Giáo án Mĩ thuật Lớp 1 (Sách Cánh diều) - Bài 14: Đồ dùng học tập thân quen (2 tiết) - Đỗ Thị Lâm Hằng

Giáo án Mĩ thuật Lớp 1 (Sách Cánh diều) - Bài 14: Đồ dùng học tập thân quen (2 tiết) - Đỗ Thị Lâm Hằng

 I. MỤC TIÊU

1.1. Về phẩm chất

- Bồi dưỡng học sinh ý thức chăm chỉ, giữ gìn vệ sinh lớp học, tôn trọng sản phẩm mĩ thuật.

- Biết chuẩn bị đồ dùng, công cụ, vật liệu ,. phục vụ học tập

- Biết bảo quản và giữ gìn đồ dùng học tập sạch đẹp.

- Có ý thức làm đẹp các đồ vật dùng trong sinh hoạt , học tập hằng ngày, tôn trọng sản phẩm do mình, bạn bè và người khác làm ra.

1.2.Về năng lực

 Chủ đề góp phần hình thành, phát triển ở học sinh những năng lực sau:

- Năng lực mĩ thuật:

+ Năng lực quan sát và nhận thức thẩm mĩ: Học sinh quan sát, hình dạng, đường nét của một số đồ dùng học tập quen thuộc. Tạo được hình đồ dùng học tập bằng cách in nét và biết vận dụng chấm, nét màu sắc để trang trí đồ dùng học tập.

+ Năng lực phân tích và đánh giá thẩm mĩ: Biết trưng bày, giới thiệu chia sẻ cảm nhận về sản phẩm của mình và của bạn.

- Năng lực chung:

+ Năng lực tự chủ và tự học: Chuẩn bị đồ dùng học tập, vật liệu học tập.

+ Nêu được một số màu sắc, kiểu và chấm thể hiện ở sản phẩm, tác phẩm mĩ thuật.

- Năng lực đặc thù khác:

+ Năng lực giao tiếp và hợp tác: trao đổi, chia sẻ và cùng bạn bè tạo ra sản phẩm nhóm.

+ Năng lực ngôn ngữ: Biết trao đổi thảo luận và giới thiệu, nhận xét về sản phẩm.

+ Năng lực thể chất: Thực hiện các thao tác thực hành và sự vận động của bàn tay trong các hoạt động với các thao tác cắt, dán, xé,

 

