Giáo án Lớp 2 - Tuần 2 - Năm học 2020-2021 - Hoàng Thị Dung

Giáo án Lớp 2 - Tuần 2 - Năm học 2020-2021 - Hoàng Thị Dung

I. MUC TIÊU: - Biết nghỉ hơi sau các dấu chấm, dấu phẩy, giữa các cụm từ.

- Hiểu ND: Câu chuyện đề cao lòng tốt và khuyến khích HS làm việc tốt. (trả lời được các câu hỏi 1, 2, 4).

- HSHTT trả lời được CH3.

II. ĐDDH: - Bảng phụ ghi đoạn văn cần hướng dẫn đọc.

III. HOẠT ĐÔNG DẠY - HỌC:

 

doc 22 trang huongadn91 2450
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Lớp 2 - Tuần 2 - Năm học 2020-2021 - Hoàng Thị Dung", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 2:
 Thứ hai ngày 14 tháng 9 năm 2020
Toán
Luyện tập
I. MUC TIÊU: - Biết quan hệ giữa dm và cm để viết số đo có đơn vị là cm thành dm và ngược lại trong trường hợp đơn giản.
- Nhận biết được độ dài đề- xi- mét trên thước thẳng.
- Biết ước lượng độ dài trong trường hợp đơn giản.
- Vẽ được đoạn thẳng có độ dài 1dm.
 II. Đddh:
Thước thẳng có chia rõ các vạch theo cm, dm.
III. Các hoạt động dạy - học.
Thầy
 Trò
A. ktbc:
- Gọi HS đọc các số đo trên bảng: 2dm, 3dm, 35cm, 40cm.
+ 40 xăngtimet bằng bao nhiêu đêximet?
B. Bài mới:
* GTB - Nêu y/c bài học.
HĐ1: Hướng dẫn HS luyện tập.
Y/c HS tự làm các BT 
- Theo dõi, giúp đỡ HS .
- Thu vở, chấm 1 số bài, nhận xét chung.
HĐ2. Chữa bài, củng cố kiến thức.
Bài 1: Củng cố mối quan hệ giữa cm, dm.
- Gọi HS lên bảng chữa bài.
- Nhận xét, cho cả lớp đọc: 10cm = 1dm
 1dm = 10cm
- H.dẫn HSKT viết bài 1 vào vở
Bài 2: Củng cố mối quan hệ giữa dm, cm.
- Gọi HS lên bảng chữa bài.
- Y/c HS tìm trên thước vạch chỉ 2dm và dùng phấn đánh dấu.
+ 2 đêximet bằng bao nhiêu xăngtimet? 
Bài 3: Củng cố cách so sánh số kèm theo đơn vị đo độ dài.
+ Bài tập y/c chúng ta làm gì ?
+ Muốn điền đúng ta phải làm gì?
- Y/c HS đứng tại chỗ nêu kết quả.
Bài 4: Củng cố cách ước lượng độ dài.
- Gọi 2 HS lên bảng chữa bài.
- Nhận xét bài làm của HS.
C. Củng cố, dặn dò.
- Y/c: 1dm = cm 10cm = ...dm
- Nhận xét giờ học.
- 1, 2 HS đọc.
- 40 xăngtimet bằng 4 đêximet.
- Nêu yêu cầu BT, tự làm bài.
- Làm bài tập, chữa bài.
- 3 HS lên bảng chữa bài.
- Cả lớp đọc ĐT: 10cm = 1dm
 1dm = 10cm
- HSKT viết bài 1 vào vở
- 2 HS lên bảng chữa bài.
- HS thực hiện theo y/c của GV.
- 2dm bằng 20cm.
- Điền số thích hợp vào chỗ chấm.
- Suy nghĩ và đổi các số đo từ đêximet thành xăngtimet, hoặc xăngtimet thành đêximet.
- HS đứng tại chỗ đọc bài làm.
- HS chữa bài:
a) Độ dài cái bút chì là 16cm.
b) Độ dài một gang tay của mẹ là 2dm.
c) Độ dài bước chân của Khoa là 30m.
d) Bé Phương cao 12dm.
- 1 h/s nhắc lại
- Lắng nghe, thực hiện.
---------------------------------------------------------------------------
Tự nhiên - xã hội
Bộ xương
I. MUC TIÊU: 
- Nêu được tên và chỉ được vị trí các vùng xươngchính của bộ xương: xương đầu, xương mặt, xương sườn, xương sống, xương tay, xương chân.
- Biết được nếu bị gẫy xương sẽ rất đau và đi lại khó khăn
II. Đddh:
 - Tranh vẽ bộ xương và các phiếu ghi tên một số xương, khớp.
III. các Hoạt động dạy học:
 Thầy
 Trò
A. Bài cũ: + Nêu tên các cơ quan vận động của cơ thể ?
- Nhận xét, tuyên dương.
B. Bài mới: 
* GTB - Y/c HS tự sờ nắn trên cơ thể mình và gọi tên, chỉ vị trí các xương trên cơ thể mà em biết.
- Giới thiệu và ghi đầu bài lên bảng.
HĐ1: Quan sát, nhận xét hình vẽ bộ xương
- Tổ chức cho HS làm việc theo nhóm đôi.
- Treo hình vẽ bộ xương lên bảng nêu y/c HS quan sát, chỉ và nói tên một số xương, khớp xương.
+ Hình dạng và kích thước của các xương có giống nhau không ?
+ Nêu vai trò của hộp sọ, lồng ngực, cột sống, các khớp xương ?
+ Y/c 1 số HS lên bảng chỉ vị trí các khớp xương trên mô hình.
*KL: Nhờ có xương, cơ phối hợp dưới sự điều khiển của hệ thần kinh mà chúng ta cử động được.
HĐ2: Thảo luận về cách giữ gìn, bảo vệ bộ xương.
