Đề ôn luyện môn Tiếng Việt cuối học kì II Lớp 2

Đề ôn luyện môn Tiếng Việt cuối học kì II Lớp 2

Đọc thầm:

Cây nhút nhát

Bỗng dưng gió ào ào nổi lên. Có tiếng động gì lạ lắm. Những chiếc lá khô xào xạc. Cây xấu hổ co rúm lại.

Nó bỗng thấy xôn xao. He hé mắt nhìn: không có gì lạ cả. Lúc bấy giờ nó mới mở bừng những con mắt lá và quả nhiên không có gì lạ thật.

Nhưng cây cỏ xung quanh vẫn xôn xao. Thì ra vừa mới có một con chim xanh biếc, toàn thân óng ánh, không biết từ đâu bay tới. Nó đậu một lát trên cây thanh mai rồi bay đi. Cây cỏ xuýt xoa: Chưa có con chim nào đẹp đến thế!

Càng nghe bạn bè trầm trồ, cây xấu hổ càng tiếc. Không biết bao giờ con chim xanh huyền diệu ấy quay trở lại.

 

doc 12 trang Đồng Thiên 04/06/2024 2490
Bạn đang xem tài liệu "Đề ôn luyện môn Tiếng Việt cuối học kì II Lớp 2", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 Ôn luyện Tiếng Việt cuối HKII – Lớp 2
Đề 1:
I. Đọc thầm: 
Cây nhút nhát
Bỗng dưng gió ào ào nổi lên. Có tiếng động gì lạ lắm. Những chiếc lá khô xào xạc. Cây xấu hổ co rúm lại. 
Nó bỗng thấy xôn xao. He hé mắt nhìn: không có gì lạ cả. Lúc bấy giờ nó mới mở bừng những con mắt lá và quả nhiên không có gì lạ thật. 
Nhưng cây cỏ xung quanh vẫn xôn xao. Thì ra vừa mới có một con chim xanh biếc, toàn thân óng ánh, không biết từ đâu bay tới. Nó đậu một lát trên cây thanh mai rồi bay đi. Cây cỏ xuýt xoa: Chưa có con chim nào đẹp đến thế! 
Càng nghe bạn bè trầm trồ, cây xấu hổ càng tiếc. Không biết bao giờ con chim xanh huyền diệu ấy quay trở lại. 
Theo Trần Hoài Dương 
Khoanh tròn chữ cái đặt trước câu trả lời đúng:
 1) Cây cỏ xung quanh xôn xao vì: 
A) Cây xấu hổ co rúm người lại 
B) Gió ào ào nổi lên, lá khô xào xạt 
C) Có con chim tuyệt đẹp vừa bay đến rồi bay đi.
2) Những câu văn tả cảnh cây cỏ xôn xao bàn tán là: 
A) Gió ào ào. Lá khô xào xạt. 
B) Cây cỏ xôn xao. Cây cỏ xuýt xoa, trầm trồ 
C) Có tiếng động gì lạ lắm. Cây xấu hổ bỗng thấy xôn xao. 
3) Cây xấu hổ cảm thấy nuối tiếc vì: 
A) Tiếng động lạ không còn 
B) Nó nghe bạn bè trầm trồ, bàn tán. 
C) Nó không được thấy con chim xanh huyền diệu 
4) Dòng gồm những từ chỉ các bộ phận của cây: 
A) Chồi, ngọn, lá, cành 
B) Hoa, quả, thân, rễ, củ 
C) Cả hai ý đều đúng 
5) Câu “Con chim xanh biếc, toàn thân óng ánh” được viết theo mẫu: 
A) Ai (con gì, cái gì) làm gì? 
B) Ai (con gì, cái gì) là gì? 
C) Ai (con gì, cái gì) thế nào? 
6) Từ ngữ gạch dưới trong câu “Bông hóa có những cái cánh mềm mại và vàng óng như nắng mùa thu” trả lời cho câu hỏi:
A) Như thế nào? 
B) Thế nào? 
C) Vì sao?
 II. Chính tả: 
Vườn cây của ba 
Thân xù xì cứ đứng trơ trơ 
Cành gai góc đâm ngang tua tủa 
Bưởi, sầu riêng, dừa, điều nhiều nhiều nữa 
Cho em bốn mùa vị ngọt hương thơm 
Vườn của ba cây trồng thì dễ sợ 
Mà trái nào cũng thật dễ thương. 
Nguyễn Duy
 III. Tập làm văn: 
1) Lời đáp của các bạn (được in đậm) trong những tình huống sau chưa lịch sự. Em hãy chữa giúp các bạn: 
a) Thắng rủ Hùng sang nhà cùng chơi rô-bốt. Hùng nói: 
- Ừ, cậu chịu khó chờ một chút, mình xin phép mẹ và sang ngay.
- Nhưng cậu không được làm hỏng rô – bốt của tớ nhé! 
...................................................................................................................................................... 
b) Trang nhờ bà đan cho một cái túi bằng len để đựng bút. Bà nói: 
- Ừ, bà sẽ đan ngay cho cháu một cái túi thật xinh. 
- Phải đẹp hơn cái túi của chị Hồng, bà nhé! 