docx 7 trang Hà Duy Kiên 6760
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Mĩ thuật Lớp 1 (Sách Cánh diều) - Bài 14: Đồ dùng học tập thân quen (2 tiết) - Đỗ Thị Lâm Hằng", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Lớp : 1
Ngày dạy : Tuần 26,27 KẾ HOẠCH DẠY HỌC 
GV : Đõ Thị Lâm Hằng MÔN: MĨ THUẬT 
CHỦ ĐỀ 7: TRƯỜNG HỌC YÊU THƯƠNG 
BÀI 14: ĐỒ DÙNG HỌC TẬP THÂN QUEN (2 tiết)
 I. MỤC TIÊU 
1.1. Về phẩm chất
- Bồi dưỡng học sinh ý thức chăm chỉ, giữ gìn vệ sinh lớp học, tôn trọng sản phẩm mĩ thuật.
- Biết chuẩn bị đồ dùng, công cụ, vật liệu ,.. phục vụ học tập 
- Biết bảo quản và giữ gìn đồ dùng học tập sạch đẹp.
- Có ý thức làm đẹp các đồ vật dùng trong sinh hoạt , học tập hằng ngày, tôn trọng sản phẩm do mình, bạn bè và người khác làm ra.
1.2.Về năng lực
 Chủ đề góp phần hình thành, phát triển ở học sinh những năng lực sau: 
- Năng lực mĩ thuật: 
+ Năng lực quan sát và nhận thức thẩm mĩ: Học sinh quan sát, hình dạng, đường nét của một số đồ dùng học tập quen thuộc. Tạo được hình đồ dùng học tập bằng cách in nét và biết vận dụng chấm, nét màu sắc để trang trí đồ dùng học tập.
+ Năng lực phân tích và đánh giá thẩm mĩ: Biết trưng bày, giới thiệu chia sẻ cảm nhận về sản phẩm của mình và của bạn.
- Năng lực chung:
+ Năng lực tự chủ và tự học: Chuẩn bị đồ dùng học tập, vật liệu học tập.
+ Nêu được một số màu sắc, kiểu và chấm thể hiện ở sản phẩm, tác phẩm mĩ thuật.
- Năng lực đặc thù khác:
+ Năng lực giao tiếp và hợp tác: trao đổi, chia sẻ và cùng bạn bè tạo ra sản phẩm nhóm.
+ Năng lực ngôn ngữ: Biết trao đổi thảo luận và giới thiệu, nhận xét về sản phẩm.
+ Năng lực thể chất: Thực hiện các thao tác thực hành và sự vận động của bàn tay trong các hoạt động với các thao tác cắt, dán, xé, 
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC 
2.1 Giáo viên:
- SGV, SGK mĩ thuật 1, Vở thực hành mĩ thuật 1, máy chiếu, hình ảnh trực quan minh họa nội dung bài học .
2.2 Học sinh:
- SGK mĩ thuật 1, Vở thực hành mĩ thuật 1, giấy/ bìa màu, kéo, bút chì, màu, hồ dán 
III . CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU 
Tiết 1
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Hoạt động 1: Ổn định tổ chức lớp và khởi động 
- Kiểm tra sĩ số , đồ dùng học tập của học sinh 
- 2 học sinh đứng lên giới thiệu về đồ dùng học tập của mình
- Yêu cầu HS tham gia trò chơi “ Hộp giấy bí mật”
- Chuẩn bị: 1 hộp giấy trong đó có một số đồ dùng học tập quen thuộc như bút chì,thước kẻ, tẩy, bút mực, Hộp giấy có một ô trống sao cho học sinh có thể đưa cách tay vao để cầm nắm đồ dùng học tập . HS phải gọi đúng tên sản phẩm đó. 
- Cách chơi: GV chia làm 2 nhóm (3 tổ). Đại diện các nhóm lên tham gia chơi, các thành viên khác cổ vũ cho các bạn . Học sinh chỉ được thay đổi tên đồ dùng khi chưa lấy đồ dùng ra khỏi hộp. Nhóm nào gọi được đúng tên đồ dùng nhiều hơn thì nhóm đó thắng. 
- Đánh giá: Kết thúc trò chơi , nhóm vào nói đúng tên nhiều đồ dùng hơn thì nhóm đó được tích lũy vào điểm học tập (hoặc khen ngợi động viên cả 2 nhóm)
=> GV: Các con vừa tham gia trò chơi “ Hộp giấy bí mật” bạn nào cho cô biết những đồ dùng này thường dùng để làm gì?
- Bài học ngày hôm nay có ai đoán ra sẽ học bài gì không ? 
=> Đúng rồi, đồ dùng học tập luôn là những người bạn thân quen của mỗi học sinh , trong bài học này các con sẽ vẽ đồ dùng học tập và trang trí theo ý thích bằng màu sắc, nét chấm nhé.
- Ổn định tổ chức, thực hiện lệnh của GV
- HS quan sát, lắng nghe hướng dẫn của giáo viên 
- HS nhận lệnh và thực hiện trò chơi ( mỗi nhóm cử 5 bạn ). Xếp hành thứ tự theo hướng dẫn của gv để tham gia trò chơi.
- Các bạn dưới lớp ngồi quan sát và cổ vũ các bạn nhóm mình.
- HS lắng nghe 
- Tẩy để tẩy nững nét vẽ sai, bút chì để vẽ , ..
Hoạt động 2: Quan sát- nhận biết
- GV chiếu hình trang 61. Em có những đồ dùng học tập nào dưới đây ? 
- Ngoài những đồ dùng đó em còn có những đồ dùng học tập nào khác không?
- Tự giới thiệu một đồ dùng học tập mà em thích rồi giới thiệu cho cô và cả lớp biết hình dáng , màu sắc của đồ dùng đó?
- Đồ vật của em có được trang trí hay không ?
=> GV tóm tắt, giới thiệu rõ hơn các đặc điểm về hính dáng , màu sắc ,.. ở đồ dùng.
- HS kể tên các đồ dùng học tập. 
- HS kể thêm 
- HS tự giới thiệu về đồ dùng học tập của mình ( hình dáng, màu săc, )
- HS trả lời 
- HS lắng nghe
Hoạt động 3: Thực hành- sáng tạo 
