Giáo án Lớp 2 (Sách Chân trời sáng tạo) - Tuần 22 - Năm học 2021-2022

Giáo án Lớp 2 (Sách Chân trời sáng tạo) - Tuần 22 - Năm học 2021-2022

I.YÊU CẦU CẦN ĐẠT:

1. Phẩm chất:

- Chăm chỉ: Chăm học, tích cực tham gia các hoạt động học tập.

- Yêu nước: Yêu quý thiên nhiên và có những việc làm thiết thực bảo vệ thiên nhiên,

- Trách nhiệm: Có trách nhiệm với môi trường sống .

2. Năng lực:

a. Năng lực chung:

- Năng lực tự chủ và tự học: Tích cực tham gia học tập, tham gia hoạt động nhóm và phát biểu ý kiến tốt.

- Năng lực giao tiếp và hợp tác: Tạo thói quen trao đổi nhóm, cùng nhau học tập tốt và hoàn thành tốt nhiệm vụ của mình.

- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Sử dụng các kiến thức đã học ứng dụng vào thực tế, tìm tòi, phát hiện giải quyết các nhiệm vụ trong cuộc sống.

b. Năng lực đặc thù:

- Hình thành và phát triển năng lực ngôn ngữ, năng lực văn học và năng lực thẩm mĩ ( Viết đúng chữ T hoa và hiểu nghĩa câu ứng dụng.)

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:

1.Giáo viên:

- Ti vi/ máy chiếu/ bảng tương tác, tranh ảnh SHS phóng to (nếu được).

- Bảng phụ.

- Mẫu chữ viết hoa T.

2.Học sinh:

- Sách giáo khoa,Vở Tập viết .

- Bảng con.

 