...................................................................................................................................................... 
2) Hãy viết một đoạn văn ngắn nói về một loài hoa mà em thích. 
Đề 2:
I- Đọc thầm: 	
Bác sĩ ơi, hãy mỉm cười
Cậu bé ấy bị mù. Một hôm, cậu được đưa đến phòng khám của bố tôi. Cậu bị một vết thương nguy hiểm đến đôi chân và cả tính mạng. 
Một tuần ba lần, bố tôi cắt bỏ những chỗ bị hoại tử, rồi bôi thuốc, băng bó mà không lấy tiền. Bố rất mong cứu được đôi chân của cậu bé.
 Nhưng rồi bố thất bại. Ngày phẫu thuật đến, bố đứng lặng nhìn cơ thể bé nhỏ ấy chìm dần vào giấc ngủ. Rồi bố giở miếng vải phủ chân cậu bé. Trên ống chân gầy gò của cậu, bố nhìn thấy một bức vẽ mà cậu đã mò mẫm vé trong bóng tối của mình để tặng bố. Đó là một gương mặt đang mỉm cười, bên cạnh là dòng chữ nguệch ngoạc: “Bác sĩ ơi, hãy mỉm cười!” 
Theo TRUONGLEDUAN.edu.net 
Khoanh tròn chữ cái đặt trước câu trả lời đúng: 
1) Cậu bé mù được đưa đến phòng khám trong tình trạng: 
A) Không nhìn thấy gì cả 
B) Bị một vết thương rất nặng 
C) Vết thương nguy hiểm đến đôi chân và tính mạng 
2) Vị bác sĩ mong muốn điều:
 A) Cứu đôi chân của cậu 
B) Cứu cậu bé và không lấy tiền 
C) Chữa cho cậu bé nhanh khỏi bệnh 
3) Cậu bé đã tặng vị bác sĩ: 
A) Bức vẽ gương mặt cậu đang cười 
B) Bức vẽ gương mặt đang tươi cười 
C) Tờ giấy có dòng chữ “Bác sĩ ơi, hãy mỉm cười” 
4) Những từ trong đoạn 1 của bài văn trên là từ chỉ đặc điểm là: 
A) Mù, nguy hiểm 
B) Mù, tính mạng 
C) Mũ, thương, nguy hiểm 
5) Câu được viết theo mẫu “Ai thế nào?” là: 
A) Đó là một gương mặt đang mỉm cười. 
B) Rồi bố giở miếng vải phủ chân cậu lên. 
C) Bố rất mong cứu được đôi chân của cậu bé. 
6) Dòng có hình ảnh so sánh là: 
A) Đứa bé gan dạ hơn. 
B) Mặt xanh như tàu lá. 
C) Gương mặt gầy gò, xanh xao.
 II- Chính tả: 
Kính lão 
Hai mắt to tháo láo
Tay víu vào tai ba
Mấy tuổi mà lên lão?
Mà vênh vang vậy hà?
Lão khoe: mắt lão sáng
Để chỉ đường giúp ba
Em nhìn vào mắt lão
Em ơi! Xoay như là 
Thì ra lão mù tịt
Khi rời khỏi mắt ba.
Bùi Quang Thanh 
III- Tập làm văn: 
1) Nói lời đáp của em trong những trường hợp sau: 
– Khi bạn xin lỗi vì lỡ làm dây mực vào áo em. 
................................................................................................................................................
– Khi em bé nhà hàng xóm xin lỗi vì quên trả truyện tranh cho em. 
................................................................................................................................................ 
– Khi bạn cảm ơn em vì em đã cho bạn mượn một cuốn sách rất hay. 
................................................................................................................................................. 
2) Hãy viết đoạn văn ngắn khoảng 3 – 4 câu tả một con vật mà em biết theo các gợi ý sau:
 – Đó là con vật gì?
 – Nó sống ở đâu?
 – Hình dáng, màu lông, hoạt động của nó như thế nào? 
Đề 3:
I) Đọc thầm:
Món quà hạnh phúc
Trong khu vườn kia có những chú thỏ con với cặp mắt hồng lóng lánh như hai viên ngọc, đôi tai dài và cái đuoi cộc quây quầy bên Thỏ Mẹ. 
Thỏ Mẹ làm lụng quần quật suốt ngày để nuôi đàn con. Bầy thỏ con ngoan ngoãn, chăm chỉ, biết vâng lời mẹ. Tết sắp đến, chúng bàn nhau chuẩn bị quà tặng mẹ. Sau khi bàn bạc, chúng thống nhất: món quà tặng mẹ mà chúng sẽ cùng làm là một chiếc khăn trải bàn trắng tinh được tô diểm bằng những bông hoa đủ màu sắc mà lộng lẫy. Góc khăn là dòng chữ “Kính chúc mẹ vui, khỏe” được thêu nắn nót bằng những sợi chỉ vàng. 
