Giáo án Đạo đức Lớp 2 (Sách Chân trời sáng tạo) - Bài 8 đến 13
BÀI 8: BẢO QUẢN ĐỒ DÙNG CÁ NHÂN
I.YÊU CẦU CẦN ĐẠT
1. Kiến thức
Học xong bài này, em sẽ:
- Nêu được một số biểu hiện của việc bảo quản đồ dùng cá nhân
- Nêu được vì sao phải bảo quản đồ dùng cá nhân
- Thực hiện được việc bảo quản đồ dùng cá nhân
- Nhắc nhở bạn bè, người thân bảo quản đồ dùng cá nhân.
2. Năng lực
* Năng lực chung:
- Năng lực giao tiếp, hợp tác: Trao đổi, thảo luận để thực hiện các nhiệm vụ học tập.
- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Sử dụng các kiến thức đã học ứng dụng vào thực tế.
* Năng lực riêng: Rèn năng lực phát triển bản thân, điều chỉnh hành vi
3. Phẩm chất: Hình thành phẩm chất trách nhiệm, chăm chỉ.
II.ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
1. Đối với giáo viên:
- SGK, SGV, Vở bài tập đạo đức 2
- Câu chuyện, tình huống về việc giữ gìn, bảo quản đồ dùng cá nhân.
- Bộ tranh về ý thức trách nhiệm theo thông tư 43/2020/TT-BGDĐT
- Máy tính, máy chiếu .(nếu có)
2. Đối với học sinh:
- SGK. Vở bài tập Đạo đức 2.
- Tranh ảnh, tư liệu sưu tầm liên quan đến bài học (nếu có) và dụng cụ học tập theo yêu cầu của GV.
Ngày soạn: / / Ngày dạy: / / CHỦ ĐỀ: BẢO QUẢN ĐỒ DÙNG CÁ NHÂN VÀ GIA ĐÌNH BÀI 8: BẢO QUẢN ĐỒ DÙNG CÁ NHÂN I.YÊU CẦU CẦN ĐẠT 1. Kiến thức Học xong bài này, em sẽ: - Nêu được một số biểu hiện của việc bảo quản đồ dùng cá nhân - Nêu được vì sao phải bảo quản đồ dùng cá nhân - Thực hiện được việc bảo quản đồ dùng cá nhân - Nhắc nhở bạn bè, người thân bảo quản đồ dùng cá nhân. 2. Năng lực * Năng lực chung: - Năng lực giao tiếp, hợp tác: Trao đổi, thảo luận để thực hiện các nhiệm vụ học tập. - Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Sử dụng các kiến thức đã học ứng dụng vào thực tế. * Năng lực riêng: Rèn năng lực phát triển bản thân, điều chỉnh hành vi 3. Phẩm chất: Hình thành phẩm chất trách nhiệm, chăm chỉ. II.ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: 1. Đối với giáo viên: - SGK, SGV, Vở bài tập đạo đức 2 - Câu chuyện, tình huống về việc giữ gìn, bảo quản đồ dùng cá nhân. - Bộ tranh về ý thức trách nhiệm theo thông tư 43/2020/TT-BGDĐT - Máy tính, máy chiếu .(nếu có) 2. Đối với học sinh: - SGK. Vở bài tập Đạo đức 2. - Tranh ảnh, tư liệu sưu tầm liên quan đến bài học (nếu có) và dụng cụ học tập theo yêu cầu của GV. III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC HOẠT ĐỘNG CỦA GV HOẠT ĐỘNG CỦA HS 1.Hoạt động mở đầu: Mục tiêu:Tạo hứng thú cho HS vào bài học và giúp HS có hiểu biết ban đầu về bài học mới. Cách tiến hành: - GV chia lớp thành 2 nhóm, mỗi nhóm sử dụng 1 bảng nhóm và tổ chức thi tìm đồ dùng cá nhân. - GV cho hai nhóm xem hình ảnh, trả lời câu hỏi: có những đồ dùng cá nhân nào? - GV thu bảng, kiểm tra số đáp án đúng của cả hai bảng, công bố nhóm chiến thắng. - GV dẫn dắt vào bài:Em có bao nhiêu đồ dùng cá nhân? Em đã thực sự biết cách bảo quản và sử dụng chúng hợp lý hay chưa? Tại sao chúng ta phải bảo quản nó?...Có rất nhiều câu hỏi xoay quanh đồ dùng cá nhân cần chúng ta giải đáp đúng không nào. Vậy thì chúng ta sẽ cùng đến với bài 8: Bảo quản đồ dùng cá nhân. 2.hoạt động hình thành kiến thức mới: Hoạt động 1: Kể chuyện theo tranh và trả lời câu hỏi Mục tiêu: HS hiểu được câu chuyện, biết được việc bạn Na mải chơi làm mất áo khoác nên đã bị ốm. Cách tiến hành: - GV kể một lượt câu chuyện - GV gọi 1 HS khác lên bảng chỉ từng bức tranh và kể lại tóm tắt câu chuyện. - GV cho HS hoạt động theo cặp, trả lời câu hỏi: + Bạn Na đã làm gì với chiếc áo khoác của mình? + Việc làm đó đã dẫn đến hậu quả gì? + Em rút ra được điều gì về việc giữ gìn, bảo quản đồ dùng cá nhân? - GV cùng các bạn lắng nghe một số cặp trình bày, GV nhận xét, kết luận. Hoạt động 2: Tìm hiểu một số việc cần làm để bảo quản đồ dùng cá nhân Mục tiêu: HS nêu và nhận xét được những hành động, việc làm đúng và chưa đúng khi bảo quản đồ dùng cá nhân. Cách tiến hành: - GV yêu cầu HS làm việc cá nhân: