Giáo án môn Tiếng Việt và Toán Lớp 2, Tuần 2 - Năm học 2022-2023 - Mai Thị Thanh Trang

Giáo án môn Tiếng Việt và Toán Lớp 2, Tuần 2 - Năm học 2022-2023 - Mai Thị Thanh Trang

NGÀY HÔM QUA ĐÂU RỒI? (TIẾT 1)

I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:

1. Phẩm chất

- Bồi dưỡng sự chăm chỉ, tính tự giác, trách nhiệm với những việc làm của mình.

2. Năng lực

*Năng lực chung:

-Năng lực giao tiếp, hợp tác : Trao đổi, thảo luận để thực hiện các nhiệm vụ học tập.

-Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo : Sử dụng các kiến thức đã học ứng dụng vào thực tế, tìm tòi, phát hiện giải quyết các nhiệm vụ trong cuộc sống.

*Năng lực riêng :

Biết xem lịch và nói được ích lợi của lịch; nêu được phỏng đoản của bản hem về nội dung bài qua tên bài và tranh minh hoạ.

-Đọc trôi chảy bài đọc, ngắt nghỉ đúng nhịp, dấu câu, đúng logic ngữ nghĩa; phân biệt được lời của các nhân vật và lời người dẫn chuyện; hiểu nội dung bài đọc: Chúng ta cần làm những việc có ích để không lãng phí thời gian, biết liên hệ bản thân: chăm chỉ học hành, không để lãng phí thời gian, tìm được 3 – 5 từ ngữ chỉ sự vật, hoạt động có trong bài thơ.

-Bước đầu biết đọc diễn cảm bài thơ, hiểu ý nghĩa bài thơ.

 