doc 51 trang Hà Duy Kiên 30/05/2022 6111
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Lớp 2 (Sách Chân trời sáng tạo) - Tuần 22 - Năm học 2021-2022", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 22 Thứ hai ngày 28 tháng 2 năm 2022
 CHỦ ĐIỂM : BỐN MÙA TƯƠI ĐẸP
 BÀI 3: DÀN NHẠC MÙA HÈ ( Tiết 1,2 )
 Đọc: Dàn nhạc mùa hè
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT
1. Phẩm chất
- Chăm chỉ: Chăm học, tích cực tham gia các hoạt động học tập.
- Yêu nước: Yêu quý thiên nhiên và có những việc làm thiết thực bảo vệ thiên nhiên,
- Trách nhiệm: Có ý thức chăm sóc bảo vệ cây xanh và các con vật có ích
2. Năng lực
2.1. Năng lực chung
- Năng lực tự chủ và tự học: Tích cực tham gia học tập, biết xử lý các tình huống và liên hệ bản thân.
- Năng lực giao tiếp và hợp tác: Có thói quen trao đổi, giúp đỡ nhau trong học tập. Biết cùng nhau hoàn thành nhiệm vụ theo sự hướng dẫn của thầy cô. 
- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Biết thu nhận thông tin từ tình huống, nhận ra những vấn đề đơn giản và giải quyết được vấn đề.
2.2. Năng lực đặc thù
- Giải được câu đố về các mùa, nêu được phỏng đoán của bản thân về nội dung bài đọc qua tên bài và tranh minh học. 
- Đọc trôi chảy bài đọc, ngắt nghỉ đúng nhịp thơ, dấu câu, đúng logic ngữ nghĩa; hiểu nội dung bài đọc: Miêu tả vẻ đẹp thú vị của thiên nhiên mùa hè, bày tỏ tình yêu vạn vật quanh mình, thiên nhiên thanh bình; biết liên hệ bản thân: Yêu mến mùa hè, vạn vật quanh mình; nêu được một số từ ngữ chỉ đặc điểm của bầu trời, cây cối, hoa quả mùa hè.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
Giáo viên:
- Tranh ảnh, video clip về cảnh vật mùa hè (nếu có)
- 2 nhạc cụ: nhị và hồ và cảnh nghệ sĩ dung nhị, hồ trong dàn nhạc.
 2. Học Sinh :
- Sách giáo khoa
- Tranh ảnh, tư liệu sưu tầm liên quan đến bài học (nếu có) và dụng cụ học tập theo yêu cầu của GV.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC CHỦ YẾU
TIẾT 1:
TG
HOẠT ĐỘNG DẠY
HOẠT ĐỘNG HỌC
I. KHỞI ĐỘNG
a.Mục tiêu: Giải được câu đố về các mùa; nêu được phỏng đoán của bản thân về nội dung bài đọc qua tên bài và tranh minh họa.
b.Cách tiến hành:
Bước 1: Hoạt động nhóm đôi
- GV yêu cầu HS hoạt động nhóm đôi, đố bạn về các mùa.
- GV chốt đáp án: mùa xuân, mùa thu.
Bước 2: Hoạt động cả lớp
- GV yêu cầu HS đọc tên bài kết hợp với quan sát tranh minh họa để phán đoán nội dung bài đọc: hình ảnh, màu sắc,...
- GV giới thiệu bài mới, ghi tên bài đọc lên bảng: Các bức tranh, ảnh cho thấy nhạc cụ do con người tạo ra. Cũng là những âm thanh, dàn nhạc, nhưng là âm thanh và dàn nhạc của thiên nhiên, tiết học hôm nay, thầy/ cô trò chúng ta sẽ cùng đi tìm hiểu về âm thành của những dàn nhạc thiên nhiên vào mùa hè qua bài đọc: Dàn nhạc mùa hè.
- HS hoạt động nhóm đôi, đố bạn về các mùa.
- HS nghe GV chốt đáp án.
- HS đọc tên bài, kết hợp quan sát tranh.
- HS lắng nghe.
II. KHÁM PHÁ HÌNH THÀNH KIẾN THỨC
 Hoạt động 1: Luyện đọc thành tiếng
a.Mục tiêu : Đọc trôi chảy bài đọc, ngắt nghỉ đúng nhịp thơ, dấu câu, đúng logic ngữ nghĩa
b.Cách tiến hành
Bước 1: Hoạt động cả lớp
- GV đọc mẫu (giọng đọc vui nhộn)
- Hướng dẫn HS luyện đọc từ khó: loa, nhịp chày, sóng đôi, .
- GV lưu ý HS đọc hết 1 câu thơ mới nghỉ, nhấn giọng ở các từ biểu thị cảm xúc:
Tiếng chim cúc cu//
Cung trầm, cung bỗng//
Bước 2: Hoạt động nhóm và hoạt động cả lớp
- GV yêu cầu HS đọc thành tiếng khổ thơ, bài thơ đọc trong nhóm nhỏ và trước lớp.
- GV kết hợp giải nghĩa từ cho HS xem tranh minh họa về 2 loại nhạc cụ này: 
- GV Mở rộng: Vì cùng có hai dây nên đàn hồ có cấu tạo giống như đàn nhị nhưng kích thước bầu cộng hưởng lớn hơn, âm thanh trầm hơn đàn nhị.
TIẾT 2
 Hoạt động 2: Luyện đọc hiểu
a. Mục tiêu: HS giải nghĩa được một số từ khó, đọc thầm, trả lời câu hỏi và rút ra được ý nghĩa của bài học.
b. Cách thức tiến hành
Bước 1: Hoạt động theo cặp
- GV yêu cầu HS quan sát, đọc mục Cùng tìm hiểu. 
- GV yêu cầu 1HS đứng dậy đọc yêu cầu câu hỏi 1:
Câu 1: Ai mở màn cho khúc ca mùa hạ?
+ GV hướng dẫn HS: đọc tên bài và khổ thơ 1 để trả lời câu hỏi. 
+ GV mời đại diện 1-2 HS trả lời.
- GV yêu cầu 1HS đứng dậy đọc yêu cầu câu hỏi 2:
Câu 2: Gọi tên những người bạn trong dàn nhạc mùa hè:
+ GV chiếu tranh HS quan sát
+ GV mời đại diện 1-2 HS trả lời.
- GV yêu cầu 1HS đứng dậy đọc yêu cầu câu hỏi 3:
Câu 3: Hình ảnh nào trong khổ thơ cuối báo hiệu mùa hè đến?