Căn cứ vào những tranh trong sgk, mô tả, nhận xét từng hành động, việc làm trong mỗi tranh. - GV đặt câu hỏi: + Các bạn trong tranh đã làm gì để bảo quản đồ dùng cá nhân? + Em hãy kể thêm những việc cần làm để bảo quản đồ dùng cá nhân? - GV mời các nhóm lên trình bày theo thứ tự từng tranh. - GV khuyến khích HS chia sẻ kết quả thảo luận với cả lớp. - GV khen ngợi những nhóm có câu trả lời đúng, bổ sung những câu trả lời còn thiếu và kết luận. Hoạt động 3: Trao đổi về sự cân thiết phải bảo quản đồ dùng cá nhân Mục tiêu: HS hiểu được ý nghĩa của việc giữ gìn, bảo quản đồ dùng cá nhân. Cách tiến hành: GV cho HS làm việc cá nhân trả lời câu hỏi: + Việc bảo quản đồ dùng cá nhân mang đến lợi ích gì? + Việc không bảo quản đồ dùng cá nhân dẫn đến điều gì? - GV gọi một số HS trình bày kết quả trao đổi, thảo luận. - GV khen ngợi những nhóm có câu trả lời đúng, bổ sung những câu trả lời còn thiếu và kết luận: Việc bảo quản đồ dùng cá nhân sẽ giúp cho các đồ dùng luôn sạch sẽ, bền đẹp, sử dụng lâu bền. Ngoài ra, nó còn tiết kiệm tiền, công sức của bố mẹ, người thân. Đồng thời, giúp chúng ta rèn luyện tính ngăn nắp, gọn gàng và ý thức trách nhiệm trong việc bảo quản và sử dụng đồ dùng cá nhân. Hoạt động 4: Thảo luận về cách bảo quản đồ dùng cá nhân Mục tiêu: HS biết cách bảo quản tốt các đồ dùng cá nhân của mình, có ý thức bảo vệ đồ dùng. Cách tiến hành: - GV cho HS thảo luận cặp đôi, tìm ra những cách để bảo quản đồ dùng học tập, đồ chơi và quần áo, giày dép. - GV gọi một số cặp đứng dậy trình bày kết quả thảo luận. - GV nhận xét, kết luận: Chúng ta cần: + Bỏ đồ cùng học tập theo từng vị trí sau mỗi lần sử dụng. + Xếp đồ chơi ngay ngắn và chia theo từng loại, giữ gìn đồ chơi sạch, đẹp. + Giữ gìn quần áo sạch đẹp, phẳng phiu, thơm tho, sắp xếp theo đúng vị trí quy định 3.Hoạt động luyện tập thực hành: Mục tiêu:Giúp HS củng cố kiến thức , bày tỏ được ý kiến, biết xử lí tình huống và liên hệ cụ thể vào bản thân để rút ra bài học. Cách tiến hành: Nhiệm vụ 1: Hoạt động cá nhân, hoàn thành BT1 - GV treo tranh, yêu cầu HS: Nhận xét về cách xử lí của các bạn trong mỗi tranh? - GV gọi một số HS đứng dậy nhận xét cách xử lí của bạn nhỏ trong câu chuyện. - GV nhận xét, kết luận. Nhiệm vụ 2: Hoạt động nhóm, hoàn thành BT2 - GV chia lớp thành 4 nhóm, yêu cầu: + Nhóm 1 + 2: xử lí tình huống 1 + Nhóm 3 + 4: xử lí tình huống 2 - GV cùng cả lớp lắng nghe, cổ vũ, động viên để các nhóm trình bày tốt kết quả thảo luận. - GV nhận xét cách xử lí tình huống của các nhóm, có lời tuyên dương với nhóm xử lí tốt nhất, kết luận. Nhiệm vụ 3: Hoạt động cá nhân, hoàn thành BT3 - GV khuyến khích HS chia sẻ về những việc em đã và sẽ làm để bảo quản đồ dùng cá nhân. - GV gọi HS có tinh thần xung phong chia sẻ, GV lắng nghe nhận xét và góp ý. 4.hoạt động vận dụng, trải nghiệm: Mục tiêu:Giúp HS vận dụng kiến thức đã học để chia sẻ và thực hiện những việc làm thể hiện việc đồ dùng cá nhân. Cách tiến hành: - GV hướng dẫn HS lựa chọn một số đồ dùng của em và tìm cách đánh dấu để tránh bị thất lạc. - GV hướng dẫn HS vệ sinh, làm sạch một số đồ dùng cá nhân (kính, bút, thước,...) - GV kết luận, tổng kết bài học, tuyên dương các cá nhân, nhóm có tinh thần học tập tốt, nhắc nhở một số học sinh còn có ý thức chưa tốt. - HS chia nhóm, hào hứng nghe GV trình bày luật chơi và tham gia trò chơi. - HS ghi kết quả vào bảng nhóm - HS cùng GV đối chiếu đáp án, chúc mừng đội chiến thắng. - HS nghe GV giới thiệu bài học mới. - Cả lớp nghe GV kể chuyện - HS lên bảng chỉ tranh kể lại câu chuyện to, rõ ràng. - HS lắng nghe câu hỏi và hoạt động theo cặp đôi để trả lời. + Bạn Na vứt chiếc áo vào gốc cây + Việc làm đó khiến Na bị ốm + Bài học rút ra: chúng ta phải biết giữ gìn, bảo quản đồ dùng cá nhân của mình. - HS lắng nghe GV nhận xét. - HS quan sát tranh, đọc câu hỏi, tìm ra câu trả lời Việc làm của các bạn trong tranh: + tranh 1: cất kính vào hộp sau khi sử dụng + tranh 2: đóng nắp bút sau khi sử dụng + tranh 3: lau chùi xe đạp + tranh 4: lau chùi và để giày vào tủ gọn gàng. - HS lắng nghe nhận xét, khen ngợi. - HS đọc câu hỏi và trả lời - HS trình bày - HS lắng nghe, nhận xét, kết luận. - HS hoạt động cặp đôi, thảo luận và tìm ra câu trả lời - HS đứng dậy trình bày - HS nghe nhận xét, lắng nghe GV nêu cách bảo quản đồ dùng cá nhân. - HS quan sát tranh, nhận xét hành vi của bạn trong tranh. - HS trình bày - HS lắng nghe nhận xét. - HS hoạt động theo nhóm, mỗi nhóm xử lí tình huống được giao. - Các nhóm trình bày kết quả thảo luận - HS nghe nhận xét, tuyên dương. - HS chia sẻ - HS lắng nghe nhận xét và góp ý - HS đánh dấu vào đồ dùng học tập - HS vệ sinh đồ dùng học tập - HS lắng nghe GV chốt lại kiến thức bài học. IV.ĐIỀU CHỈNH SAU BÀI DAY: . . Ngày soạn: / / Ngày dạy: / / BÀI 9: BẢO QUẢN ĐỒ DÙNG GIA ĐÌNH I.YÊU CẦU CẦN ĐẠT 1. Kiến thức Học xong bài này, học sinh sẽ: - Nêu được một số biểu hiện của việc bảo quản đồ dùng gia đình - Nêu được vì sao phải bảo quản đồ dùng gia đình - Thực hiện được việc bảo quản đồ dùng gia đình - Nhắc nhở người thân bảo quản đồ dùng gia đình 2. Năng lực * Năng lực chung: - Năng lực giao tiếp, hợp tác: Trao đổi, thảo luận để thực hiện các nhiệm vụ học tập. - Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Sử dụng các kiến thức đã học ứng dụng vào thực tế. * Năng lực riêng: Rèn năng lực phát triển bản thân, điều chỉnh hành vi 3. Phẩm chất: Hình thành phẩm chất trách nhiệm, mạnh mẽ, can đảm. II.ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: 1. Đối với giáo viên: - SGK, SGV, Vở bài tập đạo đức 2 - Bộ tranh về ý thức trách nhiệm theo thông tư 43/2020/TT-BGDĐT - Máy tính, máy chiếu .(nếu có) 2. Đối với học sinh: - SGK. Vở bài tập Đạo đức 2. - Tranh ảnh, tư liệu sưu tầm liên quan đến bài học (nếu có) và dụng cụ học tập theo yêu cầu của GV. III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC HOẠT ĐỘNG CỦA GV HOẠT ĐỘNG CỦA HS 1.Hoạt động mở đầu: Mục tiêu:Tạo hứng thú cho HS vào bài học và giúp HS có hiểu biết ban đầu về bài học mới. Cách tiến hành: - GV chia lớp thành 2 nhóm, mỗi nhóm sử dụng 1 bảng nhóm và tổ chức thi: Kể tên đồ dùng gia đình, trong 3 phút, nhóm nào kể được nhiều hơn, nhóm đó chiến thắng. - GV thu bảng, kiểm tra số đáp án đúng của cả hai bảng, công bố nhóm chiến thắng. - GV dẫn dắt vào bài:Trong nhà chúng ta hẳn đều có rất nhiều đồ dùng. Vậy em đã thực sự biết cách bảo quản và sử dụng chúng hợp lý hay chưa? Tại sao chúng ta phải bảo quản nó?... Chúng ta sẽ cùng đến với bài 9: Bảo quản đồ dùng gia đình. 2.hoạt động hình thành kiến thức mới: Hoạt động 1: Quan sát tranh và trả lời câu hỏi Mục tiêu: Qua việc quan sát tranh và trả lời câu hỏi, HS thấy được bạn nhỏ trong tranh chưa bảo quản đồ dùng gia đình. Cách tiến hành: - GV treo tranh lên bảng, yêu cầu HS quan sát và trả lời câu hỏi: + Có những đồ dùng gia đình nào trong căn phòng? + Các đồ dùng đó được bảo quản như thế nào? - GV gọi 2 – 3 HS đứng dậy trình bày - GV cùng các bạn lắng nghe học sinh trình bày, GV nhận xét, kết luận. Hoạt động 2: Tìm hiểu một số việc cần làm để bảo quản đồ dùng gia đình Mục tiêu: HS nêu và nhận xét được những hành động, việc làm đúng và chưa đúng khi bảo quản đồ dùng gia đình. Cách tiến hành: - GV yêu cầu HS làm việc cá nhân: Căn cứ vào những tranh trong sgk, mô tả, nhận xét từng hành động, việc làm trong mỗi tranh. - GV đặt câu hỏi: + Các bạn trong tranh đã làm gì để bảo quản đồ dùng gia đình? + Em hãy kể thêm những việc cần làm để bảo quản đồ dùng gia đình? - GV mời các nhóm lên trình bày theo thứ tự từng tranh. - GV khen ngợi những nhóm có câu trả lời đúng, bổ sung những câu trả lời còn thiếu và kết luận. Hoạt động 3: Trao đổi về sự cân thiết phải bảo quản đồ dùng cá nhân Mục tiêu: HS hiểu được ý nghĩa của việc giữ gìn, bảo quản đồ dùng cá nhân. Cách tiến hành: GV cho HS làm việc cá nhân trả lời câu hỏi: + Việc bảo quản đồ dùng gia đình mang đến