Giáo án Lớp 2 (Sách Chân trời sáng tạo) - Tuần 27 - Năm học 2021-2022 - Huỳnh Thị Kiều

Giáo án Lớp 2 (Sách Chân trời sáng tạo) - Tuần 27 - Năm học 2021-2022 - Huỳnh Thị Kiều

BÀI 54. LUYỆN TẬP CHUNG (Tiết 1)

I. Yêu cầu cần đạt:

- Nắm được cách đọc, viết các số có ba chữ số

- Nắm được cách so sánh và sắp xếp các số có ba chữ số

- Qua hoạt động diễn đạt, trả lời câu hỏi HS phát triển năng lực giao tiếp Toán học.

*HSKT: Đọc được số có ba chữ số và so sánh các số có ba chữ số. Sắp xếp được dãy số gồm 3 số theo thứ tự từ bé đến lớn.

*Năng lực chung: Góp phần phát triển 3 năng lực chung: Năng lực tự chủ và tự học; giao tiếp và hợp tác; tự giải quyết vấn đề và sáng tạo.

*Phẩm chất:

- Phát triển phẩm chất chăm chỉ, trách nhiệm đồng thời giáo dục HS tình yêu với Toán học, tích cực, hăng hái tham gia các nhiệm vụ học tập.

II. Đồ dùng dạy học:

- GV: Laptop, ti vi, bộ đồ dùng học Toán 2.

- HS: SGK, vở, bộ đồ dùng học Toán 2.

 

