Giáo án Lớp 2 (Sách Cánh diều) - Tuần 24 - Năm học 2021-2022

Giáo án Lớp 2 (Sách Cánh diều) - Tuần 24 - Năm học 2021-2022

I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:

1. Kiến thức:

* Năng lực ngôn ngữ:

- Đọc bài Bờ tre đón khách với giọng đọc hồn nhiên, vui tươi; thể hiện sự niềm nở, mến khách của bờ tre với những người bạn chim từ khắp nơi vui vẻ bay đến làm khách. Phát âm đúng các từ ngữ. Ngắt ngỉ đúng giữa các dòng thơ, cuối mỗi dòng thơ.

- Hiểu được nghĩa của các từ ngữ, hiểu nội dung bài thơ: Sự quấn quýt giữa cây cối và các loài vật trong thiên nhiên. Bờ tre mến khách, tiếp đón nhiệt tình những người bạn chim từ khắp nơi bay đến. Các loài chim yêu mến bờ tre nên bay đến đậu bên bờ tre.

- Biết đặt câu hỏi cho bộ phận câu trả lời câu hỏi Ở đâu?

- Biết đặt câu có bộ phận câu trả lời câu hỏi Ở đâu?

* Năng lực văn học:

- Yêu thích những câu thơ hay, những hình ảnh thơ đẹp.

- Thuộc lòng 10 dòng thơ đầu của bài thơ.

2. Năng lực:

- Năng lực giao tiếp và hợp tác, năng lực tự chủ và tự học.

3. Phẩm chất:

- Yêu quý, bảo vệ các loài chim.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:

- Máy tính,bảng phụ; bài hát “Chim vành khuyên”

 