lợi ích gì? + Việc không bảo quản đồ dùng gia đình dẫn đến điều gì? - GV gọi một số HS trình bày kết quả trao đổi, thảo luận. - GV khen ngợi những nhóm có câu trả lời đúng, bổ sung những câu trả lời còn thiếu và kết luận: + Đồ đùng phòng khách: Sắp xếp ngăn nắp, luôn giữ gìn bàn ghế, cốc chén,... sạch sẽ. Nên lau bụi bàn ghế, tủ,... ít nhất 1 tuần/lần (cùng mọi người trong gia đình) bằng vải mềm, ẩm. Những đồ dễ vỡ cần nhẹ tay, cẩn thận khi sử dụng. + Đồ dùng phòng ngủ: Sắp xếp quần áo, chăn màn và các đồ dùng khác trong phòng ngăn nắp, gọn gàng. + Đồ dùng phòng bếp: Sắp xếp ngăn nắp, gọn gàng, đúng vị trí; vệ sinh sạch sẽ sau khi sử dụng; không nên phơi đồ dùng bằng gỗ nơi có ánh nắng, gần nguồn điện; không nên sử dụng đổ nhựa để đựng các thức ăn nóng hoặc thức ăn nhiều dầu mỡ,... + Đồ dùng nhà vệ sinh: Thường xuyên lau, rửa nhà vệ sinh sạch sẽ, nhất là gương, chậu rửa mặt, bồn cầu. Sau khi tắm nên dùng chổi quét sạch nước trên sàn từ chỗ cao xuống chỗ thấp, nhất là chỗ nước đọng ở mép tường Hoạt động 4: Thảo luận về cách bảo quản đồ dùng cá nhân Mục tiêu: HS biết cách bảo quản tốt các đồ dùng gia đình, có ý thức bảo vệ đồ dùng. Cách tiến hành: - GV cho HS thảo luận cặp đôi, tìm ra những cách để bảo quản đồ gỗ, đồ nhựa, đồ vải, đồ kim loại, đồ gốm sứ, đồ điện trong gia đình. - GV gọi một số cặp đứng dậy trình bày kết quả thảo luận. 3.Hoạt động luyện tập thực hành: Mục tiêu:Giúp HS củng cố kiến thức , bày tỏ được ý kiến, biết xử lí tình huống và liên hệ cụ thể vào bản thân để rút ra bài học. Cách tiến hành: Nhiệm vụ 1: Hoạt động cá nhân, hoàn thành BT1 - GV yêu cầu HS quan sát tranh, mô tả hành động, việc làm của các bạn là đúng hay chưa đúng trong việc bảo quản đồ dùng gia đình. Giải thích vì sao? - HS thảo luận nhóm, thống nhất phương án trả lời - GV mời một số nhóm đứng lên trả lời - GV cùng HS nhận xét và kết luận: + Đồng tình với ý B và E + Không đồng tình với ý A, C, D Nhiệm vụ 2: Hoạt động nhóm, hoàn thành BT2 - GV chia lớp thành 4 nhóm, yêu cầu: + Nhóm 1 + 2: xử lí tình huống 1 + Nhóm 3 + 4: xử lí tình huống 2 - GV cùng cả lớp lắng nghe, cổ vũ, động viên để các nhóm trình bày tốt kết quả thảo luận. - GV nhận xét cách xử lí tình huống của các nhóm, có lời tuyên dương với nhóm xử lí tốt nhất, kết luận. Nhiệm vụ 3: Hoạt động cá nhân, hoàn thành BT3 - GV khuyến khích HS chia sẻ về những việc em đã và sẽ làm để bảo quản đồ dùng gia đình. - GV gọi HS có tinh thần xung phong chia sẻ, GV lắng nghe nhận xét và góp ý. 4.hoạt động vận dụng, trải nghiệm: Mục tiêu:Giúp HS vận dụng kiến thức đã học để chia sẻ và thực hiện những việc làm thể hiện việc đồ dùng gia đình Cách tiến hành: - GV hướng dẫn HS về nhà thực hành việc rửa và cất gọn bát đĩa. - GV hướng dẫn HS về nhà cùng người thân lau dọn, sắp xếp lại các đồ dùng trong nhà. - GV kết luận, tổng kết bài học, tuyên dương các cá nhân, nhóm có tinh thần học tập tốt, nhắc nhở một số học sinh còn có ý thức chưa tốt. - HS chia nhóm, hào hứng nghe GV trình bày luật chơi và tham gia trò chơi. - HS ghi kết quả vào bảng nhóm - HS cùng GV đối chiếu đáp án, chúc mừng đội chiến thắng. - HS nghe GV giới thiệu bài học mới. - Cả lớp quan sát tranh, trả lời câu hỏi + Đồ dùng trong phòng: bàn, ghế, tivi, bình hoa, cốc nước, gối.. + Các đồ dùng được ném bừa bãi khắp nhà. - HS trình bày - HS lắng nghe GV nhận xét. - HS quan sát tranh, đọc câu hỏi, tìm ra câu trả lời Việc làm của các bạn trong tranh: + tranh 1: lau chùi tủ lạnh + tranh 2: sắp xếp bàn ghế gọn gàng + tranh 3: tắt quạt khi không sử dụng - Đại diện các nhóm trình bày - HS lắng nghe nhận xét, khen ngợi. - HS đọc câu hỏi và trả lời - HS trình bày - HS lắng nghe, nhận xét, kết luận. - HS hoạt động cặp đôi, thảo luận và tìm ra câu trả lời - HS đứng dậy trình bày, nghe nhận xét. - HS đọc nội dung câu hỏi, tìm câu trả lời - HS trình bày - HS lắng nghe nhận xét. - HS hoạt động theo nhóm, mỗi nhóm xử lí tình huống được giao. - Các nhóm trình bày kết quả thảo luận - HS nghe nhận xét, tuyên dương. - HS chia sẻ - HS lắng nghe nhận xét và góp ý - HS lắng nghe về nhà thực hành - HS lắng nghe về nhà thực hành - HS lắng nghe GV chốt lại kiến thức bài học. IV.