docx 43 trang Hà Duy Kiên 30/05/2022 5810
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Lớp 2 (Sách Chân trời sáng tạo) - Tuần 27 - Năm học 2021-2022 - Huỳnh Thị Kiều", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 Tuần 27
Thứ hai ngày 4 tháng 4 năm 2022
 Toán
BÀI 54. LUYỆN TẬP CHUNG (Tiết 1)
I. Yêu cầu cần đạt:
- Nắm được cách đọc, viết các số có ba chữ số
- Nắm được cách so sánh và sắp xếp các số có ba chữ số 
- Qua hoạt động diễn đạt, trả lời câu hỏi HS phát triển năng lực giao tiếp Toán học.
*HSKT: Đọc được số có ba chữ số và so sánh các số có ba chữ số. Sắp xếp được dãy số gồm 3 số theo thứ tự từ bé đến lớn.
*Năng lực chung: Góp phần phát triển 3 năng lực chung: Năng lực tự chủ và tự học; giao tiếp và hợp tác; tự giải quyết vấn đề và sáng tạo.
*Phẩm chất: 
- Phát triển phẩm chất chăm chỉ, trách nhiệm đồng thời giáo dục HS tình yêu với Toán học, tích cực, hăng hái tham gia các nhiệm vụ học tập.
II. Đồ dùng dạy học:
- GV: Laptop, ti vi, bộ đồ dùng học Toán 2. 
- HS: SGK, vở, bộ đồ dùng học Toán 2.
III. Các hoạt động dạy học chủ yếu:
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1. Khởi động
- GV tổ chức cho HS hát tập thể.
- GV viết các số có ba chữ số bất kì lên bảng, yêu cầu HS đọc số
- Tương tự, GV đọc một số số có ba chữ số, yêu cầu HS viết các số vào bảng con
- GV nhận xét, chốt cách đọc, viết số có ba chữ số.
- GV kết nối, ghi tên bài
2. Luyện tập, thực hành 
Bài 1: 
- Gọi HS đọc yêu cầu bài.
- Bài yêu cầu làm gì?
- Yêu cầu HS làm bài, 1 HS lên bảng chữa bài
- Nhận xét, tuyên dương
- Yêu cầu HS nhắc lại cách đọc, viết các số có ba chữ số
Bài 2: Đ/S
- Gọi HS đọc yêu cầu bài.
- Bài yêu cầu làm gì?
- Yêu cầu HS làm bài.
- GV quan sát, hỗ trợ HS gặp khó khăn.
- GV gợi ý HS tìm các số ẩn sau bức ảnh của các bạn sau đó chọn đáp án Đ, S.
- GV gọi HS nêu các số sau ảnh thẻ của các bạn: Mai, Nam, Việt, Rô - bốt?
- GV cho HS lên bảng điền số. 
- GV chữa bài, cho HS đổi chéo vở kiểm tra bài bạn.
- Đánh giá, nhận xét bài HS. 
Bài 3:
- Gọi HS đọc yêu cầu bài.
- Bài yêu cầu làm gì?
- Yêu cầu HS làm việc theo cặp, một bạn hỏi, một bạn trả lời các câu hỏi trong sgk
- GV nhận xét, chốt lại đáp án đúng.
- Muốn tìm số liền sau của một số ta làm như thế nào? Muốn tìm số liền trước của một số ta làm như thế nào?
Bài 4:
- Gọi HS đọc yêu cầu bài.
- Bài yêu cầu làm gì?
- Yêu cầu HS tô màu vào phiếu học tập sau đó trả lời các câu hỏi của bài toán
- GV yêu cầu HS giải thích vì sao tô màu đỏ/ màu xanh vào những quả táo đó?
- GV nhận xét, khen ngợi HS.
Bài 5:
- Gọi HS đọc yêu cầu bài.
- Bài yêu cầu làm gì?
- Yêu cầu HS làm bài.
- GV yêu cầu HS giải thích cách làm ở từng ý.
- Nhận xét, nêu đáp án đúng
3. Vận dung, trải nghiệm
Bài 6: Sắp xếp các túi kẹo từ ít tới nhiều.
- Gọi HS đọc đề 
- Yều cầu lớp thảo luận nhóm đôi để hoàn thành bài tập vào phiếu học tập
- GV gọi đại diện nhóm trình bày
- GV nhận xét, tuyên dương
4. Củng cố, dặn dò
- Em hãy nêu cách đọc, viết các số có ba chữ số?
- Nêu cách so sánh các số có ba chữ số?
- Nhận xét giờ học. Dặn HS về học bài và chuẩn bị bài sau
- HS hát
- 3 HS đọc số. HS khác góp ý.
- Cả lớp viết bảng con
- HS lắng nghe
- Đọc nối tiếp tên đề bài
- HS làm bài cá nhân
- Nối tiếp chữa bài.
- 2, 3 HS đọc.
- 1, 2 HS trả lời.
- HS làm bài vào vở, 1 HS lên bảng chữa bài.
- Nhận xét
- HS nêu
- 2, 3 HS đọc.
- 1, 2 HS trả lời.
- HS thực hiện làm bài cặp đôi.
- 4 HS lên bảng điền số.
- HS lắng nghe, đổi chéo vở kiểm tra.
- HS trả lời.
- 2, 3 HS đọc.
- 1, 2 HS trả lời.
- HS làm việc theo cặp.
a. 679 b. 1000 c. 600 d. 799
- HS trả lời
- 2, 3 HS đọc.
- 1, 2 HS trả lời.
- HS trình bày kết quả.
127 > 121 215 < 251
124 < 129 265 = 265
131 > 99 182 < 200
- HS giải thích.
- HS đọc đề
- HS thảo luận nhóm đôi và hoàn thành vào phiếu học tập
- HS trình bày
- HS trả lời.
- HS lắng nghe.
TUẦN 27
Thứ hai ngày 4 tháng 4 năm 2022
Tiếng Việt:
ÔN TẬP GIỮA HỌC KÌ II ( TIẾT 1+2)
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT 
1. Góp phần phát triển các năng lực đặc thù
* Năng lực ngôn ngữ:
- Đọc đúng các tiếng thường hay mắc lỗi theo phương ngữ của địa phương.
- Đọc đúng và rõ ràng đoạn văn, câu chuyện, bài thơ. Biết ngắt hơi ở chỗ có dấu câu, chỗ ngắt nhịp thơ.
* Năng lực văn học: Hiểu được nội dung bài học, nhận biết được thái độ, tình cảm giữa các nhân vật thể hiện qua hành động lời nói.