docx 44 trang Hà Duy Kiên 30/05/2022 5270
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Lớp 2 (Sách Cánh diều) - Tuần 24 - Năm học 2021-2022", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 KẾ HOẠCH DẠY HỌC - TUẦN 24
 (Từ ngày 21/2/2022 đến ngày 26/2/2022)
Thứ ngày
Buổi
Tiết
Môn
Tên bài dạy
ND
điều chỉnh, bổ sung.
Hai
21/2
8 giờ
đến
10giờ
1,2
TV
Bài 24: Những người bạn nhỏ
Bài đọc 1: Bờ tre đón khách 
Ba
22/2
8 giờ
đến
10 giờ
1
Toán
Luyện tập (Trang 41)
2
TV
Bài viết 1: Nghe viết :Chim rừng Tây Nguyên. Chữ hoa U, Ư
HD BT 2, 3.
Viết vở luyện viết
3
Đạo đức
Tìm kiếm sự hỗ trợ khi ở nhà
(Tiết 2)
Dạy tiết 2(HDTH), tinh giản tiết 1, 3
HĐTN
Bài 25: Những người bạn hàng xóm
 Tư
23/2
8 giờ
đến
10 giờ
2,3
TV
Bài đọc 2: 
Chim sơn ca và bông úc trắng 
4
Năm
24/2
8 giờ
đến
10 giờ
1
Toán
Các số tròn trăm
2
Toán
Các số tròn chục
3
TV
Nói và nghe: Trao đổi: Nghe KC: Con quạ thông minh
Sáu
25/2
 8 giờ
đến
10 giờ
1
Toán
So sánh các số tròn trăm, tròn chục
3
TV
Bài viết 2: Viết về hoạt động, chăm sóc, bảo vệ loài chim
TV
Góc sáng tạo:Thông điệp từ loài chim
HDTH
Bảy
26/2
8 giờ
đến
10 giờ
1
Toán
Luyện tập (tr.48)
2
TNXH
Bài 26: Chăm sóc, bảo vệ cơ quan bài tiết nước tiểu
HDTH: Luyện tập (HDD2), Phần vận dụng, tinh giản HDD1 phận LT (phiếu điều tra)
3
TUẦN 24
Thứ hai, ngày 21 tháng 2 năm 2022
Tiết 1- 2:
Tiếng Việt: BÀI 24: NHỮNG NGƯỜI BẠN NHỎ
Bài đọc 1: BỜ TRE ĐÓN KHÁCH
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:	
1. Kiến thức:
* Năng lực ngôn ngữ:
- Đọc bài Bờ tre đón khách với giọng đọc hồn nhiên, vui tươi; thể hiện sự niềm nở, mến khách của bờ tre với những người bạn chim từ khắp nơi vui vẻ bay đến làm khách. Phát âm đúng các từ ngữ. Ngắt ngỉ đúng giữa các dòng thơ, cuối mỗi dòng thơ.
- Hiểu được nghĩa của các từ ngữ, hiểu nội dung bài thơ: Sự quấn quýt giữa cây cối và các loài vật trong thiên nhiên. Bờ tre mến khách, tiếp đón nhiệt tình những người bạn chim từ khắp nơi bay đến. Các loài chim yêu mến bờ tre nên bay đến đậu bên bờ tre. 
- Biết đặt câu hỏi cho bộ phận câu trả lời câu hỏi Ở đâu?
- Biết đặt câu có bộ phận câu trả lời câu hỏi Ở đâu?
* Năng lực văn học: 
- Yêu thích những câu thơ hay, những hình ảnh thơ đẹp.
- Thuộc lòng 10 dòng thơ đầu của bài thơ.
2. Năng lực: 
- Năng lực giao tiếp và hợp tác, năng lực tự chủ và tự học.
3. Phẩm chất:
- Yêu quý, bảo vệ các loài chim.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
- Máy tính,bảng phụ; bài hát “Chim vành khuyên”
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC CHỦ YẾU:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
A. Chia sẻ chủ điểm
- GV cho HS khởi động BH “Chim vành khuyên”
- Mời 1 HS đọc câu hỏi phần chia sẻ
Bài 1: Đây là loài chim gì?
- GV chiếu hình và các câu hỏi lên HS quan sát và đọc câu hỏi
- YC HS thảo luận nhóm đôi
- Cho HS chia sẻ kết quả
- Mời HS đọc lại tên các loài chim trong bài 1
Bài 2: Theo em các loài chim mang đến lợi ích gì cho con người?
- GV yêu cầu trả lời cá nhân.
- GV nhận xét, tuyên dương
- GV nói lời dẫn vào bài đọc mở đầu chủ điểm Những người bạn nhỏ. 
B. Bài đọc 1: Bờ tre đón khách
1. Hoạt động mở đầu:
- GV dẫn dắt, giới thiệu bài đọc:
Mở đầu chủ điểm những người bạn nhỏ, các em sẽ đọc bài Bờ tre đón khách của nhà thơ Võ Quảng. Bờ tre đã đón những vị khách nào? Khách có yêu mến bờ tre không? Các em hãy lắng nghe bài thơ nhé! 
- Giáo viên chiếu tên bài.
2. HĐ hình thành kiến thức mới
2.1. Hoạt động 1: Đọc thành tiếng
- Giáo viên đọc mẫu
- Bài đọc được chia làm mấy đoạn?
- GV hướng dẫn giọng đọc và cách ngắt nghỉ: Giọng tươi vui, hào hứng
- GV tổ chức cho HS luyện đọc:
- Đọc nối tiếp đoạn lần 1: tìm từ luyện phát âm từ khó.
- Đọc nối tiếp đoạn lần 2: Hướng dẫn HS luyện đọc ngắt nghỉ hơi. 
+ Giáo viên đọc mẫu, HS phát hiện ngắt, nghỉ hơi. 
- Đọc nối tiếp đoạn lần 3: 
- YC HS đọc chú giải: cò bạch, toán, gật gù
- Yêu cầu HS luyện đọc đoạn nối tiếp theo nhóm 2.
- GV tổ chức cho HS thi đọc nối tiếp đoạn trước lớp theo cặp, yêu cầu cả lớp lắng nghe, bình chọn.
- GV mời 1 HS khá, giỏi đọc lại toàn bài.
2.2. Hoạt động 2: Đọc hiểu
- Yêu cầu HS đọc thầm bài thơ và cho biết:
- “Khách” đến bờ tre là những loại chim nào?
- Câu thơ nào cho thấy bờ tre rất vui khi có “khách” đến?