- GV yêu cầu HS đọc thầm khổ thơ cuối, thảo luận theo cặp để trả lời câu hỏi 3
+ GV mời đại diện 1-2 HS trả lời.
- GV yêu cầu 1HS đứng dậy đọc yêu cầu câu hỏi 4:
Câu 4: Em thích người bạn nào trong dàn nhạc mùa hè? Vì sao?
+ GV hướng dẫn HS đọc cả bài để tìm câu trả lời
+ GV mời đại diện 1-2 HS trả lời.
Bước 2: Hoạt động cả lớp
- GV yêu cầu HS nêu nội dung bài đọc.
- GV yêu cầu và hướng dẫn HS liên hệ bản thân: Yêu mến mùa hè, vạn vật quanh mình
Hoạt động 3: Luyện đọc lại
a. Mục tiêu: HS luyện đoc bài , ngắt nghỉ đúng nhịp thơ, dấu câu, đúng logic ngữ nghĩa, nhấn giọng ở các từ biểu thị cảm xúc:
b. Cách thức tiến hành
Bước 1: Hoạt động cả lớp
- GV yêu cầu HS nêu cách hiểu của em về nội dung bài. Từ đó, bước đầu xác định giọng đọc toàn bài và một số từ ngữ cần nhấn giọng.
- GV đọc lại cả bài.
Bước 2: Hoạt động nhóm nhỏ
- GV yêu cầu HS luyện đọc lại trong nhóm nhỏ.
Bước 3: Hoạt động cả lớp
- GV mời một số HS đọc trước lớp.
- GV nhận xét.
Bước 4: Hoạt động nhóm đôi
- GV yêu cầu HS đọc thuộc lòng 2 khổ thơ em thích trong nhóm đôi.
-GV nhận xét.
Bước 5: Hoạt động cả lớp
- GV sử dụng phương pháp (PP) xóa dần để HS luyện đọc thuộc lòng 2 khổ thơ yêu thích.
- GV mời một số HS thi đọc thuộc lòng 2 khổ thơ em thích trước lớp.
- GV và HS nhận xét.
Hoạt động 4: Luyện tập mở rộng
a. Mục tiêu: HS trả lời câu hỏi mục Hoa chăm chỉ, Nêu được một số từ ngữ chỉ đặc điểm của bầu trời, cây cối, hoa quả mùa hè.
b. Cách thức tiến hành:
- GV hướng dẫn HS xác định yêu cầu của hoạt động Cùng sáng tạo – Sắc màu mùa hạ.
- GV yêu cầu HS trao đổi trong nhóm nhỏ nêu đặc điểm của thiên nhiên. GV gợi ý: bầu trời: cao, xanh, đầy nắng, nắng vàng rực rỡ, nắng chói chàng,...; cây cối: xanh biếc, xum xuê,...; hoa quả: kết trái, chín, vàng, đỏ, nâu, thơm, ngon,... GV có thể mở rộng cho HS mùa hạ ở miền Bắc, mùa mưa ở miền Nam.
- GV mời một số nhóm trình trước lớp.
- GV nhận xét kết quả.
III. CỦNG CỐ - VẬN DỤNG: 
(?) Nêu lại nội dung bài 
- GV yêu cầu HS tự đánh giá tiết học.
- GV yêu cầu HS về nhà :
+ Chia sẻ với người thân, gia đình và bạn bè về bài mới học.
+ GV nhận xét, khích lệ, khuyến khích HS tìm hiểu thêm về các mùa trong năm.
- HS lắng nghe.
- HS đọc cá nhân, đọc đồng thanh.
- HS luyện đọc câu cả lớp.
- HS luyện đọc khổ thơ theo nhóm.
- HS đọc trước lớp.
- HS giải nghĩa từ: nhị, hồ, cung 
- HS đọc 
+ Câu 1: Mở màn cho khúc ca mùa hạ là nhạc trưởng ve kim.
+ Câu 2: Chim tu hú, cào cào, chim cúc cu, ve, sáo sậu.
+ Câu 3: Hình ảnh hoa phượng đỏ cả trời trong khổ cuối báo hiệu mùa hè đến.
+ Câu 4: HS trả lời theo sở thích cá nhân.
- HS nêu nội dung bài đọc: Miêu tả vẻ đẹp thú vị của thiên nhiên mùa hè, bày tỏ tình yêu vạn vật quanh mình, thiên nhiên thanh bình.
- HS nêu cách hiểu về nội dung bài đọc.
- HS đọc thầm theo.
- HS luyện đọc lại trong nhóm nhỏ.
- Một số HS đọc trước lớp. Các HS còn lại đọc thầm theo.
- HS đọc thuộc
- HS lắng nghe 
- HS đọc thuộc lòng 2 khổ thơ em thích trong nhóm đôi.
- HS luyện đọc thuộc lòng.
- HS thi đọc thuộc lòng 2 khổ thơ em thích trước lớp.
- Một số HS nhận xét. Các HS còn lại lắng nghe.
- HS nghe GV nhận xét.
- HS nghe GV hướng dẫn, xác định yêu cầu của hoạt động.
- HS trao đổi trong nhóm nhỏ, nêu đặc điểm của thiên nhiên.
- Một số nhóm trình bày trước lớp.
- HS nghe GV nhận xét
-HS nêu
-HS tự đánh giá tiết học
IV. ĐIỀU CHỈNH SAU BÀI DẠY (Rút kinh nghiệm)
 ..
Tuần 22 Thứ ba ngày 1 tháng 3 năm 2022
CHỦ ĐIỂM : BỐN MÙA TƯƠI ĐẸP
 BÀI 3: DÀN NHẠC MÙA HÈ( Tiết 3 – viết)
 Viết chữ T hoa
I.YÊU CẦU CẦN ĐẠT:
1. Phẩm chất: 
- Chăm chỉ: Chăm học, tích cực tham gia các hoạt động học tập.
- Yêu nước: Yêu quý thiên nhiên và có những việc làm thiết thực bảo vệ thiên nhiên,
- Trách nhiệm: Có trách nhiệm với môi trường sống .
2. Năng lực:
a. Năng lực chung:
- Năng lực tự chủ và tự học: Tích cực tham gia học tập, tham gia hoạt động nhóm và phát biểu ý kiến tốt.
- Năng lực giao tiếp và hợp tác: Tạo thói quen trao đổi nhóm, cùng nhau học tập tốt và hoàn thành tốt nhiệm vụ của mình.
- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Sử dụng các kiến thức đã học ứng dụng vào thực tế, tìm tòi, phát hiện giải quyết các nhiệm vụ trong cuộc sống.
b. Năng lực đặc thù: 
- Hình thành và phát triển năng lực ngôn ngữ, năng lực văn học và năng lực thẩm mĩ ( Viết đúng chữ T hoa và hiểu nghĩa câu ứng dụng.)
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: 
