Giáo án Lớp 2 (Sách Chân trời sáng tạo) - Tuần 20 - Năm học 2021-2022
BÀI 3: CON ĐƯỜNG LÀNG (Tiết 1- 2)- Tập đọc
ĐỌC: CON ĐƯỜNG LÀNG
I.MỤC TIÊU
1. Phẩm chất:
- Chăm chỉ: Chăm học, tích cực tham gia các hoạt động giữ sạch môi trường
- Yêu nước: Yêu quý thiên nhiên, cảnh cảnh đẹp của quê hương
- Trách nhiệm: Có ý thức gìn giữ cảnh quang môi trường xung quanh
2. Năng lực:
a. Năng lực chung:
- Năng lực tự chủ và tự học: Tích cực tham gia học tập, biết xử lý các tình huống và liên hệ bản thân.
- Năng lực giao tiếp và hợp tác: Có thói quen trao đổi, giúp đỡ nhau trong học tập. Biết cùng nhau hoàn thành nhiệm vụ theo sự hướng dẫn của thầy cô.
- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Biết thu nhận thông tin từ tình huống, nhận ra những vấn đề đơn giản và giải quyết được vấn đề.
b. Năng lực đặc thù:
- Chia sẻ được với bạn về con đường quen thuộc với em; nêu được phỏng đoán của bản thân về nội dung bài đọc qua tên bài và tranh minh họa.
- Đọc trôi chảy bài đọc, ngắt nghỉ đúng dấu câu, đúng logic ngữ nghĩa; hiểu nội dung bài đọc: Vào mỗi buổi trong ngày, con đường làng đều có vẻ đẹp riêng. Ai đi xa cũng nhớ về con đường mình luôn gắn bó.
- Bước đầu có thể đóng vai hướng dẫn viên và giới thiệu về con đường nơi mình ở.
II. PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC
1. Phương pháp dạy học
- Vấn đáp, động não, trực quan, hoạt động nhóm, đóng vai, giải quyết vấn đề, lắng nghe tích cực.
2. Phương tiện dạy học
a. Đối với GV:
- Giáo án.
- Bảng phụ ghi 2 khổ thơ đầu hoặc slide để chiếu 2 khổ thơ đầu.
b. Đối với HS:
- SGK
Tuần 20 Thứ hai ngày 14 tháng 2 năm 2022 CHỦ ĐIỂM 9: NƠI CHỐN THÂN QUEN BÀI 3: CON ĐƯỜNG LÀNG (Tiết 1- 2)- Tập đọc ĐỌC: CON ĐƯỜNG LÀNG I.MỤC TIÊU 1. Phẩm chất: - Chăm chỉ: Chăm học, tích cực tham gia các hoạt động giữ sạch môi trường - Yêu nước: Yêu quý thiên nhiên, cảnh cảnh đẹp của quê hương - Trách nhiệm: Có ý thức gìn giữ cảnh quang môi trường xung quanh 2. Năng lực: a. Năng lực chung: - Năng lực tự chủ và tự học: Tích cực tham gia học tập, biết xử lý các tình huống và liên hệ bản thân. - Năng lực giao tiếp và hợp tác: Có thói quen trao đổi, giúp đỡ nhau trong học tập. Biết cùng nhau hoàn thành nhiệm vụ theo sự hướng dẫn của thầy cô. - Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Biết thu nhận thông tin từ tình huống, nhận ra những vấn đề đơn giản và giải quyết được vấn đề. b. Năng lực đặc thù: - Chia sẻ được với bạn về con đường quen thuộc với em; nêu được phỏng đoán của bản thân về nội dung bài đọc qua tên bài và tranh minh họa. - Đọc trôi chảy bài đọc, ngắt nghỉ đúng dấu câu, đúng logic ngữ nghĩa; hiểu nội dung bài đọc: Vào mỗi buổi trong ngày, con đường làng đều có vẻ đẹp riêng. Ai đi xa cũng nhớ về con đường mình luôn gắn bó. - Bước đầu có thể đóng vai hướng dẫn viên và giới thiệu về con đường nơi mình ở. II. PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC 1. Phương pháp dạy học - Vấn đáp, động não, trực quan, hoạt động nhóm, đóng vai, giải quyết vấn đề, lắng nghe tích cực. 2. Phương tiện dạy học a. Đối với GV: - Giáo án. - Bảng phụ ghi 2 khổ thơ đầu hoặc slide để chiếu 2 khổ thơ đầu. b. Đối với HS: - SGK III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC HOẠT ĐỘNG CỦA GV HOẠT ĐỘNG CỦA HS Tiết 1, 2 A. Khởi động Mục tiêu: Chia sẻ được với bạn về con đường quen thuộc; nêu được phỏng đoán của bản thân về nội dung bài đọc qua tên bài và tranh minh họa. Cách tiến hành: - GV yêu cầu HS hoạt động nhóm đôi, chia sẻ với bạn về con đường quen thuộc: tên con đường, cảnh đẹp của con đường, - GV mời 1 – 2 HS chia sẻ trước lớp về con đường quen thuộc của mình. - GV yêu cầu HS quan sát tranh minh họa (cảnh vật, vẻ đẹp của cảnh vật) và tên bài học để phán đoán nội dung. - GV giới thiệu bài mới: Con đường mà các em đi học hàng ngày rồi sẽ trở thành ký ức. Khi lớn lên, các em sẽ còn đi trên rất nhiều những con đường khác, mỗi con đường lại có những vẻ đẹp và kỷ niệm riêng. Nhưng con đường làng gắn với kỷ niệm sẽ còn theo các em