ĐIỀU CHỈNH SAU BÀI DAY: . . Ngày soạn: / / Ngày dạy: / / BÀI 10: THỂ HIỆN CẢM XÚC BẢN THÂN I.YÊU CẦU CẦN ĐẠT 1. Kiến thức Học xong bài này, em sẽ: - Phân biệt được cảm xúc tích cực và cảm xúc tiêu cực - Nêu được ảnh hưởng của cảm xúc tích cực đối với bản thân và mọi người xung quanh. 2. Năng lực: * Năng lực chung: - Năng lực giao tiếp, hợp tác: Trao đổi, thảo luận để thực hiện các nhiệm vụ học tập. - Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Sử dụng các kiến thức đã học ứng dụng vào thực tế. * Năng lực riêng: Rèn năng lực phát triển bản thân, điều chỉnh hành vi 3. Phẩm chất: Hình thành kĩ năng nhận thức, quản lí bản thân. II.ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: 1. Đối với giáo viên: - SGK, SGV, Vở bài tập đạo đức 2 - Câu chuyện, bài hát, trò chơi có nội dung gắn với bài học “Cảm xúc của em”. - Bộ tranh về nhận thức, quản lí bản thân theo thông tư 43/2020/TT-BGDĐT - Máy tính, máy chiếu .(nếu có) 2. Đối với học sinh: - SGK. Vở bài tập Đạo đức 2. - Tranh ảnh, tư liệu sưu tầm liên quan đến bài học (nếu có) và dụng cụ học tập theo yêu cầu của GV. III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC HOẠT ĐỘNG CỦA GV HOẠT ĐỘNG CỦA HS 1.Hoạt động mở đầu: Mục tiêu:Tạo hứng thú cho HS vào bài học và giúp HS có hiểu biết ban đầu về bài học mới. Cách tiến hành: - GV mời 3 cặp HS lên bảng chơi trò chơi Yoga cười. - GV và các bạn còn lại theo dõi các cặp chơi, nhận xét, biểu quyết đội chơi tốt nhất. - GV dẫn dắt HS vào bài 10: Thể hiện cảm xúc bản thân. 2.hoạt động hình thành kiến thức mới: Hoạt động 1: Tìm hiểu cảm xúc của những người trong tranh Mục tiêu: Qua việc quan sát tranh , HS phân biệt được cảm xúc tích cực (thích, yêu, tự tin, vui sướng, phấn khởi,...) và các cảm xúc tiêu cực (buồn, lo lắng, tức giận, sợ hãi...). Cách tiến hành: - GV treo tranh lên bảng để HS quan sát, đồng thời hướng dẫn học sinh quan sát tranh trong SGK. - GV yêu cầu HS quan sát các khuôn mặt cảm xúc trong sgk để trả lời câu hỏi: + Những nhân vật trong tranh thể hiện cảm xúc gì? + Hãy nêu lên thêm những cảm xúc khác mà em biết? - GV khuyến khích HS chia sẻ kết quả thảo luận với cả lớp. - GV kết luận: Mỗi chúng ta đều có rất nhiều loại cảm xúc khác nhau, các cảm xúc đó được chia thành hai lại là cảm xúc tích cực và cảm xúc tiêu cực. Hoạt động 2: Phân biệt cảm xúc tích cực và tiêu cực Mục tiêu: HS biết cách phân biệt được đâu là cảm xúc tích cực, đâu là cảm xúc tiêu cực. Cách tiến hành: - GV yêu cầu HS làm việc nhóm, quan sát cây cảm xúc, chia các loại cảm xúc trên cây thành hai nhóm tích cực và tiêu cực: - Kết thúc thời gian thảo luận, GV mời các nhóm đứng dậy trình bày theo thứ tự từng tranh. - GV khen ngợi những nhóm có câu trả lời đúng, bổ sung những câu trả lời còn thiếu và kết luận: Hoạt động 3: Trao đổi về lợi ích của cảm xúc tích cực Mục tiêu: HS hiểu biết được ý nghĩa của các cảm xúc tích cực đối với suy nghĩ và hành động của mỗi người. Cách tiến hành: GV cho HS làm việc cặp đối, cùng thảo luận và trả lời câu hỏi: + Cảm xúc tích cực có lợi ích gì với bản thân? + Cảm xúc tích cực mang lại lợi ích gì cho những người xung quanh? - GV gọi một số cặp đôi đứng dậy trình bày kết quả trao đổi, thảo luận. - GV khen ngợi những nhóm có câu trả lời đúng, bổ sung những câu trả lời còn thiếu và kết luận:Cảm xúc tích cực có vai trò rất quan trọng đối với suy nghĩ và hành động của mỗi người. Những cảm xúc tích cực có thể giúp ta suy nghĩ và hành động hiệu quả hơn.Do vậy, mỗi chúng ta cần học cách tăng cường cảm xúc tích cực và biết kiềm chế lại cảm xúc tiêu cực của bản thân. Hoạt động 4: Thảo luận về cách thể hiện cảm xúc tích cực Mục tiêu: HS biết cách thể hiện cảm xúc tích cực thông qua lời nói, nét