*HSKT: Đọc đúng các tiếng, từ trong bài đọc. 
2. Góp phần phát triển chung và phẩm chất:
* Năng lực chung:
- Giúp hình thành và phát triển năng lực văn học, năng lực ngôn ngữ, năng lực giao tiếp và hợp tác, năng lực tự chủ và tự học. 
* Phẩm chất:
- Giúp hình thành và phát triển các phẩm chất: Nhân ái (biết chia sẻ, hỗ trợ bạn); Trách nhiệm (Có tinh thần hợp tác, trách nhiệm khi làm việc nhóm)
II. CHUẨN BỊ: 
- GV: Máy tính, tivi để chiếu hình ảnh của bài học. 
- HS: Vở BTTV.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC: 
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1. Khởi động:
- GV yêu cầu HS nhắc lại tên các bài tập đọc đã học trong học kì 2 và nói về một số điều thú vị mà em học được từ các bài đọc đó. 
2. Khám phá kiến thức 
Bài 1: Ghép tranh với tên bài học phù hợp.
- Gọi học sinh đọc yêu cầu của bài
- Cho học sinh quan sát các bức tranh từ tranh 1 đến tranh 5.
Khai thác từng tranh 
+ Trong tranh em thấy những gì?
 Đây là các bức tranh của các bài tập đọc mà các em đã học, qua các bức tranh này cô sẽ có các thẻ từ sau
- Gọi học sinh đọc các thẻ từ
- Tổ chức cho học sinh thực hành chơi trò chơi “ Ai nhanh, ai đúng”
- Giáo viên cùng học sinh thống nhất đáp án: (Tranh 1: Họa mi hót. Tranh 2: Chuyện bốn mùa. Tranh 3: Lũy tre. Tranh 4: Tết đến rồi. Tranh 5: Mùa vàng. Tranh 6: Hạt thóc )
Bài 2: Đọc bài em thích và thực hiện các yêu cầu sau:
Câu a: 
- Gọi học sinh đọc yêu cầu a của bài
- Cho học sinh suy nghĩ và tìm một bài tập đọc mình thích để đọc một đoạn, hoặc khổ thơ hay nói về cây cối hoặc một loài vật con vật.
- Giáo viên hướng dẫn câu mẫu:
- Gọi học sinh đọc câu mẫu
Mẫu: Các loài hoa nghe tiếng hót trong suốt của họa mi chợt bừng giấc, xòe những cánh hoa đẹp, bày đủ màu sắc xanh tươi ( Bài Họa mi hót )
- Giáo viên xác định nội dung đoạn viết: cảnh vật xung quanh họa mi chợt bừng giấc khi nghe họa mi hót 
- Gọi học sinh trình bày.
- Tuyên dương và khuyến khích các em mạnh dạn đọc và trình bày trước lớp.
Câu b: 
- Cho học sinh quan sát tranh khai thác nội dung tranh
+ Tranh vẽ gì? (cô giáo và các bạn học sinh)
- Cho học sinh thảo luận theo nhóm đôi 
Cùng chia sẻ với bạn về một nhân vật mà em thích nhất trong bài tập đọc
- Gọi học sinh trình bày ý kiến trước lớp.
- Giáo viên cùng học sinh nhận xét, tuyên dương.
3. Vận dụng, trải nghiệm
- GV gọi nhiều HS khác đọc bài và hỏi thêm một số câu hỏi khác liên quan đến nội dung bài đọc.
3. Củng cố dặn dò: 
- Nhắc lại tên một bài tập đọc đã học
- Về nhà đọc lại các bài tập đọc đã học.
- HS nêu và nói về điều thú vị của bài học.
- HS lắng nghe.
- 1 Hs đọc yêu cầu.
- HS trả lời
- Học sinh đọc các thẻ từ.
- Học sinh xung phong đọc
- Học sinh thực hiện
- Học sinh xung phong đọc
- Học sinh lắng nghe.
- HS trình bày
- Học sinh xung phong trả lời.
- HS thảo luận nhóm đôi, chia sẻ với bạn.
- Học sinh trình bày ý kiến
- HS thực hành
- Học sinh xung phong nhắc
Tuần 27
Thứ tư ngày 6 tháng 4 năm 2022
KẾ HOẠCH BÀI DẠY HOẠT ĐỘNG TRẢI NGHIỆM
CHỦ ĐỀ 7: YÊU THƯƠNG GIA ĐÌNH, QUÝ TRỌNG PHỤ NỮ
HOẠT ĐỘNG 7 VÀ 8/ 69-70
Yêu cầu cần đạt
Sau khi học xong tiết học này, học sinh:
Nêu được cảm nhận của mình và mọi người trong gia đình khi cùng làm 1 số việc chung.
Viết lại được 1-2 việc đã làm thể hiện sự quan tâm chăm sóc, biết ơn những thành viên trong gia đình vào mảnh giấy nhỏ.
Biết thể hiện cảm xúc của bản thân khi thực hiện những việc làm cùng người thân trong gia đình.
*Góp phần hình thành và phát triển cho HS:
- Năng lực giao tiếp, hợp tác: Chia sẻ cảm nhận của bản thân khi làm một số việc chung cùng người thân.
 - Phát triển cho HS phẩm chất nhân ái: Thể hiện được sự yêu quý, quan tâm đến những thành viên trong gia đình; 
II.ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
*GV: Bài nhạc” Chung sống” sáng tác Ý Vũ
 - Lọ, giấy màu; Bài giảng điện tử
*HS: Lọ, giấy màu; bút, thước
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1.Khởi động:
* Mục tiêu: Tạo hứng thú cho HS trước khi vào tiết học. Đồng thời GV dẫn dắt vài bài học.
GV mở bài nhạc “Chung sống”
Yêu cầu HS vừa nghe vừa quan sát và thực hiện các động tác dân vũ 
-Hỏi: Để ngôi nhà luôn chan hòa niềm vui, các thành viên trong gia đình cần phải làm gì?
-Theo em, bài hát muốn nói với chúng ta điều gì?
2. Chia sẻ cặp đôi về kết quả công việc thực hiện cùng gia đình trong tuần qua