docx 51 trang Huy Toàn 23/06/2023 4963
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án môn Tiếng Việt và Toán Lớp 2, Tuần 2 - Năm học 2022-2023 - Mai Thị Thanh Trang", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Trường TH: Tân Hưng
 Lớp: 2/1
KẾ HOẠCH BÀI HỌC TUẦN 2 – BUỔI SÁNG
( Từ ngày 12/09/2021 đến ngày 16/09/2021)
Ngày
ST
Mônhọc
Tên bài dạy
NỘI DUNG
ĐIỀU CHỈNH
Đồ dùng
HAI
12/9
1
2
3
4
Chào cờ
Tiếng việt
 Tiếng việt
 Toán 
Sinh hoạt đầu tuần
Ngày hôm qua đâu rồi (tiết 1)
Ngày hôm qua đâu rồi (tiết 2)
Số bị trừ - số trừ - Hiệu (tiết 1)
THLM: Môn Đạo đức (Qúy trọng thời gian)
 Máy tính
KHBD
PPT
BA
13/9
1
2
3
4
Tiếng việt
Tiếng việt
TN-XH
Toán
Viết chữ hoa A, Ă 
Từ chỉ sự vật. Câu kiểu Ai là gì? 
Nghề nghiệp của người thân trong gia đình ( tiết 1)
Số bị trừ - số trừ - Hiệu (tiết 2)
Tích hợp ngôn ngữ với vận động vận dụng vào thực tiễn cuộc sống
Máy tính
KHBD
PPT
TƯ
14/9
1
2
3
4
HĐTN
Tiếng việt
Tiếng việt
Toán
Tìm hiểu những việc làm để 
Út Tin (tiết 1)
Út Tin ( tiết 2 – đọc)
Nhiều hơn hay ít hơn bao nhiêu (t1)
Máy tính
KHBD
PTT
NĂM
15/9
1
2
3
4
Toán
TN-XH
Tiếng việt
 Tiếng việt
Nhiều hơn hay ít hơn bao nhiêu (T 2)
Nghề nghiệp của người XXXhem trong gia đình ( tiết 2)
Nhìn – viết Ngày hôm qua đâu rồi? 
MRVT Trẻ em (tt)
Máy tính
KHBD
PPT
SÁU
16/9
1
2
3
4
Tiếng việt
 Tiếng việt
 Toán
 SHTT
Nghe kể Thử tài 
Viết thời gian biểu 
Em làm được những gì (tiết 1)
Giáo dục tập thể
THLM: môn Đạo đức (Vận dụngvào thực tiễn cuộc sống)
Máy tính
KHBD
PPT
Tân Hưng, ngày 07 tháng 09 năm 2022 
 Ký duyệt của BGH: GIÁO VIÊN: 
Lê Đăng Trung Mai Thị Thanh Trang
Ngày soạn :10/9 Thứ hai, ngày 12 tháng 9 năm 2022
Ngày dạy: 12/9
TIẾNG VIỆT: (Tiết 11)
NGÀY HÔM QUA ĐÂU RỒI? (TIẾT 1)
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:
1. Phẩm chất
- Bồi dưỡng sự chăm chỉ, tính tự giác, trách nhiệm với những việc làm của mình.
2. Năng lực
*Năng lực chung: 
-Năng lực giao tiếp, hợp tác : Trao đổi, thảo luận để thực hiện các nhiệm vụ học tập.
-Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo : Sử dụng các kiến thức đã học ứng dụng vào thực tế, tìm tòi, phát hiện giải quyết các nhiệm vụ trong cuộc sống.
*Năng lực riêng :
Biết xem lịch và nói được ích lợi của lịch; nêu được phỏng đoản của bản XXXhem về nội dung bài qua tên bài và tranh minh hoạ.
-Đọc trôi chảy bài đọc, ngắt nghỉ đúng nhịp, dấu câu, đúng logic ngữ nghĩa; phân biệt được lời của các nhân vật và lời người dẫn chuyện; hiểu nội dung bài đọc: Chúng ta cần làm những việc có ích để không lãng phí thời gian, biết liên hệ bản thân: chăm chỉ học hành, không để lãng phí thời gian, tìm được 3 – 5 từ ngữ chỉ sự vật, hoạt động có trong bài thơ.
-Bước đầu biết đọc diễn cảm bài thơ, hiểu ý nghĩa bài thơ.
II. THIẾT BỊ DẠY HỌC 
1. Đối với giáo viên
-KHBD, Máy tính, PPT, SGK 
2. Đối với học sinh
-SGK
 III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẬY HỌC
T/G
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
TIẾT 1-2
 4’
26’
A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG
a. Mục tiêu: Tạo tâm thế hứng thú cho học sinh và từng bước làm quen bài học.
b. Cách thức tiến hành: 
- GV chiếu cho SH quan sát hình ảnh tờ lịch và nói nội dung tờ lịch, hướng dẫn HS trả lời: 
-Chúng ta cần lịch để làm gì?
- GV dẫn dắt vào bài học: Trong gia đình của chúng ta, đều có những tờ lịch treo tường như hình ảnh vừa quan sát. Tờ lịch có rất nhiều ích lợi. Nhìn vào tờ lịch, chúng ta có thể biết được rất nhiều việc mà các em đã làm được và chưa làm được của ngày hôm qua. Thời gian đã trôi đi thì không trở lại. Nhưng muốn thời gian ở lại, mọi người, mọi vật đều phải cố gắng làm việc hằng ngày. Một bạn nhỏ đã hỏi bố một câu hỏi rất ngộ nghĩnh: Ngày hôm qua đâu rồi? Chúng ta cùng đọc và tìm hiểu bài thơ Ngày hôm qua đâu rồi? Sẽ tìm được câu trả lời thú vị. Chúng ta cùng vào bài học ngày hôm nay – Bài 3: Ngày hôm qua đâu rồi?.
B. KHÁM PHÁ VÀ LUYỆN TẬP:
Hoạt động 1: Luyện đọc thành tiếng 
a. Mục tiêu: HS đọc bài thơ Ngày hôm quan đâu rồi? SHS trang 18, 19 trôi chảy bài đọc, ngắt nghỉ đúng nhịp, dấu câu, đúng logic ngữ nghĩa; phân biệt được lời của các nhân vật và lời người dẫn chuyện. 
b. Cách thức tiến hành
Bước 1: 
- GV hướng dẫn HS quan sát tranh minh họa bài thơ Ngày hôm quan đâu rồi? Và trả lời câu hỏi: Trong tranh có những nhân vật nào? Họ đang làm gì?
- GV đọc mẫu toàn bài thơ:
+ GV nói giọng đọc phân biệt giọng nhân vật: Giọng bạn nhỏ thể hiện sự ngạc nhiên; giọng người bố thể hiện sự ân cần, vui vẻ. 
+ Ngắt nghỉ hơi sau các dòng thơ, khổ thơ. 
Bước 2: 
-GV gọi HS đọc nối tiếp câu, kết hợp hướng dẫn HS đọc đúng từ khó.
- Hướng dẫn HS chia 4 đoạn theo khổ thơ
- GV mời 4 HS đọc bài (Mỗi HS đọc 1 khổ thơ), , ngắt nhịp thơ.
- GV mời 4 HS đọc bài (Mỗi HS đọc 1 khổ thơ), kết hợp hướng dẫn HS giải nghĩa từ.
- GV yêu cầu HS luyện đọc theo khổ thơ trong nhóm 5’
- Mời 2 nhóm HS đọc nối tiếp theo khổ thơ trước lớp.
- Mời cả lớp nhận xét.GV nhận xét
- HS trả lời.
+ Chúng ta cần lịch để: xem thứ, ngày, tháng âm lịch và dương lịch.
- HS trả lời: Trong tranh có hai nhân vật (người bố và người con). Họ đang nói chuyện với nhau (người con cầm tờ lịch, người bố vui vẻ xoa đầu con). 
- HS lắng nghe, đọc thầm theo.
-HS đọc
- HS đọc.
- HS đọc bài. 
- HS giải nghĩa từ khó:
+ Gặt hái: thu hoạch.
+ Ước mong: mong muốn, ước ao. 
-HS đọc trong nhóm
-HS đọc trước lớp. Nhận xét
TIẾT 2
10’
15’
5’
Hoạt động 2: Luyện đọc hiểu
a. Mục tiêu: HS hiểu bài, nêu được nội dung bài học, liên hệ bản thân. 
b. Cách thức tiến hành
Bước 1: 
- Mời 1 HS đọc toàn bài. 
- GV hướng dẫn HS đọc thầm lại bài thơ một lần nữa.
Bước 2: 
- GV yêu cầu HS, trả lời các câu hỏi trong phần Cùng tìm hiểu SHS trang 19.
- GV yêu cầu 1 HS trả lời câu hỏi:
Câu 1: Bạn nhỏ hỏi bố điều gì? 
+ GV hướng dẫn HS đọc thông tin đoạn thơ đầu để tìm câu trả lời. 
+ GV mời 1-2 HS đại diện trả lời câu hỏi. 
- GV yêu cầu 1 HS trả lời
 Câu 2: Theo bố, ngày hôm qua ở lại những nơi nào?
+ GV hướng dẫn HS đọc thông tin khổ thơ 2,3,4 để tìm câu trả lời.
+ GV mời 2-3 HS đại diện trả lời câu hỏi. 
- GV yêu cầu 1 HS trả lời 
Câu 3: Ngày hôm qua của em ở lại những đâu? 
+ GV hướng dẫn HS suy nghĩ, liên hệ bản thân để trả lời câu hỏi. 
+ GV mời đại diện 2-3 HS đại diện trả lời câu hỏi. 
- GV yêu cầu HS rút ra nội dung bài học. 
Hoạt động 3: Luyện đọc lại
a. Mục tiêu: HS xác đình được giọng của từng nhân vật; luyện đọc đoạn các khổ thơ trong bài thơ Ngày hôm qua đâu rồi?; đọc thuộc lòng 2 khổ thơ trước lớp.
b. Cách thức tiến hành:
Bước 1: 
- GV lưu ý giọng đọc bài thơ Ngày hôm qua đầu rồi: Đọc bài thơ với giọng nhân vật: Giọng bạn nhỏ thể hiện sự ngạc nhiên; giọng người bố thể hiện sự ân cần, vui vẻ. 
- GV đọc lại 2 khổ thơ đầu.
Bước 2: 
- GV yêu cầu HS luyện đọc cá nhân.
+ Đọc 2 khổ thơ đầu. 
+ Đọc thuộc lòng khổ thơ thứ nhất. 
+ Luyện đọc 2 khổ thơ em thích. 
- GV mời 2-3 HS đọc thuộc lòng hai khổ thơ em thích trước lớp.
C. VẬN DỤNG:
- Mời 1-2 HS đọc lại toàn bài và trả lời Nội dung bài thơ nói lên điều gì ? 
- Liên hệ GDHS
- Dặn về nhà đọc bài. CBBS: tiết 3
- HS đọc. 
- HS đọc thầm. 
- HS trả lời: Bạn nhỏ hỏi bố “Ngày hôm qua đâu rồi?”. 
- HS trả lời: Theo bố, ngày hôm qua ở lại những nơi: cành hoa trong vườn, hạt lúa mẹ trồng, vở hồng của con. 
- HS trả lời: Tùy vào sự tư duy, suy nghĩ của mỗi HS (ngày hôm qua ở lại trên trang vở, trên sân trường,...)
- HS trả lời: Nội dung bài học là cần làm những việc có ích, chăm chỉ học hành để không lãng phí thời gian. 
- HS lắng nghe, đọc thầm theo. 
- HS luyện đọc. 
- HS đọc bài.
-HS đọc và trả lời câu hỏi
IV.Điều chỉnh sau bài dạy
TOÁN : ( tiết 6)
SỐ BỊ TRỪ - SỐ TRỪ - HIỆU ( tiết 1)
YÊU CẦU CẦN ĐẠT:
 1. Phẩm chất: 
 -Chăm chỉ: Các em hoàn thành nhiệm vụ học tập.
 -Trung Thực: Các em thật thà, ngay thẳng trong việc học tập.
 - Trách nhiệm: Có ý thức trách nhiệm trong hoạt động cá nhân, nhóm.
2. Năng lực
*Năng lực chung:
- Năng lực giao tiếp, hợp tác: Trao đổi với cô giáo để thực hiện các nhiệm vụ học tập.
- Năng lực giải quyết vấn đề và XXXhem tạo: Sử dụng các kiến thức đã học ứng dụng vào thực tế.
3. Năng lực đặc thù
- Nhận biết tên gọi các thành phần của phép tính trừ
- Ôn tập phép cộng trong phạm vi 10, 100
II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
1. Đối với giáo viên
- KHBH, SGK
- PPT, Máy tính, Bảng nhóm
2. Đối với học sinh
- SGK, vở ghi, bút viết, bảng con
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
5’
20’
12’
3’
KHỞI ĐỘNG
Mục tiêu: Tạo tâm thế hứng thú cho HS và từng bước cho HS làm quen với bài học mới.
Cách tiến hành:
- GV cho HS chơi trò chơi “Ai nhanh nhất”
- GV chia lớp thành 2 đội, đọc phép tính, HS làm trên bảng con (đội 1 làm phép tính ngang, đội 2 đặt tính).
69 – 21 = 48
69 
21 
48
-
- GV quan sát HS làm, trong một đội, ai nhanh nhất và đúng, được gắn bảng lên trước lớp.