+ Y/c HS quan sát H2, 3 trong SGK và thảo luận theo các câu hỏi sau:
+ Tại sao chúng ta phải ngồi, đi, đứng đúng tư thế ?
+ Tại sao các em không nên vác, xách vật nặng ?
+ Chúng ta cần phải làm gì để xương phát triển tốt ?
* Kết luận: Chúng ta ở tuổi đang lớn, xương còn mềm, nếu không ngồi học ngay ngắn, sẽ bị cong vẹo cột sống.
C. Củng cố dặn dò 
- Nhận xét tiết học.
- Dặn HS thực hiện tốt những điều đã học để tránh bị cong vẹo cột sống.
- 2, 3 em nêu.
- HS khác nhận xét, bổ sung.
- HS tự sờ nắn trên cơ thể mình và gọi tên các xương: Xương ở tay, xương ở chân, xương đầu, 
- HS thảo luận theo nhóm đôi.
- Kích thước của các xương lớn, nhỏ khác nhau.
- Nâng đỡ và bảo vệ các cơ quan trong não.
- 2HS lên bảng - 1 HS chỉ tên một số xương và khớp xương, 1HS gắn tên xương tương ứng với khớp xương đó.
- Lắng nghe.
- Quan sát hình vẽ và TL theo bàn.
- Đại diện một số nhóm trình bày trước lớp.
- Cả lớp nhận xét. bổ sung.
- Vì xương chúng ta đang còn mềm 
- Vì sẽ bị cong, vẹo cột sống.
- Cần ngồi học ngay ngắn, không mang vác nặng, 
- Lắng nghe.
- Lắng nghe, thực hiện.
--------------------------------&-------------------------------- 
Tập đọc
 Phần thưởng
I. MUC TIÊU: - Biết nghỉ hơi sau các dấu chấm, dấu phẩy, giữa các cụm từ.
- Hiểu ND: Câu chuyện đề cao lòng tốt và khuyến khích HS làm việc tốt. (trả lời được các câu hỏi 1, 2, 4). 
- HSHTT trả lời được CH3.
II. Đddh: - Bảng phụ ghi đoạn văn cần hướng dẫn đọc.
III. Hoạt đông dạy - học:
Thầy
 Trò
Tiết 1
A. Bài cũ: Gọi HS lên bảng đọc bài Tự thuật và TLCH 3, 4 trong bài.
- Nhận xét.
B. Bài mới: 
*GT bài học qua tranh vẽ.
1. Luyện đọc.
a. GV đọc mẫu:
- GV đọc mẫu lần 1, giọng đọc nhẹ nhàng, cảm động. 
b. Hướng dẫn HS luyện đọc kết hợp giải nghĩa từ.
*. Đọc từng câu. 
- Cho HS đọc tiếp nối, mỗi em đọc một câu trong mỗi đoạn cho đến hết bài. 
- HD các em đọc đúng các từ ngữ khó: trường, thưởng, sáng kiến, lặng yên, 
*. Đọc từng đoạn trước lớp.
- GV chia bài thành 4 đoạn. HDHS tiếp nối nhau đọc từng đoạn trong bài.
- Treo bảng phụ HD các em cách đọc ngắt giọng ở 1 số câu dài.
- GV kết hợp giúp HS hiểu nghĩa của 1 số từ ngữ mới trong bài: bí mật, sáng kiến, lặng lẽ, tấm lòng, tốt bụng, 
*. Đọc từng đoạn trong nhóm.
- GV y/c lần lượt từng HS trong nhóm HS (bàn, tổ) đọc, các HS khác nghe, góp ý.
- Theo dõi HD các nhóm đọc đúng. 
*. Thi đọc giữa các nhóm.
- Yc các nhóm thi đọc( ĐT, CN, từng đoạn, cả bài).
- GV và cả lớp nhận xét, đánh giá. 
*. Đọc đồng thanh.
- GV tổ chức cho cả lớp đọc ĐT.
Tiết2
2. Hướng dẫn tìm hiểu bài.
- Y/c HS đọc đoạn 1, 2 và TLCH: 
+ Câu chuyện kể về bạn nào ?
+ Bạn Na là người như thế nào ?
+ Hãy kể những việc làm tốt của bạn Na?
+ Các bạn đối với Na như thế nào?
+ Tại sao luôn được các bạn quí mến mà Na lại buồn ?
+Các bạn của Na đã làm gì vào giờ ra chơi, Theo em các bạn bàn bạc điều gì ?
- Y/cHS đọc đoạn 3 và TLCH: 
+ Em có nghĩ rằng Na xứng đáng nhận phần thưởng không ? Vì sao?
+ Khi Na được phần thưởng những ai vui mừng ? Vui như thế nào ?
3.Luyện đọc lại. 
- GV tổ chức cho HS thi đọc lại bài theo hình thức đọc phân vai trước lớp.
- GV và cả lớp nhận xét, bình chọn cá nhân, nhóm đọc hay nhất.
C. Củng cố, dặn dò 
+ Qua câu chuyện này em học được điều gì từ bạn Na ?
- 2 HS lên bảng đọc bài và trả lời câu hỏi.
- HS theo dõi, lắng nghe.
- HSKT quan sỏt cụ đọc
- HS nối tiếp nhau đọc thành câu đến hết bài.
- Luyện đọc từ khó.
- Nối tiếp nhau đọc đoạn –> hết bài.
- Luyện đọc câu dài trên bảng phụ.
- 2HS đọc chú giải. Cả lớp lắng nghe.
- Lần lượt từng HS trong nhóm đọc, các HS khác nghe, góp ý.
- Đại diện các nhóm thi đọc trước lớp.
- Cả lớp nhận xét, đánh giá. 
- Cả lớp đọc ĐT.
- Cả lớp đọc thầm đoạn 1, 2 và TLCH.