1.Giáo viên: 
- Ti vi/ máy chiếu/ bảng tương tác, tranh ảnh SHS phóng to (nếu được).
- Bảng phụ.
- Mẫu chữ viết hoa T. 
2.Học sinh: 
- Sách giáo khoa,Vở Tập viết .
- Bảng con.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY- HỌC CHỦ YẾU 
TG 
HOẠT ĐỘNG DẠY
HOẠT ĐỘNG HỌC
I. KHỞI ĐỘNG
a. Mục tiêu: Tạo tâm thế hứng thú cho HS và từng bước làm quen bài học.
b. Cách thức tiến hành: 
- GV bắt nhịp cho HS hát
-Chữ viết đẹp được so sánh với gì?
-GV dẫn dắt giới thiệu bài .GV ghi đề bài
II. KHÁM PHÁ HÌNH THÀNH KIẾN THỨC
 1. Viết
a.Mục tiêu: Viết đúng chữ T hoa và câu ứng dụng.
b.Cách tiến hành:
Hoạt động 1: Luyện viết chữ T hoa
- GV cho HS quan sát mẫu chữ T hoa:
- GV tổ chức cho HS nêu:
+ Chiều cao, độ rộng chữ T hoa.
+ Chữ T hoa gồm mấy nét?
- GV chiếu video HD quy trình viết chữ T hoa.
- GV thao tác mẫu trên bảng , vừa viết vừa nêu quy trình viết từng nét: + Cách viết: Đặt bút giữa ĐK dọc 2 và 3, phía dưới ĐK ngang 3 một li, viết nét cong trái nhỏ kết hợp viết nét thắt rồi viết tiếp nét cong trái lớn liền mạch với nét cong phải và dừng bút cách bên phải ĐK dọc 2 một li, dưới ĐK ngang 2.
+ Lưu ý: Lưng nét cong trái nhỏ phải chạm ĐK dọc 1. Nét cong phải chạm ĐK dọc 3 và ĐK ngang 2.
- GV yêu cầu HS viết bảng con.
- GV hỗ trợ HS gặp khó khăn.
- Nhận xét, động viên HS
- GV yêu cầu HS viết chữ T hoa vào bảng con.
- GV yêu cầu HS tô và viết chữ T hoa vào VTV.
Hoạt động 2: Luyện viết câu ứng dụng
Bước 1: Hoạt động cả lớp
- GV gọi HS đọc câu ứng dụng và tìm hiểu nghĩa của câu ứng dụng Tấc đất tấc vàng.
+ Tấc đất tấc vàng: khuyên mọi người phải biết quý trọng và bảo vệ đất đai ruộng đồng để sản xuất.
- GV viết mẫu từ Tấc, câu ứng dụng Tấc đất tấc vàng trên bảng, lưu ý cho HS:
+ Viết chữ T hoa đầu câu.
+ Cách nối từ T sang chữ â.
+ Khoảng cách giữa các con chữ, độ cao, dấu thanh và dấu chấm cuối câu.
Bước 2: Hoạt động cá nhân
- GV yêu cầu HS viết chữ Tấc và câu ứng dụng Tấc đất tấc vàng vào VTV.
Hoạt động 3: Luyện viết thêm
Bước 1: Hoạt động cả lớp
- GV yêu cầu HS đọc và tìm hiểu nghĩa của câu dao:
Ai ơi về miệt Tháp mười
Cá tôm sẵn bắt, lúa trời sẵn ăn.
- GV mở rộng: Câu ca dao trên cho thấy thiên nhiên rất đỗi hào phóng ban phát cho vùng Đồng Tháp Mười nhiều sản vật và nguồn lợi tôm, cá khá dồi dào. Lúa trời là loại lúa không ai gieo sạ mà nó tự nhiên mọc trên cánh đồng mênh mông nước của vùng Đồng Tháp Mười ngày xưa.
Bước 2: Hoạt động cá nhân
- GV yêu cầu HS viết chữ T hoa, chữ Tháp và câu ca dao vào VTV.
Hoạt động 4: Đánh giá bài viết
Bước 1: Hoạt động theo cặp
- GV yêu cầu HS tự đánh giá phần viết của mình và của bạn.
Bước 2: Hoạt động cả lớp
- GV hướng dẫn chữa một số bài trên lớp, nhận xét, động viên khen ngợi các em.
- GV trưng bày một số bài viết đẹp.
- GV và HS nhận xét một số bài viết.
III. CỦNG CỐ - VẬN DỤNG: 
- Hôm nay, em đã học những nội dung gì?
- GV tóm tắt nội dung chính.
- Sau khi học xong bài hôm nay, em có cảm nhận hay ý kiến gì không?
- GV tiếp nhận ý kiến.
- GV nhận xét, khen ngợi, động viên HS.
-Giáo viên và học sinh cùng thực hiện.
- HS hát: Chữ đẹp mà nết càng ngoan (Bảo Ngọc)
- Chữ đẹp như cánh cò bay
-HS đọc đề, ghi vở.
- HS quan sát.
- HS nêu nhận xét:
+ Chiều cao 2 ô ly rưỡi, độ rộng 2 ô ly
+ Gồm nét cong trái, nét thắt và nét cong phải.
- HS quan sát.
- HS quan sát, lắng nghe.
- HS luyện viết bảng con.
- HS quan sát.
- HS tô và viết chữ T hoa vào VTV
- 3 - 4 HS đọc và hiểu nghĩa câu ứng dụng.
- HS quan sát, lắng nghe.
- HS viết chữ Tấc và câu ứng dụng Tấc đất tấc vàng vào VTV.
- Nghĩa: câu ca dao nói về sự trù phú của thiên nhiên vùng Tháp mười.
-HS lắng nghe
- HS viết vào bảng con.
- HS viết vào VTV.
- HS đổi vở cho nhau để phát hiện lỗi và góp ý cho nhau theo cặp hoặc nhóm. 
- HS quan sát, cảm nhận.
- HS nêu nội dung đã học.
- HS lắng nghe.
- HS nêu cảm nhận của mình.
- HS lắng nghe.
	IV. ĐIỀU CHỈNH SAU BÀI DẠY (Rút kinh nghiệm)
 ....................
Tuần 22 Thứ ba ngày 1 tháng 3 năm 2022 
CHỦ ĐIỂM : BỐN MÙA TƯƠI ĐẸP
BÀI 3: DÀN NHẠC MÙA HÈ( Tiết 4 – Luyện từ và câu)
Từ chỉ đặc điểm. Dấu chấm
I.YÊU CẦU CẦN ĐẠT:
1. Phẩm chất: 
- Chăm chỉ: Chăm học, tích cực tham gia các hoạt động học tập.
- Yêu nước: Yêu quý thiên nhiên và có những việc làm thiết thực bảo vệ thiên nhiên,
- Trách nhiệm: Có trách nhiệm với môi trường sống .
2. Năng lực:
a. Năng lực chung:
- Năng lực tự chủ và tự học: Tích cực tham gia học tập, tham gia hoạt động nhóm và phát biểu ý kiến tốt.
- Năng lực giao tiếp và hợp tác: Tạo thói quen trao đổi nhóm, cùng nhau học tập tốt và hoàn thành tốt nhiệm vụ của mình.
- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Sử dụng các kiến thức đã học ứng dụng vào thực tế, tìm tòi, phát hiện giải quyết các nhiệm vụ trong cuộc sống.
b. Năng lực đặc thù: 
- Hình thành và phát triển năng lực ngôn ngữ, năng lực văn học (Tìm được từ ngữ chỉ đặc điểm, câu kể và dấu chấm câu.Nói được các âm thanh yêu thích của mùa hè.)
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: 
1.Giáo viên: 
- Ti vi/ máy chiếu/ bảng tương tác, tranh ảnh SHS phóng to (nếu được).
- Bảng phụ.
2.Học sinh: 
- Sách giáo khoa, VBT Tiếng Việt.
- Bảng con.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY- HỌC CHỦ YẾU 
TG 
HOẠT ĐỘNG DẠY
HOẠT ĐỘNG HỌC
I. KHỞI ĐỘNG
a. Mục tiêu: Tạo tâm thế hứng thú cho HS và từng bước làm quen bài học.
b. Cách thức tiến hành: 
- GV bắt nhịp cho HS hát
-Nêu từ chỉ màu sắc có trong bài?
-Đây là những từ chỉ gì trong bài các em sẽ học .GV ghi đề bài
II. KHÁM PHÁ HÌNH THÀNH KIẾN THỨC
 1. Luyện từ
Mục tiêu: Tìm được từ ngữ chỉ đặc điểm.
Cách tiến hành:
Hoạt động 1: Tìm từ ngữ không cùng nhóm
Bước 1: Hoạt động cả lớp
- GV mời 1 HS đọc to và xác định yêu cầu của BT 3a/36
Bước 2: Hoạt động nhóm
- GV yêu cầu HS thảo luận nhóm đôi và ghi từ không cùng nhóm vào bảng con
Bước 3: Hoạt động cả lớp
- GV yêu cầu HS chia sẻ kết quả trước lớp 
- GV mời một số HS nhận xét.
- GV nêu câu hỏi:
+ Tại sao từ lạnh ngắt không cùng nhóm?
+ Tại sao từ nâu đất không cùng nhóm?
- GV chốt bài.
Hoạt động 2: Tìm từ ngữ chỉ đặc điểm
Bước 1: Hoạt động cả lớp
- GV mời 1 HS đọc và xác định yêu cầu của BT 3b.
Bước 2: Hoạt động nhóm
- GV yêu cầu HS tìm từ ngữ theo yêu cầu trong nhóm 4 bằng kỹ thuật Khăn trải bàn, chia sẻ và thống nhất kết quả trong nhóm.
Bước 3: Hoạt động cả lớp
- GV mời một số HS chia sẻ kết quả trước lớp.
- GV mời một số HS nhận xét.
- GV nhận xét, mở rộng: màu ngọc bích – mà như màu ngọc bích; còn tan và say sưa là từ ngữ chỉ trạng thái của sự vật, không phải từ ngữ chỉ đặc điểm vì chúng không chỉ màu sắc, không chỉ hình dáng, không chỉ tính tình.
- Vậy theo em, từ chỉ đặc điểm là từ như thế nào?
- GV nhận xét, yêu cầu HS tìm thêm một vài từ chỉ đặc điểm khác.
- GV nhận xét, tuyên dương.
2. Luyện câu
Mục tiêu: Biết đặc điểm câu kể và dấu chấm, hoàn thành bài tập.
Cách tiến hành:
Bước 1: Hoạt động cả lớp
- GV mời 1 HS đọc và xác định yêu cầu của BT 4.
Bước 2: Hoạt động nhóm đôi
- GV yêu cầu HS thảo luận nhóm đôi, chọn cách ngắt câu phù hợp.
Bước 3: Hoạt động cả lớp
- GV mời một số HS chia sẻ kết quả trước lớp.
- GV lưu ý HS: khi viết, sau dấu chấm em phải thế nào?
- GV nhận xét, tuyên dương các bạn viết nhanh và chính xác.
3. Vận dụng
Mục tiêu: Nói được những âm thanh mình yêu thích vào mùa hè.
Cách tiến hành:
Bước 1: Hoạt động cả lớp
- GV hướng dẫn HS xác định yêu cầu của hoạt động: Nói về những âm thanh em yêu thích vào mùa hè.
Bước 2: Hoạt động theo cặp
- GV yêu cầu HS hoạt động theo cặp. GV hướng dẫn HS những nội dung có thể trao đổi với bạn:
+ Những hoạt động em yêu thích.
+ Lí do em yêu thích hoạt động đó.
+ Cảm xúc của em khi thực hiện hoạt động.
+ ...
Bước 3: Hoạt động cả lớp
- GV mời một số HS nói trước lớp.
- GV mời một số HS nhận xét.
- GV nhận xét.
III. CỦNG CỐ - VẬN DỤNG: 
- Hôm nay, em đã học những nội dung gì?
- GV tóm tắt nội dung chính.
- Sau khi học xong bài hôm nay, em có cảm nhận hay ý kiến gì không?
- GV tiếp nhận ý kiến.
- GV nhận xét, khen ngợi, động viên HS.
-Giáo viên và học sinh cùng thực hiện.
- HS hát: Em yêu mùa hè quê em.(biểu diễn Ngọc Hà)
- nắng hồng, cánh đồng xanh bát ngát, cò trắng,hoa phượng đỏ tươi.
-HS đọc đề, ghi vở.
- HS đọc và xác định yêu cầu BT.
- HS thảo luận nhóm đôi và ghi từ: 
+ lạnh ngắt
+ nâu đất
- HS chia sẻ kết quả trước lớp.
- Một số HS nhận xét. Các HS còn lắng nghe.
- HS nêu ý kiến: vì từ này chỉ về thời tiết (không khí), các từ trong đám mây chỉ về màu sắc.
- HS nêu ý kiến: vì từ này chỉ về màu sắc, các từ trong đám mây chỉ về thời tiết.
- HS lắng nghe GV nhận xét.
- HS đọc và xác định yêu cầu BT.
- HS thảo luận nhóm: Từ ngữ chỉ đặc điểm: trong veo, vàng, nhỏ, tròn.
- HS chia sẻ kết quả trước lớp.
- Một số HS nhận xét. Các HS còn lại lắng nghe.
- HS lắng nghe.