Tết đến, nhận được món quà của đàn con hiếu thảo, Thỏ Mẹ rất cảm động. Nó cảm thấy mình thật hạnh phúc, những mệt nhọc như bay biến đâu mất. 
Theo Chuyện của mùa hạ 
Khoanh tròn chữ cái đặt trước câu trả lời đúng: 
1) Đàn thỏ con sống với: 
A) Ông bà ngoại 
B) Ông bà nội 
C) Thỏ Mẹ 
2) Nhân dịp Tết đến, đàn thỏ con bàn với nhau điều: 
A) Đi mua quần áo mới tặng mẹ 
B) Tự tay làm khăn trải bàn thật đẹp để tặng mẹ 
C) Đi mua khăn trải bàn có thêu hoa lộng lẫy để tặng mẹ 
3) Trước món quà của đàn con yêu, Thỏ Mẹ cảm thấy: 
A) Rất vui sướng 
B) Rất vui, thích món quà 
C) Rất hạnh phúc, mệt nhọc bay biến 
4) Dòng có hình ảnh so sánh là: 
A) Những bông hoa đủ màu sắc lộng lẫy. 
B) Cặp mắt hồng lóng lánh như hai viên ngọc. 
C) Dòng chữ được thêu nắn nót bằng những sợi chỉ vàng. 
5) Những từ ngữ trong câu “Những chú thỏ con với cặp mắt hồng lóng lánh như hai viên ngọc, đôi tai dài và cái đuôi cộc đã quây quầy bên Thỏ Mẹ” là từ chỉ đặc điểm: 
A) Hồng, lóng lánh, ngọc, dài 
B) Hồng, dài, cộc, quây quầy 
C) Hồng, lóng lánh, dài cộc 
6) Câu được viết theo mẫu “Ai thế nào?” là: 
A) Nó cảm thấy mình thật hạnh phúc. 
B) Chúng bàn nhau chuẩn bị quà tặng mẹ. 
C) Góc khăn là dòng chữ “Kính chúc mẹ vui, khỏe” 
II) Chính tả: 
Cây bàng
Cây bàng là chiếc nhà con
Bàng thương lũ trẻ, bóng tròn che chung
Cây là cột, cành là khung
Lá xòe bên lá lợp cùng trời xanh
Không tường gió thổi xung quanh
Có bàng, bãi cỏ biến thành sân chơi
Bàng vui mỗi buổi em vui
Hoa vàng quả, quả cũng vàng ơi là vàng.
Hữu Thỉnh 
III) Tập làm văn: 
1) Em sẽ nói gì khi: 
– Bạn bị ốm phải nghỉ học, em chép bài giúp. Bố mẹ bạn cảm ơn em. 
................................................................................................................................................ 
– Em nhường quà và đồ chơi cho em bé, bố mẹ khen em.
 .................................................................................................................................................
Hãy viết một đoạn văn ngắn tả cây hoa mà em thích.
Đề 4:
PHẦN I- KIỂM TRA ĐỌC (10 điểm)
Bài 1. Đọc thành tiếng (6 điểm):
Học sinh bốc thăm tên bài đọc, đọc 1 đoạn hoặc cả bài trong SGK các bài tập đọc - học 
thuộc lòng đã học từ tuần 28 - tuần 34 (Tốc độ 50 tiếng / phút).
Bài 2. (4 điểm):
A) Hãy đọc thầm đoạn văn sau: Bác Hồ rèn luyện thân thể
Bác Hồ rất chăm rèn luyện thân thể. Hồi ở chiến khu Việt Bắc, sáng nào Bác cũng dậy 
sớm tập luyện. Bác tập chạy ở bờ suối. Bác còn tập leo núi. Bác cũng chọn những ngọn 
núi cao nhất trong vùng để leo lên với đôi bàn chân không. Có đồng chí nhắc : 
- Bác nên đi giày cho khỏi đau chân.
- Cảm ơn chú. Bác tập leo chân không cho quen.
Sau giờ tập, Bác tắm nước lạnh để luyện chịu đựng với giá rét.
Theo Đầu nguồn
B. Dựa theo nội dung của bài, khoanh tròn vào câu trả lời đúng :
1. Câu chuyện này kể về việc gì?
a. Bác Hồ rèn luyện thân thể.
b. Bác Hồ ở chiến khu Việt Bắc.
c. Bác Hồ tập leo núi với bàn chân không.
2. Bác Hồ rèn luyện thân thể bằng những cách nào?
a. Dậy sớm, luyện tập.
b. Chạy, leo núi, tập thể dục.
c. Chạy, leo núi, tắm nước lạnh.
3. Những cặp từ nào dưới đây cùng nghĩa với nhau?
a. Leo - Chạy
b. Chịu đựng - rèn luyện
c. Luyện tập - rèn luyện
4. Bộ phận in đậm trong câu Bác tắm nước lạnh để luyện chịu đựng với giá rét trả lời cho câu hỏi nào? 
a. Vì sao?