mãi. Để hiểu hơn vẻ đẹp của những con đường làng ở Việt Nam, chúng ta cùng đi vào bài học hôm nay: Con đường làng. - GV ghi tên bài đọc mới Con đường làng lên bảng. B. Khám phá và luyện tập Hoạt động 1: Luyện đọc thành tiếng Mục tiêu: Đọc trôi chảy bài đọc, ngắt nghỉ đúng nhịp thơ, dấu câu, đúng logic ngữ nghĩa Bước 1: Hoạt động cả lớp - GV đọc mẫu (giọng đọc chậm rãi, thiết tha). - GV hướng dẫn HS đọc và luyện đọc một số từ khó: rạp, lững thững, lừng lựng, ; hướng dẫn cách ngắt nghỉ hơi sau các dòng thơ, khổ thơ. Bước 2: Hoạt động nhóm và hoạt động cả lớp - GV yêu cầu HS đọc thành tiếng câu, đoạn, bài thơ trong nhóm nhỏ và trước lớp. Hoạt động 2: Luyện đọc hiểu Mục tiêu:Hiểu nghĩa các từ khó ,hiểu nội dung bài đọc: Vào mỗi buổi trong ngày, con đường làng đều có vẻ đẹp riêng. Ai đi xa cũng nhớ về con đường mình luôn gắn bó; biết liên hệ bản thân: Yêu quý và giữ gìn vẻ đẹp của con đường thân quen; hoàn thành được các câu nói về con đường em mơ ước. Cách tiến hành: Bước 1: Hoạt động cả lớp - GV yêu cầu và hướng dẫn HS giải thích nghĩa của một số từ khó: + mơ màng: thấy phảng phất, không rõ ràng, trong trạng thái mơ ngủ hay tựa như mơ ngủ. + lừng lựng: rất tròn, đẹp. + vắt vẻo: ở trên cao nhưng không có chỗ dựa vững chắc. + rợp: có nhiều bóng mát. + thiết tha: có tình cảm thắm thiết làm cho gắn bó hết lòng, luôn luôn nghĩ đến, quan tâm đến. Bước 2: Hoạt động nhóm - GV yêu cầu HS đọc thầm lại bài đọc, thảo luận theo nhóm nhỏ để trả lời câu hỏi trong SGK: + Câu 1: Vào mỗi buổi trong ngày, con đường làng có gì đẹp? + Câu 2: Em thích con đường làng trong bài thơ vào buổi nào nhất? Vì sao? GV khuyến khích HS trả lời theo ý kiến cá nhân. + Câu 3: Trong khổ thơ thứ ba, tiếng cuối các dòng thơ nào có vần giống nhau? + Câu 4: Câu thơ nào thể hiện tình cảm của tác giả với con đường làng? Bước 3: Hoạt động cả lớp - GV yêu cầu HS nêu nội dung bài đọc: Vào mỗi buổi trong ngày, con đường làng đều có vẻ đẹp riêng. Ai đi xa cũng nhớ về con đường mình luôn gắn bó. - GV hướng dẫn và yêu cầu HS liên hệ bản thân: Yêu quý và giữ gìn vẻ đẹp của con đường thân quen. Hoạt động 3: Luyện đọc lại Mục tiêu: Giúp học sinh diễn cảm bài đọc Cách tiến hành: Bước 1: Hoạt động cả lớp - GV hướng dẫn HS cách đọc bài dựa vào nội dung bài đọc đã được HS rút ra. - GV đọc mẫu lại 2 khổ thơ đầu. Bước 2: Hoạt động nhóm - GV yêu cầu HS luyện đọc trong nhóm nhỏ và trước lớp 2 khổ thơ đầu. Bước 3: Hoạt động cá nhân - GV yêu cầu học thuộc lòng 2 khổ thơ em thích. Bước 4: Hoạt động cả lớp GV hướng dẫn HS học thuộc lòng 2 khổ thơ mà HS thích, tổ chức trò chơi, xóa từ, đoán từ để HS dễ nhớ hơn. - GV nhận xét, đánh giá. Hoạt động 4: Luyện tập mở rộng Mục tiêu: HS nêu được vẻ đẹp của con đường. Cách tiến hành Bước 1: Hoạt động cả lớp - GV mời 1 HS đọc to và xác định yêu cầu của hoạt động Cùng sáng tạo – Con đường mong ước. Bước 2: Hoạt động cá nhân - GV yêu cầu HS làm việc cá nhân, tự hoàn thành các câu gợi ý thể hiện mong ước của mình. (GV khích lệ HS nêu suy nghĩ, mong muốn của bản thân, không gò ép). Bước 3: Hoạt động cả lớp - GV mời một số HS trình bày trước lớp. - GV chỉnh sửa, khích lệ HS. Hoạt động tiếp nối: * Mục tiêu: Động viên, khuyến khích HS có tiến bộ. * Cách tiến hành: - Cho HS chọn biểu tượng đánh giá phù hợp với kết quả học tập của mình. - Chuẩn bị:Viết chữ hoa R - HS hoạt động nhóm đôi, chia sẻ với bạn về con đường quen thuộc của bản thân. - 1 – 2 HS chia sẻ trước lớp. Các HS còn lại lắng nghe. - HS quan sát tranh, phán đoán nội dung. - HS lắng nghe. - HS lắng nghe. - HS lắng nghe. - HS lắng nghe. - HS đọc trong nhóm và trước lớp. - HS thực hiện yêu cầu và lắng nghe GV hướng dẫn. - HS đọc thầm lại bài đọc, thảo luận theo nhóm nhỏ để trả lời câu hỏi trong SGK: + Câu 1: Vào buổi sớm, con đường có sương mơ màng, long lanh trên ngọn cỏ. Vào buổi trưa, con đường có gió thổi thơm. Vào buổi chiều, đứng ở con đường làng có thể nhìn thấy hoàng hôn tím, có đàn trâu về lững thững. Vào buổi tối, trên đường có bóng