- Kể về bạn Na.
- Na là một cô bé tốt bụng.
- Na gọt bút chì giúp bạn Lan. Cho bạn Mai mượn cục tẩy,...
- Các bạn rất quí mến Na.
- Vì Na học chưa giỏi.
- Các bạn bàn bạc và đề nghị cô giáo trao phần thưởng cho Na vì em là một cô bé tốt bụng.
- Cả lớp đọc thầm đoạn 3 và TLCH.
- HS thảo luận cặp đôi và đưa ra ý kiến: Na xứng đáng được thưởng vì em là 1 cô bé tốt bụng.....
+ Na vui đến mức tưởng là mình nghe nhầm.
+ Cô giáo và các bạn vui mừng đến độ vỗ tay vang dậy.
+ Mẹ Na lặng lẽ chấm khăn lên đôi mắt đỏ hoe.
- Chia nhóm thi đọc phân vai.
- Các nhóm khác theo dõi, nhận xét.
- Tốt bụng. Hay giúp đỡ người khác.
--------------------------------------&-----------------------------------
Thứ ba ngày 15 tháng 9 năm 2020
Toán
Số bị trừ - Số trừ - Hiệu
I. MUC TIÊU:- Nhận biết số bị trừ, số trừ, hiệu số
- Biết thực hiện phép trừ các số có hai chữ số không nhớ trong phạm vi 100 
- Biết giải bài toán bằng một phép tính trừ.
II. các Hoạt động - dạy học:
Thầy
 Trò
A. Kiểm tra bài cũ :
- GV gọi HS lên bảng chữa Bài 3 (trang 8)
- GV nhận xét.
B. Bài mới :
HD học sinh KT theo dừi
HĐ1: Giới thiệu số bị trừ - số trừ – hiệu:
- GV ghi bảng 59 – 35 = 24
- GVchỉ vào từng số rồi nêu: trong phép trừ này 59 là số bị trừ, 35 là số trừ, 24 là hiệu.
- GV ghi phép trừ theo cột dọc 
- HS nêu tên gọi của các số trong phép trừ.
- GV yêu cầu HS lấy thêm ví dụ.
- GV lu ý 59 - 35 cũng là hiệu và yêu cầu học sinh giải thích.
HĐ2: Hướng dẫn thực hành.
- Gọi 1 HS nêu yêu cầu bài tập SGK.
Bài 1: Viết số thích hợp vào ô trống
- Gọi hs lên bảng làm bài.
- Gọi hs nhận xét bài.
- GV nhận xét củng cố lại bài.
- Nêu cách làm?
Bài 2: Đặt tính rồi tính hiệu (theo mẫu), biết:
a) Số bị trừ là 79, số trừ là 25
b) Số bị trừ là 38, số trừ là 12
c) Số bị trừ là 67, số trừ là 33
d) Số bị trừ là 55, số trừ là 22
- Gọi hs lên bảng làm bài.
- Gọi hs nhận xét bài.
- GV nhận xét củng cố cách đặt tính và thực hiện tính.
Bài 3: Giải toán.
- Gọi hs lên bảng làm bài.
- Gọi hs nhận xét bài.
- GV nhận xét củng cố cách giải bài toán có lời văn bằng một phép tính trừ.
C. Củng cố dặn dò 
- GV yêu cầu HS nêu lại thành phần của phép tính. 
- Nhận xét giờ học.
- 3 học sinh lên bảng làm bài tập.
- Lớp làm vào bảng con.
- Đọc phép trừ 59 – 35 = 24
- Học sinh quan sát - lắng nghe .
- HS nhắc lại các thành phần, kết quả của phép trừ.
-Nêu tên gọi của các số trong phép tính trừ: - số bị trừ
 - số trừ
 - hiệu
- Học sinh lần lượt nêu .
- HS nêu thành phần của phép tính và giải thích vì cũng có kết quả là 24.
- 1 HS nêu y/c của bài.
- HS tìm hiểu yêu cầu bài tập.
- HS làm bài vào vở ô li.
- 1 HS nêu y/c của bài.
- 5 em lên bảng làm, mỗi em 1 cột
SBT
19
90
87
59
72
34
ST
 6
30
25
50
 0
34
Hiệu
13
60
62
 9
72
 0
- Lớp nhận xét.
- 1em nêu.
- HS nêu y/c của bài.
- 3 em lên bảng làm bài và nêu cách
làm.
M: b) c) 
- Lấy số bị trừ trừ đi số trừ .
- HS nêu cách đặt tính và tính :
- Đặt: hàng đơn vị thẳng hàng đơn vị, chục thẳng chục.
- Thực hiện phép tính từ phải sang trái
- HS đọc đề bài.
- 1 em lên bảng làm bài.
Bài giải
Độ dài đoạn dây còn lại dài là:
 8 – 3 = 5 (dm)
 Đáp số: 5 dm
- 1 học sinh nêu thành phần của phép trừ 
--------------------------------------&-----------------------------------
âm nhạc
(Gv chuyên trách dạy)
-------------------------------------------------------------------------------------
Kể chuyện
Phần thưởng
I. MUC TIÊU: - Dựa vào tranh minh hoạ và gợi ý (SGK), kể lại được từng đoạn câu chuyện (BT1, 2, 3).
- HSHTT bước đầu kể lại toàn bộ câu chuyện (BT4).
Ii. Đddh: 
 - Tranh minh hoạ sgk.
III. các Hoạt động dạy - học 
Thầy
 Trò
A. Bài cũ
+Y/c HS lên bản nối tiếp nhau kể lại câu chuyện "Có công mài sắt có ngày nên kim"
- Nhận xét.
B. Bài mới: 
*Giới thiệu bài -> giới thiệu chung về y/c tiết học.
1. Hướng dẫn kể chuyện
HD học sinh KT theo dừi
a. Kể từng đoạn câu chuyện theo tranh.