- GV cùng cả lớp nhận xét, đánh giá, dẫn HS vào bài học mới: Số bị trừ - Số trừ - Hiệu 
B. KHÁM PHÁ
*Mục tiêu: HS nắm được các thành phần của phép trừ và biết áp dụng để thực hành.
*Cách tiến hành:
Bước 1: Giới thiệu tên gọi các thành phần của phép trừ
15
 4
11
-
- GV chiếu phép tính và viết lên bảng lớp:
15 – 4 = 11
- GV chiếu, giới thiệu tên gọi các thành phần của phép trừ ( như sgk).
- GV lần lượt chỉ vào số 15, 4, 11 yêu cầu HS nói tên các thành phần, GV ghi lên bảng lớp.
- GV nói tên các thành phần: số bị trừ, số trừ, hiệu yêu cầu HS nói số.
Bước 2: Thực hành 
* Gọi tên các thành phần của phép trừ
- GV cho HS nhóm đôi sử dụng sgk gọi tên các thành phần của các phép trừ (theo mẫu).
- GV sửa bài, đưa XXXhem một số phép trừ khác: 7 – 5 = 2, 74 – 43 = 31, 96 – 6 = 90, .
* Viết phép trừ
- GV cho HS tìm hiểu bài: nhận biết tính hiệu là thực hiện phép trừ, mỗi phép trừ thực hiện hai cách viết (XXXhem ngang và đặt tính), cần phải viết các phép trừ đó ra bảng con.
- GV ví dụ: Tính hiệu của 9 và 59
5
4
-
Phép trừ tương ứng là : 9 – 5 = 4
- GV lần lượt chỉ vào số 9, 5, 4 yêu cầu HS gọi tên các thành phần.
C. LUYỆN TẬP
*Mục tiêu : HS làm bài tập để củng cố lại cách nhận biết tính hiệu và các thành phần của phép tính hiệu
*Cách tiến hành :
BT1 : Chiếu bài tập
- GV hướng dẫn cho HS tìm hiểu bài, nhận biết yêu cầu của bài
- GV đọc lần lượt từng phép tính, yêu cầu HS thực hiện phép tính ra bảng con.
+ Tính hiệu : Số bị trừ là 63, số trừ là 20
+ Tính hiệu : Số bị trừ là 35, số trừ là 15
+ Tính hiệu : Số bị trừ là 78, số trừ là 52
+ Tính hiệu : Số bị trừ là 97, số trừ là 6
- GV nhận xét, chữa bài cho các em, GV yêu cầu hs gọi tên các thành phần của phép tính.
- GV tuyên dương, khen ngợi các bạn đã thực hiện phép tính đúng, trình bày đẹp.
III. VẬN DỤNG :
-GV chiếu phép tính : 98 – 72 =26, yêu cầu HS nêu tên các thành phần của phép tính.
- GV nhân xét, kết luận, tuyên dương và GDHS
-Dặn về nhà xem lại bài. CBBS
- HS nghe GV trình bày thể lệ trò chơi
- HS thực hiện tính nhanh
- HS nghe GV giới thiệu bài mới
- HS quan sát, ghi phép tính vào vở nháp
- HS chú ý lắng nghe
- HS nhắc: số bị trừ, số trừ, hiệu.
- HS nhắc: 15 và 4, 11
- HS hoạt động nhóm đôi gọi tên
- HS nghe GV chữa bài, thực hiện phép trừ GV đưa ra.
- HS lắng nghe, nắm rõ kiến thức.
- HS quan sát GV làm ví dụ
- HS nhắc: số bị trừ, số trừ , hiệu
- Đọc yêu cầu
- HS tìm hiểu bài, nhận biết tính hiệu và thực hiện phép tính trừ.
- HS thực hiện bảng con, 1HS lên bảng lớp thực hiện các phép tính GV giao.
97
 6
91
-
78
52
26
-
35
15
20
-
63
20
43
-
-HS nêu
IV.Điều chỉnh sau bài dạy
 Ngày soạn: 10/9 Thứ ba, ngày 13 tháng 9 năm 2022
Ngày dạy: 13/9
TIẾNG VIỆT : (Tiết 11)
VIẾT CHỮ HOA Ă,Â
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:
1. Phẩm chất
-Bồi dưỡng sự chăm chỉ, tính tự giác, trách nhiệm với những việc làm của mình.
2. Năng lực
*Năng lực chung: 
-Năng lực giao tiếp, hợp tác : Trao đổi để thực hiện các nhiệm vụ học tập.
-Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo : Sử dụng các kiến thức đã học ứng dụng vào thực tế, tìm tòi, phát hiện giải quyết các nhiệm vụ trong cuộc sống.
*Năng lực riêng :
- Viết đúng chữ Ă, Â hoa và câu ứng dụng. 
II. THIẾT BỊ DẠY HỌC 
1. Đối với giáo viên
-KHBD, PPT
-Máy tính.
2. Đối với học sinh
-Bảng con, Vở Tập viết 2 tập một.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẬY HỌC
T/G
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
4’
10’
7’
12’
4’
3’
I. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG
a. Mục tiêu: Tạo tâm thế hứng thú cho học sinh và từng bước làm quen bài học.
b. Cách thức tiến hành: 
- GV cho HS cả lớp hát 1 bài
- GV giới thiệu bài : Viết chữ hoa Ă,Â
II. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC
Hoạt động 1: Luyện viết chữ hoa Ă, Â 
a. Mục tiêu: HS biết quy trình viết chữ Ă, Â hoa theo đúng mẫu; viết được chữ hoa Ă, Â 
b. Cách thức tiến hành:
Bước 1: Hoạt động cả lớp
- GV giới thiệu mẫu chữ viết hoa Ă, Â: Độ cao: 2,5 li; độ rộng: gần 3 li.
- GV viết mẫu lên bảng: GV lưu ý HS quy trình viết chữ Ă, Â hoa giống với quy trình viết chữ A hoa:
+ Nét 1: đặt bút ở đường kẻ ngang 2 và giữa đường kẻ dọc 1 và 2, viết nét móc ngược trái từ dưới lên, nghiêng về bên phải và lượn ở phía trên, dừng bút ở giữa đường kẻ ngang 3 và đường kẻ ngang 4 và đường kẻ dọc 3.