mặt, cử chỉ Cách tiến hành: - GV cho HS thảo luận cặp đôi, tìm ra những cách thể hiện cảm xúc tích cực thông qua lời nói, nét mặt, cử chỉ, viết - GV gọi một số cặp đứng dậy trình bày kết quả thảo luận. 3.Hoạt động luyện tập thực hành: Mục tiêu:Giúp HS củng cố kiến thức đã học và thực hành xử lí tình huống cụ thể. Cách tiến hành: Nhiệm vụ 1: Hoạt động cá nhân, hoàn thành BT1 - GV yêu cầu HS quan sát tranh, hãy cho biết bạn nào thể hiện cảm xúc tích cực, bạn nào thể hiện cảm xúc tiêu cực? - GV mời một số HS đứng lên trả lời - GV cùng HS nhận xét và kết luận Nhiệm vụ 2: Hoạt động cá nhân, hoàn thành BT2 - GV cho HS hoạt động cá nhân, yêu cầu: Em sẽ thể hiện cảm xúc như thế nào trong các tình huống sau? - GV cùng cả lớp lắng nghe, cổ vũ, động viên để các cặp đối trình bày tốt kết quả thảo luận. - GV nhận xét cách thể hiện cảm xúc của các bạn. Nhiệm vụ 3: Hoạt động cá nhân, hoàn thành BT3 - GV khuyến khích HS chia sẻ về cảm xúc của em trong buổi học ngày hôm nay. - GV gọi HS có tinh thần xung phong chia sẻ, GV lắng nghe nhận xét và góp ý. 4.hoạt động vận dụng, trải nghiệm: Mục tiêu:Giúp HS vận dụng kiến thức đã học để chia sẻ và thực hiện những việc làm thể hiện việc đồ dùng gia đình Cách tiến hành: - GV hướng dẫn HS về nhà nói hoặc viết về một kỉ niệm vui của em và cách em thể hiện niềm vui của mình khi ấy - GV kết luận, tổng kết bài học: Chúng ta cần phải luôn suy nghĩ tích cực, luôn nở nụ cười tươi. Điều đó sẽ mang lại niềm vui cho chính mình và cả những người xung quanh. - HS bắt cặp, hào hứng xung phong lên bảng tham gia trò chơi. - HS cùng GV biểu quyết, chúc mừng đội chiến thắng. - HS nghe GV giới thiệu bài học mới. - Cả lớp quan sát tranh, trả lời câu hỏi - Các khuôn mặt trong tranh: + Tranh 1: Bất ngờ, vui mừng + Tranh 2: khó chịu + Tranh 3: vui mừng + Tranh 4: Buồn bã, cô đơn + Tranh 5: Cáu giận + Tranh 6: vỡ òa, vui mừng - HS trình bày - HS lắng nghe GV nhận xét. - HS quan sát tranh, đọc câu hỏi, tìm ra câu trả lời - Cảm xúc tiêu cực: lo lắng, tức giận, sợ hãi, ghen tị, buồn bã - Cảm xúc tích cực: vui vẻ, hạnh phúc, phấn khởi, hào hứng - Đại diện các nhóm trình bày - HS lắng nghe nhận xét, khen ngợi. - HS hoạt động cặp đôi, tìm ra câu trả lời - HS trình bày - HS lắng nghe, nhận xét, kết luận. - HS hoạt động cặp đôi, thảo luận và tìm ra câu trả lời - HS đứng dậy trình bày, nghe nhận xét. - HS quan sát tranh, đọc nội dung câu hỏi, tìm câu trả lời + Cảm xúc tiêu cực: tranh 2 và tranh 3 + Cảm xúc tích cực: tranh 1 và tranh 4 - HS trình bày - HS lắng nghe nhận xét. - HS đọc tình huống, suy nghĩ cách thể hiện cảm xúc: + Tình huống 1: vừa háo hức vừa vui mừng. + Tình huống 2: Vừa hạnh phúc, vừa hồi hộp mở quà. - HS nghe nhận xét, tuyên dương. - HS chia sẻ - HS lắng nghe nhận xét và góp ý - HS lắng nghe về nhà thực hành - HS lắng nghe GV chốt lại kiến thức bài học. IV.ĐIỀU CHỈNH SAU BÀI DAY: . . Ngày soạn: / / Ngày dạy: / / BÀI 11: KIỀM CHẾ CẢM XÚC TIÊU CỰC I.YÊU CẦU CẦN ĐẠT 1. Kiến thức Học xong bài này, em sẽ: - Nêu được ảnh hưởng của cảm xúc tiêu cực đối với bản thân và mọi người xung quanh - Thực hiện được một số cách để kiềm chế cảm xúc tiêu cực của bản thân. 2. Năng lực * Năng lực chung: - Năng lực giao tiếp, hợp tác: Trao đổi, thảo luận để thực hiện các nhiệm vụ học tập. - Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Sử dụng các kiến thức đã học ứng dụng vào thực tế. * Năng lực chung: - Năng lực giao tiếp, hợp tác: Trao đổi, thảo luận để thực hiện các nhiệm vụ học tập. - Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Sử dụng các kiến thức đã học ứng dụng vào thực tế. * Năng lực riêng: Rèn năng lực phát triển bản thân, điều chỉnh hành vi 3. Phẩm chất: Hình thành kĩ năng nhận thức, quản lí bản thân. II.ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: 1. Đối với giáo viên: - SGK, SGV, Vở bài tập đạo đức 2 - Câu chuyện, bài hát, trò chơi có nội dung gắn với bài học “Kiềm chế cảm xúc tiêu cực”. - Bộ tranh về nhận thức, quản lí bản thân theo thông tư 43/2020/TT-BGDĐT - Máy tính, máy chiếu .