Giáo án Mĩ thuật Lớp 1 (Sách Cánh diều) - Bài 6: Bàn tay kì diệu (2 tiết) - Đỗ Thị Lâm Hằng

Giáo án Mĩ thuật Lớp 1 (Sách Cánh diều) - Bài 6: Bàn tay kì diệu (2 tiết) - Đỗ Thị Lâm Hằng

1.1. Về phẩm chất

Bài học góp phần bồi dưỡng đức tính chăm chỉ, ý thức giữ gìn vệ sinh lớp học, tôn trọng sản phẩm mĩ thuật ở HS. Cụ thể một số biểu hiện chủ yếu sau:

• Chuẩn bị đồ dùng, dụng cụ học tập.

• Biết giữ vệ sinh lớp học như nhặt giấy vụn vào thùng rác, không để hồ dán dính trên bàn, ghế,.

• Biết bảo quản sản phẩm của mình, tôn trọng sản phẩm do bạn bè và người khác tạo ra.

1.2.Về năng lực

 Chủ đề góp phần hình thành, phát triển ở học sinh những năng lực sau:

- Năng lực mĩ thuật:

+ Năng lực quan sát và nhận thức thẩm mĩ: Quan sát, nhận biết được đặc điểm về hình dáng bàn tay. Nhận biết được các yếu tố tạo hình như: Hình, đường nét, màu sắc, đậm nhạt.

+ Năng lực sáng tạo và ứng dụng thẩm mĩ: Tạo hình và trang trí được các sản phẩm từ bàn tay. Thực hiện được những sản phẩm chung của cả nhóm.

+ Năng lực phân tích và đánh giá thẩm mĩ: Biết trưng bày, giới thiệu chia sẻ cảm nhận về sản phẩm của mình và của bạn.

- Năng lực chung:

+ Năng lực tự chủ và tự học: Chuẩn bị đồ dùng học tập, vật liệu học tập.

+ Năng lực giao tiếp và hợp tác: Biết trao đổi, thảo luận trong quá trình học tập và nhận xét sản phẩm.

+ Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Biết lựa chọn và tạo hình được một vài sản phẩm từ bàn tay theo ý thích. Tạo được sản phẩm cá nhân và chung của cả nhóm.

- Năng lực đặc thù khác:

+ Năng lực ngôn ngữ: Vận dụng kĩ năng nói, thuyết trình trong trao đổi, thảo luận, giới thiệu sản phẩm, chia sẻ cảm nhận về sản phẩm trong học tập.

+ Năng lực thể chất: Biết vận động bàn tay, ngón tay phù hợp với các thao tác tạo hình sản phẩm.

 