- Bài thơ tả dáng vẻ của mỗi loài chim đến bờ tre khác nhau như thế nào? Ghép đúng: 
- YC HS thảo luận nhóm 4
=>Từ ngữ: gật gù
- Câu thơ nào cho thấy bầy chim cu rất thích bờ tre?
- Qua bài thơ, em hiểu điều gì? 
- GV nhận xét, tuyên dương.
* Luyện đọc lại
- Mời 2 HS luyện đọc lại bài thơ
3. Hoạt động luyện tập – thực hành.
Bài 1: 
- Gọi HS đọc yêu cầu bài tập.
- Yêu cầu HS thảo luận nhóm đôi
- Bộ phận in đậm trong những câu sau trả lời cho câu hỏi nào?
a. Chú bói cá đỗ trên cành tre.
b. Đàn cò trắng đậu trên ngọn tre.
c. Bên bờ tre, bác bồ nông đứng im như tượng đá. 
- YC HS đặt câu hỏi cho bộ phận trả lời câu hỏi ở đâu?
- Bộ phận trả lời cho câu hỏi ở đâu là các từ ngữ chỉ gì?
Câu 2: Đặt một câu có bộ phận trả lời cho câu hỏi Ở đâu?
- GV yêu cầu HS làm bài vào vở ô li
- GV mời HS chia sẻ bài làm
- GV nhận xét, bổ sung
4. Hoạt động vận dụng, trải nghiệm.
- Qua tiết học hôm nay các em biết thêm được điều gì ?
- GV nhận xét, dặn dò
- Luyện đọc trước bài đọc: Chim sơn ca và bông cúc trắng.
- HS Hát, vận động phụ họa: “Chim vành khuyên”
- 1 HS đọc yêu cầu BT
- HS thảo luận nhóm đôi
- HS chia sẻ kết quả
a. HS1: Chim gì báo hiệu xuân sang?
 – HS 2: Chim én. 
b. HS1 1: Chim gì chuyên bắt sâu?
 – HS 2: Chim sâu. 
c. HS 1: Chim gì biết đưa thư, là biểu tượng của hòa bình?
 – HS 2: Bồ câu. 
d. HS 1: Chim gì mặt giống mặt mèo, ăn đêm, chuyên bắt chuột?
 – HS 2: Cú mèo. 
e.HS 1: Chim gì có bộ lông đuôi rực rỡ, sắc màu, múa rất đẹp?
 – HS 2: Chim công. 
- HS đọc lại
- HS trả lời 
+ Chim sâu bắt sâu giúp cho cây tươi tốt.
+ Cú mèo bắt chuột.
+ Gà trống gáy báo hiệu trời sáng.
+ Gà mái đẻ trứng cho người ăn.
+ Hoa mi, sơn ca hót cho người nghe.
+ Chim công có bộ lông đuôi sắc màu, múa đẹp tô điểm cho cuộc sống.
+ Chim bồ câu biết đưa thư. 
+ Chim én báo hiệu xuân sang.
+ Chim hải âu báo bão, là bạn của người đi biển. 
- HS nhận xét
- HS lắng nghe.
- HS nối tiếp đọc tên bài.
- HS theo dõi, lắng nghe.
- Bài đọc được chia làm 2 đoạn:
Đoạn 1: Từ đầu đến “Tượng đá”
Đoạn 2: Đoạn còn lại
- HS luyện đọc nối tiếp đoạn lần 1
- Luyện đọc từ khó: quanh hồ, tưng bừng, bồ nông, cành mềm
- Đọc nối tiếp lần 2: cách ngắt nghỉ hơi sau mỗi dòng thơ và khổ thơ.
- Đọc nối tiếp lần 3.
- HS đọc chú giải
- HS luyện đọc đoạn nối tiếp trong nhóm 2.
- Một số nhóm thi đọc. Cả lớp lắng nghe, bình chọn.
- 1 HS đọc.
- 1 HS đọc các câu hỏi phần đọc hiểu
- Khách” đến bờ tre là những loài chim: cò bạch, bồ nông, bói cá, chim cu. 
- Câu thơ cho thấy bờ tre rất vui khi có “khách” đến: Tre chợt tưng bừng/Nở đầy hoa trắng. 
- HS thảo luận nhóm 4
- HS chia sẻ kết quả
- Đáp án: a-2, b-1, c-4, d-3. 
- Đặt câu với từ “gật gù”
+ Những chú chim gật gù ca hát trên cành cây.
- Câu thơ cho thấy bầy chim cu rất thích bờ tre:
“ Ồ, tre rất mát.”
- HS trả lời: Bài thơ giúp em hiểu sự quấn quýt giữa cây cối và các loài vật trong thiên nhiên. Bờ tre mến khách, tiếp đón nhiệt tình những người bạn chim từ khắp nơi bay đến. Các loài chim yêu mến bờ tre nên bay đậu đến bờ tre, khen bờ tre mát mẻ. 
- 2HS luyện đọc lại
- HS đọc yêu cầu bài tập. 
- HS thảo luận nhóm đôi.
- Bộ phận in đậm trong những câu sau trả lời cho câu hỏi Ở đâu?
a. Chú bói cá đỗ ở đâu?
b. Đàn cò trắng đậu ở đâu?
c. Bác bồ nông đứng im như tượng đá ở đâu?
- Bộ phận trả lời cho câu hỏi ở đâu là các từ ngữ chỉ địa điểm, nơi chốn.
- HS đọc YC bài tập. 
- HS làm bài vào vở.
a. Đàn chim cu đỗ trên cành tre.
b. Bác bồ nông đứng bên bờ tre. 
c. Chú sóc đỏ sống trong hốc cây.
- HS chụp gửi bài qua zalo
- HS chia sẻ bài làm trước lớp
+ Biết thêm các loài chim, có ý thức bảo vệ các loài chim.
+ Biết tìm bộ phận trả lời cho câu hỏi Ở đâu và đặt câu có bộ phận trả lời cho câu hỏi Ở đâu?
- HS lắng nghe và thực hiện
IV. ĐIỀU CHỈNH, BỔ SUNG SAU BÀI DẠY.
..............................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
 *******************************************
Thứ ba, ngày 22 tháng 2 năm 2022
Tiết 1 : 
Toán: LUYỆN TẬP
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT
1. Kiến thức
- Ôn tập và củng cố kiến thức về quan hệ giữa đơn vị và chục, giữa chục và trăm, giữa trăm và nghìn.
2. Năng lực