+ Nét 2: Từ điểm dừng bút của nét 1, chuyển hướng bút viết nét móc ngược phải đến giữa đường kẻ ngang 1 và 2 và gần đường kẻ đọc 4 thì dừng lại.
+ Viết nét lượn ngang: Từ điểm kết thúc nét 2, lia bút lên đến phía trên đường kẻ ngang 2 viết nét lượn ngang.
+ Sau đó viết thêm dấu á (viết nét cong dưới nhỏ trên đỉnh đầu chữ A) hoặc dấu mũ (viết nét thẳng xiên ngắn trái nối với nét thẳng xiên ngắn phải trên đầu chữ A). 
Bước 2: 
- GV yêu cầu HS tập viết chữ Ă, Â hoa vào bảng con
Hoạt động 2: Luyện viết câu ứng dụng
a. Mục đích: HS quan sát, phân tích câu ứng dụng Ăn chậm nhai kĩ; nêu được ý nghĩa của câu ứng dụng; HS viết được câu ứng dụng Ăn chậm nhai kĩ.
b.Cách thức tiến hành
Bước 1: Hoạt động cả lớp
- GV yêu cầu 1 HS đọc to câu trong phần Viết ứng dụng: Ăn chậm nhai kĩ.
- GV yêu cầu HS trả lời câu hỏi: Em hãy cho biết nghĩa của câu Ăn chậm nhai kĩ. 
- GV yêu cầu HS trả lời câu hỏi:
Câu 1: Câu ứng dụng có mấy chữ?
Câu 2: Trong câu ứng dụng, có chữ nào phải viết hoa?
- GV chiếu câu ứng dụng và nói cách viết.
Bước 2: 
- GV yêu cầu HS viết chữ Ăn vào bảng con.
- GV nhận xét của HS
Hoạt động 3: Luyện viết vở
a.Mục tiêu: Viết đúng chữ Ă, Â hoa và câu ứng dụng. 
 b. Cách thức tiến hành:
-GV yêu cầu HS lấy vở Tập viết ra viết bài.
- GV hướng dẫn tư thế ngồi viết
- Yêu cầu HS viết bài 15’
Hoạt động 4: Đánh giá bài viết
a. Mục tiêu: GV kiểm tra, đánh giá bài viết của HS; HS sửa bài (nếu chưa đúng).
b. Cách thức tiến hành:
- GV kiểm tra, nhận xét một số bài trên lớp.
- GV yêu cầu HS sửa lại bài viết nếu chưa đúng.
- GV khen ngợi những HS viết đúng, viết đẹp
III. VẬN DỤNG:
*Mục tiêu: Củng cố lại viết chữ hoa Ă,Â
*Cách tiến hành:
- GV cho hs thi viết đẹp tên riêng Ân vào bảng con.
-NX, tuyên dương và GDHS
-Dặn về nhà viết trang sau. CBBS: Viết chữ hoa Ă,Â
-HS hát
- HS lắng nghe.
- HS quan sát, theo dõi. 
- HS viết bài vào bảng con
- HS đọc câu Ăn chậm nhai kĩ.
- HS trả lời: Câu nêu ý nghĩa, tác dụng của việc ăn chậm, nhai kĩ sẽ giúp chúng ta tiêu hóa thức ăn dễ dàng hơn, có lợi cho sức khỏe. 
- HS trả lời:
-Câu ứng dụng có 4 chữ.
- Trong câu ứng dụng, có chữ Ăn phải viết hoa.
- HS viết . 
-HS nghe
- HS viết vào vở Tập viết.
- HS chú ý lắng nghe.
- HS tự soát lại bài của mình. 
-2 HS lên BL, cả lớp viết bảng con
IV.Điều chỉnh sau bài dạy
TIẾNG VIỆT : (Tiết 12)
TỪ CHỈ SỰ VẬT. CÂU KIỂU AI LÀ GÌ?
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:
1. Phẩm chất
- Bồi dưỡng sự chăm chỉ, tính tự giác, trách nhiệm với những việc làm của mình.
2. Năng lực
*Năng lực chung: 
-Năng lực giao tiếp, hợp tác : Trao đổi để thực hiện các nhiệm vụ học tập.
-Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo : Sử dụng các kiến thức đã học ứng dụng vào thực tế, tìm tòi, phát hiện giải quyết các nhiệm vụ trong cuộc sống.
*Năng lực riêng :
-Bước đầu làm quen với từ chỉ sự vật và câu giới thiệu. Tìm và đặt được câu giới thiệu một bạn cùng lớp.
-Trao đổi được những việc em cần làm đề không lãng phí thời gian cuối tuần.
II. THIẾT BỊ DẠY HỌC 
1. Đối với giáo viên
-KHBD, PPT
-Máy tính.
2. Đối với học sinh
- VBT TV 2 tập một.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẬY HỌC
T/G
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
5’
10’
5’
15’
5’
I. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG
a. Mục tiêu: Tạo tâm thế hứng thú cho học sinh và từng bước làm quen bài học.
b. Cách thức tiến hành: 
- GV cho HS cả lớp hát 1 bài
- GV giới thiệu bài và ghi tựa
II. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC
Hoạt động 1: Luyện từ
a. Mục tiêu: HS quan sát tranh, tìm được từ ngữ chỉ sự vật (người, đồ vật, con vật, cây cối) phù hợp với từng tranh; HS tìm thêm từ ngữ chỉ sự vật ngoài bài tập. 
b.Cách thức tiến hành
Bước 1: 
- GV mời 1HS đọc yêu cầu Bài tập 3 SHS trang 20: Tìm từ ngữ chỉ sự vật (người, đồ vật, con vật, cây cối) phù hợp với từng tranh.
M: 1. Cô giáo.
Bước 2: 
- GV hướng dẫn HS: quan sát tranh, đọc mẫu, tìm từ ngữ phù hợp với từng tranh. Mỗi HS có thể nói các từ ngữ khác nhau, ví dụ: bạn nam, bạn nữ/đôi bạn.
- GV mời đại diện 2-3 HS đại diện trình bày kết quả. 
- GV yêu cầu HS tìm thêm những từ ngữ chỉ sự vật ngoài bài tập. 
- Nhận xét, kết luận.
Hoạt động 3: Nhận diện câu giới thiệu
a. Mục tiêu: HS biết thế nào là câu giới thiệu, HS nhận diện được câu giới thiệu để làm Bài tập 4a. 
b. Cách thức tiến hành: 
Bước 1: Hoạt động cả lớp
- GV mời 1HS đọc yêu cầu Bài tập 4a: Câu nào dưới đây dùng để giới thiệu?
Em là học sinh lớp Hai.