- HS chia sẻ: chỉ màu sắc, hình dáng, kích thước.
- HS tìm.
- HS lắng nghe.
- HS đọc và xác định yêu cầu BT.
- HS thảo luận nhóm đôi, chọn cách ngắt câu phù hợp: Mùa mưa và mùa khô ở Sài Gòn khá rõ rệt. Mùa mưa kéo dài từ tháng 5 đến tháng 11. Những tháng còn lại là mùa khô. Mùa mưa trời mát mẻ. Mùa khô nắng vàng rực rỡ suốt cả ngày.
- Một số HS chia sẻ kết quả trước lớp.
- HS chia sẻ: viết hoa đầu câu, cuối câu có dấu chấm.
- HSviết vào VBT( nếu kịp giờ).
- HS đổi vở để kiểm tra bài viết của bạn.
- HS lắng nghe GV nhận xét.
- HS lắng nghe GV hướng dẫn, xác định yêu cầu của hoạt động.
- HS hoạt động theo cặp.
+ Âm thanh em yêu thích vào mùa hè là tiếng ve sầu, là tiếng mưa rào.
+ Tiếng lội nước trong hồ chơi.
+ Tiếng cười đùa khi chơi đá bóng. .
- HS nêu nội dung đã học.
- HS lắng nghe.
- HS nêu cảm nhận của mình.
- HS lắng nghe.
	IV. ĐIỀU CHỈNH SAU BÀI DẠY (Rút kinh nghiệm)
Tuần 22 Thứ tư ngày 2 tháng 3 năm 2022
CHỦ ĐIỂM : BỐN MÙA TƯƠI ĐẸP
 BÀI 4: MÙA ĐÔNG Ở VÙNG CAO (Tiết 5 ) 
Đọc Mùa đông ở vùng cao
I.YÊU CẦU CẦN ĐẠT:
1. Phẩm chất: 
- Chăm chỉ: Chăm học, tích cực tham gia các hoạt động học tập.
- Yêu nước : Yêu thiên nhiên và có những việc làm thiết thực bảo vệ thiên nhiên 
- Trách nhiệm: Có trách nhiệm với môi trường sống.
2. Năng lực
a. Năng lực chung: 
 - Năng lực tự chủ và tự học: Tích cực tham gia học tập, tham gia hoạt động nhóm và phát biểu ý kiến tốt.
- Năng lực giao tiếp và hợp tác: Tạo thói quen trao đổi nhóm, cùng nhau học tập tốt và hoàn thành tốt nhiệm vụ của mình.
- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Sử dụng các kiến thức đã học ứng dụng vào thực tế, tìm tòi, phát hiện giải quyết các nhiệm vụ trong cuộc sống.
b. Năng lực đặc thù:
- Hình thành và phát triển năng lực ngôn ngữ và năng lực văn học :
+ Đọc trôi chảy bài đọc, ngắt nghỉ đúng dấu câu, đúng logic ngữ nghĩa; 
+ Hiểu nội dung bài đọc: Miêu tả vẻ đẹp của mùa đông ở vùng núi cao, bày tỏ tình yêu vẻ đẹp thanh bình của thiên nhiên đất nước; 
+ Biết liên hệ bản thân: Yêu quý vẻ đẹp của mỗi mùa.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: 
1.Giáo viên: 
 + SHS
+ Ti vi/ máy chiếu/ bảng tương tác, tranh ảnh SHS phóng to (nếu được).
+ Tranh ảnh, video clip các mùa.
 + Bảng phụ ghi đoạn từ Khi những chiếc lá đào đến sương muối
.2.Học sinh: 
- SGK
- Tranh ảnh, tư liệu sưu tầm liên quan đến bài học (nếu có) và dụng cụ học tập theo yêu cầu của GV.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY- HỌC CHỦ YẾU 
TG 
HOẠT ĐỘNG DẠY
HOẠT ĐỘNG HỌC
I. KHỞI ĐỘNG
A. Mục tiêu: Nói được về những hình ảnh HS thấy trong bức tranh; nêu được phỏng đoán của bản thân về nội dung bài đọc qua tên bài và tranh minh họa.
b. Cách tiến hành:
Bước 1: Hoạt động nhóm đôi
- GV yêu cầu HS hoạt động nhóm đôi, nói với bạn về những hình ảnh em thấy trong bức tranh.
Bước 2: Hoạt động cả lớp
- GV yêu cầu HS đọc tên bài kết hợp với quan sát tranh minh họa để phán đoán nội dung bài đọc: màu sắc, các loại cây và hoa có trong bài đọc.
- GV giới thiệu bài mới, quan sát GV ghi tên bài đọc lên bảng: Bức tranh vẽ cảnh mùa đông. Thông thường, nhắc đến mùa đông, người ta nghĩ ngay đến cái lạnh, cái rét buốt, nghĩ ngay đến sự u ám, thiếu sắc màu. Nhưng mùa đông trong một đoạn văn của Đỗ Bích Thúy lại đầy những vẻ đẹp màu sắc của loại cây và hoa. Cụ thể như thế nào, chúng ta cùng đi vào bài đọc hôm nay: Mùa đông vùng cao.
II. KHÁM PHÁ HÌNH THÀNH KIẾN THỨC
Đọc
Hoạt động 1: Luyện đọc thành tiếng 
a. Mục tiêu: Đọc trôi chảy bài đọc, ngắt nghỉ đúng dấu câu, đúng logic ngữ nghĩa; 
b. Cách thức tiến hành
Bước 1: Hoạt động cả lớp
- GV đọc mẫu, giọng đọc chậm rãi, nhẹ nhàng xen lẫn sự yêu mến bức tranh thiên nhiên vùng cao vào mùa đông.
- GV hướng dẫn HS đọc và luyện đọc một số từ khó: ùa, ngải đắng, tam giác mạch, ngợp trời,...
- Hướng dẫn cách ngắt nghỉ ở một số câu dài: Rễ cây bám chặt lấy lớp đất chai cứng/ và ngả sang màu nâu đen/ vì sương muối.//; Cả dải núi,/ nương nhà này nối với nương nhà kia/ cứ bừng lên một màu tam giác mạch ngợp trời//;...
Bước 2: Hoạt động nhóm nhỏ và hoạt động cả lớp
- GV mời 3 HS đọc văn bản:
+ HS1(Đoạn 1): từ đầu đến “vì sương muối”.
+ HS2 (Đoạn 2): tiếp theo đến “hoa tam giác mạch thì đẹp”.
+ HS3 (Đoạn 3): đoạn còn lại. 
- GV yêu cầu HS đọc thành tiếng đoạn, bài đọc trong nhóm nhỏ và trước lớp.
Hoạt động 2: Luyện đọc hiểu