- Qua hoạt động quan sát, nhận biết hình ảnh đơn vị, chục, trăm, nghìn, HS phát triển năng lực mô hình hóa toán học.
- Qua hoạt động diễn đạt, trả lời câu hỏi mà GV đặt ra sẽ giúp HS phát triển năng lực giao tiếp toán học.
3. Phẩm chất
- Rèn luyện tính cẩn thận, nhanh nhẹn. 
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
- GV: Máy tính, Bài giảng điện tử.
-Học sinh : Bảng con, bộ đồ dùng môn Toán
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC CHỦ YẾU
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1. Hoạt động mở đầu
- Yêu cầu HS làm bài sau vào bảng con
 10 đơn vị = ..chục
 10 chục = . trăm
 10 trăm = .nghìn
- GV nhận xét, kết nối vào bài mới.
2. Hoạt động luyện tập, thực hành
Bài 1
- GV chiếu bài tập và gọi HS đọc yêu cầu bài tập.
+ Bài yêu cầu gì?
- GV yêu cầu HS quan sát tranh a và hỏi: Mỗi khay có mấy chiếc bánh ? 
+ 10 chiếc bánh là bao nhiêu?
+ Có tất cả mấy khay ? 
+ Có tất cả mấy chiếc bánh ? 
- Tương tự yêu cầu HS suy nghĩ và làm miệng câu b.
- GV nhận xét.
+ 6 khay như vậy có tất cả bao nhiêu chiếc bánh ? 
- GV kết luận: Qua bài tập củng cố kĩ năng đếm theo số chục.
Bài 2
- GV chiếu tranh và cho HS đọc yêu cầu bài.
+ Bài yêu cầu gì ? 
- GV hướng dẫn và yêu cầu HS suy nghĩ làm bài vào nháp.
- GV nhận xét bài của HS
- GV kết luận: Qua bài tập củng cố kĩ năng đếm theo số trăm.
Bài 3
- GV chiếu tranh và cho HS đọc yêu cầu bài.
+ Bài yêu cầu gì ? 
- GV hướng dẫn câu mẫu:
+Số gồm 3 chục và 9 đơn vị là số nào ? 
-Yêu cầu HS thảo luận cặp đôi làm bài theo hình thức đố bạn . 
- Cho HS chia sẻ kết quả
- GV nhận xét và kết luận: Qua bài tập củng cố viết số có hai chữ số dựa vào cấu tạo thập phân của số . 
Bài 4
- GV bài tập và cho HS đọc yêu cầu bài.
+ Bài cho biết gì ? 
+ Bài yêu cầu gì ? 
- GV hướng dẫn và yêu cầu HS làm bài 
vào vở.
- GV nhận xét và khen ngợi.
+ Cuối tuần vừa rồi , Rô - bốt bán được 3 hộp to, tức là Rô-bốt bán được bao nhiêu chiếc bánh ? 
- GV kết luận: Qua bài tập củng cố kĩ năng đếm theo số chục, số trăm.
3. Hoạt động vận dụng, trải nghiệm
+ Qua tiết học củng cố cho em được kĩ năng gì ? 
- GV nhận xét tiết học, dặn dò bài học sau.
- HS làm bài vào bảng con
 10 đơn vị = 1 chục
 10 chục = 1 trăm
 10 trăm = 1 nghìn
- HS chia sẻ bài làm.
- HS nêu tên bài.
-HS quan sát và đọc yêu cầu.
- Số ? 
- HS quan sát và trả lời : Mỗi khay có 10 chiếc bánh.
- 10 chiếc bánh là 1 chục bánh.
- Có 2 khay.
- Có tất cả 20 chiếc bánh (2 chục tức là 20 ) .
- HS suy nghĩ và nêu miệng kết quả : 
 b) có 10 khay bánh. Có tất cả 100 ( 10 chục tức là 100 ) chiếc bánh.
- HS nhận xét
- 6 khay như vậy có 60 chiếc bánh ( 6 chục chiếc bánh ) 
- HS theo dõi.
- HS quan sát và đọc.
- Số .
- HS lắng nghe và làm bài vào nháp:
a. Có 4 lọ kẹo; có tất cả 400 viên kẹo (4 trăm tức là 400).
b. Có 7 lọ kẹo; có tất cả 700 viên kẹo (7 trăm tức là 700).
- HS chụp bài gửi qua zalo 
- HS nhận xét
-HS theo dõi.
- HS quan sát và đọc.
- Số ? 
- Số 39.
-HS thảo luận cặp đôi: 1 bạn hỏi, 1 bạn trả lời : 
+ HS 1 : Số gồm 8 chục và 5 đơn vị là số nào?
+ HS 2 : là số 85 
+ HS2 : Số gồm 4 chục và 1 đơn vị là số nào ? 
+ HS 1 : Số 41
+ HS 1 : Số gồm 6 chục và 0 đơn vị là số nào ?
+ HS 2: Số 60 
+ HS 2 : Số gồm 1 trăm 0 chục và 0 đơn vị là số nào ?
+ HS 1 : Số 100
+ HS1: Số gồm 9 chục và 9 đơn vị là số nào ? 
+ HS 2 : Số 99
- Đại diện một số nhóm chia sẻ, các nhóm khác nhận xét, bổ sung.
 -HS lắng nghe.
-HS quan sát và đọc.
- 1 hộp nhỏ đựng 10 chiếc bánh. 1 hộp to đựng 100 chiếc bánh.
-HS trả lời.
-HS theo dõi và làm bài vào vở :
a) Hôm qua, Rô-bốt bán được 4 hộp to, tức là bán được bao nhiêu 400 chiếc bánh.
b) Hôm nay, Rô-bốt bán được 8 hộp nhỏ, tức là bán được 80 chiếc bánh.
- HS chia sẻ bài làm của mình. 
- Các bạn khác nhận xét, bổ sung.
-Bán được 300 chiếc bánh.
-HS lắng nghe.
-HS chia sẻ.
-HS theo dõi.
IV. ĐIỀU CHỈNH, BỔ SUNG SAU BÀI DẠY 
...............................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
Tiết 2:
Bài viết 1 : NGHE – VIẾT : CHIM RỪNG TÂY NGUYÊN
 TẬP VIẾT: CHỮ HOA U
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:
1. Kiến thức:
* Năng lực ngôn ngữ:
- Nghe – viết chính xác bài Chim rừng Tây Nguyên (Từ “Chim đại bàng” đến “hòa âm”. Qua bài chính tả, củng cố kĩ năng trình bày đoạn văn. 