b. Để làm gì?
c. Khi nào?
PHẦN II. VIẾT (10 điểm)
Giáo viên đọc, học sinh nghe viết bài Hoa mai vàng trang 145 sách Tiếng Việt 2, tập 2.
Bài 4. Dựa vào những câu gợi ý sau, em hãy viết một đoạn văn ngắn (khoảng 4-5 câu) để nói về một loài cây mà em thích.
...............................................................................................................................
...............................................................................................................................
...............................................................................................................................
...............................................................................................................................
...............................................................................................................................
...............................................................................................................................
Gợi ý : 1. Đó là cây gì, trồng ở đâu?
2. Hình dáng cây như thế nào?
3. Cây có ích lợi gì?
Đề 5:
I/ Chính tả: 5 điểm – Thời gian: 15 phút 
Giáo viên đọc cho học sinh viết bài chính tả vào giấy thi có ô li sau đó ra đề cho HS làm tiếp môn Tập làm văn.
1/ Bài viết: Voi nhà (Sách giáo khoa Tiếng Việt 2 – tập 2 – trang 56 -57)
Viết đoạn “Con voi lúc lắc vòi .... đã gặp được voi nhà“
2/ Cách đánh giá cho điểm chính tả:
- Bài viết không mắc lỗi chính tả, chữ viết rõ ràng, trình bày bài viết cân đối 
được 5 điểm.
- Mỗi lỗi chính tả trong bài viết ( sai lẫn âm đầu hoặc vần, thanh, không viết hoa đúng qui định) trừ 0,5 điểm/lỗi .
- Lưu ý: Nếu chữ viết không rõ ràng , sai lẫn độ cao , khoảng cách của chữ, trình bày bẩn .. phải trừ 1 điểm toàn bài nếu sai một trong những lỗi đó . 
II/ Tập làm văn: 5 điểm – Thời gian: 25 phút 
Đề bài: Hãy viết một đoạn văn ngắn từ 3 đến 5 câu kể về một người thân của em (bố, mẹ, chú, cô, dì )
Đọc đoạn văn sau: Quyển sổ liên lạc.
Ai cũng bảo bố Trung lắm hoa tay. Bố làm gì cũng khéo, viết chữ thì đẹp. Chẳng hiểu sao, Trung không có được hoa tay như thế. Tháng nào, trong sổ liên lạc, cô giáo cũng nhắc Trung phải tập viết thêm ở nhà. Một hôm, bố lấy trong tủ ra một quyển sổ mỏng đã ngả màu, đưa cho Trung. Trung ngạc nhiên: đó là quyển sổ liên lạc của bố ngày bố còn là một cậu học trò lớp hai. Trang sổ nào cũng ghi lời thầy khen bố Trung chăm ngoan, học giỏi. Nhưng cuối lời phê, thầy thường nhận xét chữ bố Trung nguệch ngoạc, cần luyện viết nhiều hơn. Trung băn khoăn:
- Sao chữ bố đẹp thế mà thầy còn chê?
Bố bảo:
- Đấy là do sau này bố tập viết rất nhiều, chữ mới được như vậy.
- Thế bố có được thầy khen không?
Giọng bố buồn hẳn:
- Không. Năm bố học lớp ba, thầy đi bộ đội rồi hi sinh. 
Nguyễn Minh 
Dựa theo nội dung bài khoanh tròn các ý a, b , hoặc c đúng nhất của mỗi câu sau:
1/ Trong sổ liên lạc cô giáo nhắc Trung điều gì?
a. Phải rèn chữ viết.
b. Phải tập viết thêm ở nhà..
c. Phải giữ vở cẩn thận.
2/ Bố đưa quyển sổ liên lạc cũ của bố cho Trung xem để làm gì?
a. Để cho Trung biết bố lúc nhỏ học cũng giỏi.
b. Để cho Trung biết lúc nhỏ bố viết chữ rất đẹp.
c. Để cho Trung biết lúc nhỏ bố cũng viết chữ xấu nhưng nhờ thầy khuyên bố tập viết nhiều nên ngày nay chữ mới đẹp.
3/ Những cặp từ nào sau đây cùng nghĩa với nhau:
a. Khéo – đẹp 
b. Khen - tặng
c. Cha – bố 
4/ Đặt câu hỏi có cụm từ vì sao cho câu sau:
Vì khôn ngoan , sư tử điều binh khiển tướng rất tài.
5/ Câu: Bố làm gì cũng khéo. Thuộc mẫu câu nào?
a. Ai – thế nào?
b. Ai – là gì?
c. Ai – làm gì ?
...............................................................................................................................
...............................................................................................................................
...............................................................................................................................
...............................................................................................................................
...............................................................................................................................
Đề 6:
Bài tập (Đọc hiểu) 4đ - Thời gian 30 phút
Học sinh đọc thầm bài: “Bóp nát quả cam” (SGK TV2 tập 2 trang 124-125) và làm các bài tập sau:
Khoanh tròn vào chữ cái trước câu trả lời đúng cho mỗi câu hỏi trong bài:
Câu 1: Giặc nguyên có âm mưu gì đối với nước ta? 
Xâm chiếm nước ta.
Giả vờ mượn đường để xâm chiếm nước ta.
Cướp tài nguyên quí báu của nước ta. 
Câu 2: Trần Quốc Toản nóng lòng gặp vua để làm gì?
a. Để được trả thù quân giặc.
b. Để được đánh đuổi quân giặc.
c. Để được nói hai tiếng “ xin đánh”.
Câu 3: Vì sao Quốc Toản vô tình bóp nát quả cam?
a. Vì Quốc Toản đang ấm ức bị vua xem như trẻ con.
b. Vì Quốc Toản căm thù quân giặc.
c. Vì Quốc Toản nóng lòng muốn gặp vua. 
Câu 4: Từ nào dưới đây chỉ có nghĩa chỉ nơi tập trung đông người mua bán?
A. Cửa hàng bách hoá.
B. Siêu thị.
C. Chợ.
II. Chính tả: (nghe viết trong 15 phút) 5đ
...............................................................................................................................
...............................................................................................................................
...............................................................................................................................
...............................................................................................................................
...................................................................................................... .
III. Tập làm văn
1. Em quét dọn nhà cửa sạch sẽ được cha mẹ khen.
............................................................................................................................ 
2. Em hãy viết một đoạn văn ngắn(khoảng 4-5 câu) kể về một người thân của em (Bố, mẹ, chú, gì, anh, chị, em...)
...............................................................................................................................
...............................................................................................................................
...............................................................................................................................
...............................................................................................................................
...............................................................................................................................
...............................................................................................................................

Tài liệu đính kèm:

  • docde_on_luyen_mon_tieng_viet_cuoi_hoc_ki_ii_lop_2.doc