trăng soi, có bóng của ngọn tre già. + Câu 2: HS tự trả lời theo ý kiến cá nhân. + Câu 3: Trong khổ thơ thứ ba, tiếng cuối các dòng thơ thứ hai và thứ ba có vần giống nhau, đó là vần ưng. + Câu 4: Câu thơ thể hiện tình cảm của tác giả với con đường làng: Tiếng chim rơi ngọt quá!; Con đường cong nỗi nhớ; Lòng luôn thầm nhắc nhở/ Con đường làng thiết tha. - HS nêu nội dung bài đọc theo ý hiểu. - HS liên hệ bản thân. - HS lắng nghe. - HS lắng nghe. - HS luyện đọc trong nhóm nhỏ và trước lớp. - HS học thuộc lòng 2 khổ thơ mình thích và đọc trước lớp. - HS lắng nghe. - 1 HS đọc to và xác định yêu cầu của hoạt động Cùng sáng tạo – Con đường mong ước. - HS làm việc cá nhân, hoàn thành bài tập. - Một số HS trình bày trước lớp. - HS lắng nghe. - HS thực hiện tự đánh giá kết quả học tập của mình. V. RÚT KINH NGHIỆM, ĐIỀU CHỈNH, BỔ SUNG: Tuần 20 Thứ ba ngày 15 tháng 2 năm 2022 BÀI 3: CON ĐƯỜNG LÀNG (Tiết 3 )- Tập Viết VIẾT CHỮ HOA R I.MỤC TIÊU 1. Phẩm chất: - Chăm chỉ: Chăm học, tích cực tham gia các hoạt động giữ sạch môi trường - Yêu nước: Yêu quý thiên nhiên, cảnh cảnh đẹp của quê hương - Trách nhiệm: Có ý thức gìn giữ cảnh quang môi trường xung quanh 2. Năng lực: a. Năng lực chung: - Năng lực tự chủ và tự học: Tích cực tham gia học tập, biết xử lý các tình huống và liên hệ bản thân. - Năng lực giao tiếp và hợp tác: Có thói quen trao đổi, giúp đỡ nhau trong học tập. Biết cùng nhau hoàn thành nhiệm vụ theo sự hướng dẫn của thầy cô. - Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Biết thu nhận thông tin từ tình huống, nhận ra những vấn đề đơn giản và giải quyết được vấn đề. b. Năng lực đặc thù: - Viết đúng kiểu chữ hoa R và câu ứng dụng - Lắng nghe và nhận xét lời của bạn. II. PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC 1. Phương pháp dạy học - Vấn đáp, động não, trực quan, hoạt động nhóm, đóng vai, giải quyết vấn đề, lắng nghe tích cực. 2. Phương tiện dạy học a. Đối với GV: - Giáo án. - Mẫu chữ viết hoa R. b. Đối với HS: - SGK, vở tập viết;bảng con III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC HOẠT ĐỘNG CỦA GV HOẠT ĐỘNG CỦA HS Cách tiến hành: Hoạt động 1: Luyện viết chữ R hoa Mục tiêu: Giúp học sinh viết đúng chữ R hoa. * Cách tiến hành Bước 1: Hoạt động cả lớp - GV hướng dẫn HS quan sát mẫu chữ R hoa, xác định chiều cao, độ rộng, cấu tạo nét chữ của con chữ R hoa. GV viết mẫu và nêu quy trình viết chữ R hoa: + Cấu tạo: gồm nét móc ngược trái, nét cong trái, nét cong phải, nét thắt và nét móc ngược phải. + Cách viết: Đặt bút phía dưới ĐK ngang 4, trước ĐK dọc 3, viết một nét móc ngược trái cách bên phải ĐK dọc 2 một li, hơi lượn vòng khi bắt đầu và dừng bút dưới ĐK ngang 2, trước ĐK dọc 2. Lia bút đến điểm giao nhau giữa ĐK ngang 3 và ĐK dọc 2, viết nét cong trái liền mạch với nét cong phải, nét thắt, nét móc ngươc phải và dừng bút phía dưới ĐK ngang 2, trước ĐK dọc 4. Lưu ý: Lưng của nét cong trái tiếp xúc với ĐK dọc 1. Lưng của nét cong phải (trên nét thắt) tiếp xúc với ĐK dọc 3. Nét thắt nằm phía trên ĐK ngang 2 và cắt ngang nét móc ngược trái. Bước 2: Hoạt động cá nhân - GV yêu cầu HS viết chữ R hoa vào bảng con, sau đó tô và viết chữ R hoa vào VTV. Hoạt động 2: Luyện viết câu ứng dụng Mục tiêu Giúp học sinh viết đúng chữ R hoa, câu ứng dụng “ Rừng vàng biển bạc” * Cách tiến hành Bước 1: Hoạt động cả lớp - GV yêu cầu và hướng dẫn HS đọc và tìm hiểu nghĩa của câu ứng dụng Rừng vàng biển bạc. Rừng vàng biển bạc (hay Bể bạc rừng vàng, Rừng vàng bể bạc) để chỉ tài nguyên phong phú giàu có. - GV nhắc lại quy trình viết chữ R hoa và cách nối từ chữ R hoa sang chữ ư. - GV viết mẫu chữ Rừng. Bước 2: Hoạt động cá nhân - GV yêu cầu HS viết chữ Rừng và câu ứng dụng Rừng vàng biển bạc vào VTV. Hoạt động 3: Luyện viết thêm Mục tiêu Giúp học sinh viết đúng chữ R hoa, đọc, viết và hiểu câu ca dao : “Ruộng vườn mặc sức chim bay Biển hồ lang lai, mặc sức chim bay”: Ca ngợi và tự hào sự giàu đẹp, trù phú của quê hương, đất nước. * Cách tiến hành Bước 1: Hoạt động cả lớp - GV yêu cầu 1 HS đọc to bài ca dao. Cả lớp đọc thầm và tìm hiểu nghĩa của câu ca dao: Ruộng vườn mặc sức chim bay Biển hồ lai láng, cá bầy đua bơi Ca dao Bước 2: Hoạt động cá nhân - GV yêu cầu HS viết chữ R hoa, chữ Ruộng và câu ca dao vào VTV. Hoạt động 4: Đánh giá bài viết Mục tiêu: Giúp học sinh biết đánh giá bài viết của bản thân và của bạn bè. * Cách tiến hành Bước 1: Hoạt động nhóm - GV yêu cầu HS tự đánh giá phần viết của mình và của bạn. Bước 2: Hoạt động cả lớp - GV nhận xét một số bài viết. - HS quan sát GV hướng dẫn. - HS viết chữ R hoa vào bảng con, sau đó tô và viết chữ R hoa vào VTV. - HS đọc và tìm hiểu nghĩa của câu ứng dụng Rừng vàng biển bạc. - HS lắng nghe. - HS quan sát GV viết mẫu. - HS viết chữ Rừng và câu ứng dụng Rừng vàng biển bạc vào VTV. - HS đọc và tìm hiểu nghĩa bài ca dao. - HS viết chữ R hoa, chữ Ruộng và câu ca dao vào VTV. - HS tự đánh giá phần viết của mình và của bạn. - HS lắng nghe. V. RÚT KINH NGHIỆM, ĐIỀU CHỈNH, BỔ SUNG: Tuần 20 Thứ ba ngày 15 tháng 2 năm 2022 BÀI 3: CON ĐƯỜNG LÀNG (Tiết 4)- Luyện từ và câu TỪ CHỈ SỰ VẬT – DẤU PHẨY I.MỤC TIÊU 1. Phẩm chất: - Chăm chỉ: Chăm học, tích cực tham gia các hoạt động giữ sạch môi trường - Yêu nước: Yêu quý thiên nhiên, cảnh cảnh đẹp của quê hương - Trách nhiệm: Có ý thức gìn giữ cảnh quang môi trường xung quanh 2. Năng lực: a. Năng lực chung: - Năng lực tự chủ và tự học: Tích cực tham gia học tập, biết xử lý các tình huống và liên hệ bản thân. - Năng lực giao tiếp và hợp tác: Có thói quen trao đổi, giúp đỡ nhau trong học tập. Biết cùng nhau hoàn thành nhiệm vụ theo sự hướng dẫn của thầy cô. - Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Biết thu nhận thông tin từ tình huống, nhận ra những vấn đề đơn giản và giải quyết được vấn đề. b. Năng lực đặc thù: - Chia sẻ được với bạn về con đường quen thuộc với em; nêu được phỏng đoán của bản thân về nội dung bài đọc qua tên bài và tranh minh họa. - Nhận diện và sử dụng được từ ngữ chỉ sự vật (cây cối), dấu phẩy. - Hoàn thành được các câu nói về con đường em mơ ước. II. PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC 1. Phương pháp dạy học - Vấn đáp, động não, trực quan, hoạt động nhóm, đóng vai, giải quyết vấn đề, lắng nghe tích cực. 2. Phương tiện dạy học a. Đối với GV: - Giáo án. - Thẻ từ để HS ghi các từ ngữ ở BT 3. b. Đối với HS: - SGK, - HS mang tới lớp ảnh con đường nơi em ở/ con đường quen thuộc với em. III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC HOẠT ĐỘNG CỦA GV HOẠT ĐỘNG CỦA HS *Luyện từ Hoạt động 1: Tìm từ ngữ chỉ cây cối Mục tiêu: Nhận diện và sử dụng được từ ngữ chỉ sự vật (cây cối) Cách tiến hành: Bước 1: Hoạt động cả lớp - GV mời 1 HS đọc to và xác định yêu cầu của BT 3a. Bước 2: Hoạt động nhóm - GV yêu cầu HS thảo luận nhóm, tìm từ ngữ chỉ cây cối có trong đoạn thơ. Bước 3: Hoạt động cả lớp - GV mời một vài HS chia sẻ kết quả trước lớp. - GV và cả lớp nhận xét. b): Tìm thêm 3 – 5 từ ngữ chỉ cây cối Bước 1: Hoạt động cả lớp - GV hướng dẫn HS xác định yêu cầu của BT 3b. Bước 2: Hoạt động nhóm - GV yêu cầu HS làm việc nhóm 4, tìm từ ngữ chỉ cây cối trong nhóm bằng kỹ thuật Khăn trải bàn, mỗi HS tìm 2 từ ngữ. Thống nhất kết quả trong nhóm. Bước 3: Hoạt động cả lớp - GV mời đại diện một số nhóm chia sẻ kết quả trước lớp. - GV nhận xét. * Luyện câu Mục tiêu: Nhận diện và sử dụng được dấu phẩy. Cách tiến hành: Bước 1: Hoạt động cả lớp - GV hướng dãn HS xác định yêu cầu của BT 4. Bước 2: Hoạt động nhóm - GV yêu cầu HS thảo luận nhóm nhỏ, trả lời các câu hỏi a, b, c. Bước 3: Hoạt động cả lớp - GV mời đại diện một số nhóm chia sẻ kết quả trước lớp. - GV nhận xét, khen ngợi HS. * Vận dụng Mục tiêu: Bước đầu có thể đóng vai hướng dẫn viên và giới thiệu về con đường nơi mình ở. Cách tiến hành: Bước 1: Hoạt động cả lớp - GV mời 1 HS đọc to và xác định yêu cầu của hoạt động vận dụng: Đóng vai hướng dẫn viên, giới thiệu về con đường nơi em ở theo gợi ý: tên, cảnh vật, hoạt động, - GV hướng dẫn những