- Làm đúng bài tập: Điền chữ c hay k, ng hay ngh; Bài tập lựa chọn: Tìm từ ngữ có tiếng bắt đầu bằng s; có vần uc hay ut. 
- Biết viết chữ U, Ư cỡ vừa và nhỏ. Viết đúng câu ứng dụng Uống nước nhớ nguồn cỡ nhỏ, chữ viết đúng mẫu, đều nét, nối chữ đúng quy định. 
* Năng lực văn học:
- Cảm nhận được cái hay, cái đẹp của những câu thơ trong bài chính tả.
2. Năng lực:
- Có ý thức thẩm mỹ khi trình bày văn bản
3. Phẩm chất:
- Rèn cho HS tính kiên nhẫn, cẩn thận
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
- GV: Máy tính, Bài giảng điện tử
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1. HĐ mở đầu:
- GV đọc cho HS viết bảng con:
Tiền Giang, Thanh Hóa
- GV nhận xét.
- Kết nối- giới thiệu bài.
- GV chiếu tên bài 
2. HĐ hình thành kiến thức mới:
2.1. HĐ 1: Nghe – viết
- GV đọc mẫu đoạn văn: “Chim đại bàng...đến ... hòa âm”
- GV mời 1 HS đọc lại bài, yêu cầu cả lớp đọc thầm theo.
- GV hướng dẫn HS nói về nội dung và hình thức của đoạn văn:
+ Đoạn văn nói lên điều gì?
+ Tên bài được viết ở vị trí nào?
+ Chữ đầu dòng thơ viết như thế nào?
+ Hướng dẫn HS viết từ khó:
- Đọc cho học sinh viết các từ khó vào bảng con: chao lượn, che rợp, vi vút, nền trời, hòa âm
- Nhận xét, chỉnh sửa lỗi cho học sinh.
+ Hướng dẫn HS viết:
- GV đọc yêu cầu HS chép vào vở. 
- GV theo dõi, uốn nắn.
- GV đọc lại bài cho HS soát lỗi
- GV nhận xét, đánh giá 5 – 7 bài 
2.1. HĐ 2: Làm bài tập chính tả
Bài 2: Điền chữ l hay n, điền vần ươt hay ươc? 
HDTH
Bài 3: Tìm tiếng bắt đầu bằng l, n có vần ươc, ươt.
HDTH
2.2. HĐ 2: Tập viết chữ U, Ư
* Quan sát mẫu chữ hoa U
- GV hướng dẫn HS quan sát và nhận xét chữ mẫu U:
+ GV HD chữ mẫu trong khung chữ, hỏi HS: Chữ U hoa cao mấy li, có mấy ĐKN? Được viết bởi mấy nét?
 - GV hướng dẫn
+ Nét 1: Nét móc hai đầu (trái – phải).
+ Nét 2: Nét móc ngược phải. 
- GV chỉ dẫn cho HS và viết mẫu chữ U hoa cỡ vừa (5 li) trên slide: 
+ Nét 1: Đặt bút trên ĐK5, viết nét móc 2 đầu (đầu móc bên trái cuộn vào trong, đầu móc bên phải hướng ra ngoài); dừng bút giữa ĐK 2 và ĐK 3.
+ Nét 2: Từ điểm dừng bút nét 1, rê bút thẳng lên ĐK 6 rồi chuyển hướng bút ngược lại để viết nét móc ngược phải từ trên xuống dưới; dừng bút ở ĐK 2. 
* Chữ Ư:
- Chữ Ư hoa cao mấy li, có mấy ĐKN? Được viết bởi mấy nét?
- Chữ Ư hoa có cấu tạo như chữ U (nét 1, 2), thêm một dấu râu (nét 3) trên đầu nét 2. 
- GV HD dẫn cho HS và viết mẫu chữ Ư hoa cỡ vừa (5 li) trên slide: Viết như chữ U (nét 1, 2). Sau đó, từ điểm dừng bút của nét 2, lia bút lên ĐK 6 (gần đầu nét 2), viết một dấu râu nhỏ; dừng bút khi chạm vào nét 2. 
- GV chiếu video viết mẫu chữ U,Ư hoa cỡ vừa (5 li) ; kết hợp nhắc lại cách viết.
- GV yêu cầu HS viết chữ hoa U, Ư trong vở Luyện viết 2.
* Hướng dẫn viết câu ứng dụng
- Yêu cầu HS đọc câu ứng dụng: 
“Uống nước nhớ nguồn.”
- GV giải thích cho HS ý nghĩa của câu Uống nước nhớ nguồn:
+ “Uống nước” là hành động nhận lấy, hưởng thụ những thành quả, hiện vật do người khác tạo nên. 
+ “Nhớ nguồn” chính là suy nghĩ, hành động luôn nhớ đến, ghi nhớ và biết ơn những người, những tập thể đã tạo ra thành quả cho chúng ta sử dụng.
- Hướng dẫn HS quan sát nhận xét độ cao của các con chữ trong câu ứng dụng?
- GV nhận xét, bổ sung
3. HĐ thực hành, luyện tập
 Tập viết: Viết câu ứng dụng (HDTH)
“Uống nước nhớ nguồn”vào vở Luyện viết 2, tập hai
4. Hoạt động vận dụng, trải nghiệm:
- Qua bài học con biết thêm điều gì?
- Giáo viên nhận xét tiết học
- Dặn dò HS về nhà luyện viết thêm phần bài ở nhà.
- HS viết bảng con:
- HS lắng nghe.
- HS nối tiếp nêu tên bài
- HS lắng nghe
- 1 HS đọc lại đoạn trích, cả lớp đọc thầm theo.
- HS lắng nghe.
- Ca ngợi vẻ đẹp của chim đại bàng Tây Nguyên
+ Tên bài được viết ở giữa trang vở, cách lề khoảng 4 ô li.
+ Chữ đầu dòng thơ phải viết hoa, lùi vào 1 ô li so với lề vở
- HS viết từ khó vào bảng con
- HS chép bài vào vở
- HS đọc lại bài, tự chữa lỗi bằng bút chì.
- HS lắng nghe, tự sửa bài của mình.
- HS thực hiện ở nhà
- HS thực hiện ở nhà
- HS quan sát chữ mẫu
- HS trả lời: Chữ U hoa cao 5 li, có 6 ĐKN. Được viết bởi 2 nét. 
- HS quan sát, tiếp thu. 
- HS quan sát trên màn hình. 
- HS trả lời: Chữ U hoa cao 5 li, có 6 ĐKN. Được viết bởi 3 nét. 
- HS viết bài. 