(nếu có) 2. Đối với học sinh: - SGK. Vở bài tập Đạo đức 2. - Tranh ảnh, tư liệu sưu tầm liên quan đến bài học (nếu có) và dụng cụ học tập theo yêu cầu của GV. III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC HOẠT ĐỘNG CỦA GV HOẠT ĐỘNG CỦA HS 1.Hoạt động mở đầu: Mục tiêu:Tạo hứng thú cho HS vào bài học và giúp HS có hiểu biết ban đầu về bài học mới. Cách tiến hành: - GV cho HS chơi trò chơi “Đoán cảm xúc”. - GV mời 3 bạn lên bảng thể hiện các loại cảm xúc khác nhau. Cả lớp ngồi dưới đoán bạn đang thể hiện cảm xúc gì. - Kết thúc trò chơi, GV dẫn dắt: Ở bài trước chúng ta đã được học cách để thể hiện các cảm xúc tích cực để luôn được vui vẻ, tràn ngập niềm vui đúng không nào? Vậy với cảm xúc tiêu cực, chúng ta sẽ phải làm như thế nào? Chúng ta hãy cùng tìm hiểu trong bài học hôm nay, bài 11: Kiềm chế cảm xúc tiêu cực. 2.hoạt động hình thành kiến thức mới: Hoạt động 1: Đọc thơ và trả lời câu hỏi Mục tiêu: Qua bài thơ, HS biết được bạn Bin rất hay cáu giận và buồn, khóc. Nhưng nghe lời mẹ chỉ bảo bạn ấy đã vui vẻ với các bạn hơn trước. Cách tiến hành: - GV đọc một lượt bài thơ - GV yêu cầu 1 HS đứng dậy đọc 2 khổ thơ đầu, 1 HS khác đứng dậy đọc 2 khổ thơ sau. - GV yêu cầu HS trả lời câu hỏi: + Vì sao các bạn xa lánh Bin? + Mẹ đã khuyên Bin điều gì? + Việc kiềm chế được cơn nóng giận đã mang lại cho Bin điều gì? - GV khuyến khích HS chia sẻ kết quả thảo luận với cả lớp. - GV cùng các bạn nhận xét câu trả lời, đưa ra kết luận. Hoạt động 2: Chia sẻ về tác hại của cảm xúc tiêu cực Mục tiêu: HS biết được những tác hại mà cảm xúc tiêu cực mang lại. Cách tiến hành: - GV trình bày: Việc chúng ta có những cảm xúc tiêu cực sẽ làm ảnh hưởng rất nhiều đến: sức khỏe, học tập, tình bạn - GV yêu cầu HS làm việc cặp đôi, cùng chia sẻ thêm một số tác hại khác của cảm xúc tiêu cực mà em biết ngoài những điều GV đã nhắc ở trên. - GV mời đại diện một số cặpđứng dậy trình bày kết quả. - GV khen ngợi những câu trả lời đúng, bổ sung những câu trả lời còn thiếu và kết luận. Hoạt động 3: Thảo luận về cách kiềm chế cảm xúc tiêu cực Mục tiêu: HS nêu được và thực hiện được cách kiềm chế khi có cảm xúc tiêu cực. Cách tiến hành: - GV cho HS quan sát tranh, thảo luận nhóm, trả lời câu hỏi: Các bạn trong tranh đã làm gì để kiềm chế cảm xúc tiêu cực? Em hãy kể thêm một số cách khác mà em biết? - GV yêu cầu các nhóm báo cáo kết quả thảo luận. - GV khen ngợi những nhóm có câu trả lời đúng, bổ sung những câu trả lời còn thiếu và kết luận. 3.Hoạt động luyện tập thực hành: Mục tiêu:Giúp HS củng cố kiến thức đã học và thực hành xử lí tình huống cụ thể. Cách tiến hành: Nhiệm vụ 1: Hoạt động nhóm, hoàn thành BT1 - GV chia lớp thành 3 nhóm, yêu cầu các nhóm đóng vai và xử lí tình huống: + Nhóm 1: đóng vai , xử lí tình huống 1 + Nhóm 2: đóng vai , xử lí tình huống 2 + Nhóm 3: đóng vai , xử lí tình huống 3 - GV mời các nhóm lên bảng đóng vai và xử lí tình huống - GV cùng các bạn ở dưới quan sát, đánh giá, nhận xét và tuyên dương nhóm hoàn thành nhiệm vụ tốt nhất. Nhiệm vụ 2: Liên hệ - GV khuyến khích HS chia sẻ một tình huống mà em đã có cảm xúc tiêu cực và cho biết khi đó em đã xử lí như thế nào. - GV gọi HS có tinh thần xung phong chia sẻ, GV lắng nghe nhận xét và góp ý. 4.hoạt động vận dụng, trải nghiệm: Mục tiêu:Giúp HS thư giãn cơ thể, vận dụng kiến thức đã học để kìm chế những cảm xúc tiêu cực của bản thân. Cách tiến hành: - GV hướng dẫn HS thư giãn cơ thể, thả lỏng cơ thể để cơ thể thoải mái, nhẹ nhàng, dễ chịu. - GV kết luận, tổng kết bài học: Trong cuộc sống, sẽ có những lúc khiến ta có cảm xúc tiêu cực, tuy nhiên chúng ta đừng để những cơn giận dữ, những muộn phiền ảnh hưởng đến chúng ta. Thay vào đó, chúng ta hãy hát ca, vui vẻ để niềm vui được tỏa khắp. - HS hào hứng xung phong lên bảng tham gia trò chơi. - Cả lớp ngồi đoán cảm xúc của bạn - HS