nội dung có thể giới thiệu: + Tên con đường. + Cảnh vật, hoạt động trên đường và hai bên đường. + Bước 2: Hoạt động theo cặp - GV yêu cầu HS luyện tập theo cặp. Bước 3: Hoạt động cả lớp - GV mời một vài HS chia sẻ trước lớp. - GV và cả lớp nhận xét, góp HS đọc và xác định yêu cầu của BT 3a. - HS thảo luận nhóm, tìm từ ngữ chỉ cây cối có trong đoạn thơ: na, chuối, tre. - HS chia sẻ kết quả trước lớp. - HS lắng nghe. - HS lắng nghe GV hướng dẫn, xác định yêu cầu BT 3b. - HS làm việc nhóm. - HS chia sẻ trước lớp. - HS lắng nghe GV nhận xét. - HS lắng nghe GV hướng dẫn, xác định yêu cầu BT 4. - HS thảo luận nhóm: a. Đoạn văn có 3 câu. b. Câu thứ ba có dấu phẩy. c. Đặt dấu phẩy: Xoài thanh ca, xoài tượng, xoài cát đều ngon. Vườn nhà ngoại trồng cây thuốc, cây cảnh, cây ăn trái. - HS chia sẻ kết quả trước lớp. - HS lắng nghe GV nhận xét. - HS xác định yêu cầu của hoạt động vận dụng. - HS lắng nghe GV hướng dẫn. - HS luyện tập theo cặp. - HS chia sẻ trước lớp. V. RÚT KINH NGHIỆM, ĐIỀU CHỈNH, BỔ SUNG: . Tuần 20 Thứ tư ngày 16 tháng 2 năm 2022 CHỦ ĐIỂM 9: NƠI CHỐN THÂN QUEN BÀI 4: BÊN CỬA SỔ (Tiết 5)- Tập đọc ĐỌC : BÊN CỬA SỔ I. MỤC TIÊU 1. Phẩm chất: - Chăm chỉ: Chăm học, tích cực tham gia các hoạt động giữ sạch môi trường - Yêu nước: Yêu quý thiên nhiên, cảnh cảnh đẹp nơi mình ở . - Trách nhiệm: Có ý thức gìn giữ cảnh quang môi trường xung quanh 2. Năng lực: a. Năng lực chung: - Năng lực tự chủ và tự học: Tích cực tham gia học tập, biết xử lý các tình huống và liên hệ bản thân. - Năng lực giao tiếp và hợp tác: Có thói quen trao đổi, giúp đỡ nhau trong học tập. Biết cùng nhau hoàn thành nhiệm vụ theo sự hướng dẫn của thầy cô. - Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Biết thu nhận thông tin từ tình huống, nhận ra những vấn đề đơn giản và giải quyết được vấn đề. b. Năng lực đặc thù: - Chia sẻ được với bạn về con đường quen thuộc với em; nêu được phỏng đoán của bản thân về nội dung bài đọc qua tên bài và tranh minh họa. - Đọc trôi chảy bài đọc, ngắt nghỉ đúng dấu câu, đúng logic ngữ nghĩa; hiểu nội dung bài đọc: Bên khung cửa sổ nhà mình, Hà thấy được nhiều âm thanh và cảnh đẹp. Đây cũng là nơi bà thường đọc truyện cho Hà nghe. - Chia sẻ được một bài đã đọc về nơi thân quen, gắn bó. II. PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC 1. Phương pháp dạy học - Vấn đáp, động não, trực quan, hoạt động nhóm, giải quyết vấn đề, lắng nghe tích cực. 2. Phương tiện dạy học a. Đối với GV - Giáo án. - Bảng phụ hoặc slide chiếu đoạn từ Còn về đêm đến hết văn bản. b. Đối với HS - SGK, III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC HOẠT ĐỘNG CỦA GV HOẠT ĐỘNG CỦA HS A. Khởi động Mục tiêu: Chia sẻ được với bạn những cảnh vật em nhìn thấy qua khung cửa nhà mình; nêu được phỏng đoán của bản thân về nội dung bài đọc qua tên bài và tranh minh họa. Cách tiến hành: Bước 1: Hoạt động nhóm đôi - GV yêu cầu HS hoạt động nhóm đôi, chia sẻ với bạn những cảnh vật em nhìn thấy qua khung cửa nhà mình: bầu trời, cây cối, Bước 2: Hoạt động cả lớp - GV yêu cầu HS đọc tên bài kết hợp với quan sát tranh minh họa để phán đoán nội dung bài đọc: cảnh vật, người, - GV giới thiệu bài mới, ghi tên bài đọc lên bảng: Cũng có một khung cửa với bầu trời, vườn cây, với những chú chim vàng anh líu lo. Đó là khung cửa sổ của bạn Hà trong bài đọc Bên cửa sổ. Nhìn qua khung cửa sổ ấy có gì thú vị, chúng ta cùng đi vào bài hôm nay: Bên cửa sổ. B. Khám phá và luyện tập 1. Đọc Mục tiêu: Đọc trôi chảy bài đọc, ngắt nghỉ đúng dấu câu, đúng logic ngữ nghĩa; hiểu nội dung bài đọc: Bên khung cửa sổ nhà mình, Hà thấy được nhiều âm thanh và cảnh đẹp. Đây cũng là nơi bà thường đọc truyện cho Hà nghe; biết liên hệ bản thân: Yêu thương, giữ gìn từng góc nhỏ thân quen của ngôi nhà mình ở. Cách tiến hành: Hoạt động 1: Luyện đọc thành tiếng Mục tiêu: Đọc trôi chảy bài đọc, ngắt nghỉ đúng dấu câu, đúng logic ngữ nghĩa, Bước 1: Hoạt động cả lớp - GV đọc mẫu, giọng nhẹ nhàng, chậm rãi, nhấn giọng ở những từ ngữ chỉ màu sắc, âm thanh, hoạt động, câu cảm đọc giọng thiết tha. - GV hướng dẫn HS đọc và luyện một số từ khó: chuỗi vàng lọc nắng, chao đi, rọi, ; hướng dẫn cách ngắt nghỉ và luyện đọc một số câu dài: Lát sau,/ đàn chim chao cánh bay đi/ nhưng tiếng hót như đọng mãi/ giữa bầu trời ngoài cửa sổ.