*. Kể chuyện trong nhóm.
- GV y/c HS chia nhóm, dựa vào tranh minh hoạ và các gợi ý để kể cho các bạn trong nhóm cùng nghe.
- Trong khi HS kể, GV có thể gợi ý cho các em bằng cách đặt các câu hỏi phù hợp với từng đoạn mà các em đang kể.
*. Kể chuyện trước lớp.
- GV gọi 3 HS nối tiếp nhau lên kể trước lớp theo nd của 3 bức tranh. 
- Khuyến khích HS kể bằng ngôn ngữ tự nhiên của các em.
- Y/c cả lớp nhận xét sau mỗi lần các bạn kể về: + Nội dung đã đúng, đủ chưa?
 + Cách diễn đạt câu từ.
 + Cách thể hiện.
2. Kể lại toàn bộ câu chuyện
- Y/c HSK nối tiếp nhau kể lại toàn bộ câu chuyện.
- Gọi HS khác nhận xét.
- Y/c HSG kể lại toàn bộ câu chuyện từ đầu đến cuối. 
- Nhận xét, tuyên dương.
C. Củng cố, dặn dò
- Câu chuyện khuyên các em điều gì?
- GV nhận xét về ưu khuyết điểm của HS khi kể chuyện.
- Mỗi em kể lại 1 đoạn chuyện..
- Cả lớp theo dõi, nhận xét.
- HS chia nhóm, mỗi nhóm 3 em dựa vào gợi ý nối tiếp nhau kể từng đoạn của câu chuyện.
- Khi bạn kể, các em khác lắng nghe gợi ý cho bạn và nhận xét lời bạn kể.
- 3 HS lần lượt kể.
- HS cả lớp theo dõi nhận xét, bình chọn bạn kể hay nhất.
- 3 HS nối tiếp nhau kể lại toàn bộ câu chuyện.
- Nhận xét bạn kể theo các tiêu chí đã nêu.
- 1, 2 HS xung phong kể lại toàn bộ câu chuyện.
- 1, 2 em trả lời.
- Lắng nghe, thực hiện.
-------------------------------------------------------------------------------------
Tiếng anh
(Gv chuyên trách dạy)
--------------------------------&-------------------------------- 
	Thứ tư ngày 16 tháng 9 năm 2020
Toán
Luyện tập
I. MỤC TIÊU: 
- Biết trừ nhẩm số tròn chục ó hai chữ số.
- Biết thực hiện phép trừ các số có hai chữ số không nhớ trong phạm vi 100.
- Biết giải bài toán bằng một phép trừ.
II: các Hoạt động dạy - học:
Thầy
 Trò
A.KTBC: - GV 2 học sinh lên bảng thực hiện phép trừ, gọi tên thành phần và kết quả của phép tính.
- GV nhận xét.
B. Bài mới:* GTB: Trực tiếp.
1.Hướng dẫn làm bài tập : 
- HS làm bài tập: Bài 1, bài 2(cột 1,2), bài 3, bài 4.
HD học sinh KT theo dừi
Bài1: Tính.
- Gọi hs lên chữa bài.
- Gọi hs nhận xét bài.
- GV nhận xét củng cố phép trừ các số có hai chữ số không nhớ trong phạm vi 100.
- Y/c hs nêu cách thực hiện phép trừ.
Bài 2: Tính nhẩm.
- Gọi hs lên chữa bài.
- Gọi hs nhận xét bài.
- Theo dõi và nhận xét củng cố kĩ năng trừ nhẩm các số tròn chục có hai chữ số.
- Y/c hs nêu cách nhẩm.
Bài 3: Đặt tính rồi tính hiệu, biết số bị trừ và số trừ lần lợt là:
a) 84 và 31 b) 77 và 53 c) 59 và 19.
- Gọi hs lên chữa bài.
- Gọi hs nhận xét bài.
- GV nhận xét củng cố tên gọi các thành phần và kết quả trong phép tính trừ.
Bài 4: Toán giải.
Tóm tắt:
Dài : 9 dm
Cắt đi : 5 dm
Còn lại: dm?
- GV nhận xét củng cố dạng toán có lời văn bằng một phép trừ.
C. Củng cố, dặn dò: 
- GV nhắc lại nội dung tiết học?
- Nhận xét giờ học.
- 2 em lên bảng làm, nêu tên thành phần và kết quả của phép tính.
- 1 HS nêu yêu cầu bài tập.
- 2 em lên bảng chữa bài.
- Nhận xét.
- HS nêu yêu cầu bài tập.
-3 HS lên bảng làm, cả lớp theo dõi nhận xét bài làm của bạn.
60 - 10- 30=20 80 - 30 - 20 = 30
60 - 40 = 20 80 - 50 = 30
 90 - 10 - 20 = 60
 90 - 30 = 60
- 1em nêu.
- HS nêu yêu cầu bài tập.
- 3 em lên bảng làm bài nêu cách làm, lớp theo dõi đối chiếu k/q.
a) b) c) 
- HS đọc đề bài .
- Một học sinh lên bảng làm, cả lớp theo dõi và đối chiếu k/q.
Bài giải
Số vải còn lại là:
9 – 5 = 4 (dm)
 Đáp số: 4 dm
- Nêu tên gọi TP của phép tính trừ.
- VN làm bài tập trong vở bài tập toán.
--------------------------------------&-----------------------------------
Thể dục
(Gv chuyên trách dạy)
--------------------------------&-------------------------------- 
Chính tả 
Tuần 2- tiết 1
I. MUC TIÊU: 
- Chép lại chính xác, trình bày đúng đoạn tóm tắt bài Phần thưởng(SGK).
- Làm được BT3, BT4, BT(2) a / b
II. Đddh: 
 - Bảng phụ viết sẵn đoạn văn cần chép.