Em rất thích học bơi.
Em đang tập thể dục. 
- GV hướng dẫn, giải thích cho HS khái niệm câu giới thiệu. Câu giới thiệu là câu được dùng để cho biết một vài điều cần thiết như họ tên, nghề nghiệp, chức vụ, quan hệ,...của bản thân hoặc một người nào đó.
Bước 2: 
- GV hướng dẫn HS: Dựa vào khái niệm câu giới thiệu GV vừa giải thích ở trên để tìm câu trả lời đúng.
- GV mời 2-3 HS đại diện trình bày kết quả. 
- GV mời 1 HS đứng dậy trả lời câu hỏi: Tại sao em lại chọn đáp án Em là học sinh lớp 2 là câu giới thiệu?
Hoạt động 7: Đặt câu giới thiệu
a. Mục tiêu: HS quan sát câu mẫu, đặt được câu giới thiệu về 1 bạn học cùng lớp; viết vào vở bài tập 1-2 câu giới thiệu về bạn học cùng lớp. 
b.Cách thức tiến hành:
Bước 1: 
- GV yêu cầu 1HS đọc yêu cầu Bài tập 4b: Đặt câu giới thiệu bạn cùng lớp (theo mẫu)
-GV hướng dẫn HS quan sát mẫu câu.
- Gv yêu cầu HS nói miệng câu em đặt về bạn cùng lớp.
- GV nhận xét về các câu HS nói, chỉnh sửa nếu HS nói sai. 
Bước 2: 
- GV yêu cầu HS viết vào vở bài tập 1-2 câu giới thiệu về bạn học cùng lớp. 
- GV gọi số HS đọc câu mình viết.
III. HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG
a. Mục tiêu: HS trao đổi với người thân những việc em cần làm để không lãng phí thời gian cuối tuần; HS nói trước lớp 
b. Cách thức tiến hành:
Bước 1: 
- GV mời 1HS đọc yêu cầu câu hỏi: Trao đổi những việc em cần làm để không lãng phí thời gian cuối tuần.
- GV hướng dẫn HS nội dung có thể trao đổi với người thân:
+ Những việc em thường làm vào cuối tuần và thời gian em làm mỗi việc.
+ Những khoảng thời gian trống.
+ Những việc em nên làm vào khoảng thời gian trống.
Bước 2: 
- GV mời đại diện 2-3 HS nói trước lớp.
-GV nhận xét, kết luận
- GV dặn dò HS trao đổi với người thân tại nhà.
-HS hát
- HS trả lời: Các từ ngữ chỉ sự vật trong từng bức tranh:
+ Tranh 1: Cô giáo.
+ Tranh 2: Đôi bạn. 
+ Tranh 3: Quyển sách.
+ Tranh 4: Cái bút.
+ Tranh 5: Con mèo.
+ Tranh 6: Contrâu.
+ Tranh 7: Cây dừa.
+ Tranh 8: Cây cam.
- HS trả lời: Những từ ngữ chỉ sự vật ngoài bài tập: xe ô tô, cái bàn, quyển vở, hộp bút, cây mít, thầy giáo,...
- HS lắng nghe, tiếp thu.
- HS trả lời: Đáp án đúng là Em là học sinh lớp 2. 
- HS trả lời: Vì câu Em là học sinh lớp 2 giới thiệu thông tin của bạn nhỏ này là học sinh lớp 2. 
- HS quan sát mẫu câu.
- 3HS nêu 
- HS lắng nghe, tự soát câu của mình.
- HS viết bài. 
-3 HS đọc
- HS lắng nghe, chuẩn bị câu trả lời cho mỗi câu hỏi gợi ý. 
- HS trả lời. 
- HS thực hiện hoạt động tại nhà.
IV.Điều chỉnh sau bài dạy
TOÁN: ( tiết 7)
BÀI: SỐ BỊ TRỪ - SỐ TRỪ - HIỆU ( Tiết 2)
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:
1. Phẩm chất: Bồi dưỡng kĩ năng giao tiếp toán học và tư duy lập luận toán học.
-Chăm chỉ: Các em hoàn thành nhiệm vụ học tập.
-Trung Thực: Các em thật thà, ngay thẳng trong việc học tập.
- Trách nhiệm: Có ý thức trách nhiệm trong hoạt động cá nhân, nhóm.
2. Năng lực
*Năng lực chung:
- Năng lực giao tiếp, hợp tác: Trao đổi, thảo luận để thực hiện các nhiệm vụ học tập.
- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Sử dụng các kiến thức đã học ứng dụng vào thực tế.
3.Năng lực đặc thù
- Nhận biết tên gọi các thành phần của phép tính trừ
- Ôn tập phép cộng trong phạm vi 10, 100
II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
1. Đối với giáo viên
- KHBH, SGK
- PPT, Máy tính, Bảng nhóm
2. Đối với học sinh
- SGK, vở ghi, bút viết, bảng con
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
T/G
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
3’
7’
10’
10’
7’
3’
3.KHỞI ĐỘNG
Mục tiêu: Tạo tâm thế hứng thú cho HS và từng bước cho HS làm quen với bài học mới.
Cách tiến hành:
-GV giới tiệu bài học: GV chiếu phép tính
 78 – 25 = 53. YC HS nêu lại tên thành phần của phép tính trừ trên. => giới thiệu bài:
 Số bị trừ - Số trừ - Hiệu ( tiết 2)
B. THỰC HÀNH
C. LUYỆN TẬP
Mục tiêu : HS làm bài tập để củng cố lại cách nhận biết tính hiệu và các thành phần của phép tính hiệu
Cách tiến hành :
BT2 : Chiếu bài tập
- GV gọi HS trả lời câu hỏi :
+ Yêu cầu của bài là gì ? 
- GV cho HS thực hiện nhẩm 2’
- Yêu cầu hs nói kết quả cho bạn nghe
- GV nhận xét, tuyên dương các em HS đọc to, rõ ràng, đúng và chiếu kết luận
 BT3
- GV gọi HS trả lời câu hỏi :
+ Yêu cầu của bài là gì ? (Số)
+ Tìm thế nào ?
- GV vẽ các hình lên bảng, hướng dẫn HS tìm những số thích hợp điền vào ô trống