nghe GV giới thiệu bài học mới. - Cả lớp lắng nghe GV đọc - HS đứng dậy đọc + Các bạn xa lánh Bin vì Bin hay nổi nóng, cáu giận + Mẹ khuyên Bin nên hít sâu, đếm chậm 1, 2, 3, mỗi khi giận dữ + Làm như vậy Bin vui vẻ hơn, được bạn bè yêu quý. - HS trình bày - HS lắng nghe GV nhận xét. - HS lắng nghe GV trình bày - HS hoạt động cặp đôi với bạn bên cạnh - HS trình bày kết quả thảo luận - HS lắng nghe nhận xét, khen ngợi. - HS quan sát tranh, hoạt động nhóm, tìm ra câu trả lời. - HS trình bày: + Tranh 1: nghe nhạc + Tranh 2: Viết ra giấy + Tranh 3: chơi thể thao + Tranh 4: tâm sự với bạn - HS lắng nghe, nhận xét, kết luận. - HS hoạt động nhóm thảo luận phân vai và xử lí tình huống. - Các nhóm lên bảng xử lí tình huống. - HS lắng nghe bạn và GV nhận xét. - HS chia sẻ - HS lắng nghe nhận xét và góp ý - HS lắng nghe về nhà thực hành - HS lắng nghe GV chốt lại kiến thức bài học. IV.ĐIỀU CHỈNH SAU BÀI DAY: . . Ngày soạn: / / Ngày dạy: / / CHỦ ĐỀ: TUÂN THỦ QUY ĐỊNH NƠI CÔNG CỘNG BÀI 12: EM VỚI QUY ĐỊNH NƠI CÔNG CỘNG I.YÊU CẦU CẦN ĐẠT 1. Kiến thức Học xong bài này, em sẽ: - Nêu được một số quy định cần tuân thủ ở nơi công cộng - Nêu được vì sao phải tuân thủ quy định nơi công cộng - Thực hiện được các hành vi phù hợp để tuân thủ quy định nơi công cộng - Đồng tình với những lời nói, hành động tuân thủ quy định nơi công cộng, không đồng tình với những lời nói, hành động vi phạm quy định nơi công cộng. 2. Năng lực * Năng lực chung: - Năng lực giao tiếp, hợp tác: Trao đổi, thảo luận để thực hiện các nhiệm vụ học tập. - Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Sử dụng các kiến thức đã học ứng dụng vào thực tế. * Năng lực riêng: Rèn năng lực phát triển bản thân, tìm hiểu và tham gia các hoạt động xã hội phù hợp. 3. Phẩm chất: Hình thành phẩm chất trách nhiệm, rèn luyện các chuẩn hành vi pháp luật. II.ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: 1. Đối với giáo viên: - SGK, SGV, Vở bài tập đạo đức 2 - Câu chuyện, bài hát, trò chơi gắn với bài học “Tìm hiểu quy định nơi cộng đồng”. - Bộ tranh tuân thủ quy định nơi công cộng theo thông tư 43/2020/TT-BGDĐT - Máy tính, máy chiếu, bài giảng powerpoint, .(nếu có) 2. Đối với học sinh: - SGK. Vở bài tập Đạo đức 2. - Tranh ảnh, tư liệu sưu tầm liên quan đến bài học (nếu có) và dụng cụ học tập theo yêu cầu của GV. III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC HOẠT ĐỘNG CỦA GV HOẠT ĐỘNG CỦA HS 1.Hoạt động mở đầu: Mục tiêu:Tạo hứng thú cho HS vào bài học và giúp HS có hiểu biết ban đầu về bài học mới. Cách tiến hành: - GV cho HS chơi trò chơi “Giải ô chữ”. - GV lần lượt nêu câu hỏi, nêu số ô chữ và cho HS giải ô chữ - Kết thúc trò chơi, GV dẫn dắt: bài 12: Em với quy định nơi công cộng. 2.hoạt động hình thành kiến thức mới: Hoạt động 1: Kể chuyện và trả lời câu hỏi Mục tiêu: Thông qua câu chuyện, HS biết được Duy và Kiên đã không tuân thủ những quy định trong bệnh viện. Cách tiến hành: - GV treo tranh lên bảng, kể câu chuyện một lượt. - GV yêu cầu 1 HS lên bảng, chỉ từng tranh kể lại tóm tắt câu chuyện. - GV yêu cầu HS trả lời câu hỏi: + Khi vào bệnh viện thăm bạn, Duy và Kiên đã có hành động gì? + Hành động của hai bạn có phù hợp không? Vì sao? + Theo em, khi đến bệnh viện cần tuân thủ những quy định nào? - GV khuyến khích HS chia sẻ kết quả thảo luận với cả lớp. - GV cùng các bạn nhận xét câu trả lời, đưa ra kết luận. Hoạt động 2: Tìm hiểu về quy định nơi công cộng Mục tiêu: HS kể tên và bước đầu nhận diện được những địa điểm công cộng và một số quy định chung nơi công cộng. Cách tiến hành: - GV treo tranh lên bảng, HS quan sát tranh - GV yêu cầu HS trả lời câu hỏi: + Kể tên địa điểm công cộng trong những tranh trên? + Theo em nơi công cộng có những quy định gì? - GV gọi các nhóm HS báo cáo kết quả hoạt động - GV nhận xét và kết luận: Địa điểm công cộng là những nơi phục vụ
Tài liệu đính kèm:
- giao_an_dao_duc_lop_2_sach_chan_troi_sang_tao_bai_8_den_13.docx