III. các Hoạt động dạy học:
Thầy
 Trò
A. Bài cũ :+ Đọc cho HS viết: nàng tiên, nhẫn nại, vẫn còn.
+ Y/c HS đọc thuộc lòng 19 chữ cái đã học.
B. Bài mới:
*Giới thiệu bài - Nêu y/c bài học.
1. Hướng dẫn tập chép.
-Treo bảng phụ viết đoạn chép
a. Hướng dẫn cách trình bày.
- Treo bảng phụ viết đoạn chép
- GV đọc đoạn văn cần chép.
- Gọi HS đọc lại đoạn văn.
+ Đoạn này có mấy câu?
+ Cuối mỗi câu có dấu gì ?
+ Những chữ nào trong bài chính tả được viết hoa ?
 b. Hướng dẫn viết từ khó.
- GV đọc cho HS viết từ khó vào bảng con: luôn luôn, phần thưởng, đặc biệt, 
- GV sửa lỗi cho.
c. Học sinh chép bài vào vở.
- GV theo dõi, uốn nắn nét chữ, tư thế ngồi cho HS.
d. Soát lỗi.
- Đọc lại bài thong thả cho HS soát lỗi. 
e. Chấm, chữa bài.
- GV thu và chấm 10 - 12 bài. Nhận xét về nội dung, chữ viết, cách trình bày của HS để các em rút kinh nghiệm bài sau.
2. Hướng dẫn làm bài tập chính tả.
Bài 2a: Điền vào chỗ trống:
a) s hay x ?
-Y/c 2HS lên bảng thi làm bài đúng, cả lớp làm bài vào vở sau đó chữa bài.
- GV nhận xét, chốt lại lời giải đúng.
Bài 3. Viết vào vở những chữ cái còn thiếu trong bảng.
- Gọi 3, 4 HS lên bảng lần lượt viết từng chữ cái còn thiếu trong bảng.
- GV nhận xét, chốt lại lời giải đúng.
- Gọi 4, 5 HS đọc lại thứ tự đúng 10 chữ cái.
* GV xoá dần bảng cho HS học thuộc lòng từng phần bảng chữ cái.
C. Củng cố dặn dò
- Nhận xét tiết học
- 2HS viết trên bảng lớp, cả lớp viết vào bảng con.
- 1HS đọc thuộc lòng 19 chữ cái.
HD học sinh KT theo dừi
- 2HS đọc đoạn chép trên bảng.
- 2 câu.
- Dấu chấm.
- Chữ Cuối đầu đoạn, chữ Đây đứng đầu câu, chữ Na là tên riêng.
- Viết bảng con: luôn luôn, phần thưởng, đặc biệt, 
- HS chép bài vào vở.
- HS đổi chéo vở kiểm tra lỗi, ghi số lỗi ra lề vở bằng bút chì.
- Nộp vở để giáo viên chấm bài.
- HS nêu yêu cầu BT.
- 2HS lên bảng làm, cả lớp làm vào vở, chữa bài.
- HS nêu y/c của bài.
- HS làm bài sau đó chữa bài.
- Viết vào vở 10 chữ cái theo đúng thứ tự: p, q, r, s, t, u, ư, v, x, y.
- Học thuộc lòng bảng chữ cái. 
--------------------------------------&-----------------------------------
Tập đọc 
Làm việc thật là vui
I. MỤC TIÊU: 
- Biết ngắt nghỉ hơi sau các dấu chấm, dấu phẩy, giữa các cụm từ
- Hiểu ý nghĩa: Mọi người, vật đều làm việc; làm việc mang lại niềm vui.(trả lời được các CH trong SGK)
+ KNS: - Tự nhận thức về bản thân
 - Thể hiện sự tự tin.
II. Đddh:- Bảng phụ viết những câu cần hướng dẫn HS luyện đọc..
III. Các các hoạt động dạy - học 
Thầy
Trò
A. Bài cũ : Y/c HS đọc bài Phần thưởng và TLCH sau bài học.
- Nhận xét.
B. Bài mới: 
*GTB - Nêu y/c bài học.
1. Luyện đọc .
a. GV đọc mẫu:
- GV đọc mẫu lần 1, giọng đọc nhanh, vui vẻ, hào hứng. 
- Gọi 1 HS đọc lại bài.
b. Hướng dẫn luyện đọc kết hợp giải nghĩa từ.
HD học sinh KT theo dừi
*. Đọc từng câu. 
- Cho HS đọc tiếp nối, mỗi em đọc một câu trong bản tự thuật. 
- Trong khi theo dõi HS đọc, GV uốn nắn tư thế đọc cho các em; HD các em đọc đúng các từ ngữ khó: bận rộn, sắc xuân, rực rỡ, trời sắp sáng.
*. Đọc từng đoạn trước lớp.
- GV chia bài thành 2 đoạn. 
+ Đoạn 1: Từ đầu đến tưng bừng.
+ Đoạn 2: Đoạn còn lại.
- HDHS tiếp nối nhau đọc từng đoạn trong bài.
- Trong khi theo dõi HS đọc, GV HD các em ngắt nghỉ hơi đúng chỗ và thể hiện tình cảm qua giọng đọc (Lưu ý HS cách đọc ngắt giọng theo dấu phân cách).
- GV kết hợp giúp HS hiểu nghĩa của 1 số từ ngữ mới trong bài: bận rộn, sắc xuân, rực rỡ, tưng bừng.
*. Đọc từng đoạn trong nhóm.
- GV y/c lần lượt từng HS trong nhóm HS (bàn, tổ) đọc, các HS khác nghe, góp ý.
- GV theo dõi HD các nhóm đọc đúng. 
*. Thi đọc giữa các nhóm.
- GV y/c các nhóm thi đọc( ĐT, CN, từng đoạn, cả bài).
- GV và cả lớp nhận xét, đánh giá. 