a. Mục tiêu: HS giải nghĩa được một số từ khó, đọc thầm, trả lời câu hỏi và rút ra được ý nghĩa của bài học
b. Cách thức tiến hành
Bước 1: Hoạt động cả lớp
- GV yêu cầu và hướng dẫn HS giải thích nghĩa của một số từ khó, VD: sương muối (hơi nước đóng băng thành các hạt nhỏ, trắng như muối), tam giác mạch (một loại cây lương thực được trồng ở miền núi), cây ngải đắng (còn gọi là cây ngải tây, thuộc họ cúc), nương (đất trồng trọt trên vùng đồi núi),...
Bước 2: Hoạt động theo cặp
- GV yêu cầu HS quan sát, đọc mục Cùng tìm hiểu. 
- GV yêu cầu 1HS đứng dậy đọc yêu cầu câu hỏi 1:
Câu 1: Bài đọc nói về mùa nào? Ở đâu?
+ GV hướng dẫn HS: đọc tên bài để trả lời câu hỏi. 
+ GV mời đại diện 1-2 HS trả lời.
- GV yêu cầu 1HS đứng dậy đọc yêu cầu câu hỏi 2:
Câu 2: Các sự vật ở đoạn 2 thay đổi như thế nào khi mùa đông đến?
- GV yêu cầu HS đọc thầm đoạn 2 thảo luận theo cặp để trả lời câu hỏi .
+ GV mời đại diện 1-2 HS trả lời.
- GV yêu cầu 1HS đứng dậy đọc yêu cầu câu hỏi 3:
Câu 3: Câu văn “Cỏ không mọc nổi nhưng tam giác mạch thì nảy mầm lên xanh mướt.” nói lên điều gì?
+ Tam giác mạch mọc chậm hơn cỏ.
+ Tam giác mạch mọc nhanh hơn cỏ.
+ Tam giác mạch có sức sống mạnh mẽ.
- GV mời đại diện 1-2 HS trả lời.
- GV yêu cầu 1HS đứng dậy đọc yêu cầu câu hỏi 4:
Câu 4: Cây tam giác mạch có gì đẹp?
+ GV hướng dẫn HS đọc đoạn 3 để tìm câu trả lời
+ GV mời đại diện 1-2 HS trả lời.
- GV yêu cầu HS rút ra nội dung bài học. 
- GV hướng dẫn và yêu cầu HS liên hệ bản thân: Yêu quý vẻ đẹp của mỗi mùa.
Hoạt động 3: Luyện đọc lại
a. Mục tiêu: HS luyện đọc đoạn từ “Khi những chiếc lá đào” đến “sương muối.”, đọc lại toàn bài. 
b. Cách thức tiến hành:
Bước 1: Hoạt động cả lớp
- GV yêu cầu HS nêu cách hiểu của bản thân về nội dung bài. Từ đó, bước đầu xác định được giọng đọc toàn bài và một số từ ngữ cần nhấn giọng.
- GV đọc lại đoạn từ “Khi những chiếc lá đào” đến “sương muối.”
Bước 2: Hoạt động nhóm nhỏ
- GV yêu cầu HS luyện đọc trong nhóm nhỏ đoạn từ “Khi những chiếc lá đào” đến “sương muối.”, 
Bước 3: Hoạt động cả lớp
- GV yêu cầu HS đọc trước lớp đoạn từ “Khi những chiếc lá đào” đến “sương muối.”, 
- GV mời một số HS khá, giỏi đọc cả bài.
III. CỦNG CỐ - VẬN DỤNG: 
- Hôm nay, em đã học những nội dung gì?
- GV tóm tắt nội dung chính.
- Sau khi học xong bài hôm nay, em có cảm nhận hay ý kiến gì không?
- GV tiếp nhận ý kiến.
- GV nhận xét, khen ngợi, động viên HS.
- HS hoạt động nhóm đôi, nói với bạn về những hình ảnh em thấy trong bức tranh.
- HS đọc tên bài, kết hợp tranh minh họa, phán đoán nội dung bài đọc.
- HS lắng nghe.
- HS lắng nghe, đọc thầm theo.
- HS luyện đọc theo GV.
- HS đọc thành tiếng đoạn, bài đọc trong nhóm nhỏ và trước lớp.
- HS giải thích nghĩa của một số từ khó, lắng nghe GV hướng dẫn, giải thích.
+ Câu 1: Bài đọc nói về mùa đông, ở vùng cao.
- Câu 2: Các sự vật ở đoạn 2 thay đổi khi mùa đông đến:
+ Lá đào, lá mận: từ trên cành à rụng
+ Dòng suối: chảy à cạn nước
+ Thời tiết: chuyển lạnh: Gió từ trong khe núi ùa ra, mang theo hơi lạnh của đá.
+ Thân cây ngải: xanh tươi à khô lại, ngả sang màu nâu đen.
- Câu 3: Câu văn nói lên tam giác mạch có sức sống mạnh mẽ.
+ Câu 4: Hoa cây tam giác mạch đẹp, trời càng rét thì sắc biếc, sắc hồng càng rực rỡ.
- HS nêu nội dung bài đọc: Miêu tả vẻ đẹp của mùa đông ở vùng núi cao, bày tỏ tình yêu vẻ đẹp thanh bình của thiên nhiên đất nước.
- HS nghe GV hướng dẫn, liên hệ bản thân: Yêu quý vẻ đẹp của mỗi mùa.
- HS nêu cách hiểu về nội dung bài đọc, xác định giọng đọc, một số từ ngữ cần nhấn giọng.
- HS chú ý lắng nghe đọc thầm theo.
- HS luyện đọc.
- HS đọc trước lớp.
- HS đọc cả bài.
- HS nêu nội dung đã học.
- HS lắng nghe.
- HS nêu cảm nhận của mình.
- HS lắng nghe.
IV. ĐIỀU CHỈNH SAU BÀI DẠY (Rút kinh nghiệm)
Tuần 22 Thứ tư ngày 2 tháng 3 năm 2022
CHỦ ĐIỂM : BỐN MÙA TƯƠI ĐẸP
 BÀI 4: MÙA ĐÔNG Ở VÙNG CAO (Tiết 6 ) 
Nghe – viết: Mưa cuối mùa
I.YÊU CẦU CẦN ĐẠT:
1. Phẩm chất: 
- Chăm chỉ: Chăm học, tích cực tham gia các hoạt động học tập.
- Yêu nước : Yêu thiên nhiên và có những việc làm thiết thực bảo vệ thiên nhiên 
- Trách nhiệm: Có trách nhiệm với môi trường sống.
2. Năng lực
a. Năng lực chung: 
 - Năng lực tự chủ và tự học: Tích cực tham gia học tập, tham gia hoạt động nhóm và phát biểu ý kiến tốt.
- Năng lực giao tiếp và hợp tác: Tạo thói quen trao đổi nhóm, cùng nhau học tập tốt và hoàn thành tốt nhiệm vụ của mình.
- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Sử dụng các kiến thức đã học ứng dụng vào thực tế, tìm tòi, phát hiện giải quyết các nhiệm vụ trong cuộc sống.
b. Năng lực đặc thù:
- Hình thành và phát triển năng lực ngôn ngữ và năng lực văn học :
+ Nghe – viết đúng đoạn văn; phân biệt được d/gi; iu/iêu, oăn/oăng.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: 
1.Giáo viên: 
 + SHS, VBT, .
+ Ti vi/ máy chiếu/ bảng tương tác, tranh ảnh SHS phóng to (nếu được).
+ Tranh ảnh, video clip các mùa.
 + Bảng phụ ghi đoạn từ Khi những chiếc lá đào đến sương muối
.2.Học sinh: 
- SGK, vở bài tập, bảng con
- Tranh ảnh, tư liệu sưu tầm liên quan đến bài học (nếu có) và dụng cụ học tập theo yêu cầu của GV.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY- HỌC CHỦ YẾU 
TG 
HOẠT ĐỘNG DẠY
HOẠT ĐỘNG HỌC
I. KHỞI ĐỘNG
A. Mục tiêu: Tạo tâm thế hứng thú cho HS và từng bước làm quen bài học.
b. Cách tiến hành:
-GV cho HS chơi trò chơi “ Ai nhanh, ai đúng” viết từ có vần êu hoăc uê.
-GV tổng kết trò chơi dẫn dắt vào bài mới.
II. KHÁM PHÁ HÌNH THÀNH KIẾN THỨC
2. Viết
Mục tiêu: Nghe – viết đúng đoạn văn; phân biệt được d/gi; iu/iêu, oăn/oăng.
Cách tiến hành:
Hoạt động 1: Nghe – viết
Bước 1: Hoạt động cả lớp
- GV yêu cầu HS đọc đoạn văn Mưa cuối mùa, trả lời câu hỏi về nội dung.
- GV yêu cầu HS đánh vần một số tiếng/ từ khó đọc, dễ viết sai do cấu tạo hoặc do ảnh hưởng của phương ngữ, VD: giấc, chớp, sáng lòa, ì ầm,...; hoặc do ngữ nghĩa: giấc, gian.
Bước 2: Hoạt động cá nhân
- GV đọc từng cụm từ ngữ để HS viết vào VBT (GV hướng dẫn HS: lùi vào một ô khi bắt đầu viết đoạn văn. Viết dấu chấm cuối câu. Không bắt buộc HS viết những chữ hoa chưa học).
Bước 3: Hoạt động theo cặp
- GV yêu cầu HS đổi bài viết cho bạn bên cạnh, giúp bạn soát lỗi.
Bước 4: Hoạt động cả lớp
- GV nhận xét một số bài viết.
Hoạt động 2: Luyện viết chính tả - Phân biệt d/gi
Mục tiêu: Phân biệt được d/gi.
Cách tiến hành:
Bước 1: Hoạt động cả lớp
- GV mời một HS đọc to và xác định yêu cầu của BT 2b.
Bước 2: Hoạt động cá nhân
- GV yêu cầu HS đọc đoạn văn và chọn chữ d hoặc chữ gi thích hợp với mỗi người, thực hiện vào VBT.
Bước 3: Hoạt động cả lớp
- GV mời một số HS chia sẻ kết quả.
- GV nhận xét.
Hoạt động 3: Luyện viết chính tả - Phân biệt iu/iêu, oăn/oăng
Mục tiêu: Phân biệt được iu/iêu, oăn/oăng.
Cách tiến hành:
Bước 1: Hoạt động cả lớp
- GV mời 1 HS đọc to và xác định yêu cầu của BT 2c.
Bước 2: Hoạt động cá nhân
- GV yêu cầu HS thực hiện BT vào VBT.
- GV yêu cầu HS tự đánh giá bài làm của mình.
Bước 3: Hoạt động cả lớp
- GV mời một số HS chia sẻ kết quả.
- GV và HS nhận xét.
III. CỦNG CỐ - VẬN DỤNG: 
- Hôm nay, em đã học những nội dung gì?
- GV tóm tắt nội dung chính.
- Sau khi học xong bài hôm nay, em có cảm nhận hay ý kiến gì không?
- GV tiếp nhận ý kiến.
- GV nhận xét, khen ngợi, động viên HS.
-GV và HS cùng thực hiện
- HS tìm viết bảng con, tổ nào nhiều bạn tìm được tổ đó thắng.
-HS lắng nghe
- HS đọc đoạn văn, trả lời câu hỏi.
- HS đánh vần theo hướng dẫn của GV.
- HS nghe – viết.
- HS đổi chéo vở, soát lỗi.
- HS lắng nghe GV nhận xét.
- HS đọc và xác định yêu cầu của BT 2b.
- HS đọc đoạn văn và chọn chữ d hoặc chữ gi thích hợp với mỗi người, thực hiện vào VBT: giữ lại, nước lại trong dần, xuôi theo dòng nước.
- Một số HS chia sẻ kết quả. Các HS còn lại lắng nghe.
- HS lắng nghe GV nhận xét.
- HS đọc và xác định yêu cầu của BT 2c.
- HS thực hiện BT vào VBT:
+ Vần iu/iêu: mát dịu, kì diệu, chim liếu điếu, hót líu lo.
+ Vần oăn/oăng: dài ngoằng, ngoằn ngoèo, nhanh thoăn thoắt, nói liến thoắng.
- HS tự đánh giá bài làm của mình.
- HS chia sẻ kết quả. HS khác nhận xét.
- HS nghe GV nhận xét.
- HS nêu nội dung đã học.
- HS lắng nghe.
- HS nêu cảm nhận của mình.
- HS lắng nghe.
IV. ĐIỀU CHỈNH SAU BÀI DẠY (Rút kinh nghiệm)
 ...........
Tuần 22 Thứ năm ngày 3 tháng 3 năm 2022
CHỦ ĐIỂM : BỐN MÙA TƯƠI ĐẸP
 BÀI 4: MÙA ĐÔNG Ở VÙNG CAO (Tiết 7 - Luyện từ và câu) 
 MRVT Bốn mùa (tt) 
I.YÊU CẦU CẦN ĐẠT:
1. Phẩm chất:
- Yêu nước : Yêu thiên nhiên và có những việc làm thiết thực bảo vệ thiên nhiên .
- Trách nhiệm: Có trách nhiệm với môi trường sống.
- Chăm chỉ: Chăm học, tích cực tham gia các hoạt động học tập.
2. Năng lực
a. Năng lực chung: 
- Năng lực tự chủ và tự học: Tích cực t

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_lop_2_sach_chan_troi_sang_tao_tuan_22_nam_hoc_2021_2.doc