- GV gợi ý cách làm (Dựa vào sơ đồ tách –gộp số, tính từ trên xuống: 8 gồm 3 và 5; 3 gồm 2 và 1. Tiếp theo: 5 gồm 1 và mấy?) Tương tự với câu a, các em làm tương tự câu b.
- GV yêu cầu hs nêu số đã điền vào dấu ? 
- GV chữa bài cho HS, khuyến khích HS giải thích cách làm
- GV nhận xét và kết luận
BT4
- GV gọi HS trả lời câu hỏi:
+ Yêu cầu của bài là gì ? (số)
+ Vậy tìm bằng cách nào ?
- GV hướng dẫn cho HS : Dựa vao sơ đồ tách – gộp số., thao tác tách để tìm số thích hợp thay cho dấu ?
- GV yêu cầu HS quan sát mẫu làm tương tự đối với bài tập còn lại
+ Lưu ý HS dựa vào cách tách để kiểm tra kết quả
- GV gọi HS trình bày kết quả
- GV nhận xét kết quả của HS.
- Bài tập 5 : 
-Hướng dẫn HS hiểu yêu cầu và nội dung bài
-Nháp tìm hiệu của từng phép tinh rồi nối phép tinh đó với con bò có cùng hiệu với phép tinh
GV chiếu và mời HS nêu.
-Nhận xét, kết luận
D. VẬN DỤNG;
Mục tiêu: HS củng cố lại một lần nữa kiến thức đã học XXXhemXXX qua hoạt động hỏi nhanh, đáp nhanh.
Cách tiến hành:
- GV chiếu 2 phép cộng: 10 – 7 = 3, 24 – 13 = 11
-Yêu cầu HS gọi tên các thành phần của phép tính.
- GV nhận xét, đánh giá kết quả, thái độ học tập của HS.
- HS nghe GV giới thiệu bài mới
-Tính nhẩm
- HS nhẩm và nêu kết quả
- Số ?
- HS tìm hiểu bài, nhận biết tính hiệu và thực hiện phép tính trừ điền vào bài SGK.
- HS lắng nghe gợi ý cách làm
- HS lắng nghe GV nhận xét
-Số ?
- HS lắng nghe GV gợi ý cách làm
- HS làm bài theo mẫu
- HS trình bày kết quả, nghe GV chữa bài
-HS tính nháp hiệu từng phép tính và nối phép tính có hiệu cùng với số hiệu con bò 
- HS lắng nghe GV trình bày
- HS nêu tên các thành phần
- HS lắng nghe nhận xét
IV.Điều chỉnh sau bài dạy
Ngày soạn: 10/9 Thứ tư, ngày 14 tháng 9 năm 2022
Ngày dạy: 14/9
 TIẾNG VIỆT: ( tiết 15 + 16)
 ÚT TIN (TIẾT 1 +2)
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT
1. Phẩm chất
- Chăm chỉ: Chăm chỉ học tập 
- Trung thực: Thật thà trong việc đánh giá bản XXXhem và đánh giá bạn
- Trách nhiệm: Có ý thức tự giác trong học tập
2. Năng lực 
a.Năng lực chung: 
- Năng lực tự chủ và tự học : Tích cực tham gia hoạt động nhóm
- Năng lực giao tiếp, hợp tác : Trao đổi, thảo luận để thực hiện các nhiệm vụ học tập.
- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo : Sử dụng các kiến thức đã học ứng dụng vào thực tế, tìm tòi, phát hiện giải quyết các nhiệm vụ trong cuộc sống.
b.Năng lực đặc thù
-Nói về những điểm đáng yêu ở một người bạn của em; nêu được phỏng đoán của bản thân về nội dung bài qua tên bài và tranh minh hoạ.
- Đọc trôi chảy bài đọc, ngắt nghỉ đúng dấu câu, đúng logic ngữ nghĩa; hiểu nội dung bài đọc: Nét đáng yêu của Út Tin sau khi cắt tóc; biết liên hệ bản thân: tôn trọng nét đáng yêu của mỗi người; giữ gìn những nét đẹp đáng yêu.
II. THIẾT BỊ DẠY HỌC 
1. Đối với giáo viên
-KHBD, PPT, SGK
-Máy tính.
2. Đối với học sinh
- SGK
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
TL
Hoạt động dạy
Hoạt động học
5’
35’
10’
20’
5’
I. KHỞI ĐỘNG
a. Mục tiêu: Tạo tâm thế hứng thú cho học sinh và từng bước làm quen bài học.
b. Cách thức tiến hành: 
- GV mời vài HS đặt câu giới thiệu một bạn cùng lớp với câu kiểu Ai là gì?
- GV gọi vài HS trình bày, HS khác nhận xét. 
- GV nhận xét.
- GV mời 2 HS trả lời câu hỏi: Bạn trong câu vừa nêu có điểm đáng yêu gì?
- GV hướng dẫn thảo luận nhóm đôi và trả lời câu hỏi: Nói những điểm đáng yêu ở một người bạn của em.
- GV gọi vài HS nêu.
- GV nhận xét.
- GV dẫn dắt vào bài học, ghi tên bài lên bảng.
- GV yêu cầu HS đọc tên bài kết hợp với quan sát tranh minh hoạ để phán đoán nội dung bài đọc: nhân vật, tên gọi, điểm đáng yêu của nhân vật, 
II. KHÁM PHÁ VÀ LUYỆN TẬP
Hoạt động.1. Luyện đọc thành tiếng
.Mục tiêu : Đọc trôi chảy bài đọc, ngắt nghỉ đúng dấu câu, đúng logic ngữ nghĩa. 
Cách tiến hành
- GV đọc mẫu toàn bài: giọng thong thả, vui tươi, nhấn giọng ở những từ ngữ chỉ đặc điểm riêng của Út Tin sau khi cắt tóc. Hai câu cuối giọng vui, tự hào vì Út Tin đã lớn hơn.
- GV YC HS đọc nối tiếp câu 1 lượt, hướng dẫn đọc và luyện đọc một số từ khó: xén, lém lỉnh, trêu, ;
- GV chia đoạn: 3 đoạn
+ Đoạn 1: từ đầu đến gọn gàng.
+ Đoạn 2: từ Quanh hai tai đến trong mắt em.
+ Đoạn 3: đoạn còn lại.
- GV yêu cầu 3 HS đọc đoạn lượt 1, kết hợp hướng dẫn HS đọc đúng từ, ngắt nghỉ hơi câu dài.
- Hướng dẫn cách ngắt nghỉ câu dài: Tôi thấy như/ có trăm vì sao bé tí/ cùng trốn trong mắt em. //; Hai má phúng phính/ bỗng thành cái bánh sữa/ có rắc thêm mấy hạt mè. //; 
