiều việc.
– GV dừng lại hỏi: 
- Các em đoán xem, vì sao vậy?
Khi đang chơi, khát nước, Kẹo gọi: “Mẹ ơi, con khát!”, ngay lập tức mẹ rót nước mang
đến cho Kẹo.
Khi muốn đi chơi mà không thấy dép đâu, Kẹo gọi: “Mẹ ơi, đôi dép màu hồng của con
ở đâu?”, mẹ vội vàng đi tìm dép cho Kẹo.
– GV có thể đưa thêm nhiều tình huống khác (như mất khăn, đói bụng, thích đọc sách, muốn xem ti vi, muốn buộc dây giày, ) để HS vào vai bé Kẹo, gọi: “Mẹ ơi!”.
Ví dụ:
GV: – Kẹo muốn đi sinh nhật bạn, buộc tóc lên cho xinh, Kẹo gọi: 
HS: – Mẹ ơi, mẹ buộc tóc cho con!
Bây giờ thì các bạn đã hiểu, vì sao mọi người thường gọi bé Kẹo là cô bé “Mẹ ơi!”.
- YC HS hoạt động theo nhóm đôi
– GV hỏi để HS dự đoán về cảm nhận của mẹ bé Kẹo?
– GV mời HS đưa ra lời khuyên cho bé Kẹo để sống tự lập hơn.
Kết luận: Em đã lớn, em biết tự làm những việc vừa sức để tự phục vụ cho mình.
Khám phá chủ đề
*Xử lí tình huống. (Bài 14)
 - YCHS quan sát hình trong tranh và nói các bạn trong tranh đang làm gì?
− GV giới thiệu tình huống :
Tranh 1: Đang rót nước bị đổ nước ra ngoài.
Tranh 2: Đang đi trên đường, bỗng mây đen kéo đến, có thể sắp mưa.
Tranh 3: Đang lạnh, mặc áo khoác nhưng sau khi chạy nhảy bỗng thấy nóng, mồ hôi túa ra.
 - Tranh 4: Bị chảy máu cam.
- GV yêu cầu HS trao đổi chỉ ra cách xử lí tình huống của các bạn trong mỗi tranh. 
- Yêu cầu HS báo cáo.
- GV gọi HS nhận xét .
- GV nhận xét .
GV kết luận: Trong cuộc sống xảy ra nhiều tình huống bất ngờ nhưng có thể xử lí rất đơn giản mà em cũng làm được. 
* Chơi trò :" Trước khi và sau khi"(Bài 15)
- GV vừa tung quả bóng gai cho HS vừa đưa ra một tình huống. HS vừa bắt (chộp) quả bóng gai, vừa đáp:
+ GV: Sau khi ngủ dậy HS + Phải .
+ GV: Trước khi đi học 
+ GV: Trước khi đi ngủ ...
+ GV: Sau khi ngủ dậy 
+ GV: Trước khi đi học 
- Với những tình huống có nhiều đáp án, GV tung quả bóng gai cho nhiều HS khác nhau. 
- GV tổ chức HS tham gia chơi.
- GV nhận xét.
- GV dẫn dắt Kết luận: Chúng ta luôn thực hiện những việc cần phải làm đúng lúc.
3. Mở rộng và tổng kết chủ đề:
- GV yêu cầu HS Thảo luận theo nhóm, tổ hoặc cặp đôi về những ngày cuối tuần của mình. 
+ Những việc gì em thường xuyên tự làm không cần ai nhắc? 
+Những việc nào em làm cùng bố mẹ, gia đình, hàng xóm? 
- GVYC HS Tìm những điểm chung và những điểm khác nhau ở các ngày cuối tuần của mỗi người trong nhóm. 
GV Kết luận: Ngày cuối tuần thường có nhiều thời gian hơn nên công việc cũng nhiều và phong phú hơn. 
4. Cam kết, hành động:
- Hôm nay em học bài gì?
- GV gợi ý HS về nhà thảo luận cùng bố mẹ về “Thời gian biểu” mình đã lập và thực hiện.
- HS quan sát, thực hiện theo HD.
- Nghe GV kể
- 2-3 HS nêu.
- Đóng vai theo tình huống
- Các nhóm lên trình bày
- 2-3 HS trả lời.
- HS lắng nghe. 