* Mục tiêu: HS mạnh dạn chia sẻ cảm nhận của bản thân sau khi cùng thực hiện 1 số việc cùng gia đình/ người thân.
- Yêu cầu HS thảo luận nhóm 2
- Mời hS lên chia sẻ trước lớp.
Hỏi: Nêu cảm nhận của em và mọi người trong gia đình khi cùng làm việc
-Nêu những kinh nghiệm và những điều em muốn điều chỉnh kế hoạch làm việc chung cùng gia đình trong lần sau
-Nhận xét- tuyên dương 
3. HĐ8: Làm chiếc lọ “Kỷ niệm yêu thương”
* Mục tiêu: Biết viết lại những việc mình đã làm thể hiện sự quan tâm chăm sóc cùng người thân
- Học sinh quan sát- thực hiện
HS trả lời
Mọi người vui vẻ, cùng 1 lòng, mỗi người cùng nhau góp sức, cùng nhau lắng nghe.
Mọi người trong gia đình phải yêu thương, đoàn kết và giúp đỡ nhau.
HS thảo luận
HS chia sẻ trước lớp
 Lắng nghe
-Đem dụng cụ đã chuẩn bị ra
2. Thực hiện
-Em hãy viết các việc em đã làm thể hiện sự quan tâm chăm sóc, lòng biết ơn các thành viên trong gia đình vào một dải giấy màu.
-Gấp thành ngôi sao hoặc cuộn tròn lại.
- Thả vào lọ.
Ví dụ:
Quan sát, giúp đỡ HS trong quá trình thực hiện.
Nghe hướng dẫn
Thực hành làm
3/ Củng cố- dặn dò
- Tiếp tục thực hiện công việc trên vào mỗi cuối mỗi ngày, tuần.
Đánh gái tiết học
Tuyên dương những HS/ nhóm tích cực.
CBBS: Chủ đề 8: Môi trường xanh – Cuộc sống xanh
- Thực hiện công việc trên vào cuối tuần.
Tuần 27
Thứ ba ngày 5 tháng 4 năm 2022
Toán
BÀI 54. LUYỆN TẬP CHUNG (Tiết 2)
I. Yêu cầu cần đạt:
- HS nắm vững cách so sánh các số có ba chữ số.
- Biết viết một số có ba chữ số thành tổng các trăm, chục, đơn vị.
- Qua hoạt động diễn đạt, trả lời câu hỏi HS phát triển năng lực giao tiếp Toán học.
*HSKT: Nắm vững cách so sánh số có ba chữ số
*Năng lực chung: Góp phần phát triển 3 năng lực chung: Năng lực tự chủ và tự học; giao tiếp và hợp tác; tự giải quyết vấn đề và sáng tạo.
*Phẩm chất: Phát triển phẩm chất chăm chỉ, trách nhiệm đồng thời giáo dục HS tình yêu với Toán học, tích cực, hăng hái tham gia các nhiệm vụ học tập.
II. Đồ dùng dạy học:
- GV: Laptop, ti vi, slide minh họa, ... Bộ đồ dùng học Toán 2. 
- HS: SGK, vở, bảng con, bộ đồ dùng học Toán 2.
III. Các hoạt động dạy học chủ yếu:
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1. Khởi động
- GV tổ chức cho HS hát tập thể.
- GV tổ chức cho HS chơi trò chơi “Đố bạn”: 
- Phổ biến cho HS chơi, cách chơi: Yêu cầu bạn lớp phó lên điều hành trò chơi, đọc 2 số có 3 chữ số rồi gọi 1 bạn bất kì rồi đố bạn so sánh 2 số đó, thời gian chơi 2p.
- Tổ chức cho HS chơi
- GV nhận xét, tuyên dương HS
- GV dẫn dắt, giới thiệu bài.
2. Luyện tập, thực hành 
Bài 1: 
- GV cho HS đọc yêu cầu đề bài
- Bài yêu cầu gì?
- GV cho HS làm bảng con từng phần.
- GV cho HS trình bày bài
- GV gọi HS nhận xét
- GV nhận xét, bổ sung.
=> GV kết luận: Để viết các số có ba chữ số thành tổng các trăm, chục, đơn vị ta phải dựa vào đâu?
Bài 2: >; <; = :
- GV cho HS đọc yêu cầu đề bài
- GV cho HS quan sát hình 1, hướng dẫn phân tích mẫu: 
- Trong hình số 1, làm thế nào để ta có 248 > 159.
- HS thực hiện các phép tính ghi trên các thùng hàng trước. 
- GV cho HS làm bài vào vở ly.
- GV chấm bài cá nhân.
- Gọi HS trình bày bài làm.
- GV gọi HS nhận xét
- GV nhận xét, bổ sung:
- Chốt: Khi so sánh hai số có ba chữ số ta làm thế nào?
Bài 3:
- GV cho HS đọc yêu cầu đề bài
- Quan sát hai số được so sánh em có nhận xét gì về các hàng trăm, hàng đơn vị của hai số?
- Để số thứ nhất bé hơn số thứ hai, ta chỉ cần so sánh hàng nào của hai số? 
- Thảo luận nhóm 2, chọn thẻ số thích hợp để điền vào dấu “?”.
- GV cho các nhóm giơ thẻ số đã chọn.
- Ta có thể đặt vào dấu “?” các thẻ ghi chữ số nào? vì sao?
- Có mấy cách để chọn thẻ?
- GV nhận xét, chốt.
Bài 4: S?
- GV cho HS đọc yêu cầu đề bài.
- Bài yêu cầu g?
- Gọi 1 học sinh đọc mẫu.
- GV đọc từng số cho HS viết các số vào bảng con.
*Chốt: 
- Số bé nhất có ba chữ số là 100
- Số lớn nhất có ba chữ số khác nhau là: 987
- Số bé nhất có ba chữ số khác nhau là: 102
Bài 5: 
- GV cho HS đọc đề bài.
- Bài toán cho biết gì?
- Bài yêu cầu gì?
- GV cho HS quan sát tranh và hướng dẫn.
- Đường về nhà mai có rất nhiều ngã rẽ, mỗi khi gặp những ngã rẽ, Mai đều gặp hai số, ta cần so sánh hai số đó, tìm số lớn hơn để đi về đến nhà của Mai. Hãy thảo luận nhóm 2 để làm bài.
- Gọi HS lên bảng chỉ vào tranh để tìm nhà của Mai. Giải thích cách làm
- Nhận xét tuyên dương HS.