- Yêu cầu học sinh quan sát hình minh họa sgk- trang 62
+ Em quan sát thấy đồ vật gì?
+ Đồ vật có hình dáng gì?
+ Màu sắc của đồ vật đó như thế nào?
+Đồ vật được trang trí ra sao?
Học sinh quan sát tiếp hình minh họa sgk- trang 63
+ Hình trong sgk trang 63 có những đồ vật gì? Chúng có được trang trí không ?
+ Con có cảm nhận như thế nào về các hình trang trí và màu sắc trong hình minh họa ?
GV tóm tắt:
- Tất cả các hình trang trí và màu sắc trong hình minh họa là sự sáng tạo của các em , cũng một đồ vật nhưng mỗi người một vẻ nhờ vào có óc sáng tạo sẽ cho ra một sản phẩm có sử dụng trang trí và màu sắc khác nhau các em ạ .
- Trước khi trang trí các em sẽ phải vẽ hình đồ vật hoặc các em có thể đặt đồ vật đó trên giấy và dùng bút chì in hình ra bằng nét.
( Giáo viên thao tác dùng thước kẻ hoặc kéo đặt trên giấy dùng bút chì viền nét xung quanh để học sinh tự xem).
- Chúng ta đã có hình vẽ nét, bước tiếp theo các con sẽ làm gì để cho hình đồ vật này đẹp hơn?
=> Các con sẽ trang trí và tô màu theo ý thích của mình sau đó dùng kéo cắt hình (thước kẻ, cái kéo,..)đó ra khỏi tờ giấy, vậy là các con đã có sản phẩm đồ dùng học tập sáng tạo rồi.
( Giáo viên cho HS quan sát thêm một số đồ dùng học tập khác đã hoàn chỉnh để học sinh tham khảo)
- Yêu cầu học sinh thực hiện cá nhân
- HS thực hành , gv gợi ý chọn đồ vật màu sẵn có để học sinh dễ trang trí, quan sát và có thể hỗ trợ một số thao tác thực hành.
- HS quan sát hình trang 62
- Hs trả lời câu hỏi 
- HS quan sát hình trang 63
- HS trả lời câu hỏi 
- HS: Trang trí hoa , lá,ngôi sao, .
- HS quan sát , lắng nghe
- HS thực hành 
Hoạt động 4: Trưng bày sản phẩm và chia sẻ cảm nhận 
- Cho học sinh trình bày các sản phẩm trên bảng lớp 
- Hướng dẫn học sinh thuyết trình sản phẩm của mình .
- Gợi ý học sinh đặt câu hỏi để chia sẻ cảm xúc, học tập lẫn nhau.
- Đặt câu hỏi gợi mở để học sinh khắc dâu kiến thức và phát triển khả năng thuyết trình, tự đánh giá sản phẩm của mình/ của bạn , em thích sản phẩm nào ? vì sao? 
+ Sản phẩm của em tạo ra có những màu sắc, đường nét như thế nào?
- HS trưng bày sản phẩm 
- Lần lượt một số học sinh lên thuyết trình về sản phẩm của mình.
- Các em khác đặt câu hỏi và cùng chia sẻ cảm xúc của mình.
 Hoạt động 5: Tổng kết bài học
- Giáo viên đánh giá kết quả thực hành, gợi mở và chia sẻ về cách giữ gìn đồ dùng học tập sạch đẹp
- Tuyên dương, khích lệ học sinh . Nhắc nhở học sinh chuẩn bị đồ dùng học tập cho tiết 2
- Hs lắng nghe, quan sát
Bài 14 : ĐỒ DÙNG HỌC TẬP THÂN QUEN
Tiết 2
Hoạt động GV
Hoạt động HS
Ổn định tổ chức lớp và khởi động 
– Gợi mở HS giới thiệu nội dung tiết 1 của bài học.
– Giới thiệu nội dung tiết học.
– Suy nghĩ, chia sẻ
– Lắng nghe, nhận xét, có thể bổ sung.
Hoạt động 1: Quan sát, nhận biết 
- GV cho học sinh quan sát một số sản phẩm, thảo luận nhóm (2 bàn) và chia sẻ
+ Trong các hình trên bảng con thích nhất hình nào? Vì sao?
+ Những đồ vật đó được sắp xếp đã hợp lí chưa? Còn cách sắp xếp nào khác không?
+ Các bạn đã làm thế nào để có được sản phẩm chung như thế này?
=> Tóm tắt:
- Bổ sung câu trả lời của học sinh 
- Lưu ý học sinh cách sắp xếp sao cho cân đối, phù hợp với tờ giấy, nhìn phải thận mắt .
– Thảo luận nhóm:
- Đại diện nhóm trả lời
- HS lắng nghe
Hoạt động 2: Thực hành sáng tạo 
– Tổ chức Hs thực hành sản phẩm nhóm và thảo luận 
- Số HS trong mỗi nhóm (6 học sinh )
- Giao nhiệm vụ :
+ Lựa chọn chất liệu để sửa lại bài cá nhâ trước khi cho vào nhóm chung
+ Sử dụng bài cá nhân cắt rời theo nét và dán vào khổ giấy A3 ( bài chung) sắp xếp sao cho hợp li và thuận mắt.
- Các thành viên sán xong, thảo luận có thể vẽ,cắt, xé, dán thêm chi tiết và trang trí chung cho bức tranh của nhóm.
- Quan sát các nhóm, gợi mở nội dung trao đổi, thảo luận trong lúc thực hành.
- HS thảo luận nhóm 
- HS thực hành
Hoạt động 3: Cảm nhận, chia sẻ 
– Tổ chức cho HS trưng bày sản phẩm của mình. 
– Gợi ý cho học sinh thảo luận, nhận xét, chia sẻ cảm nhận: Tên sản phẩm của nhóm, các vật liệu, chất liệu được suer dụng trong bài, bày tỏ cảm xúc về sản phẩm, ..
- Giáo viên nhận xét tiết học , gợi mở học sinh phải biết tôn trọng, giữ gìn sản phẩm lao động, đồ dùng học tập.
– HS trưng bày sản phẩm 
– HS thảo luận , nhận xét về sản phẩm .
- HS lắng nghe 

Tài liệu đính kèm:

  • docxgiao_an_mi_thuat_lop_1_sach_canh_dieu_bai_14_do_dung_hoc_tap.docx