- HS lắng nghe. 
- HS thực hiện cá nhân.
- HS thực hiện.
- HS trình bày lại bằng lời và giải thích vì sao mình chọn cách xử lí tình huống như thế. 
- HS lắng nghe.
- HS quan sát, thực hiện theo HD.
- HS đáp lại:
- HS tham gia chơi.
- HS theo dõi.
- HS lắng nghe. 
- HS trao đổi.
(Lau cửa sổ, tưới cây, chăm cây cối, dọn vệ sinh khu phố, đi học vẽ, xem ti vi, đi mua sắm, đi dã ngoại, giúp mẹ nấu ăn, tập đàn, sang nhà bà chơi, sắp xếp lại giá sách, bàn học, đọc sách, ).
- HS trả lời.
- 2-3 HS trả lời.
- HS nêu.
- HS lắng nghe.
- HS thực hiện.
.....................................................................................................................................
Thứ năm ngày 10 tháng 3 năm 2022
TIẾT 1: TOÁN
BÀI 51: SỐ CÓ BA CHỮ SỐ (TIẾT 2)
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT :
1.Năng lực đặc thù : 
- Năng lực giao tiếp toán học:Trình bày, trao đổi được các vấn đề trong bài học và qua hoạt động trò chơi, tương tác giữa giáo viên và học sinh, giữa học sinh và học sinh gây hứng thú học tập. 
- Năng lực giải quyết vấn đề toán học: HS đọc và viết thành thạo các số có ba chữ số. Củng cố về cấu tạo số của các số có ba chữ số.
2.Năng lực chung:
- Năng lực tự chủ, tự học: Củng cố về cấu tạo số của các số có ba chữ số. HS phát triển năng lực mô hình hóa toán học.
 - Năng lực giao tiếp, hợp tác:HS tham gia hoạt động chia sẻ với bạn để hoàn thành nhiệm vụ học tập
 - Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Dựa trên vốn sống thực tế để thực hiện nhiệm vụ học tập 
3.Phẩm chất:
Chăm chỉ:Thường xuyên hoàn thành các nhiệm vụ học tập 
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
- GV: Máy tính, tivi chiếu nội dung bài; 
- HS: SGK;
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1. Kiểm tra:
2. Dạy bài mới:
2.1. Giới thiệu bài.
2.2. Luyện tập:
Bài 1: 
- Gọi HS đọc YC bài.
- Bài yêu cầu làm gì?
- GV HDHS quan sát tranh sgk/tr.51
- GV hướng dẫn mẫu: Số cần tìm ở chiếc vợt được cấu tạo từ các thành phần ghi ở các hũ mật. HS dựa vào cấu tạo số để viết đúng số theo yêu cầu.
- GV YCHS lên bảng viết số tương ứng với cấu tạo số đã cho.
- Làm thế nào em viết được số?
+ Số 752 gồm mấy trăm, mấy chục, mấy đơn vị?
- GV YCHS thực hiện tương tự với các phần c, d
- Nhận xét, tuyên dương HS.
Bài 2:
- Gọi HS đọc YC bài.
- Bài yêu cầu làm gì?
- GV hướng dẫn mẫu: Mỗi con ong được nối với tổ ghi cách đọc số ở bóng nói của con ong đó. HS dựa vào cách đọc để tìm đúng số theo yêu cầu.
- GV YCHS nối số tương ứng với cách đọc đã cho.
- Làm thế nào em tìm ra được số?
- GV hướng dẫn tương tự với các phần còn lại.
- YCHS nêu cấu tạo của các số.
- Nhận xét, tuyên dương.
Bài 3:
- GV HDHS quan sát sgk/tr.52
- Bài yêu cầu làm gì?
- YCHS đọc các số lần lượt trên thanh gỗ.
- GV HD: dựa vào cách đọc mỗi số trên thanh gỗ, liên hệ với cách đọc được ghi trên thùng sơn tương ứng để xác định màu sơn của mỗi thanh gỗ.
- YCHS thực hiện tô màu từng thanh gỗ bằng bút chì màu theo đúng màu sơn.
- GV quan sát, hỗ trợ HS gặp khó khăn.
- Cho HS đổi chéo vở nhận xét.
- GV nhận xét, tuyên dương HS.