//; Còn về đêm,/ trăng khi thì như chiếc thuyền vàng trôi trong mây/ trên bầu trời ngoài cửa sổ,/ lúc thì như chiếc đèn lồng/ thả ánh sáng xuống đầu sân.//; Bước 2: Hoạt động nhóm nhỏ - GV yêu cầu HS đọc thành tiếng câu, đoạn, bài đọc trong nhóm nhỏ. Bước 3: Hoạt động cả lớp - GV mời một vài HS đọc trước lớp. Hoạt động 2: Luyện đọc hiểu Mục tiêu: Hiểu nghĩa từ trong bài. Hiểu nội dung bài đọc: Bên khung cửa sổ nhà mình, Hà thấy được nhiều âm thanh và cảnh đẹp. Đây cũng là nơi bà thường đọc truyện cho Hà nghe. Biết liên hệ bản thân: Yêu thương, giữ gìn từng góc nhỏ thân quen của ngôi nhà mình ở. * Cách tiến hành Bước 1: Hoạt động cả lớp - GV yêu cầu và hướng dẫn HS giải thích nghĩa của một số từ khó, VD: rọi (ánh sáng chiếu thẳng vào), dát vàng (gắn thêm từng mảnh vàng trên bề mặt; thường để trang trí), chuỗi (tập hợp gồm nhiều vật nhỏ cùng loại, có hình dạng gần giống nhau, xâu thành dây), chao (nghiêng nhanh từ bên này sang bên kia và ngược lại),... Bước 2: Hoạt động cá nhân và nhóm - GV yêu cầu HS đọc thầm lại bài đọc, thảo luận theo nhóm để trả lời câu hỏi trong SGK: + Câu 1: Tiếng hót của chim vàng anh được tả bằng từ ngữ nào? + Câu 2: Về đêm, trăng được so sánh với gì? + Câu 3: Những câu văn nào thể hiện tình cảm của Hà với khung cửa sổ? + Câu 4: Vì sao Hà thích ngồi bên cửa sổ nhà mình Bước 3: Hoạt động cả lớp - GV yêu cầu HS nêu nội dung bài đọc. - GV hướng dẫn và yêu cầu HS liên hệ bản thân. Hoạt động 3: Luyên đọc lại Mục tiêu: Giúp học sinh đọc diễn cảm bài tập đọc * Cách tiến hành Bước 1: Hoạt động cả lớp - GV yêu cầu HS nêu cách hiểu của em về nội dung bài. Từ đó, bước đầu xác định giọng đọc toàn bài và một số từ ngữ cần nhấn giọng. - GV đọc mẫu lại đoạn từ Còn về đêm đến hết. Bước 2: Hoạt động nhóm - GV yêu cầu HS luyện đọc trong nhóm nhỏ đoạn từ Còn về đêm đến hết. Bước 3: Hoạt động cả lớp - GV mời một số HS đọc trước lớp đoạn từ Còn về đêm đến hết. - GV mời một vài HS khá, giỏi đọc cả bài. Hoạt động tiếp nối: * Mục tiêu: Động viên, khuyến khích HS có tiến bộ. * Cách tiến hành: - Cho HS chọn biểu tượng đánh giá phù hợp với kết quả học tập của mình. - Chuẩn bị: Nghe-viết: Bên cửa sổ. - HS hoạt động nhóm đôi, chia sẻ với bạn. - HS đọc tên bài kết hợp với quan sát tranh, phán đoán nội dung bài đọc. - HS lắng nghe. - HS lắng nghe. - HS lắng nghe và luyện đọc một số từ khó. - HS luyện đọc theo nhóm nhỏ. - HS đọc trước lớp. - HS giải thích nghĩa của một số từ khó. - HS đọc thầm lại bài, thảo luận nhóm để trả lời câu hỏi + Câu 1: Tiếng hót của chim vàng anh được miêu tả bằng những từ ngữ: những chuỗi vàng lọc nắng, đọng mãi giữa bầu trời ngoài cửa sổ. + Câu 2: Về đêm, trăng được so sánh với chiếc thuyền vàng trôi trong mây trên bầu trời ngoài cửa sổ. + Câu 3: Những câu văn thể hiện tình cảm của Hà với khung cửa sổ: “Ôi! Khung cửa sổ nhỏ! Hà yêu nó quá! Hà thích ngồi bên cửa sổ nhổ tóc sâu cho bà, nghe bà đọc truyện cổ tích Ngày xửa, ngày xưa...” + Câu 4: Hà thích ngồi bên cửa sổ nhà mình vì ngồi bên cửa sổ có thể nhìn và nghe thấy những điều đẹp đẽ và thú vị: có một đàn vàng anh đẹp và hót hay; buổi sáng, ánh nắng dịu dàng, ngọt màu mật ong ngoài cửa sổ rọi vào nhà, in hình hoa lá trên mặt bàn, nền gạch hoa; buổi đêm có trăng khi thì như chiếc thuyền vàng trôi trong mây trên bầu trời ngoài cửa sổ, lúc thì như chiếc đèn lồng thả ánh sáng xuống đầy - HS nêu nội dung bài đọc: Bên khung cửa sổ nhà mình, Hà thấy được nhiều âm thanh và cảnh đẹp. Đây cũng là nơi bà thường đọc truyện cho Hà nghe. - HS liên hệ bản thân: Yêu thương, giữ gìn từng góc nhỏ thân quen của ngôi nhà mình ở. - HS nêu cách hiểu về nội dung bài đọc, xác định giọng đọc toàn bài và một số từ ngữ cần nhấn