-GV mời 3 HS đọc bài, kết hợp hướng dẫn HS giải nghĩa từ.
-GV yêu cầu HS luyện đọc trong nhóm 5’
- Mời 2 nhóm HS đọc nối tiếp trước lớp.
- Mời cả lớp nhận xét.GV nhận xét
- GV mời 2 HS đọc lại toàn bộ bài.
- GV nhận xét, tuyên dương.
TIẾT 2
Hoạt động 2: Luyện đọc hiểu
a. Mục tiêu: HS giải nghĩa được một số từ khó; đọc thầm lại bài đọc; trả lời câu hỏi trong SHS; nêu được nội dung bài học, liên hệ bản thân. 
b. Cách thức tiến hành
- GV yêu cầu HS thảo luận theo nhóm, trả lời các câu hỏi trong phần Cùng tìm hiểu SHS trang 22.
1. Sau khi cắt tóc, gương mặt Út Tin như thế nào?
2. Đôi mắt của Út Tin có gì đẹp?
3. Vì sao tác giả nghĩ Út Tin không thích bị bẹo má?
4. Nói về một vài thay đổi của em khi lên lớp Hai.
-Hãy nêu nội dung bài
KL:Vậy Út Tin rất đáng yêu sau khi cắt tóc.
Hoạt động 3. Luyện đọc lại
a. Mục tiêu: HS luyện đọc bài Út Tin. 
b. Cách thức tiến hành:
- GV cho HS nêu cách hiểu của các em về nội dung bài. Từ đó, bước đầu xác định được giọng đọc của từng nhân vật và một số từ ngữ cần nhấn giọng.
- GV đọc lại đoạn từ Quanh hai tai đến trong mắt em.
- GV cho HS luyện đọc trong nhóm đoạn từ Quanh hai tai đến trong mắt em.
- GV gọi HS đọc lại đoạn. GV nhận xét.
- GV cho HS nêu nội dung bài đọc: Nét đáng yêu của Út Tin sau khi cắt tóc.
- GV yêu cầu HS liên hệ bản thân: cần tôn trọng nét đáng yêu của mỗi người; giữ gìn những nét đẹp đáng yêu.
III. VẬN DỤNG – HOẠT ĐỘNG NỐI TIẾP
- GV hỏi: Hôm nay, em đã học những nội dung gì? Em rút ra được bài học gì từ bài đọc?
- Gọi 2 HS đọc lại toàn bài.
- Yêu cầu HS luyện đọc thêm ở nhà, chuẩn bị bài cho tiết học sau.
- Nhận xét giờ học.
- HS đặt câu: 
+ Bạn Hoa là lớp trưởng.
+ Bạn An là học sinh giỏi.
- Vài HS trình bày. HS khác nhận xét. 
- HS làm việc nhóm đôi.
+ Hoa cười rất xinh.
+ Minh luôn hòa đồng và vui tính.
+ Linh có má lúm đồng tiền.
- HS chú ý lắng nghe.
- Vài HS đọc tên bài học.
- HS quan sát tranh, đoán nội dung bài học.
- HS nghe GV đọc mẫu.
- HS luyện đọc từ khó theo cặp. 
xén, lém lỉnh, trêu
- HS đọc.
- HS đọc, giải nghĩa từ khó
+ Vệt: hình dài nổi rõ trên bề mặt một vật, do tác động của một vật khác đi qua.
+ Dô: lồi lên cao hoặc nhô ra phía trước quá mức bình thường.
+ Lém lỉnh: tỏ ra tinh khôn.
+ Hếch: chếch lên phía trên.
+ Hệt: giống đến mức trông không khác một chút nào.
+ Phúng phính: béo, căng tròn, thường dùng gợi tả mặt, má của trẻ em.
+ Béo: véo.
-HS đọc trong nhóm
HS đọc trước lớp
- 2 HS đọc lại toàn bộ bài.
- HS chú ý lắng nghe.
- HS thảo luận theo cặp tìm câu trả lời.
1. Sau khi cắt tóc, gương mặt Út Tin: trông lém lỉnh hẳn.
2. Đôi mắt của Út Tin: hệt như vì sao đang cười.
3. Tác giả nghĩ Út Tin không thích bị bẹo má vì mai Út Tin là học sinh lớp Hai rồi.
4. Nói về một vài thay đổi của em khi lên lớp Hai: Em cao hơn, biết tự giác giúp đỡ bố mẹ việc nhà.
HS trả lời: Nội dung của bài học nói về nét đáng yêu của Út Tin sau khi cắt tóc.
- HS trả lời, HS khác nhận xét.
- HS chú ý lắng nghe.
- HS luyện đọc trong nhóm đôi
- HS đọc lại đoạn.
- HS nêu nội dung bài.
- HS liên hệ bản thân.
- HS nêu.
- 2 HS đọc.
- HS nghe.
IV.Điều chỉnh sau bài dạy:
Chia ra làm 2 tiết: Tiết luyện đọc; Tiết 2 tìm hiểu bài và luyện đọc lại.
TOÁN : ( Tiết 8)
NHIỀU HƠN HAY ÍT HƠN BAO NHIÊU ( TIẾT 1)
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT;
1. Phẩm chất: Bồi dưỡng kĩ năng giao tiếp toán học và tư duy lập luận toán học.
-Chăm chỉ: Các em hoàn thành nhiệm vụ học tập.
-Trung Thực: Các em thật thà, ngay thẳng trong việc học tập.
- Trách nhiệm: Có ý thức trách nhiệm trong hoạt động cá nhân, nhóm.
2. Năng lực
*Năng lực chung:
- Năng lực giao tiếp, hợp tác: Trao đổi để thực hiện các nhiệm vụ học tập.
- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Sử dụng các kiến thức đã học ứng dụng vào thực tế.
3. Năng lực đặc thù
- Nhận biết nhiều hơn, ít hơn
- Vận dụng GQVĐ liên quan: Tìm xem hai nhóm đối tượng nhiều hơn hay ít hơn bao nhiêu qua việc so sánh hai số hơn kém bao nhiêu đơn vị.
II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
1. Đối với giáo viên
- KHBH, SGK
- PPT, Máy tính, Bảng nhóm
2. Đối với học sinh
- SGK, vở ghi, bút viết, bảng con
- 10 khối lập phương
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌ
T/G
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
2’
10’
5

Tài liệu đính kèm:

  • docxgiao_an_mon_tieng_viet_va_toan_lop_2_tuan_2_nam_hoc_2022_202.docx