*. Đọc đồng thanh.
- Tổ chức cho cả lớp đọc ĐT cả bài.
2. Hướng dẫn tìm hiểu bài.
- Y/c HS đọc thầm lại bài và TLCH: 
+ Các vật và con vật xung quanh ta làm những việc gì ?
+ Kể thêm những vật, con vật có ích mà em biết ?
+ Em thấy cha mẹ và những người em biết làm những việc gì?
+ Bé làm những việc gì ?
+ Hằng ngày em làm những việc gì ? Em thấy làm những việc đó có vui vẻ không ? Vì sao?
+ Em hãy đặt câu với từ rực rỡ, tưng bừng.
3. Luyện đọc lại 
- Tổ chức cho 1 số HS thi đọc lại toàn bài.
- GV và cả lớp bình chọn người đọc hay nhất.
C. Củng cố dặn dò :
+ Bài văn muốn nói với ta điều gì ?
- Nhận xét giờ học. 
- 2 HS đọc, mỗi em đọc mỗi đoạn và TLCH của bài.
- HS theo dõi, lắng nghe.
- 1HS đọc lại bài.
- HS nối tiếp nhau đọc từng câu đến hết bài.
- Luyện đọc từ khó.
- Nối tiếp nhau đọc đoạn –> hết bài.
- Luyện đọc câu dài.
- 2HS đọc chú giải. Cả lớp lắng nghe.
- Lần lượt từng HS trong nhóm đọc, các HS khác nghe, góp ý.
- Đại diện các nhóm thi đọc trước lớp.
- Cả lớp nhận xét, đánh giá. 
- Cả lớp đọc ĐT.
+ Các vật: đồng hồ báo thức, cành đào làm đẹp mùa xuân.
+ Con vật: Gà trống đánh thức mọi người, tú hú báo mùa vải chín,...
- Cái bút, quyển sách, con mèo, con trâu, 
- Cha làm ruộng, mẹ bán hàng, chú công an giữ trật tự,...
- Bé làm bài, đi học, quét nhà, nhặt rau..
- HS tự kể và nêu cảm nghĩ của mình.
- Vườn hoa rực rỡ trong nắng xuân
- Ngày mùa, làng xóm tưng bừng như ngày hội.
- 1 số HS tham gia thi đọc.
- Mọi người, mọi vật đều làm việc, làm việc mang lại niềm vui.
- Lắng nghe, thực hiện.
--------------------------------------------&-----------------------------------------
Đạo đức
Học tập, sinh hoạt đúng giờ (tiết2)
I. mụC TIÊU: 
 - Nêu được một số biểu hiện của học tập, sinh hoạt đúng giờ.
 - Nêu được lợi ích của việc học tập, sinh hoạt đúng giờ.
 - Biết cùng cha mẹ lập thời gian biểu hằng ngày của bản thân.
 - Thực hiện theo thời gian biểu.
 - Lập được thời gian biểu hằng ngày phù hợp với bản thân.
+ KNS: - KN quản lí thời gian để học tập sinh hoạt đúng giờ.
 - KN lập kế hoạch để học tập sinh hoạt đúng giờ.
 - KN tư duy phê phán, đánh giá hành vi sinh hoạt, học tập đúng giờ và chưa đúng giờ.
II. đddh : 
 - GV: - 9 thẻ màu, một thời gian biểu.
III. các Hoạt động dạy - học:
 Thầy
 Trò
A. KTBC.
+ Em đã thực hiện học tập, sinh hoạt đúng giờ chưa? Kể 1 số việc cụ thể?
- GV nhận xét.
B. bài mới: 
*GTB - Nêu y/c bài học. 
HĐ1. Bày tỏ ý kiến, thái độ.( BT4)
- Chia lớp làm 3 nhóm, phát cho mỗi nhóm 3 thẻ màu, nói qui định chọn màu: đỏ: tán thành, xanh: không tán thành, trắng: lưỡng lự -> Nêu cách chơi, tổ chức cho HS chơi.
- GV nêu câu hỏi từng tình huống.
- GV kết luận ở từng câu hỏi.
- GV kết luận chung: Học tập, sinh hoạt đúng giờ có lợi cho sức khỏe và việc học tập của bản thân em.
HĐ2: Thảo luận về những việc cần làm.
- Chia lớp làm 4 nhóm.
- GV giao nhiệm vụ cho từng nhóm y/ c cầu các nhóm thảo luận và ghi ra giấy những việc cần làm để học tập, sinh hoạt đúng giờ theo mẫu GV phát. 
- Y/c các nhóm báo cáo kết quả.
- GV kết luận: Học tập, sinh hoạt đúng giờ giúp chúng ta học tập có kết quả hơn, thoải mái hơn.
HĐ3: Thực hành sắp xếp thời gian biểu hợp lí. (BT6)
- GV y/c HS thảo luận theo nhóm đôi về thời gian biểu của mình.
- Gọi 1 số em trình bày trước lớp.
- GV KL: Cần học tập và sinh hoạt đúng giờ để đảm bảo sức khoẻ, học hành mau tiến bộ.
C. Củng cố dặn dò
- Nhận xét giờ học.
- Dặn HS về nhà tự sắp xếp thời gian biểu của mình cho hợp lý và tự thực hiện theo thời gian biểu của mình.
- 2,3 HS trả lời.
-Học sinh bày tỏ tý kiến,thái độ của mình về lợi ích của việc học tập,sinh hoạt đúng giờ.
- Sau mỗi tình huống GV đưa ra, HS suy nghĩ, chọn, giơ thẻ màu biểu thị cho ý kiến của nhóm mình và giải thích cách xử lí.
- Học sinh nhận biết thêm về lợi ích học tập và sinh hoạt đúng giờ.
- HS chia thành 4 nhóm. Thảo luận trong nhóm và và ghi ra giấy những việc cần làm để học tập, sinh hoạt đúng giờ.