* Nếu Mai đi theo con đường ghi số bé hơn tại mỗi ngã rẽ thì sẽ đến nhà của nam, Vậy bạn nào xung phong tìm nhà của bạn Nam?
3. Vận dụng, trải nghiệm
- Bật slide: “Con lợn cân nặng 123 kg, con gà cân nặng 3 kg. Con nào nặng hơn?”
- Yêu cầu HS so sánh 
=>GV nhận xét và chốt
- Để có thể so sánh chính xác hai số, em cần làm gì?
4. Củng cố, dặn dò
- Nhận xét tiết học
- Dặn HS chuẩn bị bài sau.
- HS hát
- HS lắng nghe hướng dẫn chơi, nắm luật chơi, cách chơi
-1 HS đọc hai số có 3 chữ số bất kì rồi đố bạn so sánh 2 số.
- HS chơi
- Lắng nghe
- HS nhắc lại tên bài
- 2 HS đọc yêu cầu đề bài
- Bài yêu cầu viết các số có ba chữ số thành tổng các trăm, chục, đơn vị.
 - HS làm bảng con, trình bày cách làm.
- HS trình bày bài:
363 = 300 + 60 + 3
408 = 400 + 8
830 = 800 + 30
308 = 300 + 8
239 = 200 + 30 + 9
- HS nhận xét
- HS lắng nghe
- Để viết các số có ba chữ số thành tổng các trăm, chục, đơn vị ta phải dựa vào giá trị của các chữ số trong từng hàng.
- 2 HS đọc yêu cầu đề bài
- HS quan sát và nêu cách thực hiện.
- Cộng các số ở đĩa thứ nhất ta có 248, cộng các số ở đĩa thứ hai ta có 159. Sau đó ta so sánh 248 > 159.
- HS làm bài vào vở ly.
- Trình bày bài làm.
158 >153 257 < 338
989 = 900 + 80 + 9.
- Các bạn khác nhận xét, bổ sung.
->Khi so sánh hai số có ba chữ số ta phải so sánh từng hàng của hai số bắt đầu từ hàng trăm .
- 2 HS đọc yêu cầu đề bài
- HS quan sát trả lời: Quan sát hai số được so sánh em thấy hàng trăm, hàng đơn vị của hai số đều bằng nhau.
- Ta chỉ cần so sánh hàng chục của hai số.
- HS thảo luận nhóm 2, chọn thẻ số thích hợp để điền vào dấu “?”.
- Các nhóm giơ thẻ số đã chọn. Giải thích cách làm.
- Ta có thể đặt vào dấu “?” các thẻ ghi chữ số 7, 8 hoặc 9. 
- Có ba cách để chọn thẻ: thẻ ghi chữ số 7, 8 hoặc 9. 
- 2 HS đọc yêu cầu đề bài.
- Bài yêu cầu nêu số.
- 1 HS đọc mẫu:
- HS viết các số vào bảng con.
100, 987, 102.
- HS nhận xét, bổ sung.
- 2 HS đọc đề bài.
- Mai về nhà mình bằng cách đi theo con đường ghi số lớn hơn tại mỗi ngã rẽ.
- Tìm nhà của Mai.
- HS xem tranh và lắng nghe:
- HS thảo luận nhóm 2 làm bài.
- HS lên bảng chỉ vào tranh để tìm nhà của Mai. Giải thích cách làm.
- Nhận xét, bổ sung cho bạn.
- HS lên bảng.
- HS so sánh
- Bài tập này giúp em ôn lại kiến thức so sánh hai số có ba chữ số.
- HS nêu.
- HS trả lời.
Tuần 27
Thứ ba ngày 5 tháng 4 năm 2022
TIẾNG VIỆT
ÔN TẬP GIỮA HỌC KÌ II: TIẾT 3 – 4
I. Yêu cầu cần đạt
1. Góp phần phát triển các năng lực đặc thù
1.1. Năng lực ngôn ngữ:
- Đọc đúng và rõ ràng,bài thơ, biết ngắt nghỉ hơi ở chỗ ngắt nhịp thơ. Tốc độ đọc khoảng 65 tiếng/phút. 
- Tìm được các từ ngữ chỉ hoạt động trong bài đọc.
- Biết nói lời an ủi, động viên, nói và đáp lời mời, lời đề nghị phù hợp với tình huống giao tiếp.
1.2. Năng lực văn học:
- Hiểu nội dung bài đọc. Nhận biết được thái độ, tình cảm giữa các nhân vật thể hiện qua hành động, lời nói.
- Cảm nhận được cái hay, cái đẹp của những từ ngữ, hình ảnh trong bài.
*HSKT: Đọc đúng các tiếng, từ trong bài đọc. Biết được tên các con vật trong bài.
2. Góp phần phát triển năng lực chung và phẩm chất
2.1. Năng lực chung:
- Rèn luyện về năng lục giao tiếp và hợp tác, NL giải quyết vấn đề, sáng tạo, NL tự chủ, tự học.
2.2. Phẩm chất:
Hình thành và phát triển phẩm chất: Nhân ái (biết chia sẻ, hỗ trợ bạn); Trách nhiệm (Có tinh thần hợp tác, trách nhiệm khi làm việc nhóm, có sự tự tin vào chính mình).
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
- GV: + Máy tính, tivi để chiếu hình ảnh của bài học.
- HS: SGK
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Khởi động : 
- Tổ chức cho cả lớp hát hoặc chơi trò chơi.
- Đọc một bài tập đọc mà em yêu thích ?
+ Đã bao giờ các em bị lạc gia đình, lạc bố mẹ chưa? Khi con bị lạc, ai đã giúp đỡ mình ?
- GV dẫn dắt, giới thiệu bài: Có một bạn Cánh cam không may bị lạc mẹ giữa một khu rừng hoang trong một buổi chiều nhạt nắng, cánh cam đã được mọi người giúp đỡ như thế nào chúng ta cùng nhau học bài ôn tập Tiết 3-4.
2. Hướng dẫn học sinh ôn tập
* Hoạt động 1:Làm bài tập 3. Đọc bài thơ và trả lời câu hỏi.
- Đọc thầm xác định yêu cầu bài 1.
-Bài có mấy yêu cầu, nêu rõ từng yêu cầu ?
 -Hãy đọc thầm toàn bài Cánh cam lạc mẹ.
-Gọi 1-2 HS đọc to toàn bài.
- Yêu cầu 2 của bài là gì ?
- Hãy đọc to các câu hỏi trong bài ?
- YC HS làm việc theo nhóm 4: 