docx 7 trang Hà Duy Kiên 30/05/2022 6970
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Mĩ thuật Lớp 1 (Sách Cánh diều) - Bài 6: Bàn tay kì diệu (2 tiết) - Đỗ Thị Lâm Hằng", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Lớp : 1
Ngày dạy: tuần 11,12 KẾ HOẠCH DẠY HỌC 
GV : Đỗ Thị Lâm Hằng MÔN: MĨ THUẬT – LỚP 1
CHỦ ĐỀ 4: SÁNG TẠO VỚI CHẤM, NÉT, MÀU SẮC
BÀI 6: BÀN TAY KÌ DIỆU (2 Tiết)
 I. MỤC TIÊU 
1.1. Về phẩm chất
Bài học góp phần bồi dưỡng đức tính chăm chỉ, ý thức giữ gìn vệ sinh lớp học, tôn trọng sản phẩm mĩ thuật ở HS. Cụ thể một số biểu hiện chủ yếu sau:
Chuẩn bị đồ dùng, dụng cụ học tập.
Biết giữ vệ sinh lớp học như nhặt giấy vụn vào thùng rác, không để hồ dán dính trên bàn, ghế,...
Biết bảo quản sản phẩm của mình, tôn trọng sản phẩm do bạn bè và người khác tạo ra.
1.2.Về năng lực
 Chủ đề góp phần hình thành, phát triển ở học sinh những năng lực sau: 
- Năng lực mĩ thuật: 
+ Năng lực quan sát và nhận thức thẩm mĩ: Quan sát, nhận biết được đặc điểm về hình dáng bàn tay. Nhận biết được các yếu tố tạo hình như: Hình, đường nét, màu sắc, đậm nhạt. 
+ Năng lực sáng tạo và ứng dụng thẩm mĩ: Tạo hình và trang trí được các sản phẩm từ bàn tay. Thực hiện được những sản phẩm chung của cả nhóm.
+ Năng lực phân tích và đánh giá thẩm mĩ: Biết trưng bày, giới thiệu chia sẻ cảm nhận về sản phẩm của mình và của bạn.
- Năng lực chung:
+ Năng lực tự chủ và tự học: Chuẩn bị đồ dùng học tập, vật liệu học tập.
+ Năng lực giao tiếp và hợp tác: Biết trao đổi, thảo luận trong quá trình học tập và nhận xét sản phẩm.
+ Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Biết lựa chọn và tạo hình được một vài sản phẩm từ bàn tay theo ý thích. Tạo được sản phẩm cá nhân và chung của cả nhóm.
- Năng lực đặc thù khác:
+ Năng lực ngôn ngữ: Vận dụng kĩ năng nói, thuyết trình trong trao đổi, thảo luận, giới thiệu sản phẩm, chia sẻ cảm nhận về sản phẩm trong học tập.
+ Năng lực thể chất: Biết vận động bàn tay, ngón tay phù hợp với các thao tác tạo hình sản phẩm.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC 
2.1 Giáo viên:
- SGV, SGK mĩ thuật 1, Vở thực hành mĩ thuật 1, máy chiếu, giấy màu, kéo, bút chì, màu, 
 Một số tranh, ảnh, sản phẩm của học sinh, loa đài (nếu có)
2.2 Học sinh:
- SGK mĩ thuật 1, Vở thực hành mĩ thuật 1, giấy màu, kéo, bút chì, màu, hồ dán 
III . CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU 
Tiết 1
Hoạt động GV
Hoạt động HS
Ổn định tổ chức lớp và khởi động 
- Cho HS nghe và làm theo các động tác có trong bài hát: Hai bàn tay của em.
GV đặt câu hỏi:
- Trong bài hát có bộ phận nào của cơ thể người? 
- Hai bàn tay trong bài hát sử dụng những động tác gì?
- Giới thiệu về bài học:...
- Nghe và hát theo nhạc
- Bàn tay
- Múa, đưa tay lên, đưa tay xuống.
Hoạt động 1: Quan sát, nhận biết 
GV cho hs quan sát bàn tay của mình và trả lời câu hỏi:
- Bàn tay có cấu tạo như thế nào?
- So sánh hai bàn tay, em rút ra nhận xét gì? 
GV cho học sinh quan sát những hình ảnh tạo hình từ bàn tay và đặt câu hỏi:
- Trong tranh bàn tay tạo được những con vật gì?
- Gv yêu cầu học sinh thực hiện 1 số động tác tạo hình từ bàn tay
GV đặt câu hỏi:
- Sự chuyển động của bàn tay và các ngón tay tạo ra các hình có khác nhau không?
- Em làm được những hình ảnh gì từ đôi bàn tay?
- GV tóm tắt: Đôi bàn tay có những ngón tay xinh xắn, tay phải và tay trái bằng nhau, giống nhau và đối xứng nhau.
 Từ hình ảnh đôi bàn tay có thể tưởng tượng được rất nhiều hình ảnh đẹp và thú vị.
- Bàn tay, ngón tay,...
- Bằng nhau, giống nhau,...
- Con cá, con chim, con chó 
- Hs thực hiện động tác.
- khác nhau
- Các con vật
- Lắng nghe
Hoạt động 2. Hoạt động thực hành, sáng tạo 
2.1 Cách tạo hình từ bàn tay
– Yêu cầu HS quan sát hình trong SGK (trang 29) thảo luận nhóm đôi để nhận biết các bước để tạo hình con ốc sên:
+ Nêu các bước tạo hình con ốc sên?
-GV nhận xét câu trả lời của học sinh và minh họa các bước trên bảng.
- GV cho hs xem tranh minh họa các bước tiến hành tạo hình con cá và hươu cao cổ.
- Gv mời 2 hs lên bảng tạo hình theo hướng dẫn.
- GV yêu cầu Hs nhận xét
- Gv cho Hs xem 1 số hình ảnh tham khảo để có thêm ý tưởng sáng tạo.
2.2 Tổ chức học sinh thực hành
- Yêu cầu HS thực hiện cá nhân.
- Tạo hình ảnh từ đôi bàn tay vào giấy và vẽ màu theo ý thích.
Lưu ý Hs: lựa chọn màu vẽ hoặc giấy màu để thực hành theo ý thích.
- Quan sát, hướng dẫn và hỗ trợ học sinh thực hành.
- Gợi mở nội dung cho học sinh trao đổi, thảo luận trong thực hành.
+ HS thảo luận nhóm đôi.
B1: Áp bàn tay trên mặt giấy.
B2: Vẽ hoặc in lại theo đường viền bàn tay.
B3:Vẽ sáng tạo thêm các đường nét và chi tiết để làm rõ hơn hình ảnh con ốc sên.
B4:Vẽ màu theo ý thích.
- Hs quan sát
- Hs lên bảng thực hiện
- Hs nhận xét
- Hs quan sát
- Hs thực hiện sản phẩm cá nhân.
- Tập đặt các câu hỏi cho bạn, trả lời, thảo luận, chia sẻ trong thực hành.
Hoạt động 3: Cảm nhận, chia sẻ 
- Cho HS trưng bày các sản phẩm. 
- HDHS thuyết trình sản phẩm của mình.
- Gợi ý HS tham gia đặt câu hỏi để chia sẻ cảm xúc, học tập lẫn nhau. Đặt câu hỏi gợi mở để HS khắc sâu kiến thức và phát triển kỹ năng thuyết trình, tự đánh giá.
+ Em tưởng tượng và vẽ hình ảnh gì từ bàn tay?
+ Tại sao em chọn hình ảnh đó cho bức tranh của mình? 
 - Gv nhận xét câu trả lời của Hs.
- HS trưng bày sản phẩm
- Lần lượt một số em lên thuyết trình về sản phẩm của mình.
- Các em khác đặt câu hỏi cùng chia sẻ và bổ sung cho sản phẩm của bạn.
- con gà, con cá, 
-Hs trả lời.
- Hs lắng nghe
Hoạt động 4: tổng kết tiết học 
- Nhận xét kết quả thực hành, ý thức học, chuẩn bị bài của Hs, liên hệ bài học với thực tiễn.
- Gợi mở nội dung tiết 2 của bài học và hướng dẫn Hs chuẩn bị.
- Hs lắng nghe. Có thể chia sẻ suy nghĩ.
- Hs ghi nhớ.
 Bài 6: BÀN TAY KỲ DIỆU
Tiết 2
Hoạt động GV
Hoạt động HS
Ổn định tổ chức lớp và khởi động 
– Gợi mở HS giới thiệu nội dung tiết 1 của bài học.
– Giới thiệu nội dung tiết học.
– Suy nghĩ, chia sẻ
– Lắng nghe, nhận xét, có thể bổ sung.
Hoạt động 1: Quan sát, nhận biết 
Tổ chức HS quan sát, tìm hiểu một số sản phẩm được tạo nên từ bàn tay bằng các chất liệu, vật liệu khác nhau và chia sẻ cảm nhận.
-Quan sát, suy nghĩ, chia sẻ cảm nhận.
Hoạt động 2. Hoạt động thực hành, sáng tạo nhóm 
Tổ chức HS thực hành tạo sản phẩm nhóm và thảo luận:
– Số HS trong mỗi nhóm: 6 HS.
– Chuẩn bị: 5 hình ảnh tạo từ bàn tay liên quan đến các nội dung hình ảnh: Cây cối, con vật trên cạn, dưới biển 
– Giao nhiệm vụ:
+ Lựa chọn chất liệu để thực hành
+ Tạo hình ảnh từ bàn tay và sắp xếp hình ảnh tạo thành sản phẩm nhóm, kết hợp trao đổi về sản phẩm trong thực hành.
– Gợi ý HS thực hiện: Có thể sử dụng các chất liệu, màu sắc, kích thước giống nhau/khác nhau?
– Quan sát các nhóm, mỗi nhóm HS; gợi mở nội dung trao đổi, thảo luận, chia sẻ trong thực hành.
– Thảo luận nhóm:
+ Chọn vật liệu, chất liệu để thực hành
+ Chia sẻ, trao đổi trong thực hành.
– Tạo sản phẩm nhóm
– Tập đặt câu hỏi cho bạn và trả lời câu hỏi của bạn trong nhóm.
Hoạt động 3: Cảm nhận, chia sẻ
– Tổ chức Hs trưng bày sản phẩm
– Gợi ý nội dung HS thảo luận, nhận xét, chia sẻ cảm nhận: Tên sản phẩm của nhóm, cách sử dụng vật liệu/chất liệu, bày tỏ cảm xúc về sản phẩm,...
– GV nhận xét tiết học, gợi mở HS ý tưởng vận dụng sản phẩm
– Trưng bày sản phẩm nhóm
– Giới thiệu, chia sẻ cảm nhận về sản phẩm nhóm.
Hoạt động 4: Vận dụng 
– Hướng dẫn HS quan sát hình ảnh trang 32 , SGK
– Gợi mở HS có thể tạo sản phẩm khác từ cách in bàn tay
– Khích lệ HS thực hành (nếu HS thích).
– Quan sát; lắng nghe
– Chia sẻ mong muốn thực hành (nếu thích)

Tài liệu đính kèm:

  • docxgiao_an_mi_thuat_lop_1_sach_canh_dieu_bai_6_ban_tay_ki_dieu.docx