- Đại diện các nhóm trình bày trước lớp
- Cả lớp cùng nhận xét, đánh giá.
- Lắng nghe.
- HS chia nhóm, thảo luận trong nhóm.
- HS trình bày trước lớp.
- Cả lớp nhận xét.
- Lắng nghe, thực hiện.
-----------------------------------------&---------------------------------------------
Thứ năm ngày 17 tháng 9 năm 2020
Toán
Luyện tập chung 
I. MỤC TIÊu: 
- Biết đếm, đọc, viết các số trong phạm vi 100.
- Biết viết số liền trước, số liền sau của một số cho trước.
- Biết làm tính cộng, trừ các số có hai chữ số không nhớ trong phạm vi 100.
- Biết giải bài toán bằng một phép cộng.
II. các hoạt động dạy học:
 Thầy
 Trò
A.KTBC: 
- Yêu cầu 2 HS lên bảng chữa bài.
- GV nhận xét .
B. Bài mới : 
GV giới thiệu bài nêu mục bài học .
1. Hướng dẫn học sinh làm bài tập.
- GV giao bài : Làm bài 1, bài 2(câu a,b, c, d), bài3 (cột 1, 2 câu a, b), bài 4.
HD học sinh KT theo dừi
- Chữa bài, củng cố kiến thức:
Bài 1: Viết các số.
a) Từ 40 đến 50;
b) Từ 68 đến 74 ;
c) Tròn chục và bé hơn 50 ;
- Cả lớp và GV nhận xét củng cố về viết số.
Bài 2: Củng cố cách tìm số liền trước, liền sau của 1 số.
- Gọi hs lên chữa bài.
- Gọi hs nhận xét.
Muốn tìm số liền trước hoăc liền sau của một số cho trước ta làm thế nào?
- GV lưu ý số 0 không có số liền trước
Bài 3: Đặt tính rồi tính:
a) 32 + 43 87 – 35 
b) 96 – 42 44 + 34 
- Gọi hs lên chữa bài.
- Gọi hs nhận xét.
- GV nhận xét củng cố kĩ năng đặt tính và tính.
Bài 4: Giải toán.
- GV gọi hs đọc Tóm tắt, GV ghi bảng:
Lớp 2A : 18 học sinh
Lớp 2B : 21 học sinh
Cả hai lớp: học sinh?
- GV nhận xét củng cố giải bài toán bằng một phép cộng.
C) Củng cố dặn dò: 
- Nhắc lại nội dung bài ?
-Nhận xét giờ học.
- 2 HS lên bảng làm bài.
- Lớp làm vào bảng con.
- Lắng nghe.
-1 HS nêu yêu cầu bài tập SGK.
- GV theo dõi hướng dẫn HS làm bài.
- 3 em lên bảng chữa bài:
a) Từ 40 đến 50 :40, 41, 42, 43,.....50
b) Từ 68 đến 74
68, 69, 70, 71, 72, 73, 74
c)Tròn chục bé hơn 50:10, 20, 30,40 
- HS nêu yêu cầu bài tập.
- 3 em lên bảng chữa bài.
a) Số liền sau của 59 là 60.
b) Số liền sau của 99 là 100.
c) Số liền trước của 89 là 88.
d) Số liền trước của 1 là 0.
- HS nêu cách tìm số liền trước, liền sau (cộng hoặc trừ đi 1).
- HS nêu yêu cầu bài tập.
- 3 em lên bảng chữa bài, lớp theo dõi nhận xét.
- 2 em nêu cách đặt tính và cách tính.
- HS đọc đề, xác định y/c đề .
- 1 em lên bảng chữa bài.
 Bài giải
Cả 2 lớp có số HS đang tập hát là :
18 + 21 = 39 (học sinh)
 Đáp số: 39 học sinh
- 1 em nhắc lại.
- VN làm BT trong VBT.
----------------------------------------------------------------------------------------
mĩ thuật
(Gv chuyên trách dạy)
--------------------------------&-------------------------------- 
Luyện từ và câu
Tuần 2
I. MỤC TIÊU: 
- Tìm được các từ ngữ có tiếng học, có tiếng tập (BT1).
Đặt câu được với mmột từ tìm được (BT2); biết sắp xếp lại trật tự các từ trong câu để tạo câu mới (BT3); biết đặt dấu chấm hỏi vào cuối câu hỏi (BT4).
II. Hoạt động dạy học
Thầy
 Trò
A. Kiểm tra bài cũ: 
- Kiểm tra bài 3 tiết luyện từ và câu tuần 1.
- GV nhận xét.
B.Bài mới :- Giới thiệu bài.
GV hướng dẫn học sinh KT quan sỏt
HĐ1: Mở rộng, hệ thống hóa vốn từ :
Bài 1: - Giúp học sinh hiểu được yêu cầu của bài. 
- Tìm từ ngữ có tiếng học hoặc tập.
- GV và học sinh cùng nhận xét bài chốt lại kết quả:
+ Học: Học hành, học hỏi, học phí, học kỳ, học sinh, học bạ..
+ Tập: tập đọc, bài tập, luyện tập,...
HĐ2 : Rèn KN đặt câu.
Bài 2: Đặt câu với từ vừa tìm đợc ở BT1.
 - GV hướng dẫn học sinh nắm vững yêu cầu của bài.
- GV và cả lớp nhận xét.
- Củng cố về cách đặt câu cho hs. 
Bài 3: Sắp xếp các từ trong câu để tạo thành câu mới .
- GV yêu cầu học sinh đọc.
- GV và cả lớp nhận xét kết luận:
* Ta có thể đảo vị trí của các từ trong câu để tạo thành câu mới.
HĐ3 : Làm quen với câu hỏi.
Bài 4: (Viết) Đặt dấu câu.