- Mời đại diện các nhóm chia sẻ kết quả trước lớp.
- Nhận xét, tuyên dương HS.
-Cho HS quan sát tranh: 
*GV kết luận: Bài thơ kể vể một chú cánh cam bé bỏng bị lạc mẹ trong một khu vườn hoang vắng. Chú sợ hãi, khóc khản cả tiếng. Tiếng khóc của cánh cam khiến cào cào, xén tóc, bọ dừa phải ngừng công việc, bảo nhau đi tìm chú cánh cam lạc mẹ. Tất cả đểu mời cánh cam vể nhà mình nghỉ tạm vì trời đã tối.
Giáo dục KNS: Trong cuộc sống ai cũng có lúc gặp khó khăn, chúng ta phải biết bình tĩnh để tìm ra cách giải quyết hiệu quả nhất. Mỗi con người cần có tấm lòng nhân hậu, giúp đỡ người khác khi gặp khó khăn.
* Hoạt động 2: Làm bài tập 4
- Bài tập 4 yêu cầu gì ?
- Thảo luận và làm việc theo nhóm 4: Nhóm trưởng điều hành từng thành viên trong nhóm thực hiện lần lượt các tình huống a, b, c. 
- GV quan sát, hỗ trợ HS gặp khó khăn, lưu ý rèn cách nói đủ ý.
- Làm việc cả lớp: GV đưa ra từng tình huống, mời HS nói lời phù hợp với từng tình huống đó,
*GV khích lệ mỗi em nên có cách nói khác nhau. Khen những bạn có cách nói tự nhiên.
* Hoạt động 3: Làm bài tập 5: 
- Gọi HS đọc YC bài tập
- GV HDHS: 
- Dựa vào bài thơ để tìm từ ngữ chỉ hoại động của các con vật được nói đến trong bài thơ.
-Gọi 1 HS đọc Mẫu:
+ Trong bài có những con vật nào?
+ Tìm từ ngữ chỉ hoạt động của bọ dừa.
- YC HS thảo luận nhóm 2 trong 3 phút để thực hiện bài tập. 
-Mời đại diện một số nhóm trình bày bài.
- Nhận xét, tuyên dương HS, chốt kết quả bài làm đúng.
 VD:
Con vật
Từ ngữ chỉ hoạt động
M: ve sầu
kêu ran
cánh cam
đi lạc, gọi mẹ
bọ dừa
dừng nấu cơm, bảo nhau đi, nói tìm, nói
cào cào
ngưng giã gạo, bảo nhau đi tìm,
nói 
xén tóc
thối cắt áo, bảo nhau đi tìm, nói
*GV kết luận: Bài thơ có những câu thơ: “Đều bảo nhau đi tìm” và “Có điều ai cũng nói/ Cánh cam vê nhà tôi”, có thể coi đó là hành động, lời nói của cả 3 con vật: bọ dừa, cào cào, xén tóc.
* Hoạt động 4: Vận dụng
- Yêu cầu HS thảo luận nhóm 4
 Xử lí tình huống sau: Bạn Mai đi chơi phố cùng mẹ và bị lạc, một người phụ nữ lạ mặt rủ Mai đi cùng cô ta. Nếu là Mai, em sẽ làm gì?
+ Thảo luận về cách xử lí tình huống trên
+ Sắm vai theo cách xử lí phù hợp
- GV nhận xét, tuyên dương.
GV kết luận: Khi bị lạc cần phải bình tĩnh, không đi theo người lạ, cần ghi nhớ một số thông tin như số điện thoại mẹ, số điện thoại bố, địa chỉ nhà,.. và nhờ người xung quanh giúp đỡ.
3. Củng cố, dặn dò: 
-Bài học hôm nay em thích nhất là hoạt động nào ?
 Em cảm nhận được điều gì qua tiết học này ?
- GV nhận xét giờ học.
- Dặn học sinh chuẩn bị bài : Ôn tập giữa học kì II ( tiết 5, 6)
-Lớp trưởng điều hành cả lớp hát hoặc chơi trò chơi.
-2HS đọc bài.
- HS nêu.
- HS nhắc lại tên bài.
- Lớp đọc thầm xác định yêu cầu bài 1
- Bài có 2 yêu cầu.
Yêu cầu 1: Đọc bài Cánh cam lạc mẹ
Yêu cầu 2: Trả lời các câu hỏi phía dưới.
- HS đọc thầm toàn bài.
-1-2 HS đọc to toàn bài.
- Trả lời các câu hỏi.
-1 HS đọc to các câu hỏi trong bài.
- Nhóm trưởng mời các bạn trong nhóm TL lần lượt từng CH – NX, bổ sung ý kiến cho bạn,
- Đại diện các nhóm trả lời lần lượt từng câu hỏi. Các nhóm khác nhận xét, bổ sung.
-HS có thể diễn đạt khác nhau cách trả lời từng câu hỏi:ví dụ:
a.Cánh cam bị lạc mẹ, bị gió xồ vảo vườn hoang đầy gai góc.
b.Bọ dừa, cào cào, xén tóc đã quan tâm và giúp đỡ cánh cam.
c.Họ nghe thấy tiếng cánh cam khóc, vội dừng công việc đi tìm cánh cam và mời cánh cam về nhà mình.
- 2HS nêu yêu cầu: Nói và đáp lời trong các tình huống.
- Các nhóm làm việc. Từng thành viên trong nhóm đưa ra cách nói của mình. Cả nhóm góp ý.
- Một số HS nói trước lớp. Lớp NX, bổ sung. VD:
+ Tình huống a: An ủi, động viên khi bạn mệt. (Bạn có mệt lắm không? Tớ nói với cô giáo đưa bạn xuống phòng y tế nhé./ Mình lấy nước cho bạn uống nhé! Mình nhờ cô giáo gọi điện cho mẹ bạn nhé! / Bạn nghỉ đi, để mình viết bài cho bạn./,...)
+ Tình huống b: Mời bạn đọc một cuốn truyện hay. (Cuốn truyện này rất hay, bạn đọc đi, thế nào bạn cũng thích./ Truyện này hay lắm bạn ạ, bạn đọc sẽ mê luôn./,...) 
+ Tình huống с: Để nghị bạn hát một bài trước lớp (Bạn hát rất hay! Bạn hát cho cả lớp nghe một bài nhé!/ Bạn có giọng hát hay, hát tặng chúng tớ một bài nhé!/,...).
-HS nêu yêu cầu: Tìm trong bài Cánh cam lạc mẹ từ ngữ chỉ hoạt động của mỗi con vật.
-1 HS đọc Mẫu:
- HS nêu tên các nhân vật trong bài.
-HS có thể nêu: dừng nấu cơm, bảo nhau đi tìm, nói (cánh cam vể nhà mình).