- HS lắng nghe, quan sát và tiếp thu. 
- HS đọc câu ứng dụng.
- HS lắng nghe.
- HS quan sát và nhận xét độ cao của các chữ cái.
+ Độ cao của các chữ cái: Chữ U hoa (cỡ nhỏ) và các chữ g, h cao 2,5 li. Những chữ còn lại (ô, n, ư, ơ, c, ô, u) cao 1 li. 
+ Cách đặt dấu thanh: Dấu sắc đặt trên ô, dấu sách đặt trên ơ. 
+ Khoảng cách giữa các chữ bằng 1 con chữ o
- HS làm bài ở nhà
- HS lắng nghe và thực hiện
- HS chia sẻ
IV. ĐIỀU CHỈNH, BỔ SUNG SAU BÀI DẠY:
...............................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
Tiết 3: 
Đạo đức: BÀI 11: TÌM KIẾM SỰ HỖ TRỢ KHI Ở NHÀ (Tiết 2)
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:
1. Kiến thức 
- Củng cố, khắc sâu kiến thức đã học để thực hành xử lý tình huống cụ thể.
2 Năng lực
- Rèn năng lực điều chỉnh hành vi, phát triển bản thân, tìm hiều và tham gia các hoạt động xã hội phù hợp
3. Phẩm chất:
- Biết tìm kiếm sự hỗ trợ khi ở nhà để bảo vệ bản thân.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
- GV: Máy tính, Bài giảng điện tử
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY- HỌC CHỦ YẾU
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Hoạt động mở đầu:
- Cho HS xem video có nội dung biết tìm kiếm sự hỗ trợ khi ở nhà.
- Nêu những cách tìm kiếm sự hỗ trợ khi ở nhà mà em biết?
- Nhận xét, kết nối vào bài học: 
- GV chiếu tên bài học: Tìm kiếm sự hỗ trợ khi ở nhà ( Tiết 2)
2. Hoạt động luyện tập, thực hành
*Hoạt động 1: Xác định bạn đã biết cách tìm kiếm sự hỗ trợ hoặc chưa biết cách tìm sự hỗ trợ khi ở nhà
- GV cho HS quan sát tranh sgk/T53, và trả lời câu hỏi: 
- Trong các tranh, bạn nào biết tìm kiếm sự hỗ trợ, bạn nào chưa biết cách tìm kiếm sự hỗ trợ? Vì sao?
- Tổ chức cho HS chia sẻ từng tranh.
- Nhận xét, tuyên dương.
- GV chốt: Bạn trong tranh 1 và tranh 3 đã biết cách tìm kiếm sự hỗ trợ khi ở nhà, bạn trong tranh 2 chưa biết cách tìm kiếm sự hỗ trợ khi ở nhà.
*Bài 2: Xử lí tình huống.
- YC HS quan sát tranh sgk/tr.53.54, đồng thời gọi HS đọc lần lượt 3 tình huống của bài.
- YC HS thảo luận nhóm 4 đưa ra cách xử lí và tìm kiếm sự hỗ trợ theo từng tình huống.
- Gv mời đại diện các nhóm xử lí tình huống.
- Nhận xét, tuyên dương HS.
- GV KL: Em cần tìm kiếm sự hỗ trợ của người lớn khi bị đứt tay, khi áo đồng phục bị rách hoặc có người lạ gõ cửa, Em có thể nhờ giúp đỡ trực tiếp hoặc gọi điện thoại cho người thân để nhờ sự giúp đỡ.
3. Hoạt động, vận dụng, trải nghiệm
- Chia sẻ về cách tìm kiếm sự hỗ trợ khi ở nhà
- GV YC viết một số lời đề nghị giúp đỡ mà em cần hỗ trợ khi ở nhà
- Tổ chức cho HS chia sẻ.
- Nhận xét, tuyên dương.
+ Nhắc nhở bạn bè người thân tìm kiếm sự hỗ trợ khi ở nhà.
*Thông điệp:
- Gọi HS đọc thông điệp sgk/tr.54.
- Nhắc HS ghi nhớ và vận dụng thông điệp vào cuộc sống. 
- Hôm nay em học bài gì?
- Về nhà hãy vận dụng bài học vào cuộc sống.
- Nhận xét giờ học, dặn bài học sau.
- HS xem video
- HS chia sẻ
- HS nối tiếp nêu tên bài học
- HS quan sát tranh, làm việc cá nhân
- Tranh 1 bạn trai đã biết tìm kiếm sự hỗ trợ. Vì đèn học bị hỏng đã biết nhờ bố giúp đỡ; Tranh 2 bạn gái chưa biết tìm kiếm sựu hỗ trợ. Vì bạn ấy tự lấy đồ gác trên tủ chưa biết nhờ sự hỗ trợ của bố; Tranh 3 bạn nhỏ đã biết tìm kiếm sự hỗ sợ. Vì bạn nhỏ đã biết nhờ chị chọn màu giúp để tô bức tranh.
- HS chia sẻ ý kiến trước lớp
- HS nhận xét, bổ sung
- HS đọc tình huống
- HS thảo luận nhóm 4:
- Đại diện các nhóm trình bày. 
+ TH1: Anh trai em bị đứt tay trong khi bố mẹ đều vắng nhà, em có thể gọi điện cho bố mẹ hoặc nhờ bác hàng xóm bên cạnh nhà, 
+ TH2: Áo đồng phục của em bị rách, em có thể nhờ bà, mẹ hoặc chị khâu lại
+ TH3: Có người lạ gõ cửa khi ở nhà 1 mình, em không nên mở cửa, hãy gọi điện cho bố mẹ
- Các nhóm khác nhận xét về cách xử lí, và bổ sung (nếu có)
- HS viết một số lời đề nghị giúp đỡ vào ô chát
- HS chia sẻ trước lớp
+ HS nhắc nhở bạn bè, người thân biết tìm kiếm sự hỗ trợ khi ở nhà.
+ HS đọc thông điệp
+ HS thực hiện
+ Tìm kiếm sự hỗ trợ khi ở nhà
+ HS vận dụng bài học vào cuộc sống.
IV. ĐIỀU CHỈNH, BỔ SUNG SAU BÀI HỌC
Hoạt động trải nghiệm: BÀI 25: NHỮNG NGƯỜI BẠN HÀNG XÓM
* HOẠT ĐỘNG TRẢI NGHIỆM (HDTH)
- Hướng dẫn HS nắm được:
+ Kiến thức: - HS biết được những người bạn trạc tuổi mình ở nơi mình sinh sống. Đóng góp ý kiến về những việc mà những người bạn hàng xóm có thể làm cùng nhau.
+ Năng lực: - HS có khả năng quan sát, lắng nghe về người bạn hàng xóm nhà mình.
+ Phẩm chất: - HS biết cách bày tỏ tình cảm quý mến của mình với bạn qua các việc làm.
- Các nội dung chính của bài:
+ Kể về một người bạn hàng xóm mà em biết.
+ Nêu những việc em có thể làm cùng các bạn hàng xóm.
+ Làm quen với các bạn hàng xóm và rủ bạn cùng làm một số việc có ích.
IV. ĐIỀU CHỈNH, BỔ SUNG SAU BÀI DẠY
..........................................................................................................................................................................................................................................................................
 *******************************************
Thứ tư ngày 23 tháng 2 năm 2022
Tiết 1 - 2:
Bài đọc 2: CHIM SƠN CA VÀ BÔNG CÚC TRẮNG 
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT	
1. Kiến thức
* Năng lực ngôn ngữ:
- Đọc trôi chảy bài Chim sơn ca và bông cúc trắng. Phát âm đúng, ngắt nghỉ hơi đúng theo dấu câu và theo nghĩa. Biết thay đổi giọng phù hợp với nội dung bài (Vui ở đoạn 1; ngạc nhiên, buồn thảm ở đoạn 2,3; thương tiếc, trách móc ở đoạn 4). 
-Hiểu được nghĩa của các từ ngữ trong bài. Nắm được diễn biến của câu chuyện. Hiểu điều câu chuyện muốn nói: Hãy để cho chim được tự do, ca hát, nay lượn. Hãy để cho chim được tự do tắm nắng mặt trời. Hãy bảo vệ chim chóc, cây cối, bảo vệ thiên nhiên.
- Biết nói lời từ chối, lời đồng tình một cách lịch sự. 
* Năng lực văn học: Nhận biết nội dung, mạch truyện. Yêu thích những câu văn hay, những hình ảnh đẹp. 
2. Năng lực 
- Biết cùng các bạn thảo luận nhóm; hợp tác tìm hiểu bài.
3. Phẩm chất
-Bồi dưỡng phẩm chất trách nhiệm, chăm chỉ. 
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
- GV: Máy tính, Bài giảng điện tử
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1.Hoạt động mở đầu
- Tiết trước các em học bài gì?
- GV gọi 1 HS đọc bài.
- “Khách” đến bờ tre là những loài chim nào?
- GV chiếu tranh, bức tranh vẽ gì? 
- Giới thiệu bài học: Chim chóc và hoa lá làm cho cuộc sống thêm tươi đẹp. Trái Đất sẽ rất buồn nếu như thiếu hoa, thiếu tiếng hót của các loài chim. Thế nhưng, chim sơn ca và bông cúc trắng trong câu chuyện này lại có số phận rất buồn thảm. Các em hãy cùng tìm hiểu để biết câu chuyện muốn nói điều gì?
2.HĐ hình thành kiến thức mới
a. Hoạt động luyện đọc 
- GV đọc mẫu: Giọng đọc thay đổi giọng phù hợp với nội dung bài (Vui ở đoạn 1; ngạc nhiên, buồn thảm ở đoạn 2,3; thương tiếc, trách móc ở đoạn 4). 
+ Bài đọc có mấy đoạn ? 
- GV tổ chức cho HS luyện đọc:
+ GV theo dõi HS đọc, GV sửa lỗi phát âm. 
+GV nhắc nhở các em cần ngắt nghỉ.
- GV giải nghĩa từ: véo von, cầm tù, long trọng. 
+ GV tổ chức cho HS luyện đọc nhóm bốn.
+ GV theo dõi HS đọc, chú ý hướng dẫn thêm.
+ GV mời 1 HS khá, giỏi đọc lại toàn bài.
b. Hoạt động đọc hiểu
*Yêu cầu cả lớp đọc thầm đoạn 1,2 
- Đoạn 1 giới thiệu những nhân vật nào của câu chuyện?
- Trước khi bị bỏ vào lồng , chim và hoa sống như thế nào?
- Tác giả đã dùng từ gì để miêu tả tiếng hót của sơn ca ?
=> từ: véo von
+ Em hiểu véo von là tiếng hót như thế nào ?
- Qua những điều đã tìm hiểu, bạn nào cho biết trước khi bị bắt bỏ vào lồng , cuộc sống của sơn ca và bông cúc như thế nào?
*Gọi HS đọc đoạn 2,3
- Chuyện gì đã xảy ra với chim sơn ca vào ngày hôm sau?
- Còn bông cúc trắng thì sao? Chuyện gì đã xảy ra với với bông cúc trắng vào ngày hôm sau?
- Ai là người đã nhốt sơn ca vào lồng ?
- Điều gì cho thấy các cậu bé rất vô tình đối với chim ? (HSKG)
- Không chỉ vô tâm đối với chim mà hai chú bé còn đối xử rất vô tâm với bông cúc trắng, em hãy tìm chi tiết trong bài nói lên điều đó ?
- Hành động của hai cậu bé đã gây ra chuyện gì đau lòng?
=> héo lả đi (giải nghĩa)
GV : Từ việc làm của hai cậu bé đã làm cho chim và hoa phải lìa đời .Hai cậu bé đã làm gì .Yêu cầu 1 em đọc đoạn 4 và trả lời câu hỏi :
- Sau khi chim chết hai cậu bé đã làm gì?
=> từ : long trọng ( có nghĩa là đầy đủ nghi lễ và rất trang nghiêm .
- Đặt câu với từ (long trọng)
- Theo em việc làm của các cậu bé đúng hay sai ?