- GV hướng đẫn để các em nắm vững đề bài.
 Đây là các câu gì?
 Khi viết câu hỏi, cuối câu ta phải làm gì?
- Giáo viên và học sinh nhận xét kết luận: Lúc viết, ta đặt dấu chấm hỏi vào cuối câu hỏi.
C. Củng cố dặn dò :
 Muốn viết một câu mới dựa vào một câu đã có, em có thể làm nh thế nào?
 Khi viết câu hỏi, cuối câu phải có dấu gì? 
- Gv nhận xét tiết học.
- 3 học sinh trả lời.
- Lắng nghe.
- 1 học sinh đọc yêu cầu của bài:
- 2 học sinh lên bảng viết, ở dưới làm vào vở bài tập.
- Sau đó chữa bài.
- Lớp nhận xét .
- Một học sinh đọc yêu cầu của bài và mẫu .
- HS sinh làm bài tập vào vở.
+ Bạn Lan rất chăm chỉ học hành.
+ Tối nào em cũng học bài và làm bài.
+ Em viết nắn nót trong giờ Tập viết .
- 1 em đọc câu mẫu.
- Vài HS làm bài vào giấy khổ to, dán lên bảng, cả lớp nhận xét:
VD: Bác Hồ rất yêu thiếu nhi.
 Thiếu nhi rất yêu Bác Hồ.
+ Thu là bạn thân nhất của em.
 - Em là bạn thân nhất của Thu.
- H nêu yêu cầu của bài.
- 1 HS lên bảng làm, cả lớp làm bài vào vở.
- Đây là câu hỏi.
- Ta phải đặt dấu chấm hỏi vào cuối câu hỏi.
- Các câu đều đặt dấu hỏi (?)
- Có thể thay đổi vị trí các từ trong câu để tạo thành câu mới.
- Cuối câu hỏi có dấu chấm hỏi .
------------------------------------------&----------------------------------------
Chính tả 
Tuần 2 - tiết 2
I. MụC TIÊU: 
- Nghe viết đúng bài CT; trình đúng hình thức đoạn văn xuôi.
- Biết thực hiện đúng yêu cầu của BT2; bước đầu biết sắp xếp tên người theo thứ tự bảng chữ các (BT3).
II. Đddh:
 - Bảng phụ viết sẵn quy tắc chính tả g/ gh.
III. các Hoạt động dạy học:
Thầy
Trò
A. Bài cũ : - GV đọc y/c HS lên bảng viết các từ ngữ sau: ngoài sân, chim sâu, xâu cá. Cả lớp viết bảng con.
- Gọi 1 HS lên đọc thuộc lòng bảng chữ cái.
- Nhận xét.
B. Bài mới. 
*GTB: Nêu y/c của tiết học.
1 Hướng dẫn nghe - viết.
HD học sinh KT theo dừi
a. Ghi nhớ nội dung đoạn cần viết.
- GV đọc 1 lần đoạn cuối bài Làm việc thật là vui. 
+ Đoạn trích này nói về ai ?
+ Em bé làm những việc gì ?
+ Bé thấy làm việc như thế nào ?
b. Hướng dẫn cách trình bày.
+ Đoạn trích có mấy câu ?
+ Câu nào nhiều dấu phẩy nhất ?
+ Y/c HS mở sách đọc to câu văn 2 trong đoạn trích.
c. Hướng dẫn viết từ khó.
- GV đọc các từ khó viết, y/c HS viết.
- Nhận xét, sửa lỗi cho HS.
d. Viết chính tả.
- GV đọc thong thả cho HS viết, mỗi câu hoặc cụm từ đọc 3 lần.
e. Soát lỗi.
- Đọc lại bài thong thả cho HS soát lỗi. 
g. Chấm, chữa bài.
- GV thu và chấm 7 - 10 bài. Nhận xét về nội dung, chữ viết, cách trình bày của HS để các em rút kinh nghiệm bài sau.
2 Hướng dẫn làm bài tập chính tả 
Bài 2a: Thi tìm các chữ bắt đầu bằng g hay gh.
- Tổ chức cho HS chơi trò chơi: Ai nhanh nhất.
- Y/c mỗi tổ cử 5 em tham gia chơi trò chơi, mỗi em phải viết 1 tiếng có âm bắt đầu bằng g hay gh.
- GV cùng cả lớp kiểm tra xem tổ nào tìm được nhiều và đúng các tiếng sẽ thắng cuộc.
*Khi nào chúng ta viết gh?
*Khi nào chúng ta viết g?
Bài 3: Gọi HS lên bảng chữa bài.
- Nhận xét, chốt lại lời giải đúng.
C. Củng cố dặn dò:
- Y/c HS nhắc lại quy tắc chính tả vừa học.
- 3 HS lên bảng viết.
- 1 HS đọc.
- Lắng nghe.
- 2 HS đọc lại, cả lớp đọc thầm theo.
- Nói về em bé.
- Bé làm bài, đi học, quét nhà, nhặt rau, 
- Bé làm việc bận rộn nhưng rất vui.
- Đoạn trích có 3 câu.
- Câu 2.
- 2 HS đọc.
- HS luyện viết trên bảng con các từ khó.
- HS nghe GV đọc, viết bài vào vở.
- HS đổi chéo vở kiểm tra lỗi, ghi số lỗi ra lề vở bằng bút chì.
- Nộp vở để giáo viên chấm bài.
- HS đọc y/c BT.
- 2 tổ tham gia chơi trò chơi.
- Cả lớp nhận xét.
- Viết gh khi đứng sau nó là các âm: e, ê, i
- Viết g khi đứng sau nó không phải là các âm: e, ê, i
- HS làm bài sau đó chữa bài.
- 2 em nhắc.
- Lắng nghe, thực hiện.
***

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_lop_2_tuan_2_nam_hoc_2020_2021_hoang_thi_dung.doc