- HS thảo luận nhóm 2 trong 3 phút thực hiện bài tập.
- Đại diện một số nhóm trình bày bài.
1 bạn nêu tên nhân vật – 1 bạn nêu từ ngữ chỉ hoạt động của nhân vật đó.
-Các nhóm khác nhận xét bổ sung.
1 HS nêu tên nhân vật.
-HS thảo luận nhóm 4 và xử lí tình huống.
- Mời các nhóm đóng vai theo cách xử lí phù hợp.
TUẦN 27
Thứ tư ngày 6 tháng 4 năm 2022
TOÁN
 ĐỀ-XI-MÉT. MÉT (Tiết 1)
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT: Giúp HS:
- HS nhận biết được các đơn vị đo độ dài đề-xi-mét, mét và quan hệ giữa các đơn vị đo độ dài đó.
- Biết thực hiện chuyển đổi và ước lượng các số đo đơn giản theo độ dài của các đơn vị đo đã học.
- Thông qua hoạt động khám phá, phát hiện tình huống, phát triển năng lực quan sát, tư duy, ghi nhớ: chuyển đổi, ước lượng độ dài; 
- Thông qua hoạt động giải quyết một số vấn đề thực tiễn liên quan đến các đơn vị độ dài đã học phát triển năng lực giải quyết vấn đề.
*HSKT: Nhận biết các đơn vị đo độ dài, ghi nhớ tên các đơn vị.
* Năng lực chung: Góp phần phát triển 3 năng lực chung: Năng lực tự chủ và tự học; giao tiếp và hợp tác; tự giải quyết vấn đề và sáng tạo.
* Phẩm chất: Chăm chỉ, trách nhiệm, nhân ái, có tinh thần hợp tác trong khi làm việc nhóm.
II. Chuẩn bị 
- GV: Laptop, máy chiếu, slide minh họa, 1 chiếc thước dài 1 mét. 
- HS: sgk, vở, bảng con, bộ đồ dùng học Toán 2.
III. Các hoạt động dạy học
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1. Khởi động.
- GV tổ chức cho HS chơi trò chơi Xì điện: So sánh số có 3 chữ số. HS đặt câu hỏi và lần lượt gọi tên bạn trả lời.
- GV nhận xét, tuyên dương.
- Các em đã được học đơn vị đo độ dài nào ?
- GV kết nối vào bài: Hôm nay chúng ta sẽ được học đơn vị đo độ dài lớn hơn xăng - ti - mét qua bài : Đề - xi -mét.Mét
- GV ghi tên bài: Đề - xi -mét. Mét
 2. Khám phá
*Đề-xi-mét:
- GV cho HS quan sát tranh:
+ Thước kẻ dài bao nhiêu xăng-ti-mét?
+ Bút chì đo được dài bao nhiêu xăng-ti-mét ?
=>GV nêu: “Bút chì dài 10 xăng-ti-mét hay bút chì dài 1 đề-xi-mét”
=> GV nhấn mạnh:
+ Đề-xi-mét là một đơn vị đo độ dài.
+ Đề-xi-mét viết tắt là: dm
- 1 dm bằng bao nhiêu xăng-ti-mét ?
- 10 cm bằng bao nhiêu đề -ti-mét ? 
 -GV ghi bảng: 
+1dm = 10cm; 10cm = 1dm
- Để đo độ dài lớn hơn xăng - ti – mét ta còn có đơn vị nào ?
-Cho HS quan sát tranh : 
- Bạn Mai đang ướm gang tay của mình lên chiếc bút chì dài bao nhiêu ?
- Gang tay của bạn Mai dài khoảng bao nhiêu ?
-YC cả lớp thực hành ướm thử tay của mình lên chiếc thước hoặc bút chì có kẻ vạch cm sau đó nhận định.
+ Gang tay của em dài khoảng bao nhiêu ?
Chốt: Đề-xi-mét là một đơn vị đo độ dài. 1 dm = 10cm.
*Mét:
- Cho HS quan sát cây thước dài 1 mét có kẻ vạch số. Hãy quan sát vào các vạch số của cây thước cho biết cây thước dài bao nhiêu ?
=>GV nêu: “Cây thước dài 10 đề-xi-mét hay còn gọi cây thước dài 1 mét..
=> GV nhấn mạnh:
+ Mét là một đơn vị đo độ dài lớn hơn đề - xi – mét.
+ Mét viết tắt là : m
- 1m bằng bao nhiêu đề -ti-mét ? 
- 1 m bằng bao nhiêu xăng-ti-mét ?
- GV ghi bảng: 
+1m = 10dm;1m = 100cm; 
10dm = 1 m; 100cm = 1m
- Cho HS quan sát tranh: 
- Bạn Việt trong trong tranh đang lấy sải tay ướm thử lên độ dài của chiếc thước 1m. Vậy sải tay của bạn Việt dài khoảng bao nhiêu ?
- Gọi 2 -3 hs lên thực hành đo sải tay của mình lên thước mét.
+ Sải tay của em dài khoảng bao nhiêu ?
Lưu ý: Chữ “khoảng” thể hiện sự tương đối (gần đúng) được sử dụng khi chúng ta ước lượng
Chốt: Hôm nay chúng ta đã được học hai đơn vị đo độ dài nào ?
- Em hãy nêu mối quan hệ giữa hai đơn vị dm và m ? 
3. Hoạt động
Bài 1: 
- GV cho HS đọc yêu cầu đề bài
- Bài yêu cầu gì ?
- Gọi 1 HS đọc mẫu từng phần .
- YC HS thảo luận Nhóm 2 làm miệng.
- GV cho HS trình bày bài theo hình thức tiếp sức. (Trò chơi Đố bạn). Bạn đầu tiên trình bày phép tính thứ nhất nếu đúng sẽ được quyền chỉ bạn bất kì trình bày phép tính tiếp theo, lần lượt cho đến hết bài.
 GV gọi HS nhận xét, tuyên dương HS
Chốt: Bài tập này giúp em ghi nhớ kiến thức nào ?
Bài 2
- GV cho HS đọc yêu cầu đề bài
- Bài yêu cầu làm gì ?
- Gọi 1 HS nêu mẫu.
- YC HS làm việc nhóm 2 nối vào SGK: chọn độ dài thích hợp rồi nối.
- GV quan sát, hỗ trợ nhóm gặp khó khăn.
- Nhận xét, chốt ý đúng.
- Các em hãy quan sát và ước lượng độ dài của 1 số đồ vật trong lớp.
- Đánh giá, nhận xét tuyên dương HS ước lượng chính xác.
4. Vận dụng:
Bài 3:
- GV cho HS đọc yêu cầu đề bài
- Bài yêu cầu làm gì ?.
- YC HS làm việc nhóm 2.
- Bạn nào nói đúng ?
- Vì sao em cho là bạn Mai và Rô-bốt nói đúng ?
- Chốt: Muốn xác định câu nói của các bạn đúng hay sai em cần phải làm gì?
- Hãy tập ước lượng độ dài 1 số đồ vật xung quanh em.
- GV nhận xét, khen ngợi HS.
4. Củng cố
- Hôm nay, chúng ta học bài gì?
- Nêu lại các đơn vị đo độ dài đã học ? 
- Các đơn vị đo độ dài đã học có mối quan hệ gì ?
- Nhận xét giờ học.
- Về nhà tập ước lượng độ dài 1 số đồ vật xung quanh em.
5. Dặn dò:
- Chuẩn bị bài tiếp theo: Luyện tập.
- HS tham gia chơi.
- Lớp lắng nghe.
- HS nêu: Em đã được học đơn vị đo độ dài xăng - ti - mét.
- HS lắng nghe
- HS quan sát tranh và trả lời.
+ Thước kẻ dài 10 cm.
+ Bút chì đo được dài 10 cm.
- HS nhắc lại: Đề-xi-mét là một đơn vị đo độ dài.
- HS viết bảng con: dm
- 1 dm = 10cm
- 10 cm = 1dm
- HS đọc cá nhân theo dãy.
- Để đo độ dài lớn hơn xăng - ti – mét ta còn có đơn vị: đề-xi-mét.
- HS quan sát tranh và trả lời:
- Bạn Mai đang ướm gang tay của mình lên chiếc bút chì dài 1dm.
- Gang tay của bạn Mai dài khoảng 1dm.
- HS thực hành hành ướm thử tay của mình lên chiếc thước hoặc bút chì có kẻ vạch cm.
+ Gang tay của em dài khoảng10 cm hay 1 đề-xi-mét
- HS quan sát vào các vạch số của cây thước nêu cây thước dài 100cm hay 10 dm.
- HS viết bảng con: m
- 1 m = 10dm
- 1m = 100cm
- HS đọc theo dãy.
+1m = 10dm;1m = 100cm; 
10dm = 1 m; 100cm = 1m
- HS quan sát, trả lời: sải tay của bạn Việt dài khoảng 1 mét.
- 2 -3 hs lên thực hành đo sải tay của mình lên thước mét.
+ Sải tay của em dài khoảng 1m.
- Hôm nay chúng ta đã được học hai đơn vị đo độ dài dm và m.
+1m = 10dm;
 10dm = 1 m;
- HS đọc yêu cầu đề bài
- Bài yêu cầu điền số.
1 HS đọc bài làm mẫu.
- HS thảo luận Nhóm 2 làm miệng.
HS trình bày bài theo hình thức tiếp sức.
- Cả lớp tập trung nhận xét, bổ sung.
- Bài tập này giúp em ghi nhớ kiến thức chuyển đổi giữa các đơn vị đo dộ dài cm, dm, m.
- HS đọc yêu cầu đề bài
- Chọn độ dài thích hợp.
- 1 HS nêu mẫu: Cái bút chì dài khoảng 10cm.
- HS làm việc nhóm 2: chọn độ dài thích hợp rồi nối vào VBT.
- Đại diện một số em trình bày bài. 
- Bàn học của Mai dài khoảng 10 dm.
- Phòng học lớp Mai dài khoảng 10 m.
- HS quan sát và ước lượng độ dài của 1 số đồ vật trong lớp.
- Các bạn khác nhận xét, bổ sung.
- HS đọc yêu cầu đề bài.
- Bạn nào nói đúng?
- HS làm việc nhóm 2.
- Đại diện một số nhóm trình bày bài.
- Bạn Mai và Rô-bốt nói đúng.
- HS giải thích cách làm.
- Ước lượng sải tay của Việt dài 1m và sau đó chuyển đổi các đơn vị đo độ dài.
- HS tập ước lượng
- HS nêu.
Tuần 27
Thứ tư ngày 6 tháng 4 năm 2022
Tiếng Việt
ÔN TẬP GIỮA HỌC KÌ II (Tiết 5+6)
I.YÊU CẦU CẦN ĐẠT : 
1. Góp phần phát triển năng lực đặc thù : 
- Tìm được các từ ngữ chỉ sự vật, màu sắc của sự vật trong tranh; biết sử dụng các từ ngữ để đặt câu nêu đặc điểm.
- Bước đầu biết sử dụng dấu chấm, dấu phẩy.
Góp phần phát triển năng lực chung và phẩm chất: 
Năng lực chung:
-Rèn luyện về năng lực giao tiếp và hợp tác, NL giải quyết vấn đề, sáng tạo, NL tự chủ, tự học.
Phẩm chất : 
Hình thành và phát triển phẩm chất: Nhân ái (biết chia sẻ, hỗ trợ bạn); Trách nhiệm (Có tinh thần hợp tác, trách nhiệm khi làm việc nhóm, có sự tự tin vào chính mình)
II. CHUẨN BỊ:
1. Giáo viên: 
- Sách giáo khoa
- Bài giảng điện tử, máy tính hoặc tivi để chiếu hình ảnh của bài học.
- Phương pháp dạy học phát huy trải nghiệm, tăng cường hoạt động thực hành giao tiếp.
- Phiếu bài tập, bảng nhóm.
2.Học sinh: Sách giáo khoa, VBT Tiếng Việt
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC:
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Hoạt động1. Khởi động : 
- Cho cả lớp hát bài Em yêu trường em. 
- GV hỏi HS: Lời bài hát có nhắc tới những sự vật nào?
- GV dẫn dắt, giới thiệu bài.
- HS hát.
- Học sinh trả lời
Hoạt động 2. Thực hành, luyện tập. 
BT6. Quan sát tranh và tìm từ ngữ: 
a) Chỉ sự vật
b) Chỉ màu sắc của sự vật
- Gọi HS đọc yêu cầu bài 1
- GV HDHS cách làm việc: Quan sát tranh, thảo luận nhóm theo bàn, tìm từ theo yêu cầu điền vào phiếu bài tập hoặc bảng nhóm.
- Mời 2 nhóm chia sẻ kết quả trước lớp
- NX, tuyên dương HS.
- 2HS đọc
- HS làm việc theo nhóm bàn. Tìm từ, điền vào phiếu
Từ chỉ sự vật
Từ ch

Tài liệu đính kèm:

  • docxgiao_an_lop_2_sach_chan_troi_sang_tao_tuan_27_nam_hoc_2021_2.docx