Bài 4: 
- Gọi HS đọc YC bài
+ Số liền trước là số như thế nào?
+ Số liền sau là số như thế nào?
- YCHS làm bài cá nhân vào vở.
- Gọi HS chữa bài
+ Số 1000 có mấy chữ số?
+ So sánh số 1000 và số 999?
- GV nhận xét, tuyên dương HS
3. Củng cố, dặn dò:
- Lấy ví dụ 1 số có ba chữ số. Nêu cấu tạo của số đó. Nêu số liền trước, liền sau của số đó?
- Nhận xét giờ học.
- 2 -3 HS đọc.
- 1-2 HS trả lời.
- HS quan sát
- HS lắng nghe
- HS lên bảng viết: 752
- HS trả lời
- HS nêu
- HS thực hiện lần lượt các YC.
- 2 -3 HS đọc.
- 1-2 HS trả lời.
- HS quan sát sgk/tr.52
- HS thực hiện
- HS nêu
- HS thực hiện lần lượt các YC hướng dẫn.
- HS nêu.
- HS quan sát
- HS nêu
- HS đọc
- HS nghe
- HS thực hiện làm bài cá nhân
- Đổi chéo vở kiểm tra nhận xét.
- 2-3 HS đọc yêu cầu
- HS nêu
- HS làm vở
- HS nối tiếp nêu
- HS trả lời
- HS nêu
 ..................................................................................
 TIẾT 3+4 : TIẾNG VIỆT
 BÀI 14: CỎ NON CƯỜI RỒI ( TIẾT 1 + 2)
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT :
1.Năng lực đặc thù :
Năng lực ngôn ngữ : Đọc đúng các các từ khó, đọc rõ văn bản Cỏ non cười rồi với tốc độ đọc phù hợp; biết cách đọc lời nói, lời đối thoại của các nhân vật trong bài, biết ngắt, nghỉ hơi sau mỗi đoạn.
- Trả lời được các câu hỏi của bài.
Năng lực văn học: Hiểu nội dung bài: Hiểu và nắm được vì sao cỏ non lại khóc, chim én đã làm gì để giúp cỏ non. Thông qua đó thấy được ý thức trách nhiệm bảo vệ môi trường của chim én.
2.Năng lực chung:
+ Năng lực tự chủ, tự học: HS nhận nhiệm vụ học tập với 1 tâm thế sẵn sàng. HS tích cực tương tác để hoàn thành nhiệm vụ học tập.
+ Năng lực giao tiếp, hợp tác: HS tham gia hoạt động, chia sẻ, đánh giá và tự đánh giá về: luyện đọc và tìm hiểu nội dung bài đọc.
+ Năng lực giải quyết vấn đề, sáng tạo: Vận dụng được kiến thức cuộc sống để hiểu kiến thức trong trang sách và ngược lại. 
3.Phẩm chất: Tìm đọc sách, báo viết các hoạt động về giữ gìn môi trường xanh, sạch, đẹp ở nhà trường
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC:
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1. Kiểm tra:
- Gọi HS đọc bài: Tiếng chổi tre.
- Bài thơ cho biết công việc của chị lao công vất vả như thế nào?
- Nhận xét, tuyên dương.
2. Dạy bài mới:
2.1. Khởi động:
- Em nhìn thấy mấy tấm biển báo trong bức tranh?
- Nội dung của từng tấm biển báo là gì? 
- Từng tấm biển báo nhắc nhở mọi người điều gì? 
- GV dẫn dắt, giới thiệu bài.
2.2. Khám phá:
* Hoạt động 1: Đọc văn bản.
- GV đọc mẫu: giọng đọc lưu luyến, tình cảm.
- GV mời 3 HS đọc nối tiếp bài đọc: HS1 Từ đầu đến ấm áp; HS2 đọc tiếp theo đến giúp em; HS 3 đọc phần còn lại.
- Luyện đọc từ khó kết hợp giải nghĩa từ: 
Thút thít, sửa soan, suốt đêm, giẫm lên, nhoẻn miệng. 
- Luyện đọc VB Cỏ non cười rồi: GV gọi HS đọc nối tiếp từng đoạn. Chú ý quan sát, hỗ trợ HS.
- GV Nhận xét, tuyên duơng.
* Hoạt động 2: Trả lời câu hỏi.