giọng. - HS luyện đọc theo nhóm nhỏ. - HS đọc trước lớp. - HS thực hiện tự đánh giá kết quả học tập của mình. RÚT KINH NGHIỆM, ĐIỀU CHỈNH, BỔ SUNG: . Tuần 20 Thứ tư ngày 16 tháng 2 năm 2022 CHỦ ĐIỂM 9: NƠI CHỐN THÂN QUEN BÀI 4: BÊN CỬA SỔ (Tiết 6)- Chính tả NGHE- VIẾT: BÊN CỬA SỔ I. MỤC TIÊU 1. Phẩm chất: - Chăm chỉ: Chăm học, tích cực tham gia các hoạt động giữ sạch môi trường - Yêu nước: Yêu quý thiên nhiên, cảnh cảnh đẹp nơi mình ở . - Trách nhiệm: Có ý thức gìn giữ cảnh quang môi trường xung quanh 2. Năng lực: a. Năng lực chung: - Năng lực tự chủ và tự học: Tích cực tham gia học tập, biết xử lý các tình huống và liên hệ bản thân. - Năng lực giao tiếp và hợp tác: Có thói quen trao đổi, giúp đỡ nhau trong học tập. Biết cùng nhau hoàn thành nhiệm vụ theo sự hướng dẫn của thầy cô. - Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Biết thu nhận thông tin từ tình huống, nhận ra những vấn đề đơn giản và giải quyết được vấn đề. b. Năng lực đặc thù: - Nghe – viết đúng đoạn văn; viết hoa tên địa lí; phân biệt ch/tr, ong/ông. II. PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC 1. Phương pháp dạy học - Vấn đáp, động não, trực quan, hoạt động nhóm, giải quyết vấn đề, lắng nghe tích cực. 2. Phương tiện dạy học a. Đối với GV - Giáo án. - Bảng phụ hoặc slide chiếu đoạn từ Đoạn suối .xuôi dòng đến hết văn bản. b. Đối với HS - SGK, bảng con III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC HOẠT ĐỘNG CỦA GV HOẠT ĐỘNG CỦA HS Hoạt động 1: Nghe – viết Mục tiêu: Nghe – viết đúng đoạn văn Cách tiến hành: Bước 1: Hoạt động cả lớp - GV yêu cầu HS đọc đoạn văn, trả lời câu hỏi về nội dung. - GV yêu cầu HS đánh vần một số tiếng/ từ khó đọc, dễ viết sai do cấu tạo hoặc do ảnh hưởng của phương ngữ, VD: dát vàng, chuỗi, lọc,... hoặc do ngữ nghĩa, VD: dát, giữa. - GV đọc đoạn văn từ đầu đến với Hà, đọc từng cụm từ để HS viết vào VBT. (GV hướng dẫn HS: đầu dòng lùi vào một ô khi bắt đầu viết đoạn văn. Viết dấu chấm cuối câu. Không bắt buộc HS viết những chữ hoa chưa học). Bước 2: Hoạt động nhóm - GV yêu cầu HS đổi bài viết cho bạn bên cạnh, nghe GV đọc lại bài viết, giúp bạn soát lỗi. - GV yêu cầu HS nghe bạn và GV nhận xét một số bài viết. Hoạt động 2: Luyện tập viết tên riêng địa lí Mục tiêu: Viết hoa tên địa lí; phân biệt ch/tr, ong/ông. Cách tiến hành: Bước 1: Hoạt động cả lớp - GV mời 1 HS đọc to và xác định yêu cầu của BT 2b. Bước 2: Hoạt động nhóm - GV yêu cầu HS thảo luận theo nhóm 3, nói với bạn tên 2 – 3 đường phố hoặc làng xã mà em biết. Bước 3: Hoạt động cá nhân - GV yêu cầu HS viết tên 2 – 3 đường phố hoặc làng xã vào VBT. Bước 4: Hoạt động cả lớp - GV nhận xét. Hoạt động 3: Luyện tập chính tả - Phân biệt ch/tr, ong/ông Mục tiêu: Phân biệt được ch/tr, ong/ông. Cách tiến hành: Bước 1: Hoạt động cả lớp - GV mời 1 HS đọc to và xác định yêu cầu của BT 2c. Bước 2: Hoạt động nhóm nhỏ - GV yêu cầu HS thực hiện BT trong nhóm nhỏ. - GV tổ chức chơi tiếp sức để HS thực hiện BT trên bảng lớp. - GV mời một số HS nhận xét về bài làm của bạn. - GV nhận xét. - GV yêu cầu HS giải nghĩa, đặt câu với một số từ ngữ tìm được. Hoạt động tiếp nối: + Mục tiêu: Động viên, khuyến khích HS có tiến bộ. Cách tiến hành: - Cho HS chọn biểu tượng đánh giá phù hợp với kết quả học tập của mình. - Chuẩn bị: Mở rộng vốn từ Nơi thân quen (tt). (Tiết 7, 8) - HS lắng nghe GV đọc mẫu. - HS luyện đọc theo nhóm. - HS đọc bài trước lớp. - HS đọc bài trước lớp. - HS đọc đoạn văn, trả lời câu hỏi về nội dung. - HS đánh vần theo GV. - HS nghe GV đọc, viết vào VBT. - HS đổi vở, nghe GV soát lỗi. - HS nhận xét và lắng nghe. - HS đọc và xác định yêu cầu bài tập. - HS thảo luận nhóm, nêu tên một số đường phố hoặc làng xã. - HS viết tên đường phố hoặc làng xã vào VBT. - HS lắng nghe GV nhận xét. - HS đọc và xác định yêu cầu của BT 2c. - HS thực hiện BT trong nhóm nhỏ: + Từ chỉ người: chú, cháu, chồng,... + Từ chỉ cây cối: trúc, tràm, cỏ tranh, cây trâm, cây trâm bầu, bông trang (cây mẫu đơn),... + Từ chỉ đồ vật: cái võng, cái chõng, chong chóng,... + Từ chỉ con vật: con gà trống, cá rồng rồng,... - HS thực hiện tự đánh giá kết quả học tập của mình. RÚT KINH NGHIỆM, ĐIỀU CHỈNH, BỔ SUNG: . Tuần 20 Thứ năm ngày 17 tháng 2 năm 2022 CHỦ ĐIỂM 9: NƠI CHỐN THÂN QUEN BÀI 4: BÊN CỬA SỔ (Tiết 7)- Luyện từ và câu MỞ RỘNG VỐN TỪ : NƠI THÂN QUEN ( Tiếp theo) I. MỤC TIÊU 1. Phẩm chất: - Chăm chỉ: Chăm học, tích cực tham gia các hoạt động giữ sạch môi trường - Yêu nước: Yêu quý thiên nhiên, cảnh cảnh đẹp nơi mình ở . - Trách nhiệm: Có ý thức gìn giữ cảnh quang môi trường xung quanh 2. Năng lực: a. Năng lực chung: - Năng lực tự chủ và tự học: Tích cực tham gia học tập, biết xử lý các tình huống và liên hệ bản thân. - Năng lực giao tiếp và hợp tác: Có thói quen trao đổi, giúp đỡ nhau trong học tập. Biết cùng nhau hoàn thành nhiệm vụ theo sự hướng dẫn của thầy cô. - Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Biết thu nhận thông tin từ tình huống, nhận ra những vấn đề đơn giản và giải quyết được vấn đề. b. Năng lực đặc thù: - Mở rộng được vốn từ về nơi thân quen (từ ngữ chỉ tình cảm với nơi thân quen); dấu chấm, dấu phẩy; đặt và trả lời câu hỏi Khi nào? Lúc nào? Bao giờ? II. PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC 1. Phương pháp dạy học - Vấn đáp, động não, trực quan, hoạt động nhóm, giải quyết vấn đề, lắng nghe tích cực. 2. Phương tiện dạy học a. Đối với GV - Giáo án,bảng nhóm b. Đối với HS - SGK III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC HOẠT ĐỘNG CỦA GV HOẠT ĐỘNG CỦA HS Hoạt động 1: Luyện từ Mục tiêu: Mở rộng được vốn từ về nơi thân quen (từ ngữ chỉ tình cảm với nơi thân quen). Cách tiến hành: Bước 1: Hoạt động cả lớp - GV mời 1 HS đọc to và xác định yêu cầu của BT 3. Bước 2: Hoạt động nhóm - GV yêu cầu HS viết các từ ngữ tìm được vào VBT, chia sẻ kết quả trong nhóm nhỏ. Bước 3: Hoạt động cả lớp - GV tổ chức chơi tiếp sức để HS viết các từ ngữ lên bảng lớp. - GV mời một số HS nhận xét bài làm của các bạn. - GV nhận xét và yêu cầu HS giải nghĩa một số từ vừa tìm được. Hoạt động 2: Luyện câu Mục tiêu: Nhận biết, phân biệt, biết công dụng của dấu chấm, dấu phẩy; đặt và trả lời câu hỏi Khi nào? Lúc nào? Bao giờ? Cách tiến hành: a): Dấu chấm, dấu phẩy Bước 1: Hoạt động cả lớp - GV mời 1 HS đọc to và xác định yêu cầu của BT 1a, đọc đoạn văn. Bước 2: Hoạt động theo cặp - GV yêu cầu HS làm việc theo cặp, chọn dấu câu phù hợp với mỗi ô trống. Bước 3: Hoạt động cả lớp - GV mời một số HS trả lời trước lớp. - GV mời một số HS nhận xét bài làm của bạn. - GV nhận xét. b): Đặt và trả lời câu hỏi Khi nào?, Lúc nào?, Bao giờ? Bước 1: Hoạt động cả lớp - GV mời 1 HS đọc to và xác định yêu cầu của BT 4b (đọc cả mẫu). Bước 2: Hoạt động nhóm đôi - GV yêu cầu HS hoạt động theo nhóm đôi, đặt và trả lời câu hỏi trong nhóm đôi. Bước 3: Hoạt động cả lớp - GV mời một số HS trình bày trước lớp. - GV yêu cầu một số HS nhận xét. GV nhận xét. - GV yêu cầu HS viết câu hỏi vào VBT. * Hoạt động tiếp nối: + Mục tiêu: Động viên, khuyến khích HS có tiến bộ. Cách tiến hành: - Cho HS chọn biểu tượng đánh giá phù hợp với kết quả học tập của mình. - GV nhận xét phần tự đánh giá của HS. Nhận xét tiết học Dặn dò HS về nhà ôn lại bài, tập đặt câu hỏi theo nội dung bài học. - Chuẩn bị: Tiết Đọc kể : Khu vườn tuổi thơ - HS đọc và xác định yêu cầu bài tập. - HS viết các từ ngữ tìm được vào VBT, chia sẻ kết quả trong nhóm nhỏ: + thân quen; + thân thương; + thân thuộc; + quen thuộc; + thiết tha, tha thiết. - HS chơi tiếp sức, viết các từ ngữ lên bảng lớp. - Một số HS nhận xét bài làm của các bạn. Các HS còn lại lắng nghe. - HS lắng nghe GV nhận xét và giải thích nghĩa của một số từ vừa tìm được. - HS đọc và xác định yêu cầu của BT 1 a, đọc đoạn văn. - HS làm việc theo cặp, chọn dấu câu phù hợp với mỗi ô trống. Đáp án: Cò, vạc, diệc xám rủ nhau về đây làm tổ. Chúng gọi nhau, trêu ghẹo nhau váng cả một vùng sông n
Tài liệu đính kèm:
- giao_an_lop_2_sach_chan_troi_sang_tao_tuan_20_nam_hoc_2021_2.docx