- Em hãy nói lời khuyên với hai cậu 
bé ?
- Câu chuyện này khuyên chúng ta điều gì?
* Luyện đọc lại
- Mời 1 HS đọc diễn cảm lại toàn bài.
3. Hoạt động luyện tập, thực hành
Bài 1: Giả sử một cậu bé trong câu chuyện không muốn bắt sơn ca, cậu sẽ từ chối thế nào khi bạn rủ đi bắt chim? Chọn câu trả lời em thích:
a. Cậu đừng bắt chim. Hãy để nó tự do.
b. Không. Tớ không bắt chim đâu, tội nghiệp nó. 
c. Chim đang bay nhảy tự do, tại sao lại bắt nó? Đừng làm vậy. 
- GV mời 1 HS đọc to YC của BT 1 trước lớp.
- GV yêu cầu HS chọn ý kiến mà mình thích rồi đóng vai theo nhóm đôi hoàn thành bài tập.
- GV mời một số nhóm bật mic đóng vai trước lớp.
-GV nhận xét, kết luận
Bài 2: Hãy nói 1-2 câu thể hiện thái độ đồng tình với ý kiến trên. 
- GV mời 1 HS đọc YC của BT 2 trước lớp.
- GV gọi 1-2 em khá, giỏi nói 1-2 câu thể hiện thái độ với ý kiến ở bài 1 trước lớp.
- GV yêu cầu HS làm vào vở
-GV gọi 3 HS chia sẻ bài làm. GV chiếu bài của HS đó lên để cả lớp quan sát.
-GV nhận xét, kết luận
4.Hoạt động vận dụng, trải nghiệm
+ Hôm nay chúng ta biết thêm được điều gì?
-GV nhận xét tiết học.
- Bờ tre đón khách
-1 HS đọc bài.
-HS trả lời:Khách” đến bờ tre là những loài chim: cò bạch, bồ nông, bói cá, chim cu. 
- HS quan sát và chia sẻ
-HS nhắc lại tên bài.
- HS lắng nghe, đọc thầm theo.
-Bài đọc có 4 đoạn.
- HS luyện đọc nối tiếp đoạn lần 1 kết 
hợp luyện đọc từ khó: sà xuống, thương xót, long trọng. 
- Đọc nối tiếp đoạn lần 2 kết hợp ngắt nghỉ đúng ở câu: 
 Sáng hôm sau,/ thấy Sơn Ca đã chết,/hai cậu bé đặt con chim vào chiếc hộp rất đẹp/ và chôn cất thật long trọng.//
 Còn bông hoa,/ giá các câu đừng ngắt nó/ thì hôm nay/ chắc nó vẫn đang tắm nắng mặt trời.
- Đọc nối tiếp lần 3 kết hợp giải nghĩa từ
- HS luyện đọc nhóm bốn.
- Một số nhóm thi đọc. Cả lớp lắng nghe, bình chọn.
- 1 HS đọc.
- Lớp đọc thầm 
- Đoạn 1 giới thiệu những nhân vật của câu chuyện: chim sơn và bông cúc trắng. 
- Chim tự do bay nhảy , hót véo von , sống trong một thế giới rất rộng -là cả bầu trời xanh thẳm .
Cúc sống tự do bên bờ rào , giữa đám cỏ dại ......
- Chim sơn ca hót véo von .
- Là tiếng hót (âm thanh ) rất cao, trong trẻo .
-Chim sơn ca và cúc trắng sống vui vẻ và hạnh phúc .
- 1 em đọc
- Sơn ca bị bắt, bị cầm tù trong lồng, tiếng hót buồn thảm.
-Bông cúc trắng bị cắt bỏ vào lồng chim sơn ca. .
- Có hai chú bé đã nhốt sơn ca vào lồng.
- Hai cậu bé bắt nhốt vào lồng nhưng lại không nhớ cho chim ăn uống , để chim chết đói và khát.
- Hai cậu bé chẳng cần thấy bông cúc đang nở rất đẹp , cầm dao cắt cả đám cỏ lẫn bông cúc bỏ vào lồng sơn ca.
- Hành động của hai cậu bé đã gây ra chuyện rất đau lòng: Sơn ca chết, bông cúc trắng héo lả đi.
-1Hs đọc đoạn 4.
- Hai cậu bé đã đặt sơn ca vào một chiếc hộp thật đẹp và chôn cất thật long trọng
-HS đặt câu .
- Các cậu bé làm như vậy là sai .
- Đừng bắt chim , đừng hái hoa / Hãy để cho chim được tự do bay lượn , ca hát ! Hãy để cho hoa được tự do tắm nắng mặt trời !/...
- Qua câu chuyện Chim sơn ca và bông cúc trắng, em cần phải bảo vệ chim chóc, bảo vệ các loài hoa vì chúng làm cho cuộc sống thêm tươi đẹp. Đừng đối xử với chim chóc, hóa lá vô tình như hai cậu bé trong câu chuyện. Câu chuyện ca ngợi tình bạn đẹp của hoa cúc trắng và chim sơn ca. 
-1 HS đọc
- 1HS Yêu cầu bài.
- HS làm việc nhóm đôi
- Một vài nhóm bật mic đóng vai trước lớp.
HS1: Nam ơi! Ở đằng kia có chú chim sơn ca thật đẹp! Chúng mình bắt nó về nhốt trong lồng để chơi đi.
HS 2:Chim đang bay nhảy tự do, tại sao lại bắt nó? Đừng làm vậy. 
-HS đọc yêu cầu đề.
- HS mở mic nói trước lớp.
- HS làm bài vào vở
- 3 HS chia sẻ bài làm. Cả lớp lắng nghe, nhận xét.
a. Cậu ấy nói rất đúng. Hãy để sơn ca tự do. 
b. Mình đồng ý với cậu. Thật tội nghiệp sơn ca nếu cầm tù nó.
c. Mình hoàn toàn đồng ý với cậu. Chim đang bay nhảy tự do, tại sao lại bắt nó?
-Biết nói lời từ chối, lời đồng tình một cách lịch sự. 
III. ĐIỀU CHỈNH, BỔ SUNG SAU BÀI DẠY.
................................................................................................................................................................................................

Tài liệu đính kèm:

  • docxgiao_an_lop_2_sach_canh_dieu_tuan_24_nam_hoc_2021_2022.docx