- GV gọi HS đọc lần lượt 4 câu hỏi trong sgk/tr.58.
C1: Nói tiếp câu tả cảnh mùa xuân trong công viên.
C2: Vì sao cỏ non lại khóc?
C3: Thương cỏ non, chim én đã làm gì?
C4: Thay lời chim én, nói lời nhắn nhủ tới các bạn nhỏ.
- GV HDHS trả lời từng câu hỏi đồng thời hoàn thiện bài 1 tromg VBTTV/tr.31.
- GV hỗ trợ HS gặp khó khăn, lưu ý rèn cách trả lời đầy đủ câu.
- GV Nhận xét, tuyên dương HS.
* Hoạt động 3: Luyện đọc lại.
- Gọi HS đọc toàn bài; Chú ý giọng đọc diễn cảm.
- Nhận xét, khen ngợi.
* Hoạt động 4: Luyện tập theo văn bản đọc.
Bài 1: Tìm từ ngữ cho biết tâm trạng, cảm xúc của cỏ non.
- Gọi HS đọc yêu cầu sgk/ tr.58.
- Gọi HS trả lời câu hỏi 1, đồng thời hoàn thiện bài 1 trong VBTTV/tr.31.
- Tuyên dương, nhận xét.
Bài 2: Đặt một câu với từ ngữ tìm được.
- Gọi HS đọc yêu cầu sgk/ tr.58.
- HDHS đặt câu với từ vừa tìm được.
- GV sửa cho HS cách diễn đạt.
- YCHS viết câu vào bài 2, VBTTV/tr.31.
- Nhận xét chung, tuyên dương HS.
3. Củng cố, dặn dò:
- Hôm nay em học bài gì?
- GV nhận xét giờ học.
- 3 HS đọc nối tiếp.
- 1-2 HS trả lời.
- 2-3 HS chia sẻ. 
- 1-2 HS chia sẻ
- 1-2 HS Chia sẻ: (Nhắc nhở mọi người ý thức bảo vệ môi trường.)
- Cả lớp đọc thầm.
- 3 HS đọc nối tiếp.
- HS đọc nối tiếp trong nhóm.
- HS luyện đọc từ theo cặp, nhóm bốn.
- 3 HS đọc nối tiếp
- HS lần lượt chia sẻ ý kiến:
C1: Cỏ bừng tỉnh giấc sau giấc ngủ đông; Đàn én từ ph Nam trở về; Trẻ em chơi đùa dưới ánh mặt trời ấm áp.
C2: Cỏ non khóc vì các bạn nhỏ giẫm lên.
C3: Chim én đã gọi thêm nhiều bạn ra sức đi tìm cỏ khô tết thành dòng chữ “ Không giẫm lên cỏ” và đặt cạnh bãi cỏ để bảo vệ cỏ non. 
C4: HS cỏ thể có các đáp án khác nhau.
- HS thực hiện.
- Các cặp nhóm báo cáo kết quả.
- 2-3 HS đọc, cả lớp đọc thầm theo.
- HS đọc.
- HS nêu.
- HS thực hiện.
- HS chia sẻ.
- HS thực hiện.
- HS trả lời
................................................................................................................
Thứ sáu ngày 11 tháng 3 năm 2022
TIẾT 1: TOÁN
BÀI 51: CÁC SỐ CÓ BA CHỮ SỐ (TIẾT 3)
LUYỆN TẬP
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT :
1.Năng lực đặc thù : 
- Năng lực giao tiếp toán học:Trình bày, trao đổi được các vấn đề trong bài học và qua hoạt động trò chơi, tương tác giữa giáo viên và học sinh, giữa học sinh và học sinh gây hứng thú học tập. 
- Năng lực giải quyết vấn đề toán học: HS đọc và viết thành thạo các số có ba chữ số. Củng cố về cấu tạo số của các số có ba chữ số.
2.Năng lực chung:
- Năng lực tự chủ, tự học: Củng cố về cấu tạo số của các số có ba chữ số. HS phát triển năng lực mô hình hóa toán học.
 - Năng lực giao tiếp, hợp tác:

Tài liệu đính kèm:

  • docxgiao_an_khoi_2_sach_ket_noi_tri_thuc_voi_cuoc_song_tuan_25_n.docx